Giáo án Ngữ văn 8 - Năm học 2015 - 2016 - Tuần 12

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 Giúp học sinh:

- Xác định được quyết tâm phòng chống thuốc lá trên cơ sở nhận thức được tác hại to lớn, nhiều mặt của thuốc lá đối với đời sống cá nhân và cộng đồng.

- Thấy được sự kết hợp chặt chẽ giữa phương thức lập luận và thuyết minh trong VB.

- GD học sinh có ý thức trong vấn đề phòng chống thuốc lá.

II/ CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên:

 Đọc kĩ VB

 Tham khảo tài liệu, thiết kế bài dạy.

 2. Học sinh:

 Đọc trước văn bản, đọc chú thích

 Trả lời các câu hỏi vào vở soạn.

 

doc 19 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1230Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Năm học 2015 - 2016 - Tuần 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 lá đối với người hút như thế nào?
? Em có nhận xét gì vè các dẫn chứng mà tg đưa ra? 
? Qua đó cho thấy tác hại của thuuốc lá ntn với người hút?
GV: Từ hút thuốc lá mà người hút mắc nhiều căn bệnh nguy hiểm khác (Hình ảnh 2 lá phổi trong quảng cáo, hình ảnh chảy máu não trong quảng cáo trên Ti-vi...)
 Khói thuốc lá đặc biệt nguy hiểm, không chỉ đối với người hút mà còn đối với những người xung quanh. Vậy ảnh hưởng của nó đối với những người xung quanh ntn?
? Khói thuốc lá có ảnh hưởng ntn đối với những người xung quanh mặc dù họ không trực tiếp hút?
? Trong nhữnh tác hại trên, những tri thức nào em biết trước và nh điều nào qua VB em moqí biết? 
? Hút thuốc lá còn gây ra những tác hại ntn với đạo đức con người?
? ở đoạn này tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh ntn?
? So sánh như vậy có tác dụng gì?
? Điều đó cho thấy hút thuốc lá có hại ntn đến đạo đức của con người?
GV: Thuốc lá gặm nhấm sức khoẻ người hút, sức khoẻ người xung quanh, dạo đức con người và cả kinh tế. Những tác hại ấy được cảnh báo như tiếng chuông vang lên ngày 1 xa hơn, cao hơn. Nó thấm sâu vào trong lòng tất cả mọi lớp người.
* HS chú ý vào ND đoạn cuối.
? Em hiểu thế nào là chiến dịch chống hút thuốc lá?
? ở châu Âu người ta đưa ra biện pháp gì để ngăn chặn hút thuốc lá?
? Biện pháp này đã đem lại hiệu quả gì cho các nước Châu Âu?
-> Giảm hẳn số người hút -> Triển vọng “1 Châu ÂU không còn thuốc lá”
? ở VN chúng ta đã có pháp lệnh về phòng chống thuốc lá chưa?
-> Chưa có.
? Nhà nước ta đã có những biện pháp nào chống thuốc lá trong thời gian qua?
-> Tuyên truyền, vận động, dùng khẩu hiệu trong công sở...
 Tăng thuế để hạn chế nhập khẩu
 In dòng chữ: “Hút....sức khoẻ” trên bao bì.
? Hiện nay nước ta đang ở trong tình trạng nhiều bệnh tật do vi trùng, kí sinh trùng gây ra như: Sốt rét, bệnh phong, bệnh lao, dịch tả...Trước tình trạng đó, mọi người phải có hàng động gì?
? Em có suy nghĩ gì về bản thân mình hiện nay và trong tương lai sau khi học xong văn bản này?
-> HS
? Em có đặt câu hỏi “Tại sao không ngừng sản xuất thuốc lá” không?
-> Nan giải, khó giải quyết triệt để.
? Khi nêu kiến nghị chống thuốc lá, tác giả bày tỏ thái độ gì?
-> Cổ vũ chiến dịch, tin ở sự chiến thắng của chiến dịch này.
 Hoạt động 4
? Em có nhận xét gì về lời văn thuyết minh?
? Qua VB này em hiểu gì về tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ và lối sống con người ?
