Giáo án Ngữ văn 8 - Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự

I/. Mục tiêu cần đạt:

 Giúp h/sinh:

 - Nhận biết được sự kết hợp và tác động qua lại giữa các yếu tố kể, tả, biểu lộ tình cảm của người viết trong một văn bản tự sự.

 - Nắm được cách thức vận dụng các yếu tố này trong một bài văn tự sự.

II/. Chuẩn bị:

 Giáo viên: giáo án, SGK, SGV, STK, bảng phụ, phiếu học tập.

 Học sinh: SGK, STK, học bài, soạn bài.

III/. Các bước lên lớp:

 1. Ổn định lớp: (1’)

 

docx 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 4719Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:..........................
Ngày dạy:............................
Tuần: 6
Tiết: 24 MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
I/. Mục tiêu cần đạt:
 Giúp h/sinh:
 - Nhận biết được sự kết hợp và tác động qua lại giữa các yếu tố kể, tả, biểu lộ tình cảm của người viết trong một văn bản tự sự.
 - Nắm được cách thức vận dụng các yếu tố này trong một bài văn tự sự.
II/. Chuẩn bị:
 Giáo viên: giáo án, SGK, SGV, STK, bảng phụ, phiếu học tập.
 Học sinh: SGK, STK, học bài, soạn bài.
III/. Các bước lên lớp:
 1. Ổn định lớp: (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ: (4’)
 H: Thế nào là trợ từ? Cho ví dụ minh hoạ?
 H: Thán từ là gì? Có những loại nào?
 Kiểm tra bài tập về nhà của học sinh.
 3. Bài mới: 
TG
Nội dung bài
Hoạt động của 
giáo viên
Hoạt động của
học sinh
Hướng học sinh vào SGK trang 72.
Gọi h/s đọc đoạn trích “NNT” - Nguyên Hồng.
Chia h/s ra 4 nhóm, mỗi nhóm thực hiện nhiệm vụ sau trong 5 phút.
-> quan sát.
-> đọc theo yêu cầu.
-> thảo luận nhóm.
-> cử đại diện trình bày kết quả
 Nhóm 1: Nối thông tin 2 cột sau cho hợp lý:
Yếu tố
Cơ sở để xác định
Kết hợp
1. Miêu tả
2. Tự sự
3. Biểu cảm
a. tập trung ở mặt nêu sự vật, sự việc hành động.
b. tập trung ở chi tiết bày tỏ thái độ của nhân vật, của tác giả đối với đối tượng.
c. tập trung chỉ ra tính chất, trạng thái, mức độ của đối tượng.
TG
Nội dung bài
Hoạt động của 
giáo viên
Hoạt động của
học sinh
I. Sự kết hợp giữa kể, tả và biểu cảm trong văn bản tự sự:
 Trong văn bản tự sự rất ít khi các tác giả chỉ thuần kể người và việc (kể chuyện), mà khi kể thường đan xen các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
 Các yếu tố miêu tả và biểu cảm làm cho việc kể chuyện sinh động và sâu sắc hơn.
II. Luyện tập: 
 Bài tập 1: Xác định yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn văn tự sự và nêu rõ tác dụng của chúng:
 1. Văn bản “Tôi đi học”: Sau một hồi... trong các lớp.
 - Yếu tố miêu tả: Sau một hồi... sắp hàng; không đi, không đứng, co lên một chân, duỗi mạnh như đá một quả banh tưởng tượng.
-> làm rõ hơn trạng thái chần chừ của học sinh mới.
- Yếu tố biểu cảm: vang dội cả lòng tôi, cảm thấy mình chơ vơ, vụng về lúng túng, run run theo nhịp bước rộn ràng trong các lớp.
-> bày tỏ suy nghĩ của tôi khi đứng trước một thế giới mới lạ.
 2. Văn bản “Tắt đèn”: “Người nhà lí trưởng... tôi không chịu được.
