Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 15: Từ tượng hình, từ tượng thanh

1. Mục tiêu:

1.1 Kiến thức:

 Hoạt động 1:

- HS biết: Nhận biết và nêu ví dụ về từ tượng hình, từ tượng thanh.

- HS hiểu: Khái niệm về từ tượng hình, từ tượng thanh.

 Hoạt động 2:

 - HS hiểu: Vận dụng kiến thức về từ tượng hình, từ tượng thanh để làm các bài tập .

1.2 Kĩ năng:

- HS thực hiện được: Sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh trong việc viết văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm.

- HS thực hiện thành thạo:Xác định được từ tượng hình, từ tượng thanh.

 

doc 4 trang Người đăng trung218 Lượt xem 3402Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 15: Từ tượng hình, từ tượng thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:4 - Tiết:15
Ngày dạy: 17. 9. 2015
 TỪ TƯỢNG HÌNH, TỪ TƯỢNG THANH
1. Mục tiêu:
1.1 Kiến thức:
à Hoạt động 1: 
- HS biết: Nhận biết và nêu ví dụ về từ tượng hình, từ tượng thanh.
- HS hiểu: Khái niệm về từ tượng hình, từ tượng thanh.
à Hoạt động 2:
 - HS hiểu: Vận dụng kiến thức về từ tượng hình, từ tượng thanh để làm các bài tập .
1.2 Kĩ năng:
- HS thực hiện được: Sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh trong việc viết văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm.
- HS thực hiện thành thạo:Xác định được từ tượng hình, từ tượng thanh.
 1.3 Thái độ: 
- HS có thói quen: Sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh để tăng thêm hình tượng, biểu cảm trong giao tiếp.
- HS có tính cách: Cẩn thận, chọn lọc khi sử dụng từ ngữ.
- Tích hợp giáo dục kĩ năng sống: kĩ năng suy nghĩ sáng tạo, kĩ năng ra quyết định sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh để giao tiếp có hiệu quả. 
2. Nội dung học tập: 
- Nội dung 1: Khái niệm, tác dụng của từ tượng hình, từ tượng thanh.
- Nội dung 2:Làm các bài tập vận dụng.
3. Chuẩn bị:
 3.1.Giáo viên: Tìm hiểu thêm đặc điểm của từ tượng hình, từ tượng thanh, bài tập khó.
 3.2.Học sinh: Tìm hiểu khái niệm từ tượng hình, từ tượng thanh; tìm thêm ví dụ.
4. Tổ chức các hoạt động học tập: 
4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện: ( 10 phút)
8A1: 8A2: 8A3: 
 4.2:Kiểm tra miệng: ( 5 phút)
à Câu hỏi kiểm tra bài cũ: 
 ĩ Giáo viên treo bảng phụ, ghi câu hỏi trắc nghiệm: 
 Câu 1: Từ trao đổi, mua bán, sản xuất được xếp vào trường từ vựng nào? (2đ)
 A. Hoạt động kinh tế.	C. Hoạt động văn hoá
	 B. Hoạt động chính trị.	D. Hoạt động xã hội
 l Đáp án: A 
  Câu 2: Làm bài tập 6 vở bài tập, nộp vở bài tập (6đ)
 l Đáp án: Chuyển trường từ vựng quân sự à nông nghiệp.
à Câu hỏi kiểm tra nội dung tự học:
  Em đã chuẩn bị những gì cho bài học hôm nay? (2đ)
 l Tìm hiểu khái niệm từ tượng hình, từ tượng thanh; tìm thêm ví dụ.
 ĩ Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
4.3 Tiến trình bài học:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
à Hoạt động 1: Vào bài. Giới thiệu bài: Để thêm tính hình tượng, biểu cảm trong giao tiếp chúng ta phải sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh. Để hiểu rõ thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh tiết này chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu. ( 1 phút)
à Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu đặc điểm, công dụng của từ tượng hình,từ tượng thanh.(12’) 
Giáo viên gọi học sinh đọc các đoạn trích sách giáo khoa.
Các từ in đậm trên, từ nào gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật?	
Những từ gợi tả hình dáng trạng thái của sự vật gọi là từ tượng hình.	
Những từ nào mô tả âm thanh tự nhiên, của con người?
Thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh?	
Thế nào là từ tượng thanh ?
Từ tượng hình, từ tượng thanh có tác dụng gì?	
Gợi được hình ảnh âm thanh cụ thể, có giá trị biểu cảm cao.
