Giáo án Ngữ văn 8 - Tập làm văn: Liên kết các đoạn văn trong văn bản

A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

 1. Kiến thức :

 - Sự liên kết giữa các đoạn, các phương tiện liên kết đoạn (từ liên kết và

câu nối).

 - Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong quá trình tạo lập văn bản.

 2. Kỹ năng : Nhận biết, sử dụng được các câu, các từ có chức năng, tác dụng liên kết các đoạn trong một văn bản.

 3. Thái độ : Có ý thức trong việc sử dụng các cách liên kết đoạn văn trong việc tạo lập văn bản.

B/ CHUẨN BỊ :

 - GV : Sgk + giáo án + bảng phụ (đoạn văn KTBC).

 - HS : Đọc và tìm hiểu bài trước + Sgk.

C/ PHƯƠNG PHÁP : Phân tích tình huống + thực hành viết tích cực.

 

doc 5 trang Người đăng trung218 Lượt xem 10437Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tập làm văn: Liên kết các đoạn văn trong văn bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4
Tiết 15
Ngày dạy : 
	- 8A1: //
	- 8A2: //
 	- 8A3: //
Tập làm văn
LIÊN KẾT CÁC ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 
	1. Kiến thức : 
	- Sự liên kết giữa các đoạn, các phương tiện liên kết đoạn (từ liên kết và 
câu nối).
	- Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong quá trình tạo lập văn bản.
	2. Kỹ năng : Nhận biết, sử dụng được các câu, các từ có chức năng, tác dụng liên kết các đoạn trong một văn bản.
	3. Thái độ : Có ý thức trong việc sử dụng các cách liên kết đoạn văn trong việc tạo lập văn bản.	 
B/ CHUẨN BỊ :
	- GV : Sgk + giáo án + bảng phụ (đoạn văn KTBC).
	- HS : Đọc và tìm hiểu bài trước + Sgk.
C/ PHƯƠNG PHÁP : Phân tích tình huống + thực hành viết tích cực.
D/ TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
	1. Kiểm tra bài cũ : 
	- Từ ngữ chủ đề là gì ?
	HS : Từ ngữ chủ đề là các từ ngữ được dùng làm đề mục hoặc các từ ngữ được lặp lại nhiều lần (thường là chỉ từ, đại từ, các từ đồng nghĩa) nhằm duy trì đối tượng được biểu đạt.
	- Câu chủ đề là loại câu thế nào ?
	HS : Câu chủ đề mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, thường đủ hai thành phần chính và đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn.
	- Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống : “biểu đạt, tóm tắt, đơn vị nhỏ nhất, đơn vị trực tiếp, bắt đầu, kết thúc, mở bài, kết luận”.
Đoạn văn là  tạo nên văn bản,  từ chữ viết hoa lùi đầu dòng,  bằng dấu chấm xuống dòng và thường  một ý tương đối hoàn chỉnh.
HS : Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu từ chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh.
	2. Bài mới : 
Ù Hoạt động 1 : Giới thiệu bài mới.
	Khi tạo lập một văn bản muốn văn bản đó liền ý, liền mạch thì phải biết liên kết các đoạn văn trong văn bản bằng những phương tiện một cách hợp lý. Bài học này sẽ giúp các em thực hiện tốt điều đó.
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
BÀI HS GHI
Ù Hoạt động 2 : Nội dung bài học. (Phân tích tình huống)
I. Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong 
văn bản :
- GV yêu cầu 1HS đọc văn bản 1/I Sgk/50.
	VD : 1, 2/I Sgk/50, 51.
- Đoạn 1 của mục 1 Sgk/50 tả cảnh gì ?
- Nêu nội dung đoạn 1 của mục 1.
	- Đoạn 1 của mục 1 Sgk/50 : Tả cảnh sân trường Mĩ Lí trong ngày tựu trường.
- Đoạn 2 của mục 1 Sgk/50 thể hiện nội dung gì ?
- Nêu nội dung đoạn 2 của mục 1.
	- Đoạn 2 của mục 1 Sgk/50 : Nêu cảm tưởng của nhân vật tôi trong một lần ghé qua trường Mĩ Lí trước đây.
- Hai đoạn văn trên có 
mối quan hệ gì không ? Vì sao ?
	® 2 đoạn văn trên không có sự liên kết.
- GV : 2 đoạn văn tuy cùng viết về một ngôi trường nhưng giữa việc tả cảnh hiện tại và cảm tưởng về ngôi trường ấy không có sự liên kết 
với nhau.
- Đọc văn bản 2/I Sgk/50, 51.
- So sánh 2 đoạn văn vừa đọc với 2 đoạn văn trong văn bản 1/I Sgk/50, 
nhận xét.
- Đầu đoạn 2 của mục 2/I Sgk/50, 51 có cụm từ “trước đó mấy hôm”.
- GV nói thêm : Cụm từ “trước đó mấy hôm” tạo nên sự liên tưởng cho người đọc đối với đoạn văn trước.
- Tác dụng của cụm từ trên đối với 2 đoạn văn 2/I Sgk/50, 51 ?
- Tạo sự liên kết chặt 
chẽ giữa 2 đoạn văn, làm cho 2 đoạn văn liền ý, liền mạch.
