A. Mục đích yêu cầu.
*Giúp học sinh thấy được:
- Tư thế hiên ngang,khí phách hào hùng,niềm lạc quan tin tưởng vào ý chí kiên định của nhà chí sĩ cách mạng Phan Châu Trinh trong hoàn cảnh tù đầy gian khổ .
- Giọng điệu thơ hùng tráng,hình ảnh thơ mạnh mẽ khoáng đạt của thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật trong lối thơ tỏ chí của các nhà thơ yêu nước Việt Nam
- Tích hợp với phần tiếng Việt (bài “trường từ vựng”, “Ôn luyện về dấu câu”; với phần tập làm văn (bài “Thuyết minh về một thể loại văn học”; với lịch sử Việt Nam giai đoạn ba mươi năm đầu thế kỉ XX.
* Gv rèn kỹ năng cho học sinh: kỹ năng tìm hiểu,phân tích thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật,qua đó nâng cao hiểu biết về thể thơ
-Giáo dục lòng yêu nước,kính trọng, khâm phục những anh hùng dân tộc.
(Tên văn bản) - Slide :1 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Phần trình chiếu các Slide (Slide :2) (5') * Điều đầu tiên cô muốn giới thiệu với các con về tác giả, tác phẩm .1.Tác giả. ? Quan sát chú thích và bằng những hiểu biết của mình em hãy nêu vài nét cơ bản về tác giả Phan Châu Trinh? * ... Chúng ta cần lưu ý cho cô những nét sau: -> Cho học sinh quan sát bức chân dung Phan Châu Trinh. (Slide :3) + Ngắm nhìn bức chân dung cụ Phan Châu Trinh ta có thể thấy: vầng trán cao,đôi mắt đầy nghị lực, khí phách, như thể hiện khát vọng lớn lao- khát vọng tìm đường cứu nước. Cụ là người khởi xướng và đi đầu trong phong trào duy tân.(làm theo cái mới, cứu nước bằng con đường mới ) - Nhưng thật đau buồn 1926 cụ mất đột ngột, tang của cụ là quốc tang.Trở thành 1 phong trào yêu nước rầm rộ khắp Bắc Trung Nam. Cụ để lại cho đời những áng văn thơ dạt dào lòng yêu nước,góp phần cổ vũ phong trào đấu tranh cho độc lập tự do của dân tộc. * Về sự nghiệp sáng tác của Phan Châu Trinh, các con có thể tìm đọc các tác phẩm của Phan Châu Trinh trong các tập sách như: ( Dùng Slide: 4 để giới thiệu) “Thơ văn Phan Châu Trinh” của NXB Văn học. Để hiểu biết thêm về văn thơ và con người Phan Châu Trinh các em tìm đọc:“Tuyển tập Phan Châu Trinh”của tác giả Nguyễn Văn Đương, hoặc “Phan Châu Trinh 1 chí sĩ giàu lòng nhiệt huyết” là tập sách danh nhân Việt Nam của tác giảThế Nguyên. Rồi 2 bút tích của cụ: “Tỉnh quốc hồn ca” và Trung kỳ dân biến” bằng chữ Hán * Chuyển: Một trong những sáng tác tiêu biểu cho tinh thần yêu nước bất khuất của cụ là bài thơ: Đập đá ở Côn Lôn” ? Dựa vào chú thích (SGK) em cho biết bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào? Gv: Chính công việc đập đá đã khơi nguồn cảm hứng cho tác giả viết bài thơ và đặt tiêu đề “Đập đá ở Côn Lôn”. * Giọng kể: Trong thời bình có đôi lúc cô và các con đã tự hỏi: Tại sao tác giả Phan Châu Trinh lại bị đầy ra Côn Đảo ? Côn Đảo là ở đâu? - Côn đảo là tên 1 quần đảo ngoài khơi, thuộc tỉnh Bà rịa Vũng Tàu. Cách Vũng Tàu 97 hải lý (180 km đường biển). Sử Việt đầu thế kỉ XX gọi Côn Đảo là quần đảo Côn Lôn , chính quyền Pháp ký quyết định thành lập nhà tù Côn Đảo, biến Côn Đảo thành nơi giam giữ tù chính trị Việt Nam với hệ thống chuồng cọp nổi tiếng với chế độ tàn bạo của nhà tù. - Đầu năm 1908 cụ bị Thực dân Pháp bắt đầy ra Côn Đảo.Vài tháng sau nhiều thân sĩ yêu nước khác cũng bị bắt và đầy ra.Ngày đầu tiên Phan Châu Trinh đã ném 1 mẩu giấy vào khám của họ để an ủi động viên: “Đây là 1 trường học thiên nhiên. Mùi cay đắng trong ấy,làm trai giữa thế kỷ này không thể không nếm cho biết”. Câu chữ đó phần nào thể hiện chí khí anh hùng trong người tù cách mạng Phan Châu Trinh. ? Trở lại với bài thơ,các con cho cô biết bài thơ được viết theo thể thơ nào? và con đã làm quen với thể thơ đó trong những bài thơ nào mà các con đã được học từ lớp 7 tới nay ? ?1bạn nhắc lại hộ cô cấu trúc của bài thơ viết theo thể thơ TNBCĐL gồm mấy phần và nhiệm vụ từng phần của thể thơ này như thế nào ?. ( nhận xét về việc nắm vững kiến thức cũ của học sinh) * Tích hợp: Các em lưu ý những điểm này của thể thơ Thất ngôn bát cú đường luật để chúng ta sẽ dùng