Giáo án Ngữ văn 8 - Tập làm văn: Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự

A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

 1. Kiến thức : Các yêu cầu đối với việc tóm tắt.

 2. Kỹ năng :

 - Đọc – hiểu, nắm bắt được toàn bộ cốt truyện của văn bản tự sự.

 - Phân biệt sự khác nhau giữa tóm tắt khái quát và tóm tắt chi tiết.

 - Tóm tắt văn bản tự sự phù hợp với yêu cầu sử dụng.

 3. Thái độ : Thực hiện tóm tắt văn bản tự sự đúng trình tự 4 bước.

B/ CHUẨN BỊ :

 - GV : Sgk + giáo án.

 - HS : Đọc và tìm hiểu bài trước + Sgk.

C/ PHƯƠNG PHÁP : Thực hành viết tích cực + thảo luận nhóm.

 

doc 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 2305Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tập làm văn: Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5
Tiết 18
Ngày dạy : 
	- 8A1: //
	- 8A2: //
 	- 8A3: //
Tập làm văn
LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 
	1. Kiến thức : Các yêu cầu đối với việc tóm tắt. 
	2. Kỹ năng : 
	- Đọc – hiểu, nắm bắt được toàn bộ cốt truyện của văn bản tự sự.
	- Phân biệt sự khác nhau giữa tóm tắt khái quát và tóm tắt chi tiết.
	- Tóm tắt văn bản tự sự phù hợp với yêu cầu sử dụng.
	3. Thái độ : Thực hiện tóm tắt văn bản tự sự đúng trình tự 4 bước. 
B/ CHUẨN BỊ :
	- GV : Sgk + giáo án.
	- HS : Đọc và tìm hiểu bài trước + Sgk.
C/ PHƯƠNG PHÁP : Thực hành viết tích cực + thảo luận nhóm.
D/ TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
	1. Kiểm tra bài cũ : 
	- Mục đích của việc tóm tắt văn bản là để :
	A. Ghi lại một cách đầy đủ, chi tiết toàn bộ nội dung của một văn bản nào đó để người chưa đọc nắm được văn bản ấy.
	B. Ghi lại một cách chính xác những nội dung chính của văn bản nào đó để người chưa đọc nắm được văn bản ấy.
	C. Kể lại một cách sáng tạo câu chuyện trong văn bản nào đó nhằm hấp dẫn người chưa đọc văn bản đó.
	D. Phân tích nội dung, ý nghĩa của văn bản cho người chưa đọc hiểu rõ văn bản đó.
	- Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự ?
	HS : Tóm tắt văn bản tự sự là dùng lời văn của mình trình bày một cách ngắn gọn, trung thành, chính xác những nội dung chính của văn bản được tóm tắt.
	- Nêu quy trình tóm tắt văn bản tự sự.
	HS : 
	+ Đọc kỹ để hiểu đúng chủ đề văn bản.
	+ Xác định nội dung chính cần tóm tắt.
	+ Sắp xếp các nội dung ấy theo một thứ tự hợp lý.
	+ Viết thành văn tóm tăt văn bản.
	2. Bài mới : 
Ù Hoạt động 1 : Giới thiệu bài mới.
	Ở tiết tập làm văn vừa rồi (tiết 17), các em đã biết cách tóm tắt văn bản tự sự. trong tiết học này, các em sẽ vận dụng các kiến thức đã học để luyện tập tóm tắt văn bản tự sự.
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
BÀI HS GHI
Ù Hoạt động 2 : Luyện tập. 
- Nhận xét về bản liệt kê những sự việc tiêu biểu, nhân vật trong truyện “Lão Hạc” đã nêu ở Sgk.
- Theo em, sắp xếp các sự việc như thế nào là hợp lý ? 
- Viết, trình bày, trao đổi, đánh giá.
- Trên cơ sở đã sắp xếp lại các sự việc, em thử viết lại đoạn văn. (Thực hành viết tích cực)
- GV gọi 1-2 HS đọc văn bản tóm tắt.
- GV giúp HS chỉnh sửa lại những lỗi cần thiết để có một văn bản tóm tắt tương đối hoàn chỉnh (GV tham khảo văn bản tóm tắt Sgv/56).
- GV chốt lại, ghi ý đúng trên bảng.
- Đọc nội dung BT1 Sgk/61, 62 (đọc từ a 
® k).
- Sgk đã nêu lên các sự việc, nhân vật và một số chi tiết tiêu biểu tương đối đầy đủ nhưng khá lộn xộn, thiếu mạch lạc, vì thế muốn tóm tắt cần sắp xếp lại thứ tự các việc đã nêu.
- Nêu ý kiến.
- HS cả lớp viết lại đoạn văn.
- 1HS nêu những sự việc tiêu biểu và các nhân vật trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ.
- Nhận xét.
Bài tập 1 :
	- Nhận xét : Sgk đã nêu lên các sự việc, nhân vật và một số chi tiết tiêu biểu tương đối đầy đủ nhưng khá lộn xộn, thiếu mạch lạc.
	- Sắp xếp lại cho hợp lý :
	1b 	4c 	7i
	2a 	5g 	8h
	3d 	6e 	9k
	- Viết tóm tắt truyện Lão Hạc bằng một văn bản ngắn gọn (khoảng 10 dòng).
Bài tập 2 :
	- Nhân vật chính trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ là chị Dậu.
	- Sự việc tiêu biểu là :
	+ Chị Dậu chăm sóc chồng bị ốm.
	+ Đánh lại cai lệ, người nhà lý trưởng để bảo vệ anh Dậu.
- Gọi 1-2 HS trình bày văn bản tóm tóm trước lớp.
- HS thực hành viết văn bản tóm tắt đoạn trích Tức nước vỡ bờ khoảng 10 dòng trong 5’.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS cả lớp nhận xét.
	- Viết văn bản tóm tắt đoạn trích (khoảng 10 dòng).
- GV đánh giá, hướng dẫn HS sửa.
- GV gợi ý và cho HS thảo luận nhóm, trả lời. (Thảo luận nhóm 2HS 1’)
- Tại sao nói các văn bản Tôi đi học, Trong lòng mẹ rất khó tóm tắt ?
- GV kết luận, giảng giải thêm để HS hiểu rõ : Nếu muốn tóm tắt 2 văn bản này thì trên thực tế là chúng ta phải viết lại truyện. Đây là một công việc khó khăn, cần phải có thời gian và vốn sống cần thiết mới thực hiện được.
- Nêu yêu cầu BT3.
- Trả lời.
- Nhận xét.
Bài tập 3 :
	Tôi đi học và Trong lòng mẹ là hai văn bản tự sự nhưng rất giàu chất thơ, ít sự việc, các tác giả chủ yếu tập trung miêu tả cảm giác và nội tâm nhân vật nên rất khó tóm tắt. 
Ù Hoạt động 3 : Hướng dẫn tự học.
	- Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà :
	+ Tìm đọc phần tóm tắt một số tác phẩm tự sự đã học trong từ điển văn học.
	+ Yêu cầu thêm : Thực hành tóm tắt một văn bản tự sự đã học.
	- Chuẩn bị bài mới : “Cô bé bán diêm” Sgk/6467.
	+ Đọc văn bản Cô bé bán diêm.
	+ Tóm tắt văn bản Cô bé bán diêm.
	+ Xem chú thích Sgk/67, 68.
	+ Trả lời nội dung các câu hỏi 3, 4 Sgk/68.
œµ
* Rút KN : ..............
.................................
.................................
.................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 18 Luyen tap tom tat van ban tu su.doc