Giáo án Ngữ văn 8 năm 2015 - 2016 - Trong lòng mẹ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Khái niệm về thể loại hồi kí.

- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích.

- Ngôn ngữ truyện thể hiện niềm khát khao tình cảm ruột thịt cháy bỏng của nhân vật.

2. Kĩ năng:

- Bước đầu biết đọc – hiểu một văn bản hồi kí.

- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương pháp biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích các tác phẩm truyện.

- KNS: Suy nghĩ sáng tạo, giao tiếp, xác định giá trị bản thân.

3. Thái độ: Những thành kiến cố hũ, nhỏ nhen, độc ác không thể làm khô héo tình cảm ruột thịt sâu nặng, thiêng liêng.

 

doc 7 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1507Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 năm 2015 - 2016 - Trong lòng mẹ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuaàn 2
Tieát 5, 6: 	Trong loøng meï
 (Trích “Nhöõng ngaøy thô aáu” - Nguyeân Hoàng)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
Khái niệm về thể loại hồi kí.
Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích.
Ngôn ngữ truyện thể hiện niềm khát khao tình cảm ruột thịt cháy bỏng của nhân vật.
2. Kĩ năng: 
Bước đầu biết đọc – hiểu một văn bản hồi kí.
Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương pháp biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích các tác phẩm truyện.
KNS: Suy nghĩ sáng tạo, giao tiếp, xác định giá trị bản thân.
3. Thái độ: Những thành kiến cố hũ, nhỏ nhen, độc ác không thể làm khô héo tình cảm ruột thịt sâu nặng, thiêng liêng.
II. CHUẨN BỊ:
1. GV: 
Bảng phụ, tranh ảnh, tác phẩm.
KT: Động não, thảo luận nhóm, trình bày 1 phút, viết sáng tạo.
2. HS: Bảng nhóm, nghiên cứu sách giáo khoa, soạn bài.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Khởi động: (5 phút)
a) Ổn định lớp:
b) Bài cũ:
Nêu ý nghĩa nội dung văn bản “Tôi đi học”.
Văn bản “Tôi đi học” được viết theo thể loại nào?
(- Thể loại truyện ngắn – hồi tưởng
- Kết hợp các phương thức biểu đạt: tự sự - miêu tả - biểu cảm)
Nêu một hình ảnh so sánh hay trong bài và phân tích hiệu quả nghệ thuật của nó?
2. Bài mới: “Những ngày thơ ấu” là một tập hồi kí trung thực và cảm động về tuổi thơ cay đắng của Nguyên Hồng. “Trong lòng mẹ” là đoạn trích sống lại những kỉ niệm về tuổi thơ để tâm tình, chia sẻ với bạn đọc.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung. (10 phút)
- HS nêu vài nét về tác giả.
(- Nguyên Hồng (1918-1982) là nhà văn lớn của nền văn học hiện đại Việt Nam.
- Thời thơ ấu đã trải qua nhiều cay đắng trở thành nguồn cảm hứng cho tác phẩm tiểu thuyết - hồi ký tự truyện cảm động “Những ngày thơ ấu”
- Ngòi bút của ông thường hướng đến những cảnh đời nghèo khổ, bất hạnh ® giá trị nhân đạo.)
- HS nêu xuất xứ của tác phẩm.
