Giáo án Ngữ văn 8 - Tập làm văn: Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự

A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

 1. Kiến thức :

 - Vai trò của yếu tố kể trong văn bản tự sự.

 - Vai trò của yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự.

 - Sự kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu lộ tình cảm trong văn bản tự sự.

 2. Kỹ năng :

 - Nhận ra và phân tích được tác dụng của các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong một văn bản tự sự.

 - Sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong làm văn tự sự.

 3. Thái độ : Sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm để nâng cao hiệu quả bài văn tự sự.

 

doc 6 trang Người đăng trung218 Lượt xem 11618Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tập làm văn: Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6
Tiết 22 
Ngày dạy : 
	- 8A1: //
	- 8A2: //
 	- 8A3: //
Tập làm văn
MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 
	1. Kiến thức : 
	- Vai trò của yếu tố kể trong văn bản tự sự.
	- Vai trò của yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự.
	- Sự kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu lộ tình cảm trong văn bản tự sự.
	2. Kỹ năng : 
	- Nhận ra và phân tích được tác dụng của các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong một văn bản tự sự.
	- Sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong làm văn tự sự.
	3. Thái độ : Sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm để nâng cao hiệu quả bài văn tự sự.	 
B/ CHUẨN BỊ :
- GV : Sgk + giáo án.
- HS : Đọc và tìm hiểu bài trước + Sgk.
C/ PHƯƠNG PHÁP : Quy nạp + thực hành viết tích cực + thảo luận nhóm.
D/ TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
	* Bài mới : 
Ù Hoạt động 1 : Giới thiệu bài mới.
	Trong quá trình tạo lập văn bản, tùy vào mục đích, nội dung và tính chất của văn bản mà người ta kết hợp các phương thức biểu đạt với nhau. Điều đó cũng có nghĩa là không thể kết hợp các phương thức này một cách tùy tiện. Vậy trong thực tế, ở các văn bản tự sự, phương thức tả và biểu cảm kết hợp với nhau như thế nào ?
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
BÀI HS GHI
Ù Hoạt động 2 : Nội dung bài học. 
- Trong đoạn trích, tác giả kể lại những việc gì ? Sự việc bao trùm lên đoạn trích gì ?
- Sự việc ấy được kể lại bằng các chi tiết nào ?
- GV gợi ý các biểu hiện của các yếu tố để HS có cơ sở xác định được các yếu tố kể, tả và biểu cảm.
	+ Kể : Nêu sự việc, hành động, nhân vật.
	+ Tả : Chỉ ra tính chất, màu sắc, mức độ của sự việc, hành động, nhân vật.
	+ Biểu cảm : Bày tỏ cảm xúc, thái độ của người viết trước sự việc, nhân vật, hành động.
- Tìm các yếu tố miêu tả trong đoạn trích.
- Chỉ ra các yếu tố biểu cảm trong đoạn trích.
- Các yếu tố kể, tả và biểu cảm được sử dụng trong văn bản như thế nào ? (sử dụng riêng biệt hay đan xen vào nhau ?).
- GV cho HS tìm ví dụ minh họa. 
- GV yêu cầu HS bỏ 
hết các yếu tố miêu tả, 
biểu cảm trong đoạn trích, đọc lại đoạn trích (HS 
đọc thầm).
- GV yêu cầu HS bỏ hết các yếu tố kể, chỉ để lại các câu văn miêu tả và biểu cảm.
- Qua tìm hiểu đoạn trích trên, em hãy cho biết thế nào là kết hợp giữa các yếu tố kể, tả và biểu cảm trong văn tự sự.
- Đọc đoạn trích Những ngày thơ ấu mục I Sgk/72, 73.
- HS Trả lời :
	+ Cuộc đối thoại giữa Hồng với bà cô.
	+ Hồng gặp lại mẹ và ở trong lòng mẹ.
	+ Sự việc bao trùm lên đoạn trích là kể lại cuộc gặp gỡ đầy cảm động giữa nhân vật tôi với người mẹ lâu ngày xa cách (sự việc 2).
- Các chi tiết cụ thể :
+ Mẹ vẫy tôi.
+ Tôi đuổi theo xe.
+ Mẹ kéo tôi lên xe.
+ Tôi òa khóc.
+ Mẹ cũng sụt sùi.
	+ Tôi ngồi trong lòng mẹ, quan sát gương mặt mẹ.
- HS nêu.
- Nhận xét, bổ sung.
- HS nêu.
- Nhận xét, bổ sung.
- Dùng đan xen giữa các yếu tố.
- Đoạn “Tôi ngồi trên đệm xelạ thường”.
	+ Kể : “Tôi ngồi trên 
đệm xe”.
	+ Tả : “Đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi” ; “Khuôn miệng xinh xắn”.
	+ Biểu cảm : “Những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt”; “thơm tho lạ thường”.
- Nhận xét. Từ đó, rút ra kết luận về vai trò, tác dụng của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong việc 
kể chuyện.
