Giáo án Ngữ văn 8 - Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm

I. Mục tiêu:

 1/ Kiến thức:

 Công dụng của dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm.

 2/ Kĩ năng:

 -Sử dụng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm.

 - Sửa lỗi về dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm.

 3/ Thái độ :

 - Hiểu công dụng và biết cách sử dụng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm trong khi viết.

 - Lưu ý : HS đã học ở tiểu học.

II . Chuẩn bị của GV và HS :

1/ Chuẩn bị của GV :

- Thiết bị dạy học : giáo án, bảng phụ .

- Học liệu : SGK, SGV, sách chuẩn, giấy A0 .

2/ Chuẩn bị của HS :

- Đọc và trả lời các ví dụ trong sgk , tìm và cho ví dụ tương tự .

- Định hướng trước phần luyện tập .

III . Tổ chức các hoạt động học tập :

 

doc 7 trang Người đăng trung218 Lượt xem 13366Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DẤU NGOẶC ĐƠN VÀ DẤU HAI CHẤM
Ngày soạn : 21/10/2014
Tiết : 50	
Tuần : 13
I. Mục tiêu:
 1/ Kiến thức:
 Công dụng của dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm.
 2/ Kĩ năng:
 -Sử dụng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm.
 - Sửa lỗi về dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm.
 3/ Thái độ :
 - Hiểu công dụng và biết cách sử dụng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm trong khi viết.
 - Lưu ý : HS đã học ở tiểu học.
II . Chuẩn bị của GV và HS :
1/ Chuẩn bị của GV :
Thiết bị dạy học : giáo án, bảng phụ .
Học liệu : SGK, SGV, sách chuẩn, giấy A0 .
2/ Chuẩn bị của HS :
Đọc và trả lời các ví dụ trong sgk , tìm và cho ví dụ tương tự .
Định hướng trước phần luyện tập .
III . Tổ chức các hoạt động học tập  :
 1/ Ổn định lớp ( 1 phút )
 Kiểm tra sỉ số, nề nếp .
 2/ Kiểm tra bài cũ ( 4 phút )
 Câu ghép có những mqh nào? Hãy đặt một câu ghép với các vế câu có môi quan hệ điều kiện – kết quả ?
 3/ Tiến hành bài học :
 HĐ 1: Hình thành kiến thức . ( 20 phút )
Phương pháp giảng dạy: vấn đáp, gợi tìm, quy nạp , nghiên cứu .
Các bước hoạt động:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 Nội dung 
GV: Treo bảng phụ hoặc sử dụng máy chiếu chiếu các ví dụ a-b-c/SGK/134
-Hỏi:Dấu ngoặc đơn trong những ví dụ trên dùng để làm gì?
-Hỏi: Nếu bỏ phần trong dấu ngoặc đơn thì ý nghĩa của câu có thay đổi không?
-Hỏi: Nhưng có thêm phần này thì ý nghĩa diễn đạt của câu văn như thế nào?
* GV: Khái quát lại :khi đặt 1 phần nào đó trong dấu ngoặc đơn thì coi là phần kèm thêm, không thuộc phần nghĩa cơ bản.
- Hỏi: Vậy dấu ngoặc đơn thường dùng để làm gì?
Bài tập nhanh.
Máy chiếu hoặc bảng phụ chiếu bài tập 1/SGK /135?
b. Để văn bản có tính liên kết, người viết (người nói) phải làm cho nội dung của các câu, các đoạn thống nhất gắn bó chặt chẽ với nhau; đồng thời phải biết kết nối các câu, các đoạn bằng đó bằng những phương tiện ngôn ngữ (từ, câu) thích hợp.
- Yêu cầu HS đọc thông tin ở SGK.
- Hỏi:Dấu hai chấm trong đoạn văn a dùng để làm gì?
