Giáo án Ngữ văn 8 - Tiếng Việt: Nói quá

A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

 1. Kiến thức :

 - Khái niệm nói quá.

 - Phạm vi sử dụng của biện pháp tu từ nói quá (chú ý cách sử dụng trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao ).

 - Tác dụng của biện pháp tu từ nói quá.

 2. Kỹ năng : Vận dụng hiểu biết về biện pháp nói quá trong đọc – hiểu văn bản.

 3. Thái độ : Biết nói quá đúng lúc, phê phán những lời nói khoác, nói sai sự thật.

B/ CHUẨN BỊ :

 - GV : 2 bảng phụ.

 + 2 ví dụ ví dụ tục ngữ, ca dao Sgk/101.

 + Ví dụ thay thế các từ ngữ in đậm bằng các từ ngữ khác cho HS so sánh, đối chiếu để thấy được tác dụng của biện pháp tu từ nói quá.

 - HS :

 + Tìm hiểu bài trước khi đến lớp.

 + Bảng phụ : 1 bảng/nhóm.

 

doc 4 trang Người đăng trung218 Lượt xem 6143Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiếng Việt: Nói quá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8
Tiết 32
Ngày dạy : 
	- 8A1: //
	- 8A2: //
 	- 8A3: //
Tiếng Việt
NÓI QUÁ
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 
	1. Kiến thức : 
	- Khái niệm nói quá.
	- Phạm vi sử dụng của biện pháp tu từ nói quá (chú ý cách sử dụng trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao).
	- Tác dụng của biện pháp tu từ nói quá.
	2. Kỹ năng : Vận dụng hiểu biết về biện pháp nói quá trong đọc – hiểu văn bản.
	3. Thái độ : Biết nói quá đúng lúc, phê phán những lời nói khoác, nói sai sự thật.
B/ CHUẨN BỊ :
	- GV : 2 bảng phụ.
	+ 2 ví dụ ví dụ tục ngữ, ca dao Sgk/101.
	+ Ví dụ thay thế các từ ngữ in đậm bằng các từ ngữ khác cho HS so sánh, đối chiếu để thấy được tác dụng của biện pháp tu từ nói quá.
	- HS :
	+ Tìm hiểu bài trước khi đến lớp.
	+ Bảng phụ : 1 bảng/nhóm.
C/ PHƯƠNG PHÁP : Quy nạp + thực hành có hướng dẫn + thảo luận nhóm.
D/ TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
	1. Kiểm tra bài cũ : 
	- Các từ ngữ sau đây : trái (dừa), bông (sen), chén (cơm), (cây) viết là từ ngữ của địa phương nào ?
	A. Từ ngữ địa phương Nam Bộ. 	C. Từ ngữ địa phương Trung Bộ.
	B. Từ ngữ địa phương Bắc Bộ.	D. Từ ngữ địa phương Bắc Trung Bộ.
	- Xếp các từ sau đây vào cột thích hợp : đá bóng, đá banh ; đèn cầy, nến ; qua bắc, qua phà ; vỏ xe, lốp xe ; xà phòng, xà bông.
Từ toàn dân
Từ địa phương Nam Bộ
- đá bóng
- đá banh 
- nến
- đèn cầy
- qua phà 
- qua bắc
- lốp xe 
- vỏ xe
- xà phòng
- xà bông
	- Tìm từ ngữ địa phương trong 2 câu sau :
	+ Câu 1 : Ở bển có gì vui không ?
	+ Câu 2 : Vuột tay rơi bể chén.
	HS : 
	+ Câu 1 : bển (Ở bên ấy có gì vui không ?).
	+ Câu 2 : vuột, vỡ, chén (Sẩy tay rơi vỡ bát.).
	2. Bài mới : 
Ù Hoạt động 1 : Giới thiệu bài mới.
	Trong khi nói, viết, muốn lời văn được sinh động, gây ấn tượng sâu sắc đến người nghe, người đọc thì người ta thường sử dụng các biện pháp tu từ 
như : so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ Nói đến biện pháp tu từ thì ta không thể không nhắc đến phép tu từ nói quá. Vì đây là một trong những phép tu từ đặc sắc, nó có vai trò quan trọng trong cuộc sống cũng như trong văn thơ. Đặc biệt là thơ ca trào phúng. Nói quá còn được gọi là ngoa dụ, phóng đại, khoa trương, thậm xưng, ngoa ngữ
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
BÀI HS GHI
Ù Hoạt động 2 : Hình thành đơn vị kiến thức của bài học. 
- GV treo bảng phụ 1, có ghi hai VD : tục ngữ, ca dao Sgk/101.
- Nội dung, ý nghĩa biểu đạt của câu tục ngữ, ca dao là gì ?
- GV nêu thêm một vài VD.
	+ Con rận bằng con ba ba.
	 Đêm nằm nó ngáy cả nhà thất kinh (Ca dao).
	+ Tiếng hát át tiếng bom.
- So sánh cách nói trong các trường hợp trên với thực tế, em thấy như thế nào ?
- Thực chất cách nói ấy nhằm mục đích gì ?
- Nói quá là gì ?