- HS trả lời. GV đưa ra ghi nhớ.
- Gọi HS đọc
GVChốt: VB này là lời kêu gọi khẩn thiết mà trang trọng. Nó có ý nghĩa trực tiếp và to lớn đến sự chăm lo sức khoẻ của chúng ta. Vì vậy mỗi chúng ta cần phải có những việc làm thực tế để chống hút thuốc lá đối với bản thân, gia đình và XH, và cũng là góp phần bảo vệ môi trường của chúng ta.
- GV hướng dẫn HS đọc phần đọc thêm trong SGK.
I/ Đọc -tìm hiểu chung
- Đọc
-Ôn dịch chỉ chung các loại bệnh nguy hiểm, lây lan rộng làm chếtngười hàng loạt trong một thời gian nhất định
- Từ này thường đc làm tiếng chửi rủa.( đồ ôn dịch)
- Ôn dịch thuốc lá có 2 nghĩa:
+ Chỉ dịch thuốc lá.
+ Tỏ thái độ nguyền rủa, tẩy chay loại dịch thường xuyên đe doạ sức khoẻ và tính mạng con người.
II/ Tìm hiểu nội dungvăn bản:
1 Thông báo nạn dịch
- Ôn dịch thuốc lá đe doạ trực tiếp đến tính mạng con người.
2. Tác hại của thuốc lá:
* Với người hút:
- Khói thuốc lá có nhiều chất độc:
+ Hắc ín: Làm tê liệt tế bào niêm mạc
+ Ô xit các- bon: Ngăn chặn sự trao đổi của hồng cầu.
+ Ni-cô-tin: Gây huyết áp cao, tắc động mạch, nhồi máu cơ tim.
- Đó là dẫn chứng KH, đc phân tích minh hoạ= các số liệu thống kê.
-> Khói thuốc lá chứa nhiều chất độc thấm vào cơ thể người hút gây nhiều bệnh nghiêm trọng: ho hen, viêm phổi, ung thư phổi.
* Đối với người xung quanh:
- Gây nhiễm độc thai nhi, gây đẻ non, trẻ sơ sinh suy yếu, bệnh tim mạch, ung thư
* Đối với đạo đức con người:
- Nguyên nhân gây ra hành vi fạm tội trộm cắp nghiêm trọng.
- So sánh tỷ lệ hút thuốc lá của thanh niên VN với thanh niên ở các TP ÂU Mĩ.
-So sánh tiền mua 1 bao thuốc ở Âu Mĩ là rất nhỏ trong khi ở VN số tiền lá 15000đ.
- Cảnh báo nạn đua đòi hút thuốc ở nước nghèo, nảy sinh tệ nạn XH.
-> Huỷ hoại nhân cách, lối sống người VN , nhất là thanh thiếu niên
3. Chiến dịch chống thuốc lá:
- Các việc làm tập trung khẩn trương, huy động nhiều lực lượng trong một thời gian nhằm thực hiện một mục đích nào đó.
- Cấm, phạt
- Sử dụng tài liệu, khẩu hiệu
- Nhiều nước cấm quảng cáo
=> Mọi người phải đứng lên, chống lại, ngăn ngừa.
III/ Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
-Phương pháp thuyết minh rõ ràng, sâu sắc.
2. Nội dung:
- VB trình bày nhữnh tác hại của thuốc lá đv sức khoẻ của con người và lối sống đạo đức của con người.
Cần chống hút thuốc lá.
* Ghi nhớ: (SGK-112
4. Củng cố: GV nêu câu hỏi hệ thống nội dung bài:
 - Tác hại của khói thuốc lá đối với người hút và những người xung quanh?
 - Việc làm cụ thể của chúng ta?
5. Hướng dẫn học bài:
 - Đọc lại VB, học bài theo quá trình tìm hiểu
 - Học thuộc ghi nhớ
 - Chuẩn bị tiết sau: Câu ghép (tiếp).
Ngày soạn: 03/11/2015
Ngày dạy 8A.............;8C 
Tiết 57: Câu ghép ( tiếp)
I/ mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giỳp HS: Nắm được.