(- Tác phẩm “Những ngày thơ ấu” gồm 9 chương, mỗi chương kể về một kỉ niệm sâu sắc của cuộc đời chú bé Hồng
- Đoạn trích “Trong lòng mẹ” thuộc chương IV của tập hồi kí.
- HS nêu thể loại hồi kí.
 (Thể văn xuôi trong đó tác giả hồi tưởng và kể lại những chi tiết, sự việc có thật trong cuộc đời của mình hoặc mình chứng kiến)
- HS nêu phương thức biểu đạt.
(Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
- HS nêu chủ đề văn bản.
(Miêu tả tâm địa độc ác của người cô và tình yêu thương mãnh liệt, vô bờ của chú bé Hồng với người mẹ bất hạnh.)
- HS nêu bố cục văn bản. 
(Hai đoạn:
- Đoạn 1: Từ đầu đến “người ta hỏi đến chứ?”.
® Tâm địa độc ác của người cô.
- Đoạn 2: Phần còn lại.
® Tình yêu thương mãnh liệt vô bờ của bé Hồng với người mẹ bất hạnh.)
- GV hướng dẫn cách đọc ® Đọc mẫu đoạn đầu ® HS đọc ® Nhận xét.
Hoạt động 2: Phân tích. 
Hoạt động a: Tâm địa độc ác của người cô. (25 phút)
- HS đọc đoạn 1.
- GV hỏi: Người cô xuất hiện trong hoàn cảnh nào?
(Bé Hồng trong tình cảnh rất thương tâm:
- “Tôi đã bỏ cái khăn tang vảiquấn băng đen.”
- “Gần đến ngày giỗ đầu thầy tôi, vàng hương nữa.”)
- GV hỏi: Tình cảnh của bé Hồng?
(Cha chơi bời, nghiện ngập mất sớm, mẹ tha hương cầu thực, em phải sống với bà cô ghẻ lạnh cay nghiệt.)
- GV hỏi: Tập trung vào đọan đối thọai, hãy chỉ ra tâm địa người cô?
(Cười hỏi vỗ vai...)
- GV chốt: Với những lời nói nhẹ nhàng, những cử chỉ có vẻ thân mật nhưng không phải là sự quan tâm của người cô đối với đứa cháu.
- GV hỏi: Suy nghĩ gì về cử chỉ ấy của bà cô? Dụng ý của bà cô là gì?
(Cử chỉ không bình thường mà có ý nghĩa cay độc, khác “ôn tồn hỏi”, “khẽ hỏi”, “lo lắng hỏi”, “nghiêm nghị hỏi”, “âu yếm hỏi” ® Bà cô muốn khoét sâu nỗi đau của Hồng để em ghét mẹ mình)
- GV hỏi: Thái độ và suy nghĩ của Hồng như thế nào? Em có nhận xét gì về bà cô?
(Bề ngoài ra vẻ quan tâm đến tình cảm mẹ con Hồng nhưng thực chất là người có tâm địa đen tối không mảy may xúc động trước tình cảm của đứa cháu mà lạnh lùng, hẹp hòi và nham hiểm, gieo vào lòng Hồng sự khinh miệt mẹ.)
- GV bình: Cảm nhận của bé Hồng về câu chuyện của bà cô: Hiểu rõ bản chất của người cô, đó là con người có tính cách hẹp hòi, tâm địa cay độc tàn nhẫn, là người đại diện cho những định kiến hẹp hòi, tàn nhẫn đối với người phụ nữ trong xã hội cũ
- GV hỏi: Từ thái độ của cô, Hồng có suy nghĩ và thái độ gì? Thể hiện qua những chi tiết nào?
(Đau xót, hiểu, thương mẹ:
- Nhưng đời nào tình yêu thương và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến
® Tình yêu thương và sự kiên định trong suy nghĩ về mẹ
- Chỉ vì tôi thương mẹ tôi và căm tức sao mẹ tôi lại vì sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi, để sinh nở một cách dấu giếm
® Sự trưởng thành trong suy nghĩ
- Giá những cổ tục... vồ lấy, mà cắn, mà nhai, mà nghiến 
® Tình yêu thương và lòng căm phẫn ,mong muốn hành động được đấu tranh bảo vệ cho mẹ)
