Giáo án Ngữ văn 8 - Tiếng Việt: Chương trình địa phương từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương

A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

 1. Kiến thức :

 - Bước đầu nắm được khái niệm từ ngữ toàn dân và từ ngữ địa phương.

 - Hiểu được các từ ngữ địa phương điển hình và sự vận động của từ ngữ địa phương trong giao tiếp xã hội.

 2. Kỹ năng :

 - Biết sử dụng từ ngữ toàn dân và từ ngữ địa phương đúng chỗ, đúng lúc.

 - Tránh lạm dụng.

 3. Thái độ : Yêu thích và tôn trọng vốn từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương.

 

doc 7 trang Người đăng trung218 Lượt xem 3226Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiếng Việt: Chương trình địa phương từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7
Tiết 28
Ngày dạy : 
	- 8A1: //
	- 8A2: //
 	- 8A3: //
Tiếng Việt
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
TỪ NGỮ TOÀN DÂN, TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 
	1. Kiến thức : 
	- Bước đầu nắm được khái niệm từ ngữ toàn dân và từ ngữ địa phương.
	- Hiểu được các từ ngữ địa phương điển hình và sự vận động của từ ngữ địa phương trong giao tiếp xã hội.
	2. Kỹ năng : 
	- Biết sử dụng từ ngữ toàn dân và từ ngữ địa phương đúng chỗ, đúng lúc.
	- Tránh lạm dụng.
	3. Thái độ : Yêu thích và tôn trọng vốn từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương. 
B/ CHUẨN BỊ :
	- GV : 
	+ Bảng phụ.
	+ Tranh ảnh.
	+ Nghiên cứu tài liệu, soạn bài.
	- HS : Đọc tài liệu, tìm hiểu bài mới.
C/ PHƯƠNG PHÁP : Quy nạp + nêu ví dụ + động não + phân tích tình huống + thực hành.
D/ TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
	1. Kiểm tra bài cũ : 
	- Tình thái từ là gì ? Tình thái từ thường đứng ở vị trí nào trong câu ?
	- Trong các câu sau đây, câu nào không sử dụng tình thái từ ?
	A. Nếu vậy, tôi chẳng biết trả lời ra sao.
	B. Những tên khổng lồ nào cơ ?
	C. Giúp tôi với, lạy chúa !
	D. Tôi đã chẳng bảo ngài phải cẩn thận đấy ư !
	- Những tình thái từ được dùng trong các câu trên (câu 2b, c, d) thuộc nhóm tình thái từ nào ?
	HS : 
	+ 2b - Hỏi (cơ).
	+ 2c - Cầu khiến (với).
	+ 2d - Khẳng định (ư).
	- Khi sử dụng tình thái từ cần chú ý điều gì ?
	A. Tính địa phương.
	B. Không sử dụng biệt ngữ.
	C. Phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
	D. Phải có sự kết hợp với các trợ từ.
	2. Bài mới : 
Ù Hoạt động 1 : Giới thiệu bài mới.
	Tiếng Việt ta vốn phong phú và đa dạng. Bên cạnh sự phong phú của hệ thống từ ngữ toàn dân còn có sự đa dạng của hệ thống từ ngữ địa phương. Đó cũng chính là nội dung của bài học hôm nay : Từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương.
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
BÀI HS GHI
Ù Hoạt động 2 : Hình thành đơn vị kiến thức của bài học.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu từ ngữ toàn dân.
I. Từ ngữ toàn dân :
- GV treo bảng phụ có ghi ví dụ :
- HS đọc ví dụ.
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.”
- Tìm từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt.
- HS xác định : cha, mẹ.
	VD : 
	- Cha, mẹ.