- Tác dụng của phương tiện liên kết trong việc liên kết các đoạn văn trong văn bản ?
- Dựa vào ghi nhớ trả lời.
- Nhận xét.
	- Hai đoạn văn 2/I Sgk/50, 51 có sự liên kết về ý nghĩa vì có sử dụng phương tiện liên kết “trước đó mấy hôm”.
- GV chốt lại ghi nhớ 
(ý 1) Sgk/53.
- Đọc ghi nhớ (ý 1) Sgk/53.
* Ghi nhớ (ý 1) : Sgk/53.
II. Cách liên kết các đoạn văn trong văn bản : 
- GV gọi 1HS đọc văn bản 1a/II Sgk/51 (bảng phụ).
- HS đọc theo yêu cầu.
	1. Dùng từ ngữ để liên kết các đoạn văn :
- Tìm các từ ngữ liên kết trong 2 đoạn văn trên. Quan hệ ý nghĩa giữa 2 đoạn văn là mối quan 
hệ gì ?
	Câu a : “sau khâu tìm hiểu” ® Quan hệ liệt kê.
- Hãy kể thêm các phương tiện liên kết đoạn có quan hệ liệt kê.
- Kể thêm : trước đó, đầu tiên, sau nữa, sau hết, cuối cùng, một mặt, mặt khác, một là, hai là, thêm vào đó, ngoài ra,
- GV gọi 1HS đọc văn bản 1b/II Sgk/53, 54.
- Chỉ ra từ ngữ kiên kết trong 2 đoạn văn trên. Cho biết quan hệ ý nghĩa giữa 2 đoạn văn trên.
	Câu b : “nhưng” ® Quan hệ đối lập.
- Hãy kể thêm các phương tiện liên kết đoạn có ý nghĩa đối lập.
- Kể thêm : nhưng mà, thế mà, vậy mà, tuy nhiên, tuy vậy, trái lại, ngược lại, song,
- GV yêu cầu HS đọc thầm văn bản 2/I 
Sgk/50, 51.
- Cho biết từ “đó” (đầu đoạn 2) thuộc từ loại 
nào ? “trước đó” là khi nào ? Tác dụng của từ “đó” ?
- HS : “trước đó” là trước ngày tựu trường. Từ “đó” thay thế cho từ ngữ “ngày tựu trường”.
	Câu c : “đó” Từ loại chỉ từ.
- GV : Chỉ từ, đại từ cũng được làm phương tiện liên kết đoạn.
- Hãy kể thêm một số từ cùng loại với từ “đó” có tác dụng liên kết đoạn.
- HS : này, kia, ấy, nọ, vậy, thế,
- GV gọi 1HS đọc văn bản 1d/II Sgk/52.
- Tìm từ ngữ liên kết trong 2 đoạn văn đó. Mối quan hệ giữa 2 đoạn văn đó là gì ?
	Câu d : “nói tóm lại” Quan hệ tổng kết, khái quát.
- Hãy kể thêm các phương tiện liên kết đoạn mang ý nghĩa tổng kết, khái quát.
- Kể thêm : tóm lại, nhìn chung, nói một cách tổng quát thì,
- GV cho 1HS đọc văn bản 2/II Sgk/53 (bảng phụ).
	2. Dùng câu nối để liên kết các đoạn văn :
- Tìm câu liên kết giữa 2 đoạn văn. Tại sao câu đó lại có tác dụng liên kết ?
- HS : “Ái dà, lại còn chuyện đi học nữa 
cơ đấy !” ® Câu này có tác dụng liên kết vì nó nối nội dung các đoạn lại 
với nhau.
	“Ái dà, lại còn chuyện đi học nữa cơ đấy !” : Câu nối.
- Vậy phương tiện được dùng để liên kết ở đây gọi là gì ?
- Câu nối.
- Từ đó em có thể nêu các phương tiện liên kết chủ yếu.
- GV chốt lại nội dung ghi nhớ (ý 2) Sgk/53.
- Đọc ghi nhớ (ý 2) Sgk/53.
* Ghi nhớ (ý 2) : Sgk/53.
Ù Hoạt động 3 : Luyện tập. (Thực hành viết tích cực)
III. Luyện tập : 
- Tìm phương tiện liên kết và cho biết mối quan hệ ý nghĩa của chúng.
- Đọc yêu cầu BT 1a/III Sgk/53.
- 3HS thực hiện 3 yêu cầu của BT1.
- Nhận xét.
	1. Tìm các từ ngữ có tác dụng liên kết đoạn văn 
và cho biết mối quan hệ 
ý nghĩa.
- Lần lượt thể hiện các yêu cầu BT 1a, b, c/III Sgk/53, 54.
- GV nhận xét, giải thích thêm để HS nắm được các mối quan hệ ý nghĩa giữa các đoạn văn.
	a. “nói như vậy” : quan hệ tổng kết.	
	b. “thế mà” : quan hệ đối lập.
	c. - “cũng” : quan hệ nối tiếp, liệt kê.
	- “tuy nhiên” : quan hệ đối lập.
- Nêu yêu cầu BT 2/III Sgk/54, 55.
- 2HS thực hiện yêu cầu BT2 (mỗi HS thực hiện 2 yêu cầu của BT).
	2. Chọn phương tiện liên kết thích hợp điền vào chỗ trống.
	a. Từ đó.
	b. Nói tóm lại.
	c. Tuy nhiên.
	d. Thật khó trả lời.
Ù Hoạt động 4 : Hướng dẫn tự học.
	- Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà : Tìm và chỉ ra tác dụng của các từ ngữ và câu văn dùng để liên kết các đoạn văn trong văn bản Lão Hạc.
	- Chuẩn bị bài mới : “Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội” Sgk/5659.
	+ Đọc và thực hiện nhiệm vụ I, II Sgk/56, 57.
	+ Đọc và thực hiện nhiệm vụ 2/III Sgk/57.
	+ Xem trước các BT 1, 3, 4 và 5/IV Sgk/58, 59.
	+ Yêu câu thêm : Phân tích tác dụng của từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội trong một văn bản đã học.
œµ
* Rút KN : ..............
.................................
.................................
.................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 15 Lien ket cac doan van trong van ban.doc