Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 37 - Văn bản: thông tin về ngày trái đất năm 2000

Tiết 37 :

 Văn bản: THÔNG TIN VỀ NGÀY TRÁI ĐẤT NĂM 2000

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

1.Kiến thức:

- Thấy được ý nghĩa to lớn của việc bảo vệ môi trường.Từ đó có những suy nghĩ và hành động tích cực về vấn đề xử lí rác thải sinh hoạt.

- Mối nguy hại đến môi trường sống và sức khỏe con người của thói quen dùng túi ni lông.

- Tính khả thi trong những đề xuất được tác giả trình bày.

- Việc sử dụng từ ngữ dễ hiểu,sự giải thích đơn giản mà sáng tỏ và bố cục chặt chẽ,hợp lí đã tạo nên tính thuyết phục của văn bản.

2.Kĩ năng:

- Tích hợp với Tập làm văn để viết bài văn thuyết minh.

- Đọc- hiểu một văn bản nhật dụng đề cập đến một vấn đề xã hội bức thiết.

* Kỹ năng sống:

+ Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, phản hồi / lắng nghe tích cực về việc sử dụng bao bì li lông, giữ gìn môi trường.

+ Suy nghĩ sáng tạo: phân tích, bình luận về tính thuyết phục trong kiến nghị đề xuất của văn bản.

+ Tự quản bản thân: kiên định hạn chế sử dụng bao bì li lông; có suy nghĩ tích cực trước những vấn đề tương tự để bảo vệ môi trường.

 

