Giáo án Ngữ văn 8 - Cô bé bán diêm (Anđécxen)

1. Mục tiêu:

1.1 Kiến thức:

 Hoạt động 1:

- HS biết:- Những nét chính về tác giả và tác phẩm.

- HS hiểu:- Khái quát nội dung của văn bản.

 Hoạt động 2:

 - HS biết: Các chi tiết nói lên hoàn cảnh, số phận đáng thương của em bé bán diêm.

- HS hiểu: Tình cảnh tội nghiệp của em bé.

 Hiểu về lòng thương cảm của tác giả đối với em bé bất hạnh.

 

doc 4 trang Người đăng trung218 Lượt xem 2044Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Cô bé bán diêm (Anđécxen)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:6 - Tiết:21
Ngày dạy: 28. 9. 2015
CÔ BÉ BÁN DIÊM
 (Anđécxen)
Mục tiêu:
1.1 Kiến thức:
 à Hoạt động 1: 
- HS biết:- Những nét chính về tác giả và tác phẩm.
- HS hiểu:- Khái quát nội dung của văn bản.
à Hoạt động 2:
 - HS biết: Các chi tiết nói lên hoàn cảnh, số phận đáng thương của em bé bán diêm.
- HS hiểu: Tình cảnh tội nghiệp của em bé.
 Hiểu về lòng thương cảm của tác giả đối với em bé bất hạnh.
 1.2 Kĩ năng:
- HS thực hiện được: + Kĩ năng đọc diễn cảm, hiểu, tóm tắt tác phẩm một cách thành thạo.
 + Phân tích được một số hình ảnh tương phản (đối lập, đặt gần nhau, làm nổi bật lẫn nhau). 
 - HS thực hiện thành thạo: + Đọc diễn cảm, hiểu, tóm tắt tác phẩm một cách thành thạo.
 1.3 Thái độ: 
- HS có thói quen: +Học sinh cĩ thĩi quen chia sẻ và giúp đỡ người khác.
- HS có tính cách: + Giáo dục học sinh về lòng thương cảm đối với em bé bất hạnh.
+ Tích hợp giáo dục kĩ năng sống: kĩ năng tự nhận thức: xác định lối sống nhân ái, yêu thương và chia sẻ với mọi người xung quanh.
2. Nội dung học tập: 
- Nội dung 1: Nắm được những kiến thức cơ bản về tác giả, tác phẩm. 
- Nội dung 2: Nắm nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa của tác phẩm.	
3. Chuẩn bị:
 3.1 Giáo viên: Tranh“Cô bé bán diêm”, sưu tầm thêm thông tin về tác phẩm và nhà văn An-đec-xen.
 3.2 Học sinh: Đọc kĩ, tóm tắt truyện, tìm hiểu ý nghĩa của những hình ảnh hiện lên khi cô bé quẹt diêm, hình ảnh cô bé khi đã chết.
4. Tổ chức các hoạt động học tập: 
4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện: 1 phút 
8A1: 8A2: 8A3: 
 4.2 Kiểm tra miệng: ( 5 phút)
à Câu hỏi kiểm tra bài cũ: 
ĩ Giáo viên treo bảng phụ, ghi câu hỏi trắc nghiệm.
Câu hỏi 1: Nhận định nào nói đúng nhất ý nghĩa cái chết của Lão Hạc? (2đ)
A. Là bằng chứng cảm động về tình phụ tử.
B. Gián tiếp tố cáo xã hội thực dân phong kiến đã đẩy người nông dân vào cảnh khốn cùng.
C. Thể hiện tính tự trọng, quyết tâm không rơi vào con đường tha hoá.
D. Cả A, B, C.
l Đáp án: D
 Câu hỏi 2: Nêu nét đặc sắc nghệ thuật truyện “Lão Hạc”? (6đ)
Đáp án: Truyện kể bằng ngôi thứ nhất. Nhân vật Lão Hạc được xây dựng rất sinh động. Truyện có tính hay, bất ngờ. Ngôn ngữ giản dị, tự nhiên mà đậm đà. 
à Câu hỏi kiểm tra nội dung tự học:
Câu 3: Em đã chuẩn bị những gì cho bài học hôm nay?(2đ)
l Đáp án: Đọc, tóm tắt truyện, số phận của cô bé, tìm hiểu ý nghĩa của những hình ảnh hiện lên khi cô bé quẹt diêm, hình ảnh cô bé khi đã chết.
ĩ Học sinh trả lời, giáo viên nhận xét, ghi điểm.
4.3 Tiến trình bài học:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1. Vào bài. Giới thiệu bài: Nói đến các nhà văn nổi tiếng trên thế giới viết truyện cho trẻ em, không thể nào không nhắc đến tên tuổi của nhà văn Đan Mạch thiên tài Hans-Críxtian-Anđecxen. Một trong những truyện nổi tiếng của ông gây xúc động cho triệu triệu trái tim nhân loại là truyện Cô bé bán diêm.(1’)
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh đọc – tìm hiểu chú thích. ( 10’)	
Giáo viên đọc mẫu, hướng dẫn học sinh đọc: Đọc giọng tình cảm, nhẹ nhàng, sâu lắng.
Gọi học sinh đọc lại.
Giáo viên treo chân dung – tiểu sử nhà văn. 
  Nêu những nét chính về tác giả? 