- GV treo bảng phụ 2 đã thay thế cụm từ in đậm chưa nằm đã sáng thành “rất ngắn”, chưa cười đã tối thành “rất ngắn”, thánh thót như mưa ruộng cày “chảy ra rất nhiều” + treo bảng phụ 1 để HS so sánh, đối chiếu giữa hai cách viết.
- Hãy so sánh cách diễn đạt ở bảng phụ 1 với cách diễn đạt ở bảng phụ 2. Nêu nhận xét.
- Vì sao cách nói một hay hơn cách nói hai ?
- Vậy nói quá có tác dụng gì ?
Ù Hoạt động 3 : Luyện tập. (Thực hành có hướng dẫn)
- GV sửa.
- GV giảng thêm về nghĩa của các thành ngữ trên. Đặc biệt là nghĩa của thành ngữ trong câu 1c.
- GV sửa.
- GV hướng dẫn HS nắm nghĩa của các thành ngữ 2a, b, c, d, e.
- GV lưu ý HS : Cần tìm hiểu nghĩa của các thành ngữ trước khi đặt câu.
- Cho HS thảo luận nhóm để đặt câu, ghi vào bảng phụ của nhóm. (Thảo luận nhóm 4HS 2’)
- GV yêu cầu đại diện của năm nhóm trình bày bài tập bằng cách treo kết quả thảo luận đã ghi trên bảng phụ của nhóm.
- GV nhận xét.
- GV hướng dẫn HS tự ghi BT4 vào vở.
- Đọc hai VD.
- HS trả lời.
- Nói như vậy không đúng với sự thật, quá sự thật.
- Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô tính chất, của sự vật, hiện tượng được miêu tả.
- Đọc nội dung bảng 
phụ 2.
- Quan sát, so sánh 
đối chiếu để thấy được 
sự khác nhau giữa hai 
cách viết.
- Cách diễn đạt ở bảng phụ 1 hay hơn cách diễn đạt ở bảng phụ 2.
- Vì cách diễn đạt ở bảng 
phụ 1 có sử dụng biện pháp tu từ nói quá, nói quá có tác dụng nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
- Nêu tác dụng của biện pháp tu từ nói quá. 
- Đọc ghi nhớ Sgk/102.
- 1HS đọc yêu cầu BT1.
- 3HS thực hiện yêu cầu BT 1a, b, c.
- 1-2 HS nhận xét.
- 1HS đọc yêu cầu BT2.
- BT2 : 4HS thực hiện BT bằng cách chọn thành ngữ thích hợp dán hoặc điền vào chỗ trống (mỗi HS thực hiện một yêu cầu, HS thứ 4 thực hiện hai yêu cầu).
- HS nhận xét.
- Các HS khác nhận xét.
- 1HS đọc yêu cầu BT3.
- Đại diện nhóm lên bảng trình bày.
- 5HS tìm – mỗi HS nêu một thành ngữ. 
I. Nói quá và tác dụng của nói quá :
	VD : Sgk/101.	
	- Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng.
	® Đêm tháng năm 
rất ngắn.
	- Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
	® Ngày tháng mười 
rất ngắn.
	-  Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”.
	® Mồ hôi ướt đẫm. 
	=> Phóng đại quy mô, tính chất, mức độ.
* Ghi nhớ : Sgk/102.
II. Luyện tập :
	1. Tìm biện pháp nói quá và giải thích ý nghĩa của chúng.
	a. Sỏi đá cũng thành 
cơm : niềm tin vào bàn tay lao động.
	b. Đi lên đến tận 
trời : vết thương chẳng có gì để bận tâm.
	c. Thét ra lửa : kẻ có uy quyền, hống hách.
	2. Điền thành ngữ cho sẵn vào chỗ trống thích hợp để tạo biện pháp tu từ nói quá.
	a. Chó ăn đá gà ăn sỏi.
	b. Bầm gan tím ruột.
	c. Ruột để ngoài da.
	d. Nở từng khúc ruột.
	e. Vắt chân lên cổ.
	3. Đặt câu với thành ngữ cho sẵn.
	4. Tìm năm thành ngữ so sánh có phép nói quá.
	- Ngủ như chết.
	- Khóc như mưa.
	- Nhanh như chớp.
	- 
Ù Hoạt động 4 : Củng cố bài học.
- Nói quá là gì ? Nói quá có tác dụng gì ?
- HS nêu.
- GV lưu ý HS phân biệt biện pháp tu từ nói quá với nói khoác.
Ù Hoạt động 5 : Hướng dẫn tự học.
	- Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà : Sưu tầm thơ văn, thành ngữ, tục ngữ, ca dao có sử dụng biện pháp nói quá.
	- Chuẩn bị bài mới : “Hai cây phong” Sgk/9699.
	+ Đọc văn bản Sgk/9699.
	+ Xem chú thích Sgk/99, 100.
	+ Trả lời nội dung các câu hỏi : 
Xác định hai mạch kể phân biệt lồng vào nhau trong bài Hai cây phong.
Phát hiện những chi tiết miêu tả để chứng tỏ ngòi bút của Ai-ma-tốp đậm 
 chất hội họa.
Nguyên nhân nào khiến hai cây phong gây xúc động sâu sắc cho người 
 kể chuyện ?
Thực hiện yêu cầu câu hỏi 4 Sgk/100.
œµ
* Rút KN : ..............
.................................
.................................
.................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 32 Noi qua.doc