Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 10: Xây dựng đoạn văn trong văn bản

1. Mục tiêu:

1.1 Kiến thức:

 Hoạt động 1:

- HS biết: Nhận biết đoạn văn và nêu ví dụ về đoạn văn.

- HS hiểu: Hiểu khái niệm đoạn văn.

 Hoạt động 2:

- HS biết: Nhận biết từ ngữ chủ đề, câu chủ đề trong đoạn văn.

 - HS hiểu: Từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong đoạn văn, cách trình bày nội dung đoạn văn.

 Hoạt động 3:

- HS hiểu: Lm cc bi tập thực hành về đoạn văn.

 

doc 5 trang Người đăng trung218 Lượt xem 13199Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 10: Xây dựng đoạn văn trong văn bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:3 - Tiết:10
Ngày dạy: 9/9/2015 
XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN
1. Mục tiêu:
1.1 Kiến thức:
à Hoạt động 1: 
- HS biết: Nhận biết đoạn văn và nêu ví dụ về đoạn văn.
- HS hiểu: Hiểu khái niệm đoạn văn.
à Hoạt động 2: 
- HS biết: Nhận biết từ ngữ chủ đề, câu chủ đề trong đoạn văn.
 - HS hiểu: Từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong đoạn văn, cách trình bày nội dung đoạn văn.
à Hoạt động 3: 
- HS hiểu: Làm các bài tập thực hành về đoạn văn.
1.2.Kĩ năng:
- HS thực hiện được: Xác định từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong đoạn văn.
- HS thực hiện thành thạo: Nhận biết hình thức đoạn văn, cách trình bày nội dung đoạn văn.
1.3.Thái độ: 
- HS có thói quen: Tạo dựng đoạn văn theo chủ đề.
- HS có tính cách: Giáo dục các em ý thức xây dựng đoạn văn đúng cách.
- Giáo dục kĩ năng sống: kĩ năng giao tiếp, ra quyết định, lắng nghe, trình bày ý tưởng về đoạn văn 
2. Nội dung học tập: 
- Nội dung 1: Khái niệm về đoạn văn
- Nội dung 2: Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề trong đoạn văn.
- Nội dung 3: Luyện tập.
3. Chuẩn bị:
 3.1 Giáo viên: Tìm thêm đoạn văn mẫu, Sách thiết kế bài giảng Ngữ văn 8.
 3.2.Học sinh: Tìm hiểu đoạn văn, từ ngữ chủ đề, câu chủ đề , cách trình bày nội dung đoạn văn.
4. Tổ chức các hoạt động học tập: 
4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện: ( 1 phút)
8A1: 8A2: 
 4.2 Kiểm tra miệng: ( 5 phút)
à Câu hỏi kiểm tra bài cũ: 
Câu 1: Các ý trong phần thân bài của văn bản xếp theo trình tự nào? (2đ)
	 A. Không gian B. Thời gian
	 C. Sự phát triển của sự việc hay mạch suy luận. D. Cả A, B, C.
 l Đáp án:D
Câu 2: Làm bài tập 1, vở bài tập.
 l Đáp án: Giáo viên kiểm tra vở bài tập của học sinh. (6đ)
 à Câu hỏi kiểm tra nội dung tự học:
  Câu 2: Đối với bài học hôm nay, em đã chuẩn bị được những gì? (2đ)
 l Đáp án: Tìm hiểu khái niệm về đoạn văn, từ ngữ chủ đề, câu chủ đề , cách trình bày nội dung đoạn văn.
Học sinh giáo viên nhận xét, chấm điểm.
4.3Tiến trình bài học:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
à Hoạt động 1. Vào bài. Giới thiệu bài: Ở lớp 6 và 7 các em đã học cách viết đoạn văn trong các kiểu văn bản: Đoạn văn tự sự, đoạn văn miêu tả, đoạn văn nghị luận. Tiết này chúng ta sẽ đi vào xây dựng đoạn văn trong văn bản để phát huy tính tích cực chủ động của các em trong cách viết đoạn văn. ( 1 phút)
à Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu khái niệm đoạn văn. ( 7 phút)
Giáo viên gọi học sinh đọc văn bản sách giáo khoa.
Văn bản trên đây gồm mấy ý? Mỗi ý kết thành mấy đoạn?
Hai ý, mỗi ý viết thành một đoạn.	
Em dựa vào đặc điểm nào để xác định đoạn văn?
Bắt đầu từ chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh, do nhiều câu tạo nên.
Hãy cho biết đoạn văn là gì?
Học sinh trả lời, giáo viên nhận xét, chốt ý.
l Giáo dục kĩ năng sống: kĩ năng giao tiếp: lắng nghe, trình bày ý tưởng về đoạn văn, , ra quyết định,
à Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu từ ngữ và câu chủ đề trong đoạn văn. ( 13 phút)
Giáo viên gọi học sinh đọc phần đoạn 1 văn bản trên.	
Tìm từ ngữ có tác dụng duy trì đối tượng trong đoạn văn (từ ngữ chủ đề)	
Ngô Tất Tố, các câu trong đoạn đều thuyết minh cho đối tượng này
Gọi học sinh đọc thầm đoạn 2: Tìm câu then chốt của đoạn văn?
Vì sao em biết đó là câu chủ đề?	
Nó mang ý khái quát, bao trùm cả đoạn văn. Đánh giá thành công của Ngô Tất Tố trong việc tái hiện thực trạng của nông dân Việt Nam trước cách mạng và khẳng định phẩm chất tốt đẹp của người lao động.
Hãy nhận xét về vị trí và cấu tạo của câu trên?
Đứng đầu đoạn văn. Gồm hai thành phần chính.
Từ các nhận thức trên, em hãy cho biết từ ngữ chủ đề và câu chủ đề là gì? Chúng đóng vai trò gì trong văn bản?
Học sinh trả lời, giáo viên nhận xét, chốt ý.
So sánh cách trình bày ý của 2 đoạn văn trong văn bản trên. 
Đoạn văn một có câu chủ đề không? Mỗi câu văn có vai trò như thế nào trong việc giới thiệu về Ngô Tất Tố?
Không có câu chủ đề: mỗi câu văn giới thiệu một nét lí lịch của Ngô Tất Tố. Nội dung đoạn văn được triển khai theo trình tự: họ tên – năm sinh, năm mất – quê quán –xuất thân – đóng góp của ông trước cách mạng – sau cách mạng à song hành.
Giáo dục kĩ năng sống: kĩ năng giao tiếp: lắng nghe, trình bày ý tưởng về câu chủ đề, từ ngữ chủ đề,..
Ý của đoạn văn thứ hai được triển khai theo trình tự nào?
Đoạn 2: Ý được triển khai theo trình tự : câu chủ đề nêu ý khái quát các câu sau triển khai các cạnh cụ thể à diễn dịch.
Gọi học sinh đọc đoạn văn b, SGK.
Đoạn văn có câu chủ đề không? Câu chủ đề ở vị trí nào?
Lá cây có màu xanh là do chất diệp lục chứa trong thành phần tế bào à nằm ở cuối đoạn.
Các câu trong đoạn văn có vai trò gì đối với câu chủ đề? 
Từ các ý cụ thể đến ý chung, ý kết luận à Quy nạp.
Qua tìm hiểu theo em có mấy cách trình bày nội dung trong đoạn văn?
Ba cách: diễn dịch, quy nạp thường dùng trong văn nghị luận. Song hành thường dùng trong văn tự sự, thuyết minh.
l Giáo dục kĩ năng sống: kĩ năng ra quyết định chọn cách trình bày đoạn văn phù hợp với mục đích giao tiếp.
Giáo viên gọi học sinh đọc ghi nhớ SGK/36	
 ¯ Giáo dục các em ý thức xây dựng đoạn văn theo ba cách đã học.
Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập. ( 15 phút)	
Văn bản “Ai nhầm” được chia thành mấy ý? Mỗi ý được diễn đạt mấy nội dung?
Các đoạn văn được trình bày theo cách nào?