 - Yếu tố miêu tả: sấn sổ bước đến, giằng co, kêu khóc om sòm, bị túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào, ngồi lên lại nằm xuống, vừa run vừa kêu rên.
 -> làm cho thái độ và hoạt động của chị Dậu quyết liệt hơn.
 - Yếu tố biểu cảm: U nó không được thế... Thà ngồi tù... để cho chúng nó... tôi không chịu được.
 -> sự yếu đuối, bất lực của anh Dậu và nổi bật sức phản kháng trong suy nghĩ của chị Dậu.
 3. Văn bản “Lão Hạc”: “Chao ôi... dần dần”.
 - Yếu tố miêu tả: tôi giấu giếm, ngấm ngầm, hách dịch, dần dần...
 -> tình cảm của ông giáo dành cho lão Hạc.
 - Yếu tố biểu cảm: Chao ôi... toàn là những cái cớ... người ta khổ quá... chứ không nỡ giận.
Nhóm 2: Tìm và chỉ rõ các yếu tố miêu tả và các yếu tố biểu cảm trong đoạn trích trên? Các yếu tố này đứng riêng hay đan xen với yếu tố tự sự?
Nhóm 3: Bỏ hết yếu tố miêu tả và biểu cảm, chép lại các câu văn kể người và việc thành 1 đoạn. So sánh với đoạn văn trên và cho biết nếu không có yếu tố miêu tả và biểu cảm thì câu chuyện trên sẽ như thế nào? Từ đó nêu vai trò của yếu tố biểu cảm và miêu tả trong văn tự sự?
Nhóm 4: Bỏ hết các yếu tố kể trong đoạn văn trên chỉ để lại các câu văn miêu tả và biểu cảm thì đoạn văn trên có thành “chuyện” không? vì sao? Từ đó nêu tác dụng của yếu tố kể người và việc trong văn tự sự?
Gọi h/s đọc yêu cầu bài tập 1, bài tập 2.
Hướng dẫn thảo luận nhóm để làm bài tập trong 7 phút.
Gọi h/s trình bày kết quả.
* Nhóm 1: 
- Kể: tập trung nêu nhân vật, sự việc, hoạt động.
- Miêu tả: tập trung chỉ ra tính chất, trạng thái, mức độ của đối tượng.
- Biểu cảm: những chi tiết bày tỏ thái độ của nhân vật, của tác giả đối với nhân vật.
* Nhóm 2: 
- Yếu tố miêu tả: xe chạy chầm chậm, tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, ríu cả chân lại, khóc... nức nở, sụt sùi, mẹ... không còm cõi, gương mặt tươi sáng, nước da mịn, đôi mắt trong, màu hồng của gò má.
- Yếu tố biểu cảm: 
 + Hay tại... sung sức (suy nghĩ).
 + Tôi thấy... lạ thường (cảm nhận).
 + Phải bé lại... vô cùng (nêu cảm nghĩ).
-> hai yếu tố này đan xen với yếu tố tự sự.
* Nhóm 3: 
- Nội dung kể người và việc: “Xe chạy, mẹ vẫy gọi, tôi chạy theo, mẹ kéo tôi lên xe, tôi khóc, mẹ khóc, tôi ngồi bên mẹ, tôi nhìn ngắm gương mặt mẹ”.
 - Thiếu miêu tả và biểu cảm làm đoạn văn kể chuyện không sinh động, cụ thể.
* Nhóm 4: 
- Bỏ hết các yếu tố kể trong đoạn văn trên thì các yếu tố miêu tả và biểu cảm không tạo nên câu chuyện vì không có sự việc, đối tượng rõ ràng, cụ thể.
- Kể người và việc là nội dung chính của văn bản tự sự, thiếu nó sẽ không tạo nên câu chuyện.
-> tìm các đoạn văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm trong các văn bản.
-> viết đoạn văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.
-> cử đại diện để giải bài tập.
4. Củng cố: 4’
 Hướng dẫn học sinh hoàn thành bài tập 2.
 5. Dặn dò:
 - Học bài, làm bài tập.
 - Chuẩn bị bài: “Đánh nhau với cối xay gió”.

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai_6_Mieu_ta_va_bieu_cam_trong_van_ban_tu_su.docx