- Đặc điểm của cõu ghộp.
- Cỏch nối cỏc vế cõu ghộp.
2. Kĩ năng: 
- Phõn biệt cõu ghộp với cõu đơn và cõu mở rộng thành phần.
- Sử dụng cõu ghộp phự hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
- Nối được cỏc vế của cõu ghộp theo yờu cầu.
3. Thỏi độ: Cú ý thức Sử dụng đỳng. 
II/ chuẩn bị:
 1. Giáo viên:
 Tham khảo tài liệu, thiết kế bài dạy.
 Ghi ví dụ ra bảng phụ.
 2. Học sinh:
 Đọc trước ví dụ, trả lời các câu hỏi vào vở soạn.
III/ các hoạt động dạy – học
 1. ổn định lớp.
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 H: Thế nào là câu ghép? Có những phương tiện nào nối các vế trong câu ghép?
 3. Bài mới:
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài:
 ở tiết học trước, các em đã được biết đặc điểm của câu ghép và cách nối các vế trong câu ghép với nhau. Tuy nhiên, giữa các vế trong câu ghép cũng tồn tại 1 mối quan hệ về ngữ nghĩa khá chặt chẽ. Vậy cụ thể mối quan hệ đó được thể hiện như thế nào? Tiết học này các em sẽ được tìm hiểu.
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung
 Hoạt động 2:
* GV treo bảng phụ có ghi các ví dụ trong SGK.
- Gọi HS đọc.
? Phân tích cấu trúc NP ( xác định C-V) VD trên? Cho biết VD có mấy cụm C –V? 
?Các cụm C-V trên có đặc điểm gì?
? Vậy theo em đó là câu gì?
? Các vế của câu ghép đc nối với nhau bằng phương tiện nào?
? Giữa các vế của câu ghép có qh ntn về mặt ý nghĩa? 
? Dựa vào đâu mà em xác định đc?
? Trong qhệ đó, mỗi vế câu biểu thị ý nghĩa gì?
? Qua pt VD trên em thấy câu ghép đó có qh gì?
? Dựa vào kiến thức đã học ở lớp dưới,và tiết trước, em hãy nêu thêm những qh ý nghĩa thường gặp giữa các vế câu? Cho VD?
? Chỉ ra các vế câu và ý nghĩa mỗi vế câu biểu thị?
? Có mấy vế câu?
 ( 2 vế câu)
? Tại sao em biết 2 vế câu có qh tương fản?
Căn cứ vào Qht: mặc dù nhưng
 Qht: nhưng( tương fản mạnh)
? Như vậy, để nhận biết mối qh giữa các vế câu cta dựa vào đâu?
GV: Trường hợp các vế câu không rõ, cta có thể dựa vào văn cảnh hoặc hoàn cảnh giao tiếp.
? Nếu ta tách các vế câu thành câu đơn đc K ?
? Qua đó em có nhận xét gì về mối qh giữa các vế câu?
? Qua tìm hiểu các ví dụ em thấy các vế trong câu ghép thường có các mối quan hệ nào?
- HS trả lời. GV chốt lại.
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
 Hoạt động 3
- GV nêu yêu cầu BT1.
- Chia HS làm 4 nhóm thảo luận.
- Đại diện các nhóm nêu kết quả.
- Gọi HS nhận xét chéo.
- 
- Gọi HS đọc đoạn trích trong SGK.
? Tìm câu ghép trong các đoạn trích trên?
? xác định quan hệ giữa các vế trong câu ghép trên?
? Có thể tách mỗi vế câu nói trên thành 1 câu đơn không? Vì sao?
- HS đọc đoạn trích trong SGK.
? Đoạn trích trên có 2 câu ghép rất dài. Em hãy tìm 2 câu ghép đó?
? Xét về mặt lập luận, có thể tách mỗi vế của những câu ghép trên thành 1 câu đơn không? Vì sao?
? Xét về giá trị biểu hiện, những câu ghép dài như vậy có tác dụng như thế nào trong việc miêu tả lời lẽ của nhân vật lão Hạc?