Với chủ đề “Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta”, hãy viết đoạn văn theo cách diễn dịch, sau đó biến đổi thành cách quy nạp.
Để giải thích câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công” một bạn đã đưa ra các ý sau:
Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ.
Giải thích tại sao người xưa lại nói “Thất bại là mẹ thành công”
Nêu bài học vận dụng câu tục ngữ ấy trong cuộc sống.
Hãy chọn một trong ba ý trên để viết thành một đoạn văn rồi sau đó phân tích cách trình bày nội dung trong đoạn văn đó?	
ơ GV hướng dẫn học sinh làm bài.	
Thế nào là đoạn văn :
 - Đoạn văn là đơn vị tạo văn bản, gồm có nhiều câu, bắt đầu từ chữ viết hoa lùi đầu đòng đến chỗ chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh.
Từ ngữ và câu trong đoạn văn:
 1. Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề:
 - Từ ngữ chủ đề : Ngô Tất Tố
 - Câu chủ đề: Tắt đèn Ngô 
Tất Tố.
- Đoạn văn thường có từ ngữ chủ đề và câu chủ đề: 
 + Từ ngữ chủ đề là từ ngữ được dùng làm đề mục hoặc từ ngữ được lặp đi lặp lại nhiều lần (thường là chỉ từ, đại từ, các từ đồng nghĩa,..) để duy trì đối tượng biểu đạt.
 + Câu chủ đề mang nội dung khái quát cả đoạn, lời lẽ ngắn gọn, thường có cấu tạo hoàn chỉnh và đứng đầu hoặc cuối đoạn văn.
 2. Cách trình bày nội dung đoanï văn:
 a) Văn bản: “Ngô Tất Tố và tác phẩm “Tắt đèn”.
 - Đoạn 1: Trình bày theo cách song hành.
 - Đoạn 2: Trình bày theo cách diễn dịch.
 b) Như vậy tế bào: Câu chủ đề.
à Trình bày theo trình tự quy nạp
à Có nhiều cách trình bày đoạn văn (bằng phép diễn dịch, quy nạp, song hành,..)
Luyện tập:
Bài tập 1: Gồm hai ý, mỗi ý được diễn đạt bằng một đoạn văn
 - Ý 1 : thầy đồ lười.
 - Ý 2 : thầy đồ gàn.
Bài tập 2: a. Diễn dịch: câu chủ đề nằm ở đầu đoạn văn.
 b. Song hành: các ý tồn tại ngang hàng nhau.
 c. Song hành: các ý được trình bày theo trình tự thời gian. 
Bài tập 3:
Bài tập 4:
4.4 Tổng kết: ( 5 phút)
ĩ Giáo viên treo bảng phụ giới thiệu bài tập:
 Câu 1: Các đoạn văn trong một bài văn nên được triển khai theo cách nào?
 A. Diễn dịch. B. Quy nạp.
	 C. Song hành. D. Phối hợp các cách trên.
l Đáp án: D
 Câu 2: Thế nào là đoạn văn? Đặc điểm nhận biết đoạn văn
l Đáp án: Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu bằng chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh. Đoạn văn do nhiều câu tạo thành.
4.5 Hướng dẫn học tập: ( 3 phút)
à Đối với bài học tiết này:
 - Học thuộc phần bài ghi.
 - Tìm hiểu mối quan hệ giữa các câu trong một đoạn văn cho trước, từ đó chỉ ra cách trình bày các ý trong đoạn văn.
 - Làm bài tập 4, vở bài tập.
à Đối với bài học tiết sau:
 - Xem lại thể loại văn tự sự để chuẩn bị làm bài viết 2 tiết: kể người, kể việc, kể những cảm xúc trong tâm trạng mình.
 ĩ Nhận xét tiết học.
5. Phụ lục: Tài liệu: Thông tin phản hồi: 
-Tài liệu:
 + SGK, SGV Ngữ văn 8.
 + Sổ tay kiến thức Ngữ văn 8.
 + Học và thực hành theo chuẩn kiến thức- kĩ năng 8.
 + Đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức- kĩ năng 8

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_3_Xay_dung_doan_van_trong_van_ban.doc