Giáo án Ngữ văn 8 - Câu nghi vấn

A-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

 1/ Kiến thức:

 Câu nghi vấn dùng với các chức năng khác ngoài chức năng chính

 2/ Kĩ năng:

 Vận dụng kiến thức đ học về cu nghi vấn để đọc hiểu và tạo lập văn bản

B- CHUẨN BỊ:

 - GV: sgk, sgv, Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng

 - HS: sgk, bi soạn, bảng phụ.

C- PHƯƠNG PHÁP:

 Vấn đáp, gợi mở, phân tích, thực hành có hướng dẫn

D-TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG :

 1/ Kiểm tra bi cũ:

 ? Câu nghi vấn có đặc điểm hình thức v chức năng chính gì? Cho ví dụ.

 ? Tìm 1-2 câu nghi vấn trong bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ mà em đã học.

 

doc 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 12510Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Câu nghi vấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS TT PHÚ HỊA
Giáo án Ngữ văn 8
Tuần 20
Tiết 80
Trần Thị Kim Loan
Ngày dạy ... lớp 8A
Ngày dạy ... lớp 8A
Ngày dạy ... lớp 8A
CÂU NGHI VẤN (tt)
A-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
 	1/ Kiến thức:
 	 Câu nghi vấn dùng với các chức năng khác ngồi chức năng chính
	 2/ Kĩ năng:
 Vận dụng kiến thức đã học về câu nghi vấn để đọc hiểu và tạo lập văn bản
B- CHUẨN BỊ:
 - GV: sgk, sgv, Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng
 - HS: sgk, bài soạn, bảng phụ.
C- PHƯƠNG PHÁP:
 Vấn đáp, gợi mở, phân tích, thực hành cĩ hướng dẫn
D-TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG :
 1/ Kiểm tra bài cũ:
 ? Câu nghi vấn cĩ đặc điểm hình thức và chức năng chính gì? Cho ví dụ.
 ? Tìm 1-2 câu nghi vấn trong bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ mà em đã học.
 2/ Bài mới:
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới:
 - GV giới thiệu ngắn gọn nội dung bài học.
 - Ghi tựa bài lên bảng.
HĐ DẠY CỦA GV
HĐ HỌC CỦA HS
BÀI HS GHI
Hoạt động 2:
HDHS tìm hiểu các chức năng khác của câu nghi vấn.
? Trong những đoạn trích trên, câu nào là câu nghi vấn ?
? Các nghi vấn trong đoạn trích trên có dùng để làm gì ?
-GV nhận xét, bổ sung: GV có thể đưa ra các khả năng trả lời và HS sẽ lựa chọn theo kiểu trắc nghiệm:
a.Cầu khiến
b.Khẳng định
c.Phủ định
d.Đe doạ
e.Bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
? Em có nhận xét về dấu kết thúc những câu nghi vấn trên ?Có phải bao giờ cũng kết thúc bằng dấu chấm hỏi không ?
-GV kết luận: không phải, câu nghi vấn thứ 2 ở VD (e) kết thúc bằng dấu chấm than.
-GV có thể cho HS lấy thêm VD khác để HS thấy được nội dung của câu nghi vấn có thể là: cầu khiến, nghi vấn, khẳng định,
-GV hệ thống lại kiến thức:
? Qua phân tích các VD trên, em thấy câu nghi vấn còn có chức năng nào khác ? Dấu kết thúc câu ?
-GV chốt theo nd ghi nhớ.
Hoạt động 3: Luyện tập
@BT1: Xđ câu nghi vấn và chức năng chính
-GV nhận xét, bổ sung (cộng điểm cho HS) cho HS ghi vào vở.
BT2: Xác định câu nghi vấn và đặc điểm hình thức.
-GV nhận xét, sửa chữa (Cộng điểm cho HS), cho HS ghi vào vở bài tập.