I.Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu
1. Ví dụ:
- Có lẽ tiếng Việt của chúng ta// rất 
 đẹp ( bởi vì) tâm hồn người VN ta// rất đẹp ( bởi vì) đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta// từ trước tới nay là cao quý
2. Nhận xét.
- Có 3 cụm C- V.
- Không bao chứa nhau, mỗi cụm 
C-V là một vế câu. 
 -> Câu ghép.
- Qht “ bởi vì” ở đầu 2 vế sau.
Vế 1: Kết quả
Vế 2,3: Nguyên nhân.
- Dựa vào Qht.
Vế 1: Khẳng định.
Vế 2, 3: Biểu thị ý nghĩa giải thích.
=> Qh nguyên nhân – kết quả hay còn gọi là qh nguyên nhân.
* Các vế có quan hệ mục đích:
VD: Chúng em cố gắng học tập để bố mẹ vui lòng.
* Các vế có quan hệ điều kiện ( giả thiết)
VD: Nếu không có tiền nộp sưu thì ông dỡ cả nhà mày đi, chửi mắng thôi à.
VD: Nếu anh đến sớm thì ta đi sớm.
- Vế 1: chỉ đk ( gt): Nếu, giá.
- Vế 2: chỉ kết quả: Thì
* Các vế có quan hệ tương phản:
VD: Mặc dù trời// mưa to nhưng các bác nông dân // vẫn nhổ xong luống mạ.
VD: Mặc dầu chị Dậu// đã cố van xin nhưng tên cai lệ // vẫn K một chút động lòng trắc ẩn.
* Các vế câu có qh tăng tiến:
VD : Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đặm đà hơn hết thảy và cát lại vàng dòn hơn.
VD: Lan càng nói mọi người càng nghe.
* Các vế câu có qh nối tiếp:
VD: Cai lệ tát vào mặt chị Dậu một cái đánh bốp rồi hắn cứ nhảy vào anh Dậu
VD: Xe này đến, xe khác đi.
* Các vế câu có qh đk- kq:
VD: Nếu trời mưa thì chúng em đc nghỉ lđ.
* Các vế câu có qh lựa chọn:
VD: Tôi đi ( hoặc) anh đi.
- Dựa vào qht, cặp qht tương ứng.
- Có thể tách vì chúng không bao chứa nhau.
- không nên tách vì các vế có qh chăt chẽ, qh các vế bị phá vỡ.
Các câu đơn tuy vẫn đảm bảo thông tin , sự kiện nhưng K đầy đủ như câu ghép.
- Các vế câu ghép có qh chặt chẽ với nhau.
* Ghi nhớ 1: (SGK- 123)
II. Luyện tập:
1. Bài tập 1:
a. Vế 1 và vế 2: Quan hệ nguyên nhân – kết quả.
 Vế 2 và vế 3: Giải thích.
b. Vế 1: Nếu...lưu lại. -> Chỉ ĐK
 Vế 2: Thì... -> Chỉ KQ.
=> Quan hệ ĐK – KQ.
c. Quan hệ tăng tiến.
d. Quan hệ tương phản.
e. 
- Câu 1: Dùng qht “rồi” để nối 2 vế.
 -> Qhệ nối tiếp.
- Câu 2: 
 Vế 1: Anh chàng...-> Ng. nhân
 Vế 2: Hắn bị...-> K.quả.
 => Quan hệ nguyên nhân – kết quả.
2. Bài tập 2: 
a. 
C1: Trời xanh thẳm..., biển cũng...
C2: Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương.
C3: Trời âm u mây mưa, biển...
C4: Trời ầm ầm giông gió, biển đục ngầu giận dữ.
b. Các vế trong câu ghép trên đều có quan hệ nguyên nhân – kết quả.
c. Không nên tách các vế câu trên thành những câu đơn vì chúng có quan hệ ý nghĩa khá chặt chẽ và tinh tế.
3. Bài tập 3:
* Hai câu ghép:
C1: Lão thì già...trông coi cho nó.