-Hỏi: Dấu hai chấm trong các ví dụ có tác dụng gì?
GV: Thường dùng trong văn bản tóm tắt, văn chứng minh, văn giải thích, văn bình luận khi đưa các dẫn chứng trực tiếp.
-Hỏi: Qua các ví dụ vừa tìm hiểu, em thấy dấu hai chấm dùng để làm gì? (Dấu hai chấm được dùng khi nào?)
-> GV: Đây chính là công dụng của dấu hai chấm .
BT nhanh:Nếu ta bỏ phần sau của dấu hai chấm thì ý nghĩa của câu văn sẽ như thế nào? Vì sao?
Trong văn bản hành chính; Dấu hai chấm bắt buộc dùng sau các đề mục
-Đọc 3 ví dụ trên
a/Dùng để đánh dấu phần giải thích cho đối tượng được nêu trong câu (họ chính là những người bản xứ).
b/Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần dùng để thuyết minh cho tên gọi kênh, rạch (Ba Khía )
c/ Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu (năm sinh, năm mất và tên gọi chung của miền quê lúc mới 5 tuổi gia đình nhà thơ Lí Bạch định cư,nhằm bổ sung cho rõ hơn về thân thế, quê quán của nhà thơ Lí Bạch).
- Không thay đổi
- Nghĩa diễn đạt cụ thể hơn
-Lắng nghe.
-HS trả lời.
Trả lời, nhận xét.
Bổ sung thêm
-Đọc thông tin sgk.
- Dùng để đánh dấu, báo trước
a/ lời thoại của dế Choắt
b/ Dùng để bao trước phần được diễn ra một các trực tiếp, giữ nguyên vẹn
c/ Dùng báo trước phần giải thích rõ sự thay đổi lớn này là gì
-HS lắng nghe.
-Trả lời, nhận xét, bổ sung.
- ý nghĩa câu văn thay đổi
- Vì đây là phần cơ bản của câu nếu thiếu nó thì câu văn không hoàn chỉnh
-HS thực hiện
I. Dấu ngoặc đơn
Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần chú thích (chú giải, thuyết minh, bổ sung thêm).
II. Dấu hai chấm
Dấu hai chấm dùng để:
+Đánh dấu (báo trước) phần giải thích, thuýêt minh cho một phần trước đó ;
+ Đánh dấu(báo trước) lời dãn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép) hay lời đối thoại (dùng với dấu gạch ngang)
 HĐ 2: Luyện tập . ( 15 phút )
 a. Phương pháp giảng dạy : vấn đáp, gợi tìm, quy nạp , nghiên cứu .
 b.Các bước hoạt động:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 Nội dung
Gv gọi hs đọc bt1
-Hỏi:Giải thích công dụng của dấu ngoặc đơn trong những đoạn trích trên?
 ->Gv nhận xét, bổ sung.
Gv gọi hs đọc bài tập và nêu yêu cầu.
-Hỏi: Dấu hai chấm trong câu này có tác dụng gì?
( Tương tự như vậy ở các trường hợp còn lại ?)
- Bảng phụ hoặc máy chiếu chiếu bài tập
? Đọc và nêu yêu cầu bài tập ?
? Bài tập gồm mấy yêu cầu?
? Muốn thực hiện yêu càu bài tập ta làm như thế nào?
GV: cho học sinh lược bỏ dấu hai chấm sau đó cho học sinh so sánh nhận xét nội dung thông bào và ý nghĩa sắc thái biểu cảm của câu
? Có thể bỏ dấu hai chấm trong đoạn văn trên được không ? Vì sao?
?Ý nghĩa sắc thái biểu cẩm của câu văn như thế nào?
? Bài tập cho biết điều gì và yêu càu điêù gì?
? Để thực hiện được yêu cầu bài tập thì em phải dựa vào đâu?
GV: Chia lớp thành nhóm thảo luận, sau đó cử đại diện nhóm trình bày kết quả
? Có thể thay thế dấu câu được không ?
Vì sao?
? Có thể thay thế được không ? Vì sao?