? Trong những câu nghi vấn đó, câu nào có thể thay thế được bằng 1 câu không phải là câu nghi vấn mà có ý nghĩa tương đương ? Hãy viết những câu có ý nghĩa tương đương đó ?
-GV định hướng: các câu a,b,c có thể thay thế được thành những câu có nghĩa tương đương (chỉ riêng câu d)
+Câu a:Cụ không phải lo xa quá như thế. Bây giờ không phải nhịn đói mà tiền để lại. Aên hết thì lúc chết không có tiền để mà lo liệu.
+Câu b: Không biết chắc là thằng bé có thể chăn được đàn bò hay không ?
+Câu c: Thảo mộc tự nhiên có tình mẫu tử.
@BT3: Đặt câu
-GV nhận xét, sửa chữa.
-HS đọc các đoạn văn SGK.21 và nêu yêu cầu câu hỏi.
-HS làm việc độc lập, trả lời tại chỗ.
-Lớp nhận xét, bổ sung.
-HS tiếp tục nhận xét, trả lời.
-HS dựa vào nd đã phân tích để trả lời.
-2-3 HS đọc nội dung ghi nhớ SGK.22
-HS đọc yêu cầu BT 1.
-Trao đổi tìm ra câu nghi vấn và chức năng chính.
-Lớp nhận xét, bổ sung.
-HS đọc yêu cầu BT 2.
-HS làm vịêc độc lập, trả lời tại chỗ.
-Lớp nhận xét, bổ sung.
-HS viết lại câu ra giấy nháp.
-HS đọc yêu cầu BT3.
-Trao đổi thảo luận
-Lên bảng trình bày.
-Lớp nhận xét, bổ sung.
III- Những chức năng khác:
1/Phân tích các đoạn văn : SGK.21
a.Những người muôn năm cũ
 Hồn ở đâu bây giờ ?
’Bộc lộ tình cảm, cảm xúc (sự hoài niệm, tiếc nuối)
b.Mày định nói cho cha mày nghe đấy à ?
’Dùng để đe doạ.
c.Có biết không ? Lính đâu ? Sao baynhư vậy ?...
’Dùng để đe doạ
d.Một người.hay sao ?
’Dùng để khẳng định
e.Con gái tôi vẽ đây ư ? Chả lẽ lẽ lại đúng là nó, cái con mèo hay lục lọi ấy !
’Bộc lộ cảm xúc (ngạc nhiên)
2/ Ghi nhớ: (SGK.22)
IV- Luyện tập:
BT1: Xác định câu nghi vấn
a.Con người đáng kính ấy cũngcó ăn ư ?
’Bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
b.Cả khổ thơ là câu nghi vấn (chỉ riêng câu “Than ôi !...”)
’Phủ định, bltccx
c.Sao tanhẹ nhàng rơi ?
’Cầu khiến, bltccx
d.Ôi, nếu thế thì còn đâu là quả bóng bay ?
’Phủ định, bltccx
BT2: Xác định câu nghi vấn và đặc điểm hình thức
a.Sao cụ lo xa quá thế ?
Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại ?
Aên mãi... lấy gì lo liệu ?
’Dấu hiệu: sao, gì, gì.
’Phủ định.
b.Cả đàn bòlàm sao ?
’Dấu hiệu: làm sao
’Băn khoăn, ngần ngại
c.Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử ?
’Dấu hiệu: ai
’Khẳng định
d.Thằng bé kia, mày có việc gì ?
’Dấu hiệu: gì
’Hỏi
BT3: Đặt 2 câu nghi vấn không dùng để hỏi
-Cậu có thể cho tớ mượn cây bút được không ? ’Cầu khiến.
-Em bé bán diêm ơi, sao em chết thê thảm thế ?
hoặc
Lão Hạc ơi sao đời lão khốn khổ quá như thế ? ’Bltccx.
 Củng cố:
 Nêu những chức năng khác của câu nghi vấn? Cho vd
 Hoạt động 4: HD học bài ở nhà và chuẩn bị bài mới:
 DHS học bài ở nhà 
 - Học theo ghi nhớ.
 - Hịan thành bài tập SGK.
 Chuẩn bị bài mới: Thuyết minh về một phương pháp (cách làm)
 - Xem trước nội dung bài.
 - Trả lời câu hỏi :
 ? Khi thuyết minh về 1 phpháp (cách làm) thì cần phải làm gì ?
 ? Làm BT 1: Thuyết minh về 1 phương

Tài liệu đính kèm:

  • doc80, CAU NGHI VA'N tt.doc