C2: Lão già yếu lắm rồi... nhờ hàng xóm cả.
a. Không thể tách mỗi vế câu thành 1 câu đơn. Vì nó thể hiểu diễn giải của lão Hạc, mỗi câu lão trình bày 1 sự việc mà lão muốn nhờ ông giáo.
b. Về giá trị biểu hiện, nó chỉ rõ mối quan hệ giữa tâm trạng, hoàn cảnh của lão Hạc với sự việc mà lão có nguyện vọng nhờ ông giáo giúp đỡ.
-> Câu văn trở nên “có lí, có tình”
4. Củng cố: GV nêu câu hỏi hệ thống nội dung bài:
 - Nêu một số mối quan hệ giữa các vế trong câu ghép?
5. Hướng dẫn học bài:
 - Học bài theo quá trình tìm hiểu
 - Học thuộc ghi nhớ, làm BT 4.
 - Chuẩn bị tiết sau: Phương pháp thuyết minh.
 Ngày soạn: 03/11/2015
Ngày dạy 8A.............;8C 
Tiết 58:
 Phương pháp thuyết minh
I/ mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giỳp HS: Nắm được. 
- Kiến thức về văn bản thuyết minh trong cụm cỏc bài học về văn bản thuyết minh đó học và sẽ học.
- Đặc điểm, tỏc dụng của cỏc phương phỏp thuyết minh.
 2. Kĩ năng:
- Nhận biết và vận dụng cỏc phương phỏp thuyết minh thụng dụng. 
- Rốn luyện khả năng quan sỏt để nắm bắt được bản chất sự vật.
- Tớch luỹ và nõng cao kiến thức đời sống.
- Phối hợp cỏc phương phỏp thuyết minh để tạo lập văn bản thuyết minh theo yờu cầu.
- Lựa chon phương phỏp phự hợp như: Định nghĩa, , so sỏnh, phõn tớch, liệt kờ để thuyết minh về nguồn gốc, đặc điểm cụng dụng của đối tượng.
- Quan sỏt đối tượng và thuyết minh đặc điểm đối tượng bằng cỏc phương phỏp đó học. 
3. Thỏi độ: Cú ý thức trau dồi, vận dụng tốt trong học tập. 
II/ chuẩn bị:
 1. Giáo viên:
 Tham khảo tài liệu, thiết kế bài dạy. 
 2. Học sinh:
 Đọc các ví dụ 
 Trả lời các câu hỏi vào vở soạn. 
III/ các hoạt động dạy – học
 1. ổn định lớp.
 2. Kiểm tra bài cũ:
 H: Thế nào là VB thuyết minh? Đặc điểm chung của VB thuyết minh?
 3. Bài mới:
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài:
 Các em đã biết, văn bản thuyết minh là kiểu văn bản rất thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống, nó cung cấp những kiến thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân...của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên XH. Nhưng để đạt được mục đích đó, người viết VB thuyết minh cũng phải có phương pháp phù hợp. Vậy những phương pháp đó là gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung
 Hoạt động2:
- Gọi HS đọc các VB thuyết minh trong sgk.
? Các văn bản ấy đã sử dụng các loại tri thức nào?
? Vậy yêu cầu đối với 1 bài văn TM là gì?
GV: Thuyết minh thực chất là cung cấp tri thức cho người đọc về 1 đối tượng nào đó.
? Vậy làm thế nào để có được các tri thức ấy?
GV: Muốn viết 1 VB thuyết minh đạt yêu cầu người viết cần chuẩn bị:
+ Quan sát, tìm hiểu đối tượng vè màu sắc, hình dáng, kích thước, đặc điểm, tính chất...Quan sát ở đây không đơn giản là nhìn, xem mà phải phát hiện ra đặc điểm, phải phân biệt được sự vật này với sự vật khác.
+ Học tập: Tìm hiểu đối tượng trong sách báo, tra từ điển... và phải biết phân tích ( đối tượng ấy chia làm mấy bộ phận? Mối quan hệ của các bộ phận ấy? Chúng có vai trò như thế nào?)
+ Thăm quan: Trực tiếp ghi nhớ thông qua các giác quan và ghi chép những số liệu cần thiết.