- HS bình câu văn “Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi”
(Câu văn dài kết hợp nhiều biện pháp nghệ thuật đặc sắc: So sánh “những cổ tục là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ”, điệp từ “Mà” cùng các động từ mạnh: vồ, cắn, nhai, nghiến cùng nằm trong cùng một trường nghĩa đặc tả tâm trạng uất ức căm giận của nhân vật về những định kiến hẹp hòi tàn nhẫn của xã hội cũ đối với người phụ nữ là người mẹ mà chú bé Hồng hết mực yêu thương)
- GV hỏi: Nghệ thuật được sử dụng ở đoạn này? Tác dụng của nghệ thuật? 
(Tương phản làm nổi bật tâm địa của bà cô, khẳng định tình mẫu tử thiêng liêng của bé Hồng)
Củng cố tiết 1 – Dặn dò (5 phút)
Tiết 2:
Hoạt động b: Tình cảm của bé Hồng đối với người mẹ. (25 phút)
- HS đọc thầm đoạn còn lại.
- GV hỏi: Giữa lúc chú bé mong mẹ nhất thì mẹ chú lại về. Mẹ chú về khi nào?
(Ngày giỗ đầu của thầy chú)
- GV hỏi: Tình yêu thương mẹ được bộc lộ trực tiếp qua những chi tiết nào khi gặp mẹ? 
(Gọi, đuổi theo, níu chân, vừa ngồi lên xe òa khóc và cứ thế nức nở) 
- HS thảo luận, bình các chi tiết lúc gặp mẹ: 
(1) - Tôi chợt thấy thoáng một bóng người ngồi trên xe kéo giống mẹ tôi. Tôi liền đuổi theo, gọi bối rối
 - Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ ơi!...
(2) - “cái lầm đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc”
(3) - Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân òa khóc nức nở
((1) ® Tiếng gọi tha thiết khát khao tình mẹ
(2) ® Đây là một giả thiết mà cậu bé tự đặt ra – giả định là một hình ảnh so sánh độc đáo Þ hi vọng tột cùng- thất vọng- tuyệt vọng tột cùng
(3) ® Tình yêu thương, nỗi xúc động bàng hoàng, niềm sung sướng và cả sự tủi thân nghẹn ngào vỡ òa trong tiếng khóc nức nở)
- GV hỏi: Người mẹ có thái độ, hành động và lời nói như thế nào trước thái độ của con?
(Kéo thay, xốc lên xe, tận mắt nhìn con, xoa đầu
- GV hỏi: Cảm giác của Hồng ra sao khi được ngồi trong lòng mẹ? 
(Tủi thân, bàng hoàng, sung sướng đến mãn nguyện khi gặp mẹ)
- HS tìm và bình các chi tiết thể hiện cảm nhận của bé Hồng khi được ngồi trong lòng mẹ: 
(- Được nhìn thấy mẹ: Gương mặt mẹ tươi sáng, đôi mắt trong và nước da mịn, màu hồng của hai gò má
- Được ngồi trong lòng mẹ: đùi áp đùi mẹ, đầu ngả vào cánh tay mẹ, cảm giác ấm áp mơn man khắp da thịt hơi thở thơm tho
- Cảm nhận về tình mẹ: Người mẹ có một êm dịu vô cùng
Þ Cảm nhận niềm hạnh phúc, thiêng liêng của tình mẫu tử)
- HS động não: Qua đoạn trích bé Hồng là người như thế nào? 
(Thân phận đau khổ nhưng có lòng tin mãnh liệt và tình thương dành cho mẹ)
- GV bình: Đây là giây phút thần tiên, hiếm hoi nhất, đẹp nhất của con người, tình mẫu tử thiêng liêng vì không còn phiền muộn, khổ đau nữa thay vào đó là niềm vui, niềm hạnh phúc vô cùng.
- GV hỏi: Nhận xét về mẹ của bé Hồng so với lời nói của bà cô. 