* Bài tập 6: Các em nên viết về các biện pháp làm giảm sự gia tằng dân số ở địa phương em. Ví dụ ở địa phương đã có những chính sách gì để khuyến khích chị em sinh đẻ có kế hoạch và để mọi người nhận thức nhận thức đầy đủ về việc sinh để có kế hoạch (tác hại, lợi ích., biện pháp cụ thể.)
-Đọc thông tin.
-Trả lời, nhận xét.
-Đọc thông tin.
Trả lời, nhận xét.
Trả lời, nhận xét.
-Đọc thông tin.
Trả lời, nhận xét.
Trả lời, nhận xét.
Trả lời, nhận xét.
Trả lời, nhận xét.
-HS thực hiện .
III. Luyện tập
1/ BT1
a/ đánh dấu phần g/thích.
b/ phần th/minh.
c/ (1) bổ sung ( có ý lựa chọn)
( 2) th/minh về phương tiện ngôn ngữ ở đây là gì.
2/ Bài tập 2/SGK/136
Giải thích công dụng của dấu hai chấm trong các đoạn sau
a. Giải thích lời thách cưới của nhà gái yêu cầu quá cao nên anh con trai lão hạc không lấy được vợ.
b. Đánh dấu lời thoại của dế Choắt nói với Dế mèn(1) và phần thuyết minh cho nội dung Dế Choắt khuyên Dế mèn(2).
c. Đánh dấu (báo trước) phần thuýêt minh cho ý: đủ là những màu nào
3/ Bài tập 3/SGK/136
Có thể bỏ dấu hai chấm trong đoạn trích sau được không? Trong đoạn trích này tác giả dùng dấu hai chấm với mục đích gì?
- Có thể bỏ dấu hai chấm trong đoạn văn trên được – Nôi dung thông báo của câu văn không thay đổi.
- Ý nghĩa sắc thái biểu cảm không còn nữa. tức là dụng ý muốn nhấn mạnh những đặc sắc của tiếng Việt không còn nữa
4/ Bài tập 4/SGK/137
a. Phong Nha gồm hai bộ phận: Động khô và động nước
- Có thể thay dấu hai chấm bằng dấu ngoặc đơn được vì cả hai trường hợp này sau phần dấu hai chấm và phần để trong ngoặc đơn đều giữc nhiệm vụ giải thích cho ý nêu ở trước nó.
- Động Phong Nhà gồm hai bộ phận(Động khô và Động nước)
b. Nếu là Phong Nha gồm: Động khô và Động nước thì trong trường hợp này không thể thay dáu ngoặc đơn cho dấu hai chấm được vì vế sau không còn là thành phần chú thích mà nó là thành phần chính của câu.
* Bài tập 5: trường hợp bạn học sinh dùng “(đã đúng chưa ? Vì sao? - Dấu ngoặc đơn cũng như dấu ngoặc kép thường dùng thành cặp “()”, cần đặt thêm một dấu ngoặc đơn nữa
Hãy xem xem phần trong ngoặc đơn là bộ phận của câu hay là từng câu độc lập. nếu là bộ phận của câu thì có thể sử dụng dấu ngoặc đơn được nhưng nếu không phải là bộ phận của câu thì không thể dùng dấu ngoặc đơn ở đây được (bộ phận chú thúc ấy có thể là một câu hoặc cũng có thể là nhiều câu)
IV. Tổng kết và hướng dẫn học tập . ( 5 phút )
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
1/ Tổng kết ( củng cố):
 Công dụng của dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm?
2/ Hướng dẫn học tập 
( Dặn dò ):
 - Tìm 1 đoạn văn, thử bỏ đi các ngoặc đơn, dấu hai chấm sau đó tự làm lại.
 - Soạn bài: Đề và cách làm bài văn thuyết minh.
 + Đề văn thuyết minh về những đối tượng nào?
 + Cách làm?
-HS thực hiện .
-HS thực hiện .
-HS thực hiện .

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_13_Dau_ngoac_don_va_dau_hai_cham.doc