VD: Các VB đã học như: Hoa đào, Chùa một cột, Sa pa...ta không thể tự suy luận mà viết được. 
? Tóm lại, muốn làm 1 bài văn thuyết minh ta cần chuẩn bị những gì?
- HS nêu. GV chốt lại.
- Gọi HS đọc ghi nhớ. GV chuyển ý.
? Để nêu bật đặc điểm, bản chất tiêu biẻu của sự vật hiện tượng, người ta thường sử dụng những phương pháp thuyết minh nào?
-> HS nêu.
- Gọi HS đọc các câu văn trong sgk.
? Trong các câu văn trên, ta thường gặp từ gì? 
? Các câu văn này có vị trí như thế nào trong VB chứa nó?
? ở đằng sau từ “là”, người ta thường cung cấp những kiến thức như thế nào?
- HS đọc các câu văn, đoạn văn
? Phương pháp liệt kê có tác dụng như thế nào đối với việc trình bày tính chất của sự vật?
? Đoạn liệt kê ở VB “Cây dừa Bình Định”giúp em hiểu và nắm bắt được điều gì?
-> Tác dụng của cây dừa ở từng bộ phận.
? Còn VB “Thông tin về ngày trái đất năm 2000” giúp em nắm bắt được diều gì?
-> Tác hại của loại rác thải bằng nilông
- Gọi HS đọc đoạn văn.
? Em hãy chỉ ra ví dụ ở đoạn văn trên?
-> ở Bỉ...
? Tác dụng của nó đối với việc trình bày cách xử phạt những người hút thuốc lá nơi công cộng?
-> Giúp người hút thuốc liên hệ với thực tế để cảm nhận vấn đề sâu sắc hơn.
? Vai trò của phương pháp nêu ví dụ trong VB thuyết minh?
- Gọi HS đọc đoạn văn.
? Đoạn văn vừa đọc cung cấp cho em những số liệu nào?
-> Trong không khí, dưỡng khí chỉ chiếm 20% thể tích, thán khí chiếm 3%. Nếu không bổ sung thì 500 năm nữa con người và động vật sẽ dùng hết số dưỡng khí ấy.
? Nếu không có các số liệu như thên thì có làm sáng tỏ được vai trò của cỏ trong thành phố không?
? Vậy phương pháp dùng số liệu có tác dụng gì?
- HS đọc đoạn văn.
? Em hãy cho biết câu văn so sánh trên có tác dụng gì khi thuyết minh về biển Thái Bình Dương?
-> Làm nổi bật đặc điểm: Biển TBD rất lớn.
? Trong khi làm văn TM, sử dụng phương pháp so sánh có tác dụng gì?
GV: Đối với những loại sự vật đa dạng, người ta chia ra từng loại để trình bày. Đối với sự vật có nhiều bộ phận cấu tạo, có hiều mặt người ta chia ra từng bộ phận, từng mặt để TM. 
? Em hãy cho biết,VB “Huế” đã trình bày những đặc điểm của thành phố Huế qua những mặt nào? 
->HS trả lời.
? Làm như vậy có tác dụng gì?
? Qua tìm hiểu, em hãy cho biết có mấy phương pháp thuyết minh? 
-> HS trả lời. GV chốt lại.
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
Hoạt động 3:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu trong sgk
- HS chia nhóm thảo luận.
- đại diện nêu KQ. GV nhận xét.
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu trong sgk
? Trong văn bản “Ôn dịch thuốc lá” tác giả đã sử dụng những phương pháp thuyết minh nào dể nêu bật tác hại của thuốc lá?
I/ Tìm hiểu các phương pháp thuyết minh.
1.Quan sát, học tập, tích luỹ tri thức để làm bài văn thuyết minh
a) Ví dụ.
b) Nhận xét:
- VB “Cây dừa Bình Định”: 
 -> Sử dụng tri thức khoa học địa lí về sự vật.
- VB “Huế”: 
 -> Tri thức văn hóa
- VB “Con giun đất”
 -> Tri thức khoa học về sự vật.
=> Viết VB thuyết minh nhất thiết phải có tri thức.
