Giáo án Ngữ văn 8 - Câu cảm thán

I.MỤC TIÊU

1. Kiến thức

 - Đặc điểm hình thức của câu cảm thán.

 - Chức năng của câu cảm thán.

 2. Kỹ năng:

 - Nhận biết câu cảm thán trong các văn bản.

 - Sử dụng câu cảm thán phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

 Kĩ năng sống

 - Ra quyết định: nhận ra và biết sử dụng câu cảm thán theo mục đích giao tiếp cụ thể . - Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về đặc điểm, cách sử dụng câu cảm thán.

 3,Thái độ: Có ý thức sử dụng câu cảm thán trong giao tiếp phù hợp

 

doc 5 trang Người đăng trung218 Lượt xem 4378Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Câu cảm thán", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24
TPPCT:88 Ngày dạy: /0 /2015
CÂU CẢM THÁN
I.MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
 - Đặc điểm hình thức của câu cảm thán.
 - Chức năng của câu cảm thán.
 2. Kỹ năng:
 - Nhận biết câu cảm thán trong các văn bản.
 - Sử dụng câu cảm thán phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
 Kĩ năng sống
 - Ra quyết định: nhận ra và biết sử dụng câu cảm thán theo mục đích giao tiếp cụ thể . - Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về đặc điểm, cách sử dụng câu cảm thán.
 3,Thái độ: Có ý thức sử dụng câu cảm thán trong giao tiếp phù hợp
II. CHUẨN BỊ
 - GV: Giáo án, cktkn,bảng phụ
 - HS: Chuẩn bị bài 
III.PHƯƠNG PHÁP: Quy nạp, thực hành, thảo luận.....
 IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY-GIÁO DỤC
 1.Ổn định:1p
 2. Kiểm tra bài cũ: 5p Nêu đặc điểm về hình thức và chức năng của câu cầu khiến ?Ví dụ ?
 3. Bài mới: Các em đã được học các kiểu câu như :câu Cầu khiến, câu nghi vấn.Mỗi kiểu câu có đặc điểm về hình thức và chức năng riêng.Hôm nay, Thầy hướng dẫn các em tìm hiểu một kiểu câu mới ngoài các kiểu câu mà các em đã học. Đó là câu cảm thán. 
Hoạt động thầy-trò
Nội dung 
HĐI. Đặc điểm hình thức và chức năng (25p)
-Gv : Cho hs đọc đoạn trích a,b.(sgk-tr43).
-GV : Trong đoạn trích trên, câu nào là câu cảm thán?
-HS: trả lời.
-GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý
GV : Đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu cảm thán?
-HS: trả lời.
-GV: Nhận xét, bổ sung
-Gv : Các từ than ôi, hỡi ơi được gọi là từ cảm thán.
-GV: Em hãy cho ví dụ một câu cảm thán?
 -HS: Đặt ví dụ 
 -GV: Nhận xét
-Gv : Qua các ví dụ , em hãy nêu đặc điểm hình thức của câu cảm thán ?
-Gv : Câu cảm thán trong đoạn trích a ,b dùng để làm gì?
 -HS: Trả lời.
-GV:Câu cảm thường dùng trong các trường hợp nào?
-Gv : Qua các ví dụ , em hãy cho biết chức năng của câu cảm thán ?
-Gv : Gọi hs đặt ví dụ và liên hệ thực tế.
-Gv : Gọi hs đọc ghi nhớ sgk –tr44.
-Gv : Gọi hs so sánh câu cảm thán và câu cầu khiến
HS : Thực hiện
1.Đặc điểm hình thức .
 a. Xét ví dụ (sgk-tr43)
 -Câu cảm thán 
 + Đoạn trích a : Hỡi ơi Lão Hạc !
 + Đoạn trích b : Than ôi !
-Đặc điểm hình thức:
+Đoạn trích a có từ : Hỡi ơi và kết thúc bằng dấu chấm than (!)
+Đoạn trích b có từ : Than ôi và kết thúc bằng dấu chấm than (!)
b. Hình thức.
-Câu cảm thán thường có các từ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ôi, chao ơi, trời ơi, thay, xiết bao, biết chừng nào
-Khi viết, câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm than.
2 .Chức năng
 a. Xét ví dụ (sgk-tr43)
 -Câu cảm thán trong đoạn trích a: Bộc lộ cảm xúc của ông giáo đối với lão Hạc
 - Câu cảm thán trong đoạn trích b: Bộc lộ cảm xúc tiếc nuối của con hổ.
 b.Chức năng
 - Câu cảm thán dùng để bộc lộ cảm xúc trực tiếp của người nói, người viết, xuất hiện chủ yếu trong ngôn ngữ hằng ngày hay ngôn ngữ văn chương.