doc 7 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 1198Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 37 - Văn bản: thông tin về ngày trái đất năm 2000", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :10/11/2017
Tiết 37 : 
 Văn bản: THÔNG TIN VỀ NGÀY TRÁI ĐẤT NĂM 2000
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 
1.Kiến thức:
- Thấy được ý nghĩa to lớn của việc bảo vệ môi trường.Từ đó có những suy nghĩ và hành động tích cực về vấn đề xử lí rác thải sinh hoạt.
- Mối nguy hại đến môi trường sống và sức khỏe con người của thói quen dùng túi ni lông.
- Tính khả thi trong những đề xuất được tác giả trình bày.
- Việc sử dụng từ ngữ dễ hiểu,sự giải thích đơn giản mà sáng tỏ và bố cục chặt chẽ,hợp lí đã tạo nên tính thuyết phục của văn bản.
2.Kĩ năng:
- Tích hợp với Tập làm văn để viết bài văn thuyết minh.
- Đọc- hiểu một văn bản nhật dụng đề cập đến một vấn đề xã hội bức thiết.
* Kỹ năng sống:
+ Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, phản hồi / lắng nghe tích cực về việc sử dụng bao bì li lông, giữ gìn môi trường.
+ Suy nghĩ sáng tạo: phân tích, bình luận về tính thuyết phục trong kiến nghị đề xuất của văn bản.
+ Tự quản bản thân: kiên định hạn chế sử dụng bao bì li lông; có suy nghĩ tích cực trước những vấn đề tương tự để bảo vệ môi trường.
3.Thái độ:
- Hs có ý thức bảo vệ môi trường, lên án những hành vi phá hoại môi trường.
4.Tích hợp : Nội dung GD bảo vệ môi trường:trực tiếp khai thác đề tài môi trường : vấn đề bao ni lông và rác thải.
B.CHUẨN BỊ:
1.GV: SGK , SGV ngữ văn 8 T1,Máy tính , máy chiếu , nam châm, giấy A4.
- PP và KTDH: Vấn đáp, hoạt động nhóm,động não, viết sáng tạo.
2.HS: Soạn bài, học bài ở nhà.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1.Ổn định chức lớp.
2.Kiểm tra bài cũ(Không KT)
3.Bài mới : Giới thiệu bài mới:GV trình chiếu lên màn hình một số hình ảnh về việc sử dụng bai bì ni lông trong một ngày của một gia đình ở Việt Nam và dẫn
vào nội dung bài học văn bản “Thông tin về ngày trái đất năm 2000” .
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung cần đạt.
Hoạt động 1 :HD tìm hiểu chung .
(Không dạy theo nghiên cứu bài học ).
Yêu cầu: đọc rõ ràng, mạch lạc, chú ý các thuật ngữ chuyên môn. 
- GV đọc.
? Nêu hoàn cảnh ra đời của văn bản ?
GV hướng dẫn một số từ khó. Hs đọc thầm.
? Văn bản thuộc kiểu văn bản nào? Đề cập đến vấn đề gì?
? Văn bản có thể chia làm mấy phần? 
- Hs chia phần trong văn bản, đánh dấu Sgk.
 I.Tìm hiểu chung.
1.Đọc:
 HS đọc - nhận xét.
2. Hoàn cảnh ra đời :
- Ngày 22 – 4- 2000 nhân lần đầu tiên Việt Nam tham gia Ngày Trái đất năm 2000.
3.Từ ngữ khó:
4. Thể loại :
- Văn bản nhật dụng, thuyết minh đề cập đến một vấn đề xã hội có tính bức thiết.
5. Bố cục: 
- 4 phần
+ Phần 1: Từ đầu... “từng khu vực”: Giới thiệu sự ra đời của ngày trái đất.
+ Phần 2: Tiếp theo... “trẻ sơ sinh”: Thuyết minh tác hại nhiều mặt của việc sử dụng bao bì ni lông.
+ Phần 3: Tiếp ... “môi trường”: Đề ra những việc cần làm.
+ Phần 4: Còn lại: lòi kêu gọi động viên mọi người.
Hoạt động 2: Tìm hiểu tác hại và biện pháp hạn chế sử dụng bao bì ni-lông.
(Dự kiến 20 phút)
( 1) Mục tiêu: Mối nguy hại đến môi trường sống và sức khỏe con người của thói quen dùng túi ni lông.Tính khả thi trong những đề xuất được tác giả trình bày.
 (2) Phương pháp/Kĩ thuật: động não , trình bày 1 phút, HĐ nhóm.
 (3) Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động nhóm , cá nhân, vẽ tranh .
 (4) Phương tiện dạy học: Máy chiếu , bút dạ ,nam châm.
Ô nhiểm môi trường sống do tính không phân huỷ của nhựa pla-xtíc.
HĐ của GV và HS
Nội dung cần dạt
*Ý 1.
Bước 1. Giao nhiệm vụ
- GV: Chiếu trên màn hình giao nhiệm vụ cho HS .
Nhóm 1- 2- 3. Tác hại của bao bì ni-lông đối với môi trường và sức khỏe con người(khi bị lẫn vào trong đất và khi bị vứt bừa bãi).
Nhóm 4- 5- 6. Tác hại của bao bì ni-lông đối với môi trường và sức khỏe con người(khi dùng đựng thực phẩm và khi được đốt).
- HS: Lắng nghe , nhận nhiệm vụ.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
- HS: HS đọc thông tin SGK , thảo luận và trình bày kết quả vào giấy A4 .
- GV: quan sát học sinh làm việc , hỗ trợ nếu cần thiết.
Bước 3. Thảo luận, trao đổi, báo cáo
- GV yêu cầu đại diện nhóm 1 và nhóm 5 lên báo cáo sản phẩm và mời nhóm khác nhận xét.
- HS: Cử đại diện nhóm được chỉ định trình bày (đính kết quả lên bảng và trình bày).
Bước 4. Phương án KTĐG
- Gv chiếu máy chốt kiến thức bằng sile trên màn hình ti vi.
- Nhận xét hoạt động của các nhóm và cho điểm nếu thấy hợp lí.
- Gv cung cấp thêm tư liệu về tác hại của việc vứt bao bì ni lông bừa bãi.(Trình chiếu sile trên màn hình)
- Tại vườn quốc gia Cô-be ở Ấn Độ co 90 con hươu đã chết do ăn phải những hộp nhựa đựng thức ăn thừa ; có khoảng 100.000 chim thú biển chết...
 ( Theo Hiệp hội Lịch sử tự nhiên Bom-bay 1999).