(Hiền dịu, thương yêu con không đúng lời nói mà cô đã nói)
- GV hỏi: So sánh chân dung hai người phụ nữ trong đoạn trích?
(Bà cô: lạnh lùng, thâm hiểm; người mẹ: giàu tình thương)
- GV bình: Tác giả bày tỏ thái độ yêu ghét rõ ràng: thương những người lầm lỡ, gặp gian truân tủi cực, ghét những người tàn nhẫn và lạnh lùng vì đồng tiền.
Hoạt động 3: Tổng kết. (10 phút)
- HS trình bày 1 phút giá trị nghệ thuật và nội dung của đọan trích.
 (Kết hợp kể và biểu cảm, lời văn chân thực, so sánh sinh động)
- HS thảo luận: Chất trữ tình trong văn của Nguyên Hồng thể hiện như thế nào qua đọan trích?
(- Tình huống và nội dung câu chuyện:
+ Hoàn cảnh đáng thương của chú bé Hồng
+ Người mẹ âm thầm chịu nhiều cay đắng do nhiều thành kiến xã hội
+ Lòng thương yêu và tin cậy của chú bé Hồng dành cho mẹ của minh
- Cách thể hiện của tác giả:
+ Kết hợp giữa kể và bộc lộ cảm xúc
+ Hình ảnh so sánh giàu sức gợi cảm
+ Lời văn xúc động thật sự)
- GV hỏi: So sánh sự giống, khác nhau 2 văn bản “Tôi đi học”, “Trong lòng mẹ”?
(- Giống: kể tả theo trình tự thời gian hồi tưởng.
- Khác: “Tôi đi học”: trong một buổi sáng, “Trong lòng mẹ”: vài ngày)
- GV giáo dục tư tưởng, tình cảm cho HS trân trọng tình cảm gia đình, tình mẫu tử, biết cảm thông với nỗi bất hạnh của người khác.
- HS đọc ghi nhớ.
Hoạt động 4: Luyện tập. (8 phút)
- HS học nhóm: Chứng minh nhận định của Thạch Lam “Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng”.
(- Nhà văn viết nhiều về phụ nữ và nhi đồng. Đây là những con người xuất hiện nhiều trong thế giới nhân vật của ông.
- Dành cho phụ nữ và nhi đồng tấm lòng chan chứa, thương yêu và thái độ nâng niu trân trọng.
+ Diễn tả thấm thía những nỗi cơ cực, tủi nhục mà phụ nữ và nhi đồng phải gánh chịu thời trước.
+ Thấu hiểu, vô cùng trân trọng vẻ đẹp tâm hồn, đức tính cao quý của phụ nữ và nhi đồng.)
- HS viết sáng tạo đoạn văn: Cảm nghĩ về tình mẫu tử.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
2. Vị trí đoạn trích:
II. Phân tích:
1. Tâm địa độc ác của người cô:
Bà cô
Bé Hồng
Lạnh lùng 
Hẹp hòi 
Nham hiểm 
Þ Gỉa dối, mỉa mai, cay độc.
Đau xót
Hiểu
Thương mẹ
Þ Đau xót, kiên định, bảo vệ mẹ
¯
Tương phản
2. Tình cảm của bé Hồng đối với mẹ:
Bé Hồng
Mẹ
Sung sướng đến mãn nguyện khi gặp mẹ 
Thương yêu, hạnh phúc khi gặp con
¯
Tình mẫu tử thiêng liêng, bền chặt
III. Tổng kết:
Ghi nhớ (SGK/21)
IV. Luyện tập:
3. Củng cố – Dặn dò: (2 phút)
Củng cố: GV hệ thống kiến thức.
Dặn dò:
HS học nội dung ghi bảng, ghi nhớ và hoàn chỉnh bài tập.
HS đọc một vài đoạn văn ngắn trong đoạn trích, hiểu tác dụng của một vài chi tiết miêu tả và biểu cảm.
HS ghi lại một trong những kỉ niệm của bản thân về người thân.
Sọan bài: “Tức nước vỡ bờ” [SGK/28].
Tiết tới: Trường từ vựng [SGK/21].

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_2_Trong_long_me.doc