- Từ cha, mẹ được sử dụng ở vùng miền nào ?
- Tất cả mọi người thuộc các địa phương khác nhau, tầng lớp nào cũng sử dụng từ cha, mẹ được ® Phạm vi sử dụng rộng rãi. 
- Ngoài từ chỉ quan hệ ruột thịt như cha, mẹ thì còn từ ngữ nào được sử dụng rộng rãi trong cả nước ?
- HS nêu VD : mưa, nắng, nhà, cửa, đêm, ngày, ruộng, vườn
	- Mưa, nắng, nhà, cửa, đêm, ngày, ruộng, vườn
- Qua tìm hiểu các ví dụ, em hiểu thế nào là từ ngữ toàn dân ?
- HS dựa vào tài liệu để trả lời.
- GV sử dụng bảng phụ ghi sẵn khái niệm từ ngữ toàn dân dán trên bảng.
	* Khái niệm : Từ ngữ toàn dân là lớp từ vựng cơ bản, quan trọng nhất trong một ngôn ngữ, làm cơ sở cho sự giao tiếp thống nhất của toàn dân.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu từ ngữ địa phương.
II. Từ ngữ địa phương :
- GV treo bảng phụ có ghi ví dụ :
- HS đọc ví dụ.
“Tía em hừng đông đi cày bừa
Má em hừng đông đi cày bừa”
- Tìm từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt.
- HS xác định : tía, má.
	VD :
	- Tía, má.
- Từ tía, má được sử dụng ở đâu ? Có được sử dụng rộng rãi như từ cha, mẹ không ?
- Từ tía, má chỉ được sử dụng trong một hoặc một vài địa phương.
- Ngoài từ tía, má ra, còn có những từ nào sử dụng trong một hoặc một số địa phương ?
- HS nêu VD : bắp, khóm, chén, bông
	- Bắp, khóm, chén, bông, muỗng
- Qua tìm hiểu ví dụ, theo em thế nào là từ ngữ địa phương ?
- HS dựa vào tài liệu để trả lời.
- GV sử dụng bảng phụ ghi sẵn khái niệm từ ngữ địa phương dán trên bảng.
	* Khái niệm : Từ ngữ địa phương là những từ ngữ được dùng hạn chế ở một hoặc một vài địa phương.
- GV chốt : Như vậy, tùy theo vùng, miền ta có thể sử dụng từ ngữ địa phương phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu sự xâm nhập của từ ngữ địa phương
	* Sự xâm nhập của từ ngữ địa phương vào từ ngữ toàn dân : 
- GV treo tranh : chôm chôm, chùm ruột, sầu riêng, áo bà ba, khăn rằn, mũ tai bèo, nón quai thao...
- HS quan sát tranh.
- Tranh là hình ảnh biểu thị những sự vật gì ? Các sự vật trên có đặc điểm gì về phạm vi sử dụng ?
- HS trả lời.
- GV chốt : 
	+ Tranh biểu thị sự 
vật : chôm chôm, chùm ruột, sầu riêng, áo bà ba, khăn rằn, nón quai thao...
	+ Phạm vi sử dụng : chỉ có ở một địa phương nào đó chứ không phổ biến đối với cả nước, do từ ngữ toàn dân không có từ ngữ biểu thị tương đương (chôm chôm, chùm ruột, sầu riêng, áo bà ba, khăn rằn – Nam Bộ ; nón quai thao – Bắc Bộ).
- GV chốt : Đây là những từ ngữ chỉ sản vật chỉ có ở một địa phương mà từ ngữ toàn dân không có từ ngữ biểu thị. Nhưng hiện nay trong toàn dân đều biết sản vật này.
- Vậy điều kiện nào từ 
ngữ địa phương có thể xâm nhập vào từ ngữ toàn dân ? Cho vài ví dụ.
- HS phát biểu : Từ ngữ toàn dân không có từ biểu thị.
	- Những từ ngữ địa phương chỉ các khái niệm chưa có trong từ ngữ toàn dân.
- GV chốt : Những từ ngữ địa phương chỉ các khái niệm chưa có trong từ ngữ toàn dân có khả năng thâm nhập mạnh nhất.
	VD : Chôm chôm, sầu riêng
- Từ đó, cho thấy từ ngữ địa phương có vai trò gì trong việc bổ sung từ ngữ mới và khái niệm mới cho ngôn ngữ toàn dân ?
- HS nêu vai trò của từ ngữ địa phương.