- Nhận xét. Từ đó, rút ra kết luận về vai trò, tác dụng của các yếu tố kể người, việc trong văn bản tự sự.
I. Sự kết hợp các yếu tố kể, tả và biểu lộ tình cảm trong văn bản tự sự :
	VD : Đoạn trích Những ngày thơ ấu Sgk/72, 73.
	1. Yếu tố miêu tả :
	- Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, ríu cả 
chân lại.
	- Mẹ tôi không còm cõi, gương mặt tươi sáng, da mịn, hai gò má hồng.
	2. Yếu tố biểu cảm :
	- “Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc ?” (Suy nghĩ).
	- “Tôi thấy cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn nam khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.” (Cảm nhận).
	- “Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rơm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng.” (Phát biểu cảm tưởng).
	3. Tác dụng của việc kết hợp các yếu tố kể, tả và biểu cảm :
	- Nếu tước bỏ các yếu tố miêu tả và biểu cảm thì đoạn văn bị khô khan, không gây xúc động.
	- Nếu tước bỏ các yếu tố tự sự thì đoạn văn không còn có sự việc và nhân vật rất khó hiểu.
- Kết hợp các yếu tố kể, tả và biểu cảm có tác dụng gì trong việc kể chuyện ?
Ù Hoạt động 3 : Luyện tập.(Thực hành viết tích cực)
- GV có thể yêu cầu bất kỳ HS nào trong lớp thực hiện, cũng có thể cho HS thảo luận nhóm, sau đó yêu cầu 1HS đại diện trình bày.
- Dựa vào ghi nhớ trả lời.
- Đọc ghi nhớ Sgk/74.
- Đọc đoạn văn được chọn.
- Chỉ ra các yếu tố tả, biểu cảm trong đoạn trích.
- Nhận xét.
* Ghi nhớ : Sgk/74.
II. Luyện tập : 
	1. Tìm một số đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm và phân tích giá trị của các yếu tố đó.
	a. “Tôi đi học” : Đoạn “Sau một hồi trống rộn ràng trong các lớp” Sgk/6, 7.
	- Tả : Sau một hồi trống thúc ; sắp hàng ; đi vào lớp ; không đi ; không đứng lại ; co lên một chân ; duỗi mạnh.
	- Biểu cảm : vang dội cả lòng tôi ; cảm thấy mình chơ vơ ; vụng về lúng túng ; run run theo nhịp bước rộn ràng trong 
các lớp.
	b. “Tức nước 
vỡ bờ” : Đoạn “Hình như tức quá ngã nhào ra thềm” Sgk/30, 31.
	- Tả : Tát vào mặt chị một cái đánh bốp ; nhảy nhào ; nghiến hai hàm răng ; túm lấy cổ ; ấn 
dúi ; ngã chỏng quèo ; sấn sổ bước đến ; chực đánh ; nhanh như cắt ; giằng co nhau ; buông gậy ra áp vào vật nhau ; kêu khóc om sòm ; túm tóc ; ngã nhào ra thềm.
	- Biểu cảm : Hình như tức quá không thể chịu được ; liều mạng cự lại ; “hầu cần ông lý” yếu hơn chị chàng con mọn.
- Nếu còn thời gian GV yêu cầu HS phân tích tác dụng của các yếu tố tả và biểu cảm đó.
- GV nêu yêu cầu của BT2. (Thảo luận nhóm 2HS 3’).
- GV gợi ý :
	+ HS có thể tham khảo đoạn hai mẹ con của bé Hồng gặp nhau để viết.
	+ Nên bắt đầu từ chỗ nào ?
	+ Từ xa thấy người bạn thân như thế nào ? (tả hình dáng, mái tóc).
	+ Lại gần thấy ra sao ? Kể hành động của mình và người thân, tả chi tiết khuôn mặt, quần áo,
	+ Những biểu hiện tình cảm của hai người sau khi đã gặp như thế nào ? (Ngôn ngữ, lời nói, hành động, cử chỉ, nét mặt,?). 
- GV đánh giá chung.
- HS thảo luận ghi vào vở bài tập.
- Cử đại diện của mỗi nhóm đọc bài của nhóm trước lớp.
- Nhận xét.
	c. “Lão Hạc” : Đoạn “Chao ôi !... dần dần” Sgk/44.
	- Tả : Tôi giấu giếm vợ tôi ; thỉnh thoảng giúp ngấm ngầm lão Hạc ; lão từ chối tất cả những cái gì tôi cho lão ; lão cứ xa tôi dần dần.
	- Biểu cảm : Chao 
ôi !... chứ không nỡ giận ; lão từ chối một cách gần như là hách dịch.
Giá trị của các yếu tố tả, biểu cảm
	a. Hình ảnh lúng túng, vụng về của các cậu học trò mới.
	b. Sức mạnh ghê gớm của chị Dậu, một tinh thần phản kháng tiềm tàng.
	c. Diễn tả suy nghĩ, sự cảm thông của ông giáo với mọi người xung quanh.
	2. Viết đoạn văn kể về những giây phút đầu tiên khi gặp lại người bạn thân.
Ù Hoạt động 4 : Hướng dẫn tự học.
	- Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà :
	+ Vận dụng kiến thức trong bài học để đọc – hiểu, cảm thụ tác phẩm tự sự có sử dụng kết hợp các yếu tố kể, tả, biểu cảm.
	+ Tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
	- Chuẩn bị bài mới : “Đánh nhau với cối xay gió” Sgk/7578.
	+ Đọc văn bản Đánh nhau với cối xay gió.
	+ Xem chú thích Sgk/78, 79.
	+ Chuẩn bị câu hỏi 1, 2, 3 Sgk/79.
œµ
* Rút KN : ..............
.................................
.................................
.................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 22 Mieu ta va bieu cam trong VB tu su.doc