*Gv yêu cầu Hs bổ sung thêm các tác hại của ni-lông : làm ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên, thắng cảnh của đất nước....
GV : Trình chiếu sile trên màn hình cho HS quan sat về tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông làm ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên, thắng cảnh của đất nước....
*Ý 2:
Bước 1. Giao nhiệm vụ
- GV: Chiếu trên màn hình giao nhiệm vụ cho HS (HS hoạt động cập đôi theo bàn)
? Nêu các biện pháp hạn chế tác hại của việc sử dụng bao bì ni-lông?
- HS: Lắng nghe , nhận nhiệm vụ.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
- HS: HS đọc thông tin SGK , thảo luận và trình bày kết quả vào phiếu học tập các nhân.
- GV: quan sát học sinh làm việc , hỗ trợ nếu cần thiết.
Bước 3. Thảo luận, trao đổi, báo cáo
- GV yêu cầu đại diện nhóm báo cáo kết quả và mời nhóm khác nhận xét.
- HS: Cử đại diện nhóm được chỉ định trình bày (đứng tại chỗ trình bày trình bày).
Bước 4. Phương án KTĐG
- Gv chiếu máy chốt kiến thức bằng sile trên màn hình ti vi.
- Nhận xét hoạt động của các nhóm .
- GV trình chiếu lên màn hình một số hình ảnh hạn chế sử dụng bào bì ni lông :giặt phơ khô để dùng lại ,sử dụng các loại túi khác như: bao bì giấy , vải ... dùng lá để gói thực phẩm.
- GV dẫn vấn đề : Khi loài người chưa loại bỏ cũng như chưa có giải pháp tối ưu thì chỉ có thể đề ra những biện pháp hạn chế việc sử dụng bao bì ni-lông.
? Hiện nay, việc xử lý bao bì ni lông ở Việt Nam và trên thế giới làm bằng cách nào?
- Hs liệt kê : chôn, lấp, tái chế.
* Gv giải thích rõ cho HS : Đốt ở nhiệt độ cao, các chất dẻo có thể tác dụng với các chất xúc tác ô-xít kim loại vốn sẵn trong rác→ chuyển hóa thành Đ-ô-xin.
- GV và HS cùng liên hệ một cách cụ thể và chân thực.
? Em hãy liên hệ việc sử dụng bao bì ni lông của bản thân em và gia đình?
- HS trả lời cá nhân.
- GV định hướng cho HS cần phải có ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh chung và bảo vệ môi trường , hãy hạn chế đến mức tối thiểu việc sử dụng bao bì ni lông và thải túi ni lông ra môi trường.
II. Tìm hiểu chi tiết:
1.Tìm hiểu tác hại của bao bì ni-lông đối với môi trường và sức khỏe con người .
+ Khi bị lẫn vào trong đất: 
- Làm cản trở quá trình sinh trưởng của thực vật 
- Cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn ở các vùng đồi núi. 
+ Khi bị vứt bừa bãi: 
- Tắc cống, rảnh, gây ngập úng-> muỗi, lây dịch.
 - Làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải.
+ Khi dùng để đựng thực phẩm:
- Túi ni lông màu làm ôi nhiễm thực phẩm do chứa các kim loại như chì , ca-đi –mi gây tác hại cho não , là nguyên nhân gây ung thư phổi.
+ Khi được đốt:
- Khi đốt sẽ tạo nên khí độc đi-ô-xin gây ngất , khó thở , làm giảm khả năng miễn dịch ...gây ung thư và các dị tật bẩm sinh. 
2. Biện pháp hạn chế tác hại của bao bì ni-lông.
*Thay đổi thói quen sử dụng bao bì ni-lông.
- Hạn chế sử dụng.
- Không sử dụng khi không cần thiết.
- Dùng giấy, lá gói thực phẩm.
* Tuyên truyền, giải thích, thông báo về hiểm họa do ni-lông gây ra.
Hoạt động 3: Lời kêu gọi (Không dạy theo NCBH).
? Bnar thông điệp đã nêu ra nhiệm vụ của chúng ta là gì ?
- Hs phát hiện kiến thức và trả lời.
? Tác giả kết thúc bản thông tin bằng những lời lẽ như thế nào?(Lời kêu gọi )
*Gv bình : Vấn đề bảo vệ môi trường, một vấn đề mang tầm quốc tế. Sự xuất hiện thông điệp ở Việt Nam là một vấn đề cần thiết. Bắt đầu bằng từ “hãy”. Câu cầu khiến. Lời kêu gọi xuất phát từ trách nhiệm chung của toàn nhân loại.
? Em rút ra được bài học gì sau khi học văn bản? Em sẽ làm gì để đáp lại lời kêu gọi?
- GV định hướng,HS tự liện hệ .
- GV trình chiếu một số sile trên màn hình về hoạt động tuyên truyền bảo vệ môi trường và hoạt động thu gom rác thải bảo vệ môi trường.
3.Lời kêu gọi:
- Mọi người hãy cùng nhau quan tâm tới trái đất hơn nưa. Hãy bảo vệ trái đất khỏi nguy cơ ô nhiễm môi trường đang ngày càng gia tăng.
- Hành động cụ thể : “ Một ngày không dùng bao bì ni-lông’’
Hoạt động 4 : Hướng dẫn tổng kết.(Không dạy theo NCBH )
? Nêu nội dung của văn bản ?
- HS trả lời cá nhân.
? Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài.
- HS trả lời cá nhân.
 Gv tích hợp đến văn thuyết minh sẽ tìm hiểu ở tiết sau. 
Gọi Hs đọc ghi nhớ Sgk.
* GV củng cố nội dung bài học.
III. Tổng kết:
1. Nội dung : 
- Nhận thức về tác hại của một hành động nhỏ, có tính khả thi trong việc bảo vệ môi trường.
2. Nghệ thuật : 
- Giải thích ngắn gọn, sáng tỏ vấn đề, phân tích liệt kê, thuyết minh.
- Ngôn ngữ diễn đạt sáng rõ , con số chính xác, khoa học, giàu sức thuyết phục.
=> Ghi nhớ:Sgk.
4 . Hướng dẫn học ở nhà.
- Sưu tầm tranh ảnh,tài liệu về việc sử dụng bao bì ni lông và những vấn đề khác của rác thải sinh hoạt làm ô nhiễm môi trường.
- Hành động thiết thực để bảo vệ môi trường.
- Soạn bài mới, tiết 38 : Nói quá.
D.ĐÁNH GIÁ ĐIỀU CHỈNH TIẾT DẠY:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 37 ngu van 8_12198544.doc