	Từ ngữ địa phương đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung từ ngữ mới và khái niệm mới cho ngôn ngữ toàn dân.	
- Ngoài điều kiện trên, còn có điều kiện nào từ ngữ địa phương có thể xâm nhập vào từ ngữ toàn dân nữa ? Cho ví dụ. (Thảo luận nhóm 2HS 1’)
- HS thảo luận, phát biểu.
	- Những từ ngữ địa phương gần gũi với đời sống xã hội của người dân cả nước.
	VD : Ác ôn, đồng khởi
	- Những từ ngữ địa phương do tính chất và đặc điểm hoàn cảnh xã hội đã lấn át từ ngữ toàn dân.
	VD : Máy lạnh, bột ngọt, 
- GV chốt : Đây là những từ ngữ địa phương có sức sống mạnh mẽ và có khả năng thâm nhập vào vốn từ ngữ toàn dân.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu sự khác nhau giữa từ ngữ toàn dân và từ ngữ địa phương.
III. Phân biệt sự khác nhau giữa từ ngữ toàn dân và từ ngữ địa phương :
- Các từ áo bà ba, bông điên điển, trái chôm chôm, khăn rằn thường dùng ở Nam Bộ, em thử tìm những từ ngữ toàn dân tương ứng.
- HS trả lời.
	1. Từ ngữ địa phương không có sự đối lập với từ ngữ toàn dân là những từ ngữ không có từ ngữ tương ứng cùng nghĩa trong từ ngữ toàn dân.
- GV khẳng định : Chắc chắn không có từ ngữ tương ứng và không thể thay thế bởi một từ nào khác trong từ ngữ toàn dân.
	VD : 
	- Áo bà ba, bông điên điển (Nam Bộ).
	- Nón quai thao, hát quan họ (Bắc Bộ).
	2. Từ ngữ địa phương có sự đối lập với từ ngữ toàn dân :
- Có những từ phát âm giống nhau nhưng nghĩa khác nhau như từ : hòm, ốm, bồ Hãy tìm hiểu nghĩa tương đương.
- HS nêu nghĩa từng từ.
	a. Đồng âm, khác nghĩa :
	VD :
ÂM
TNTD
TNĐP NB
Hòm
Rương
Quan tài
Ốm
Bệnh
Gầy
- Ngoài ra còn có những từ đồng nghĩa nhưng khi phát âm lại khác nhau. Hãy tìm một số ví dụ.
- HS tìm ví dụ.
	b. Đồng nghĩa, khác âm :
	VD : 
TNTD
TNĐP NB
Thuê
Mướn
Xấu hổ
Mắc cở
- GV chốt lại và nói thêm trường hợp cần chú ý : Một số từ cùng nghĩa tùy vào ngữ cảnh như từ ăn uống, quậy, thoải mái (TNTD) – nhậu, phá phách, xả láng (TNĐP).
Ù Hoạt động 3 : Luyện tập.
IV. Luyện tập :
- Tìm các từ ngữ địa phương trong ba văn bản trích :
	1. Tìm các từ ngữ địa phương trong các đoạn trích sau :
- GV chuẩn bị đoạn văn Dòng sông thơ ấu trên bảng phụ.
- HS quan sát đoạn văn Dòng sông thơ ấu.
- Bốn nhóm thảo luận (Thảo luận nhóm 2’).
- Đại diện nhóm trình bày kết quả của nhóm.
- HS các nhóm nhận xét lẫn nhau.
- GV nhận xét, chỉnh sửa hoàn chỉnh đáp án.
- Tương tự như vậy, GV cho HS tìm các từ ngữ địa phương trong hai văn bản trích Thầy tôi và Giấc mơ ông lão vườn chim.
	a. Dòng sông thơ ấu (Nguyễn Quang Sáng).
	a. Dòng sông thơ ấu : chị Hai, anh Ba, má, đôi bông.
	b. Thầy tôi (Viễn Phương).
	b. Thầy tôi : ổng, dóc, êm rơ, coi, bển, cười rần.
	c. Giấc mơ ông lão vườn chim (Anh Đức).
	c. Giấc mơ ông lão vườn chim : xuồng, tạt, riết, miết.
- GV nêu yêu cầu bài tập cho HS thực hiện : điền từ ngữ địa phương dùng trong gia đình và quan hệ họ hàng vào chỗ trống thích hợp.
- HS đọc và thực hiện yêu cầu bài tập.
	2. Tìm các từ ngữ nhân xưng địa phương được dùng trong gia đình và quan hệ họ hàng.
	a. 
	a. 
	Kỳ nhông là  Kỳ đà
	Kỳ nhông là ông Kỳ đà
	Kỳ đà là  Cắc ké