- Muốn có tri thức phải:
+ Quan sát 
+ Học tập
+ Tích luỹ tri thức
+ Thăm quan.
* Ghi nhớ1: (SGK- 128)
2. Phương pháp thuyết minh
a. Phương pháp nêu định nghĩa-giải thích
- Có từ “là”
- Đứng đầu đoạn, có vai trò giới thiệu
-> Cung cấp tri thức, quy sự vật được định nghĩa vào loại của nó và chỉ ra được đặc điểm, công dụng của riêng nó.
b. Phương pháp liệt kê
- Kể ra các thuộc tính, các biểu hiện cùng loại để giúp người đọc người nghe dễ hiểu, dễ nắm bắt sự vật, sự việc.
c. Phương pháp nêu ví dụ
- Tăng thêm sức thuyết phục, tạo sự cảm nhận vấn đề sâu sắc.
d. Phương pháp dùng số liệu
- Làm cơ sở thực tế, khẳng định độ tin cậy của các tri thức được cung cấp.
e. Phương pháp so sánh
- Làm nổi bật đặc điểm, tính chất của đối tượng.
g. Phương pháp phân loại phân tích
- Là chia đối tượng ra từng mặt, từng khía cạnh để thuyết minh.
-> Giúp người đọc dễ nắm bắt.
* Ghi nhớ2: (SGK – 128).
II/ Luyện tập:
1. Bài tập 1:
- Kiến thức về khoa học: Tác hại của khói thuốc lá đối với con người.
- Kiến thức xã hội: Tâm lí lệch lạc của 1 số người coi hút thuốc lá lá lịch sự.
2. Bài tập 2:
- Phương pháp so sánh: 
 + So sánh với AIDS.
 + So sánh với giặc ngoại xâm
- Phương pháp liệt kê: Liệt kê tác hại của khói thuốc lá.
- Phương pháp dùng số liệu: Số % bệnh nhân, số tiền mua thuốc lá, số tiền phạt...
4. Củng cố: GV hệ thống nội dung bài:
 Có 6 phương pháp thuyết minh:
 + Nêu định nghĩa-giải thích
 + Liệt kê
 + Nêu ví dụ
 + Dùng số liệu
 + So sánh
 + Phân loại-phân tích.
5. Hướng dẫn học bài:
 - Học bài theo quá trình tìm hiểu
 - Học thuộc ghi nhớ, làm BT3, 4.
 - Ôn lại kiến thức để tiết sau trả bài.
Ngày soạn: 03/11/2015
Ngày dạy 8A.............;8C 
Tiết 59:
 Trả bài kiểm tra văn 
 và Tập làm văn số 2
I/ mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giúp HS: Nắm được. Qua việc trả bài giúp học sinh:
- Nhận thức được kết quả cụ thể bài viết của bản thân, những ưu nhược điểm về các mặt: ghi nhớ và hệ thống hoá kiến thức từ các truyện ký hiện đại vận dụng vào viết kể có kết hợp với miêu tả, biểu cảm.
- Giúp học sinh chữa lỗi về liên kêt văn bản, lỗi chính tả.
- Giúp HS có khả năng tự KT bài viết của mình.
 2. Kĩ năng:
- Nhận biết và vận dụng tốt khi nhận diện đề bài.
- Rèn luyện khả năng quan sỏt. Tớch luỹ và nõng cao kiến thức.
- Sửu chữa lỗi.
3. Tháii độ: Có ý thức trau dồi, vận dụng tốt trong học tập
II/ chuẩn bị:
 1. Giáo viên:
 Chấm, chữa bài, phân loại bài kiểm tra. 
 2. Học sinh:
 Ôn lại lí thuyết
 Xây dựng dàn ý chi tiết cho đề bài TLV
III/ các hoạt động dạy – học
 1. ổn định lớp.
 2. Kiểm tra bài cũ:
 3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
 Nội dung
Hoạt động 1: 
* GV yêu cầu HS đọc đề bài 
- Gọi HS trả lời từng câu
- GV thống nhất đáp án
? Em sẽ trình bày cảm nhận của em về nhân vật chị Dậu qua những phương diện nào?