Học sinh trả lời, giáo viên nhận xét, chốt ý.
Giáo viên gọi học sinh đọc ghi nhớ sách giáo khoa.
  	Từ tượng hình, từ tượng thanh thường được dùïng trong thể loại văn nào?	
Giáo viên gọi học sinh cho ví dụ, giáo viên cho học sinh làm bài tập nhanh.
VD: - Khẳng khiu, lênh khênh, tha thướt.
	 - Ào ào, rầm rập, ha hả
ĩ Tích hợp giáo dục kĩ năng sống: kĩ năng suy nghĩ sáng tạo: phân tích, so sánh từ tượng hình, từ tượng thanh gần nghĩa, đặc điểm và cách dùng từ tượng hình, từ tượng thanh trong nói và viết.
à Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập. ( 18 phút)
Xác định từ tượng hình, từ tượng thanh trong các câu đã cho?
Tìm ít nhất năm từ gợi tả dáng đi của người?
Phân tích ý nghĩa của các từ tượng thanh tả tiếng cười?
Đặt câu với các từ tượng hình, từ tượng thanh đã cho?
ĩ Tích hợp giáo dục kĩ năng sống: kĩ năng suy nghĩ sáng tạo, kĩ năng ra quyết định sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh để giao tiếp có hiệu quả. 
I. Đặc điểm, công dụng:
VD: 
 - Móm mém, xồng xộc, vật vã, rũ rượi, xộc xệch, long sòng sọc, vật vã:
 Từ tượng hình.
 - Hu hu, ư ử : Từ tượng thanh.
à Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái, kích thước, của sự vật, hiện tượng tự nhiên và con người.
- Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, con người.
- Từ tượng hình, từ tượng thanh có khả năng gợi tả hình ảnh, âm thanh một cách cụ thể, sinh động, chân thực, có giá trị biểu cảm cao. Nó giúp người đọc, người nghe nhìn thấy được, nghe thấy được về sự vật, con người được miêu tả.
- Từ tượng hình, từ tượng thanh được dùng trong văn miêu tả và tự sự.
II. Luyện tập:
 1.Từ tượng hình : rón rén, lẻo khoẻo, chỏng quèo.
 - Từ tượng thanh: soàn soạt, đánh bốp, nham nhảm.
 2. Lò dò, lom khom, lạch bạch, cà nhắc, rón rén.
 3. Ha hả: cười to, khoái chí.
 - Hì hì: cười phát ra đằng mũi, biểu lộ sự thích thú, bất ngờ.
 - Hô hố: cười to và thô lỗ.
 - Hơ hớ: cười thoải mái, vui vẻ, không cần che đậy, giữ gìn.
 4. -Trời bắt đầu mưa lắc rắc.
 - Những giọt nước mắt lã chã rơi trên má.
 - Các cành cây đều lấm tấm mầm xanh.
 - Đường vào làng quanh co, khúc khuỷu.
 - Tối đến, những con đom đóm lập loè trong các lùm cây.
 - Tiếng tích tắc của chiếc đồng hồ 
treo tường càng về khuya càng rõ hơn.
 - Mưa rơi lộp bộp trên các tàu lá.
 - Con vịt bầu đi lạch bạch trên bờ ao.
 - Giọng nói ông ấy ồm ồm nghe nhức cả tai.
 - Nước chảy ào ào suốt đêm.
4.4 Tôûng kết( 5 phút)
ĩ Giáo viên treo bảng phụ, giới thiệu bài tập:
 Câu 1: Trong các nhóm từ sau, nhóm nào đã được sắp xếp hợp lí?
	 A. Vi vu, ngào ngạt, lóng lánh.
	 B. Thất thểu, lò dò, chồm hổm, rón rén.
	 C. Thong thả, khoan thai, róc rách.
	 D. Ha hả, hô hố, hì hì, yểu điệu.
l Đáp án:B
ĩ Hoặc GV cĩ thể củng cố bài cho HS bằng cách thiết lập sơ đồ tư duy:
ĩ GV hướng dẫn HS thiết lập sơ đồ tư duy về từ tượng thanh.
4.5 Hướng dẫn học tập: ( 3 phút)
à Đối với bài học tiết này:
	 - Sưu tầm một bài thơ có sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh.
 - Học bài : học thuộc phần bài ghi, xem lại các bài tập, 
	 - Làm bài tập 5, vở bài tập.
 à Đối với bài học tiết sau:
 - Chuẩn bị bài: Liên kết đoạn văn trong văn bản.
 + Xem kĩ phần I,II, III
 - Xem trước bài “Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội”: Theo yêu cầu sách giáo khoa
	 + Từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội.
	 + Sử dụng từ ngữ địa phương, từ ngữ xã hội.
5. Phụ lục: Tài liệu: Thông tin phản hồi: 
-Tài liệu: + SGK, SGV Ngữ văn 8.
 + Sổ tay kiến thức Ngữ văn 8.
 + Học và thực hành theo chuẩn kiến thức- kĩ năng 8.
 + Đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức- kĩ năng 8.
 + Dạy tốt, học tốt các mơn học bằng sơ đồ tư duy.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_4_Lien_ket_cac_doan_van_trong_van_ban.doc