l An –đéc- xen (1805-1875) là nhà văn Đan Mạch, “người kể chuyện cổ tích nổi tiếng thế giới”, truyệân của ông đem đến cho độc giả cảm nhận về niềm tin và lòng yêu thương đối với con người.
 Nêu những nét chính về tác phẩm?
l Cô bé bán diêm là một trong những truyện nổi tiếng của An –đéc-xen.
Lưu ý học sinh một số chú thích 2,3,5,7,8,10,11.
Vận dụng các bước tóm tắt văn bản tự sự, hãy tóm tắt văn bản “Cô bé bán diêm”?
l HS tóm tắt.
 Gọi HS nhận xét. GV nhận xét, chấm điểm miệng.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh phân tích văn bản.( 22’)	
Truyện được chia làm mấy phần? Nội dung từng phần
Đoạn 1: Từ đầu cứng đờ ra: Hoàn cảnh của em 
bé bán diêm.
Đoạn 2: Chà! Giá chầu thượng đế: Các lần quẹt diêm và những mộng tưởng.
Đoạn 3: Còn lại: Cái chết thương tâm của em bé. 
Theo em phần nào là trọng tâm của truyện?
Phần 2.
Nhận xét cách xây dựng bố cục truyện?
	+ Mở (giá trị hoàn cảnh).
	+ Thân: Diễn biến.
	+ Kết: Kết thúc truyện.
Cách xây dựng bố cục truyện mạch lạc, hợp lí giúp người đọc dễ theo dõi, dễ nhớ.
Phần đầu của câu chuyện mở ra trước mắt người đọc bối cảnh không gian và thời gian như thế nào?
Đêm giao thừa, ngoài đường phố rét buốt.
Trong thời gian và không gian ấy, hình ảnh nhân vật nào được giới thiệu?
Cô bé bán diêm.
Em bé đang ở trong tình cảnh nào?
 l - Trời đông rét buốt, em đầu trần chân đất.
 - Ngoài đường lạnh và tối nhưng cửa sổ mọi nhà đều sáng rực.
 - Phố thơm mùi ngỗng quay còn em bụng đói cả ngày.
 - Em không dám về nhà vì sợ cha đánh.
Em biết gì về hoàn cảnh của em bé?
Nghèo khổ, chui rúc trong xó tối tăm , luôn bị bố mắng nhiếc. Em phải đi bán diêm. Em có nhà nhưng không dám về vì sợ ba đánh.	
Qua lối giới thiệu trên, em có nhận xét gì về cách sử dụng nghệ thuật của tác giả? Nghệ thuật ấy nhằm mục đích gì? 
Em bị rét cóng đã khổ hơn nữa hình ảnh tương phản này không chỉ làm nổi bật nổi khổ về vật chất mà cả sự mất mát về chỗ dựa tinh thần.
Em bé ở trong hoàn cảnh thật bi đát, ngoài đường thì đói rét mà về nhà sợ bị cha đánh, vả lại về nhà cũng đói rét thế thôi. Em bé sẽ làm gì để thoát khỏi bi kịch này. Chúng ta sẽ tìm hiểu ở tiết sau.
Em có cảm nghĩ gì về hoàn cảnh của em bé?
Đồng cảm và chia sẻ.
õ Giáo dục HS về lòng thương cảm đối với những em bé bất hạnh.
l Tích hợp giáo dục kĩ năng sống: kĩ năng giao tiếp; kĩ năng suy nghĩ, sáng tạo; kĩ năng tự nhận thức: xác định lối sống nhân ái, yêu thương và chia sẻ với mọi người xung quanh.
I. Đọc – Tìm hiểu chú thích:
Đọc:
Chú thích:SGK
II. Phân tích văn bản:
1 Số phận của em bé:
à Chịu cảnh đói rét, không nhà, không người yêu thương ngay cả trong đêm giao thừa.
-Gia cảnh đáng thương: người thương yêu em là bà và mẹ đã mất từ lâu, nỗi khốn khổ khiến người bố trở nên thô bạo, em phải bán diêm tự kiếm sống.
 -Nghệ thuật tương phản à làm nổi bật tình cảnh tội nghiệp của em bé.
4. 4. Tôûng kết : (3’)
ĩ Giáo viên treo bảng phụ, ghi câu hỏi trắc nghiệm :
 Câu 1: Bố cục truyện “Cô bé bán diêm” gồm mấy phần?
 A. Hai.	C. Bốn.
	 B. Ba.	 D. Năm.
l Đáp án:B
 Câu 2: Câu 2: Qua cách giới thiệu hoàn cảnh của em bé trong đêm giao thừa, tác giả sử dụng nghệ thuật gì? Mục đích của việc sử dụng nghệ thuật ấy?
l Đáp án: : Nghệ thuật tương phản, đối lập, làm nổi bật tình cảnh tội nghiệp của em bé.
4.5 Hướng dẫn học tập: (4’)
à Đối với bài học tiết này:
- Đọc diễn cảm đoạn trích, tóm tắt văn bản, tìm hiểu về tác giả, tìm hiểu hoàn cảnh của nhân vật cô bé bán diêm.
à Đối với bài học tiết sau:
- Trả lời câu hỏi sách giáo khoa, tìm hiểu những hình ảnh cô bé thấy khi quẹt diêm, nét đặc sắc về nghệ thuật, ý nghĩa truyện.
5. Phụ lục: Tài liệu: Thông tin phản hồi: 
-Tài liệu:
 + SGK, SGV Ngữ văn 8.
 + Sổ tay kiến thức Ngữ văn 8.
 + Học và thực hành theo chuẩn kiến thức- kĩ năng 8.
 + Đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức- kĩ năng 8.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_6_Co_be_ban_diem.doc