-> HS trả lời.
- GV nhận xét bổ sung, thống nhất đáp án.
GV:
+ Nhiều em làm chính xác, đầy đủ ,có những cảm nhận sâu sắc, diễn đạt tốt.
GV: 
+ Vẫn còn một số em c ảm nhận về nhân vật chị Dậu còn chưa đầy đủ, chưa toàn diện. Một số em còn lịêt kê các tình tiết của câu chuyện. Một vài em còn chưa hề bộc lộ cảm xúc. Diễn đạt còn lủng củng, khô khan, không toát ý.
- GV trả bài cho HS
- Gọi điểm, ghi điểm vào sổ.
Hoạt động 2:
- Gọi HS nhắc lại đề bài.
- GV ghi bảng.
? Thể loại của bài viết?
? Với yêu cầu như vậy, phương thức biểu đạt của VB sẽ là gì?
? Với đề bài này, phần mở bài em sẽ viết như thế nào?
? Phần thân bài sẽ có những ý nào? Cách triển khai các ý đó?
? Kết luận em sẽ viết như thế nào?
GV:
+ Một số em trình bày rất sạch đẹp.
+ Bố cục rõ ràng
+ Không sai chính tả
GV: 
+ Đúng thể loại
+ Diễn đạt trôi chảy
+ Kỉ niệm được kể khá sâu sắc.
GV: 
+ Nhiều bài trình bày bẩn, gạch xoá nhiều.
+ Chữ viết xấu, khó đọc.
+ Bố cục chưa rõ ràng.
GV: 
+ Diễn đạt còn lủng củng.
+ Dùng từ chưa chính xác
+ Câu dài, chưa sử dụng dấu câu
+ Viết lan man, dài dòng 
+ Lỗi chính tả, dùng từ sai, viết tắt nhiều.
+ Chưa đi đúng trọng tâm(vẫn còn kể 1 loạt sự việc chứ chưa đi vào 1 kỉ niệm cụ thể).
GV: 
- Nhà em có nuôi một con vật nuôi, đó là một chú chó rất đẹp
-> Nhà em có nuôi một chú chó rất đẹp
- GV đọc đọn văn( Nếu có thời gian chép đoạn văn lên bảng) 
- Gọi HS điền dấu câu.
GV: 
+ Em loé lên tình cảm với nó.-> Nảy sinh
+ Như kiểu nó biết lỗi. -> dường như
- GV: Nêu các từ viết sai:
 Sin lỗi, lẩn quẩn, ....
- Gọi HS nêu cách viết đúng.
- GV trả bài cho HS 
- Gọi điểm, ghi điểm vào sổ.
I/ Trả bài văn học 45 phút
1. Xác định đáp án
2. Nhận xét:
* Ưu điểm:
* Hạn chế:
3. Trả bài, gọi điểm.
II/ Trả bài Tập làm văn số 2.
1. Xác định yêu cầu của đề.
Đề bài: Kể lại một việc em đã làm khiến bố mẹ rất vui lòng.
- Thể loại: Văn tự sự
- Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
2. Lập dàn ý:(đã nêu ở tiết 36+37)
3. Nhận xét:
a. Ưu điểm:
- Về hình thức: 
- Về nội dung:
b. Hạn chế:
- Về hình thức
- Về nội dung
3. Chữa lỗi
a. Lỗi diễn đạt
b. Không dùng dấu câu
c. Dùng từ không chính xác
d. Lỗi chính tả.
4. Trả bài, gọi điểm:
4. Củng cố: GV nhắc lại các yêu cầu và các lỗi cần tránh đối với việc tạo lập VB.
5. Hướng dẫn học bài:
- Căn cứ vào dàn ý, phần nhận xét và chữa lỗi của GV, Các em về nhà viết lại bài văn vào vở bài tập.
- Soạn bài: “Bài toán dân số”.
Kết quả bài kiểm tra văn (45')
T/S
Giỏi
Khá
Trung bình
yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
8A
( 29)
8C(26)
Kết quả bài làm văn số 2
T/S
Giỏi

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 12.doc