Giáo án Ngữ văn 8 - Tập làm văn: Xây dựng đoạn văn trong văn bản

A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

 1. Kiến thức : Khái niệm đoạn văn, từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong một đoạn văn.

 2. Kỹ năng :

 - Nhận biết được từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong một đoạn văn đã cho.

 - Hình thành chủ đề, viết các từ ngữ và câu chủ đề, viết các câu liền mạch theo chủ đề và quan hệ nhất định.

 - Trình bày một đoạn văn theo kiểu quy nạp, diễn dịch, song hành, tổng hợp.

 3. Thái độ : Có ý thức trong việc lựa chọn cách trình bày đoạn văn (diễn dịch, quy nạp, song hành) phù hợp với mục đích giao tiếp.

 

doc 5 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1954Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tập làm văn: Xây dựng đoạn văn trong văn bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3
Tiết 9
Ngày dạy : 
	- 8A1: //
	- 8A2: //
 	- 8A3: //
Bài 3
Tập làm văn
XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 
	1. Kiến thức : Khái niệm đoạn văn, từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong một đoạn văn. 
	2. Kỹ năng : 
	- Nhận biết được từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong một đoạn văn đã cho.
	- Hình thành chủ đề, viết các từ ngữ và câu chủ đề, viết các câu liền mạch theo chủ đề và quan hệ nhất định.
	- Trình bày một đoạn văn theo kiểu quy nạp, diễn dịch, song hành, tổng hợp.
	3. Thái độ : Có ý thức trong việc lựa chọn cách trình bày đoạn văn (diễn dịch, quy nạp, song hành) phù hợp với mục đích giao tiếp. 	 
B/ CHUẨN BỊ :
	- GV : Sgk + giáo án + bảng phụ (3 đoạn văn 2a, b, c/III Sgk/36, 37).
	- HS : Đọc và tìm hiểu bài trước + Sgk.
C/ PHƯƠNG PHÁP : Phân tích tình huống + thảo luận nhóm.
D/ TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
	1. Kiểm tra bài cũ : 
	- Thế nào là bố cục của văn bản ?
	HS : Bố cục của văn bản là sự tổ chức các đoạn văn để thể hiện chủ đề. 	- Văn bản thường có bố cục 3 phần : mở bài, thân bài, kết bài. Em hãy cho biết nhiệm vụ của từng phần.
	HS : 
	+ MB : Nêu ra chủ đề của văn bản.
	+ TB : Thường có một số đoạn nhỏ trình bày các khía cạnh của chủ đề.
	+ KB : Tổng kết chủ đề của văn bản.
	- Cho biết trình tự trình bày nội dung phần thân bài.
	HS : Nội dung phần thân bài được trình bày theo trình tự tùy thuộc vào kiểu văn bản, chủ đề, ý đồ giao tiếp của người viết. Nhìn chung, nội dung ấy thường được sắp xếp theo trình tự thời gian và không gian, theo sự phát triển của sự việc hay theo mạch suy luận, sao cho phù hợp với sự triển khai chủ đề và sự tiếp nhận của người đọc.
	2. Bài mới : 
Ù Hoạt động 1 : Giới thiệu bài mới.
	Một văn bản thường do nhiều đoạn văn tạo thành. Vậy đoạn văn là gì ? Xây dựng đoạn văn như thế nào ? Đó chính là những nội dung chính mà bài học hôm nay sẽ cung cấp cho các em.
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
BÀI HS GHI
Ù Hoạt động 2 : Nội dung bài học. 
- GV cho HS đọc văn bản : Ngô Tất Tố và tác phẩm Tắt đèn.
- Văn bản trên gồm mấy ý ? Mỗi ý viết thành mấy đoạn văn ?
- Dấu hiệu hình thức nào có thể giúp em nhận biết đoạn văn ?
- Cho biết nội dung của từng đoạn văn trong văn bản trên.
- Hãy nêu khái quát các đặc điểm cơ bản của đoạn văn và cho biết thế nào là đoạn văn.
- GV chốt nội dung ghi nhớ (ý 1) Sgk/36.
- Tìm các từ ngữ có tác dụng duy trì đối tượng trong đoạn văn.
- Các từ có tác dụng duy trì đối tượng gọi là gì ?
- Cho biết ý khái quát bao trùm cả đoạn văn là gì ? Câu nào trong đoạn văn chứa ý khái quát ấy ?
- Câu chứa đựng ý khái quát của đoạn văn được gọi là gì ? Em có nhận xét gì về câu chủ đề ? (vị trí, hình thức, nội dung).
- Từ nhận thức trên, em hiểu từ ngữ chủ đề, câu chủ đề là gì ? Chúng đóng vai trò gì trong văn bản ?
- GV chốt lại nội dung 
ghi nhớ (ý 2) Sgk/36.
- GV nói thêm : Mối quan hệ ý nghĩa giữa các câu trong đoạn văn :