	Kỳ đà là cha Cắc ké
	Cắc ké là  Kỳ nhông.
	Cắc ké là mẹ Kỳ nhông.
	b. 
	b. 
	 ơi đừng gả  xa
	Má ơi đừng gả con xa
	Chim kêu vượn hú biết nhà 
 đâu.
	Chim kêu vượn hú biết 
 nhà má đâu.
Ù Hoạt động 4 : Củng cố bài học.
- Thế nào là từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương ?
- 2HS trả lời.
- Nêu sự khác nhau giữa từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương.
- HS trả lời.
Ù Hoạt động 5 : Hướng dẫn tự học.
	- Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà :
	+ Học thuộc khái niệm từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương.
	+ Tìm một số từ ngữ địa phương thường dùng (chủ yếu ở Nam Bộ).
	+ Sưu tầm tục ngữ, ca dao, câu hát có sử dụng từ ngữ địa phương.
	- Chuẩn bị bài mới : “Chiếc lá cuối cùng” Sgk/8689.
	+ Đọc văn bản Sgk/8689.
	+ Tóm tắt văn bản Chiếc lá cuối cùng.
	+ Xem chú thích Sgk/89.
	+ Trả lời nội dung các câu hỏi 1, 3 và 4 Sgk/90.
œµ
* Rút KN : ..............
.................................
.................................
.................................
CÁC ĐOẠN TRÍCH SỬ DỤNG TRONG PHẦN LUYỆN TẬP
a. Dòng sông thơ ấu (Nguyễn Quang Sáng) :
	Gia đình tôi có tám chị em, mất hai còn sáu. Chị lớn, chị Hai, mất từ bé, những đứa em sau không ai biết mặt chị. Người anh kế, anh Ba, thay chị là anh lớn. Chị thứ tư, tôi thứ năm, kế là em gái thứ sáu, thằng em trai thứ bảy cũng mất lúc còn ẵm ngửa, còn thằng thứ	tám và thằng út. Có người khen má tôi giỏi, sanh con thật đều, cứ ba năm một đứa, đến thằng út, không sanh nữa thì mất. Má tôi mất lúc tôi mới mười ba, chị tôi mười bảy, thằng út mới lên hai. Chị tôi phải thay má tôi chăm sóc cho cả đàn em. Còn anh lớn tôi, anh Ba, chỉ thấy mặt trong bữa cơm. Chị coi tôi như người bạn, việc gì cũng thổ lộ.
	Một đêm hát đình, chị cùng bạn gái đi xem hát. Chị mặc áo dài trắng, cổ đeo kiềng vàng, tai đeo đôi bông hột đá, và tóc còn để ngang. Lần đầu tiên tôi thấy chị đẹp.
b. Thầy tôi (Viễn Phương) :
	- Tao biết ổng rồi ! Ổng là anh con Kim Anh, bạn tao. Ổng là con ông Ba Sóc ở dưới cầu Cái Sơn chớ con cháu gì của ông Nguyễn Thượng Hiền mà mày nói dóc
	Thầy hỏi : 
	- Ngũ Quảng là cái gì ? Ai biết nói coi nè !
	Cả lớp êm rơ. Chỉ có mình tôi giơ tay. Thầy gọi :
	- Thằng Viễn ! Nói nghe coi.
	Tôi nhanh nhẩu đứng lên :
	- Dạ thưa thầy Ngũ Quảng là : Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãiaa chết chưa ! Mới có bốn Quảng. Còn đâu một Quảng nữa ! Tôi liều mạng nói luôna Quảng Đông, Quảng Tây
	Thầy nói :
	- Quảng Đông, Quảng Tây ở tận bên Tàu Ông nội anh hay ai ở bển vậy ? Cả lớp cười rần
c. Giấc mơ ông lão vườn chim (Anh Đức) :
	Lúc sắp xuống xuồng về, họ mới nói tạt vào mặt ông là ông không lo sửa soạn đi ở tù còn ở đó gân cổ lên mà hỏi : “Người chủ là ai à ? Là ông hội đồng ở bên Phong Thạnh, biết chưa ?”.
	Rõ ràng thiên nhiên U Minh đã khoản đãi ông, đã bù đắp cho ông sự vất vả cực nhọc mà thời con trai ông sớm chịu đựng, nhưng chịu đựng riết không nổi phải bỏ làng dắt vợ đi miết tới chốn này.
HẾT

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 28 CTDP TN toan dan, TN dia phuong.doc