Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 3: Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ

I. Mục tiêu: Giúp học sinh

1. Kiến thức: Hoạt động 2, 3: Học sinh hiểu rõ cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và mối quan hệ về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ .

2. Kĩ năng:

- Học sinh thực hiện được: Rèn tư duy nhận thức về mối quan hệ giữa cái chung – riêng.

- Học sinh thực hiện thành thạo: phân biệt nghĩa chung và nghĩa riêng.

3. Thái độ:

- Thói quen: Chú ý đến việc làm giàu tiếng Việt

- Tính cách: Giáo dục học sinh yêu quý sự giàu đẹp của tiếng Việt.

 

doc 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 3076Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 3: Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Tiết 3
Ngày dạy: 27. 08. 2015
CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT CỦA NGHĨA TỪ NGỮ
Mục tiêu: Giúp học sinh
Kiến thức: Hoạt động 2, 3: Học sinh hiểu rõ cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và mối quan hệ về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ .
Kĩ năng: 
Học sinh thực hiện được: Rèn tư duy nhận thức về mối quan hệ giữa cái chung – riêng.
Học sinh thực hiện thành thạo: phân biệt nghĩa chung và nghĩa riêng.
Thái độ: 
- Thói quen: Chú ý đến việc làm giàu tiếng Việt
- Tính cách: Giáo dục học sinh yêu quý sự giàu đẹp của tiếng Việt.
Nội dung học tập:
Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và mối quan hệ về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ .
Chuẩn bị:
Giáo viên: SGK + Giáo án + Bảng phụ + VBT
Học sinh: SGK, tìm hiểu sự khái quát nghĩa của từ ngữ, tìm ví dụ, xem trước bài tập.
Tổ chức các hoạt động học tập:
Ổn định tổ chức và kiểm diện: 1 phút. 8A1 8A2 8A3 
Kiểm tra miệng: Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.
Tiến trình bài học: 
Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học.
Hoạt động 1: Vào bài. Giới thiệu bài mới: 1 phút. Ở lớp 7 chúng ta đã học về hai mối quan hệ về nghĩa của từ: Quan hệ đồng nghĩa và quan hệ trái nghĩa. Tiết này chúng ta sẽ tìm hiểu bài Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ để hiểu về một mối quan hệ khác về nghĩa của từ, đó là mối quan hệ bao hàm.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp. 13 phút.
Giáo viên diễn giảng: Quan hệ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Quan hệ trái nghĩa: là những từ có nghĩa trái ngược nhau. Ngoài ra nghĩa của từ còn có cấp độ khái quát mà chúng ta sẽ tìm hiểu qua ví dụ sau.
Giáo viên gọi học sinh quan sát sơ đồ sách giáo khoa
Nghĩa của từ động vật rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của từ thú, chim, cá? Vì sao?
Rộng hơn vì nó chỉ chung tất cả những sinh vật có cảm giác và tự vận động được. Người, thú, chim, cá đều là động vật. Nghĩa của động vật bao hàm cả phạm vi nghĩa: thú, chim, cá.	
Nghĩa của thú rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của từ voi, 
hươu?	
Rộng hơn. Vì thú bao gồm nhiều con vật. Voi, hươu chỉ là một trong những con vật thuộc lớp thú. Từ cá, chim tương tự như thế.	 	 
Nghĩa của từ thú, chim, cá rộng, hẹp hơn nghĩa từ nào?.
Học sinh trả lời, giáo viên diễn giảng.	 
Giáo viên gọi học sinh thiết lập lại sơ đồ theo nội dung đã biết.
Giáo viên nhận xét, diễn giảng.
Nghĩa của một từ ngữ này so với nghĩa của một từ ngữ khác có mức độ ra sao?
Rộng hoặc hẹp hơn.
Khi nào một từ được coi là có nghĩa rộng, nghĩa hẹp hơn so với từ ngữ khác?
Học sinh trả lời, giáo viên chốt ý.
Ngoài ra một từ ngữ có thể vừa có nghĩa rộng, vừa có nghĩa hẹp
Vd : từ học sinh 
Nghĩa rộng : người theo học ở nhà trường ( phổ thông, cao đẳng, đại học)
Nghĩa hẹp : chỉ những người theo học ở bậc phổ thông, còn người học ở bậc cao đẳng, đại học gọi là sinh viên.
Gọi học sinh đọc ghi nhớ SGK
Giáo dục môi trường: Tìm những từ có nghĩa hẹp hơn từ môi trường?	
Môi trường: môi trường nước, môi trường đất, ô nhiễm môi trường, cải thiện môi trường
Giáo dục: Em có nhận xét gì về vốn từ tiếng Việt?
Tiếng Việt giàu đẹp. 	 
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập. 15 phút	 
Lập sơ đồ thể hiện cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ trong mỗi nhóm từ đã cho?
Tìm từ ngữ có nghĩa rộng so với nghĩa của các từ ngữ ở mỗi nhóm đã cho?
Tìm các từ ngữ có nghĩa được bao hàm trong phạm vi nghĩa của mỗi từ ngữ đã cho? Hãy chỉ ra những từ ngữ thuộc phạm vi nghĩa của mỗi nhóm từ ngữ đã cho?
Hãy chỉ ra những từ ngữ không thuộc phạm vi nghĩa của mỗi nhóm từ ngữ đã cho?
Học sinh đọc đoạn văn.
Tìm ba động từ thuộc một phạm vi nghĩa, trong đó, một từ có nghĩa rộng và hai từ có nghĩa hẹp.
Từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp:
 hoa
 Thực vậät
cúc, sen
đỏ, xanh
hôi, cú
Đậu
cỏ
Ghi nhớ : sgk/10
Luyện tập :
Y phục
quần
áo
quần dài
Quần đùi
Sơ mi
Aùo dài
 2. chất đốt, nghệ thuật,thức ăn, nhìn, đánh.
 3.a: máy, đạp, mô tô, ô tô.
 b. sắt, đồng, bạc.
 c. xoài, ổi, bưởi.
 d. xách, khiêng, gánh.
 4.thuốc lào,thủ quỹ, bút điện, hoa tai.
5. Động từ có nghĩa rộng: khóc.
Động từ có nghĩa hẹp: nức nở, sụt sùi.
Tổng kết : 5 phút. Giáo viên treo bảng phụ
Dòng nào chứa từ ngữ không phù hợp trong mỗi nhóm từ ngữ sau đây:
A. Đồ dùng học tập : bút chì, thướt kẻ, vở.
B. Xe cộ: xe đạp, xe máy, xe chỉ, tàu điện.
C. Cây cối: cây tre, cây chuối, cây cau
Cho các từ: văn học, số học, đại số, vui, hí hửng, toán học, truyện, mừng, sinh học, thơ, kịch, phấn khởi.Tìm từ có nghĩa rộng nghĩa hẹp.
Nghĩa rộng: Văn học. Toán học. Phấn khởi.
Hướng dẫn tự học:
Đối với bài học tiết này:
Học thuộc ghi nhớ, xem lại các bài tập.
Đối với bài học tiết sau: 
- Chuẩn bị bài “Trường từ vựng”: Thế nào là trường từ vựng. Bài tập phần luyện tập.
Phụ lục:

Tài liệu đính kèm:

  • docNGU VAN 8 T3.doc