	+ Câu chủ đề mang ý nghĩa khái quát của cả đoạn văn.
	+ Các câu khai triển trực tiếp bổ sung ý nghĩa cho câu chủ đề.
	+ Câu chủ đề và các câu khai triển có quan hệ chính – phụ.
	+ Các câu khai triển có quan hệ bình đẳng với nhau.
	Một đoạn văn thường gồm nhiều câu có quan hệ chặt chẽ với nhau về ý nghĩa.
- GV cho HS phát hiện cách trình bày nội dung của các đoạn văn. (Thảo luận nhóm 2HS 1’)
- Hai đoạn văn trong văn bản : Ngô Tất Tố và tác phẩm Tắt đèn, đoạn nào có câu chủ đề ? Đoạn nào không có câu chủ đề ?
- Em nhận xét cách trình bày nội dung của đoạn văn 2b/II Sgk/35 (Đoạn văn có câu chủ đề 
không ?).
- Vị trí của câu chủ đề trong 2 đoạn văn 2/I Sgk/34 và 2b/II Sgk/35 ?
- Viết hoa lùi đầu dòng và dấu chấm xuống dòng.
- Dựa vào ghi nhớ Sgk/36 để trả lời.
- 1HS nhận xét.
- Đọc ghi nhớ (ý 1) Sgk/36.
- Đọc thầm đoạn văn 1/I Sgk/34, đoạn 2/I Sgk/34 trả lời.
- Quan sát đoạn 2/I Sgk/34 trả lời.
- Đoạn văn đánh giá những thành công của Ngô Tất Tố trong việc tái hiện thực trạng nông thôn Việt Nam trước cách mạng tháng Tám, khẳng định phẩm chất tốt đẹp của những người lao động chân chính.
- HS :
	+ Câu chủ đề.
	+ Vị trí : Ở đầu hoặc cuối đoạn.
	+ Hình thức : Lời lẽ ngắn gọn thường đủ 2 thành phần chính.
	+ Nội dung : Mang ý nghĩa khái quát của cả đoạn văn.
- Phát biểu, nhận xét, 
bổ sung.
- Đọc ghi nhớ (ý 2) Sgk/36.
- HS thảo luận nhóm trả lời : 
	+ Đoạn 1 : Không có câu chủ đề.
	+ Đoạn 2 : Có câu 
chủ đề.
- Đọc đoạn văn 2b/II Sgk/35.
- Đoạn văn 2b/II Sgk/35 có câu chủ đề.
- HS : 
	+ Đoạn 2/I Sgk/34 : Câu chủ ở đầu đoạn.
	+ Đoạn 2b/II Sgk/35 : Câu chủ đề ở cuối đoạn.
I. Thế nào là đoạn 
văn ?
	VD : Văn bản Ngô Tất Tố và tác phẩm Tắt đèn 
Sgk/34.
- Đoạn 1 : Giới thiệu tác giả Ngô Tất Tố.
- Đoạn 2 : Giới thiệu tiểu thuyết Tắt đèn.
* Ghi nhớ (ý 1) : Sgk/36.
II. Từ ngữ và câu trong đoạn văn :
 	1. Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề của đoạn văn :
- Đoạn 1 : Ngô Tất Tố (ông, nhà văn).
- Đoạn 2 : Tắt đèn (tác phẩm).
® Từ chủ đề.
- Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố.
® Câu chủ đề.
* Ghi nhớ (ý 2) : Sgk/34.
	2. Cách trình bày nội dung đoạn văn :
- Đoạn 1/I Sgk/34 : Các ý được trình bày trong các câu có quan hệ bình đẳng với nhau (đoạn văn song hành).
- Đoạn 2/I Sgk/34 : Ý chính nằm trong câu chủ đề ở đầu đoạn văn, các câu tiếp theo cụ thể hóa ý chính (đoạn văn diễn dịch).
- Đoạn 2b/II Sgk/35 : Ý chính nằm trong câu chủ đề ở cuối đoạn văn, các câu phía trước cụ thể hóa ý chính (đoạn văn quy nạp).
- Cho biết cách trình bày ý ở mỗi đoạn. (Thảo luận nhóm 4HS 2’). 
- GV chốt.
- Cử đại diện nhóm phát biểu.
- Đọc ghi nhớ (ý 3) Sgk/36.
* Ghi nhớ (ý 3) : Sgk/36.
Ù Hoạt động 3 : Luyện tập. (Phân tích tình huống)
- Văn bản chia làm mấy ý ? Mỗi ý diễn đạt thành mấy đoạn ?
- GV treo bảng phụ (3 đoạn văn 2a, b, c/III Sgk/36, 37).
- GV sửa, chốt lại. 
- Đọc văn bản và 
trình bày.
- Đọc 3 đoạn văn a, b, c.
- 3HS trình bày 3 đoạn.
- Nhận xét.
III. Luyện tập :
	1. Đọc văn bản 1/III Sgk/36.
	- Văn bản Ai nhầm : 2 ý.
	- Mỗi ý diễn đạt thành một đoạn văn.
	2. Phân tích cách trình bày nội dung trong các đoạn văn a, b, c/III Sgk/36, 37 :
a. Diễn dịch.
b. Song hành.
c. Song hành.
- GV hướng dẫn HS làm BT 3, 4/III Sgk/37 ở nhà.
Ù Hoạt động 4 : Hướng dẫn tự học.
	- Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà : Tìm hiểu mối quan hệ giữa các câu trong một đoạn văn cho trước, từ đó chỉ ra cách trình bày các ý trong đoạn văn (VD). 
	- Chuẩn bị bài mới : “Lão Hạc” Sgk/3845.
	+ Đọc văn bản Lão Hạc Sgk/3845.
	+ Xem chú thích Sgk/4547.
	+ Tóm tắt văn bản Lão Hạc (nêu các sự việc chính ở phần in chữ nhỏ và phần in chữ to đọc phân tích trên lớp).
	+ Trả lời nội dung các câu hỏi 4, 5 và 7 Sgk/48.
œµ
* Rút KN : ..............
.................................
.................................
.................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 9 Xay dung doan van trong VB.doc