Giáo án Ngữ văn 8 - Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức: Các cấp độ khái quát về nghĩa của từ ngữ.

2. Kĩ năng:

- Thực hành so sánh, phân tích các cấp độ khái quát về nghĩa của từ ngữ.

- KNS: Ra quyết định.

3. Thái độ: Ý thức yêu quý và trân trọng tiếng nói dân tộc.

II. CHUẨN BỊ:

1. GV:

- Bảng phụ, ví dụ mẫu.

- KT: Phân tích các tình huống, động não, thực hành có hướng dẫn.

2. HS: Bảng nhóm, nghiên cứu sách giáo khoa, soạn bài.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Khởi động: (5 phút)

a) Ổn định lớp:

b) Bài cũ: Kiểm tra vở soạn của HS.

 

doc 4 trang Người đăng trung218 Lượt xem 8666Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tieát 3: HDTH CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT CỦA NGHĨA TỪ NGỮ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Các cấp độ khái quát về nghĩa của từ ngữ.
2. Kĩ năng: 
Thực hành so sánh, phân tích các cấp độ khái quát về nghĩa của từ ngữ.
KNS: Ra quyết định.
3. Thái độ: Ý thức yêu quý và trân trọng tiếng nói dân tộc.
II. CHUẨN BỊ:
1. GV: 
Bảng phụ, ví dụ mẫu.
KT: Phân tích các tình huống, động não, thực hành có hướng dẫn.
2. HS: Bảng nhóm, nghiên cứu sách giáo khoa, soạn bài.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Khởi động: (5 phút)
a) Ổn định lớp:
b) Bài cũ: Kiểm tra vở soạn của HS. 
2. Bài mới: Ở lớp 7 chúng ta đã học hai mối quan hệ về nghĩa của từ đó là quan hệ đồng nghĩa và trái nghĩa. Ở lớp 8 chúng ta sẽ làm quen với 1 mối quan hệ khác đó là quan hệ bao hàm tức là phạm vi khái quát nghĩa của từ.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu bài. (20 phút)
- GV treo bảng phụ.
- HS quan sát sơ đồ và phân tích các tình huống:
- GV hỏi: Nghĩa của từ “động vật” rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ “thú, chim, cá” vì sao?
- GV hỏi: Rộng hơn vì phạm vi của từ “động vật” bao hàm nghĩa 3 từ “thú, chim, cá”.
- GV hỏi: Nghĩa của từ “thú” rộng hơn hay hẹp “voi, hươu”? Vì sao?
- GV chốt: Rộng hơn vì phạm vi nghĩa của từ “thú” bao hàm nghĩa của “voi, hươu”.
- GV hỏi: Tương tự nghĩa của từ “chim, cá” rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của từ “tu hú, sáo, cá rô, cá thu”?
- GV hỏi: Nhìn vào sơ đồ cho biết nghĩa của từ “thú, chim, cá” rộng hơn nghĩa của từ nào? Hẹp hơn nghĩa từ nào?
- GV chốt: Động vật rộng hơn “thú, chim, cá”, rộng hơn “voi, hươu, tu hú, sáo, cá rô, cá thu”.
- HS nhận xét nghĩa của từ trong mối quan hệ nghĩa của các từ khác.
- GV hỏi: Thế nào là từ ngữ có nghĩa rộng? Ví dụ. 
- GV hỏi: Thế nào là từ ngữ có nghĩa hẹp? Ví dụ.
- GV chốt: Từ “thú, chim, cá” hẹp hơn nghĩa “động vật” rộng hơn nghĩa “voi, hươu, tu hú, ” ta nói đó là từ ngữ vừa có nghĩa rộng vừa có nghĩa hẹp.
- GV hỏi: Nhận xét gì về phạm vi nghĩa rộng, nghĩa hẹp của một từ ngữ?
- GV chốt: Một từ ngữ có nghĩa rộng với từ ngữ này đồng thời có nghĩa hẹp với những từ ngữ khác.
- GV hỏi: Thế nào là từ ngữ có nghĩa rộng? Thế nào là từ ngữ có nghĩa hẹp? 
- HS tự cho ví dụ, phân tích và rút ra bài học thiết thực về sử dụng từ đúng nghĩa, trường từ vựng.
- HS đọc ghi nhớ.
Hoạt động 2: Luyện tập. (13 phút)
- HS lập sơ đồ thể hiện cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ trong mỗi nhóm từ ngữ theo mẫu sơ đồ bài học.
- GV gợi ý:
a) Làm theo mẫu:Y phục
quần
áo
quần đùi 
quần dài
áo sơ mi
áo dài
b) Tương tự:
- HS tìm từ có nghĩa rộng so với nghĩa của các từ ngữ ở mỗi nhóm.
- GV gợi ý: Gia vị: đường, muối, tiêu, tỏi, ớt.
- HS tìm các từ ngữ có nghĩa được bao hàm trong phạm vi nghĩa của mỗi từ ngữ.
- HS chỉ ra những từ ngữ không thuộc phạm vi nghĩa của mỗi nhóm từ ngữ.
- GV hướng dẫn HS tìm 3 động từ thuộc phạm vi nghĩa, trong đó 1 từ có nghĩa rộng và 2 từ có nghĩa hẹp hơn.
I. Tìm hiểu bài:
1. Từ ngữ nghĩa rộng - từ ngữ nghĩa hẹp:
a. Nghĩa rộng:
- Bao hàm phạm vi nghĩa một số từ khác.
b. Nghĩa hẹp:
Được bao hàm trong phạm vi của một từ ngữ khác.
2. Ghi nhớ: (SGK/10)
II. Luyện tập:
Bài tập 1: 
Bài tập 2: Từ ngữ có nghĩa rộng hơn:
a. Từ ngữ có nghĩa rộng: chất đốt
b. Từ ngữ có nghĩa rộng: nghệ thuật
c. Từ ngữ có nghĩa rộng: thức ăn
d. Từ ngữ có nghĩa rộng: nhìn
e. Từ ngữ có nghĩa rộng: đánh
Bài tập 3: Từ ngữ có nghĩa hẹp hơn: 
a. Tìm từ có nghĩa bao hàm trong từ xe cộ: đạp, máy, ô tô
b. Tìm từ có nghĩa bao hàm trong từ kim loại: sắt, đồng, nhôm
c. Tìm từ có nghĩa bao hàm trong từ hoa quả: cam, quýt, mít
d. Tìm từ có nghĩa bao hàm trong từ họ hàng: chú, bác, cô, dì
e. Tìm từ có nghĩa bao hàm trong từ mang: xách, khiêng, gánh
Bài tập 4: 
a. thuốc lào
b. thủ quỹ
b. bút điện
d. hoa tai
Bài tập 5: 
- Động từ có nghĩa rộng: khóc
- Động từ có nghĩa hẹp: nức nở, sút sùi
3. Củng cố – Dặn dò: (2 phút)
Củng cố: HS thiết lập BĐTD.
Dặn dò:
HS học ghi nhớ và hoàn chỉnh bài tập.
HS tìm các từ ngữ thuộc cùng phạm vi nghĩa trong một bài và lập sơ đồ thể hiện cấp độ khái quát về nghĩa của các từ ngữ đó.
Tiết tới: Tính thống nhất về chủ đề của văn bản [SGK/12].

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_1_Cap_do_khai_quat_cua_nghia_tu_ngu.doc