3.Ghi nhớ (sgk-tr44)
HĐ2 II. Luyện tập (13p)
Hs đọc,xác định yêu cầu bài tập 1 
-HS: trình bày lên bảng
-GV: đánh giá, bổ sung.
-Hs đọc yêu cầu bài tập 2 
-HS: Thảo luận theo nhóm(theo bàn) trình bày, các nhóm nhận xét chéo.
-GV: đánh giá, bổ sung.
-Hs đọc yêu cầu bài tập 3 ,đặt câu độc lập,trình bày.
-GV:đánh giá, bổ sung.
Bài tập 1 : Câu cảm thán :
a- Than ôi ! Lo thay ! Nguy thay !
b- Hỡi ơi ơi !
c- Chao ôi,  thôi.
(Vì có từ ngữ cảm thán.)
Bài tập 2 :
a, Lời than thở của nhân dân dưới chế độ phong kiến 
b, Lời than thở của người chinh phụ trước nỗi truân chuyên do chiến tranh gây ra.
c, Tâm trạng bế tắc của nhà thơ trước cuộc sống (trước cách mạng tháng 8)
d, Sự ân hận của Mèn trước cái chết thảm thương, oan ức của Dế Choắt.
->Tuy đều bộc lộ tình cảm, cảm xúc nhưng không có dấu hiệu đặc trưng của câu cảm thán (từ ngữ cảm thán, dấu chấm than) nên không phải là câu cảm thán.
Bài tập 3: Đặt câu
*Ví dụ:
- Ôi,biển đẹp quá!
4 : Củng cố(1p) Hệ thống kiến thức
5.Dặn dò(1p)
 -Nắm vững kiến thức.
 -Viết đoạn văn có sử dụng câu cảm thán
 -Tìm và chỉ rõ tác dụng của câu cảm thán trong một vài văn bản đã học.
 -Soạn bài tiếp theo.
V. Rút kinh nghiệm:
 Trình kí
 Duyệt của BGH
 Ngày tháng năm 2015
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
HĐ1(20p)
-Hs đọc ví dụ sgk
-GV : Trong ví dụ trên, câu nào là câu cảm thán?
-HS: trả lời.
-GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý
-GV : Đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu cảm thán?
-HS: trả lời.
-GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý
-GV : Câu cảm thán dùng để làm gì? Thường dùng trong các trường hợp nào?
-HS: trả lời.
-GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý
-GV hỏi: Từ phân tích ví dụ hãy nêu rõ đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán ?Ví dụ?
-Hs tổng kết nội dung bài học,nêu ví dụ
-Gv củng cố kiến thức,lưu ý,giáo dục hs
HĐ2(17P)
-Hs đọc,xác định yêu cầu bài tập 1 
-HS: trình bày lên bảng
-GV: đánh giá, bổ sung.
-Hs đọc yêu cầu bài tập 2 
-HS: Thảo luận theo nhóm(theo bàn) trình bày, các nhóm nhận xét chéo.
-GV: đánh giá, bổ sung.
-Hs đọc yêu cầu bài tập 3 ,đặt câu độc lập,trình bày.
-GV:đánh giá, bổ sung.
I. Đặc điểm hình thức và chức năng 
 1Ví dụ:
- Câu cảm thán : 
+ Hỡi ơi Lão Hạc !
+ Than ôi !
- Đặc điểm hình thức:
 + Từ ngữ cảm thán : Hỡi ơi, than ôi
 + Dấu câu: Dấu chấm than
- Chức năng: dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói (người viết).
- Thường được sử dụng trong ngôn ngữ nói hằng ngày hoặc ngôn ngữ văn chương.
2Ghi nhớ : sgk 
II. Luyện tập 
Bài tập 1 : Câu cảm thán :
a- Than ôi ! Lo thay ! Nguy thay !
b- Hỡi ơi ơi !
c- Chao ôi,  thôi.
(Vì có từ ngữ cảm thán.)
Bài tập 2 :
a, Lời than thở của nhân dân dưới chế độ phong kiến 
b, Lời than thở của người chinh phụ trước nỗi truân chuyên do chiến tranh gây ra.
c, Tâm trạng bế tắc của nhà thơ trước cuộc sống (trước cách mạng tháng 8)
d, Sự ân hận của Mèn trước cái chết thảm thương, oan ức của Dế Choắt.
->Tuy đều bộc lộ tình cảm, cảm xúc nhưng không có dấu hiệu đặc trưng của câu cảm thán (từ ngữ cảm thán, dấu chấm than) nên không phải là câu cảm thán.
Bài tập 3: Đặt câu
*Ví dụ:
- Ôi,biển đẹp quá!
4 : Củng cố(1p) Hệ thống kiến thức
5.Dặn dò(1p)
 -Nắm vững kiến thức.
 -Viết đoạn văn có sử dụng câu cảm thán
 -Tìm và chỉ rõ tác dụng của câu cảm thán trong một vài văn bản đã học.
 -Soạn bài tiếp theo.
V. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_21_Cau_cam_than.doc