thuyết minh về thể thơ ở tiết 61,bài: Thuyết minh về 1 thể loại văn học . ? Đây là 1 bài thơ trữ tình ,vậy nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai ? và để làm nổi bật nhân vật trữ tình, bài thơ sử dụng những phương thức biểu đạt chính nào? Chuyển: Để tìm hiểu chí khí anh hùng của người tù yêu nước Phan Châu Trinh cô và các con cùng đọc và tìm hiểu bài thơ (Slide : 5) * Hướng dẫn cách đọc: Với bài thơ TNBCĐL niêm luật rất chặt chẽ cho nên các con lưu ý cho cô khi đọc Chú ý + nhịp 4/3 ở 4 câu đầu, nhịp 2/2/3 ở 4 câu cuối. + Nhấn ở các từ : ..... +giọng tự tin, khảng khái, rắn rỏi thể hiện được khẩu khí ngang tàng của người chí sĩ cách mạng trong hoàn cảnh tù đầy. Các con nghe cô đọc thử một lần. ? 1 bạn đọc bài thơ cho cả lớp nghe? ? nhận xét hs đọc? ....giá như mà... 1hs khác đọc Và bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết bài thơ theo cấu trúc các con vừa tìm nhé! ( Slide: 6) ? Con hãy đọc diễn cảm 2 câu thơ đề và cho biết giọng điệu 2 câu thơ đó? ? Các con đều đã biết phần đề trong 1 bài thơ TNBC thường giới thiệu vấn đề của bài thơ. Vậy theo con vấn đề mà nhà thơ đặt ra ở đây là gì? (Gợi: mở đầu bài thơ tác giả đề cập đến quan niệm nào? ) ? à! rõ ràng 2 câu thơ nói về quan niệm làm trai của Phan Châu Trinh .Vậy theo con hiểu thế nào là “làm trai”? * “Làm trai”vốn là. quan niệm truyền thống của người xưa mà ca dao đã nhắc tới : “làm trai cho đáng nên trai Phú Xuân cũng trải, Đồng Nai cũng từng.. Còn các nhà nho như Nguyến Công Trứ thì tâm niệm : “Chí làm trai nam bắc đông tây Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể. Như vậy người trai phải là người có ý chí,có công danh sự nghiệp lớn lao,được lưu cùng sử sách. ? Với Phan Châu Trinh, thì chí làm trai lại gắn sự nghiệp lớn ấy vào công việc cụ thể là tìm đường cứu nước. Vậy chí làm trai ấy được ông đặt trong vị trí không gian cụ thể nào? ? Con thử hình dung xem :giữa đất Côn Lôn gợi lên không gian như thế nào ? (Các con vừa được biết dịa danh CL trên bản đồ rồi con thử hình dung không gian đó xem..) *Giảng : Các nhà nho thường đặt mình giữa thiên nhiên của tự do, còn Phan Châu Trinh ông đang bị tù đày mất tự do . ( Gv thuyết trình những hình ảnh nhà tù Côn Đảo) Nhưng không người tù đó đã tự thoát ra khỏi vòng kiêm toả để đặt mình giữa không gian rộng lớn mênh mông của Côn Lôn . Nhưng nói đến Côn Lôn là nó đến địa ngục trần gian thời Pháp thuộc. Là nơi giam cầm, tra tấn dã man những người tù cách mạng. Nói đến Côn Đảo là nói đến những chuồng cọp, chuồng cá sấu, những hình thức lao động khổ sai Những bức tranh này phần nào đã gợi lại được 1 thời đau thương của dân tộc. Và đến đây ta lại thấy hình tượng người trai ấy còn được đặt giữa trung tâm của bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ . ? Và giữa bối cảnh lịch sử, giữa bối cảnh không gian mênh mông đó thì tư thế người trai được miêu tả đặc sắc nhất trong câu thứ 2 bằng từ ngữ nào ? ? Dựa vào chú thích con hiểu nghĩa của từ“Lừng lẫy” như thế nào? khiến cho con liên tưởng đến tầm vóc người trai đó ra sao? ? Như tên gọi của bài thơ Phan Châu Trinh cho biết ông đang làm công việc đập đá của người tù khổ sai ngoài Côn Đảo. Vậy công việc đập đá là như thế nào con hãy tưởng tượng và tả lại? ? Rõ ràng đây là công việc hết sức nặng nhọc, nguy hiểm, vậy mà Phan Châu Trinh nói về kết quả công việc đó qua từ ngữ nào? ? Tính từ “Lừng lẫy”kết hợp với cụm động từ “Lở núi non” còn giúp em hình dung tưởng tượng được những gì khi những nhát búa đập vào đá núi ? *...là 1 hình ảnh rất thực,ta như nghe thấy được âm thanh của tiếng đập đá vang trong không gian và rõ ràng trong cảm nhận của Phan Châu Trinh làm cho “Lở núi non” là làm cho long trời lở đất. ? Như vậy câu thơ có 2 lớp nghĩa 1 con hãy chỉ ra cho cô? ? Thông qua những từ ngữ, giọng điệu của 2 câu đề con có suy nghĩ như thế nào về hình ảnh người trai giữa đất trời Côn Đảo ? GBình: Có thể nói ngay từ những dòng thơ đầu tiên, bức chân dung người tù cách mạng đã dựng lên sừng sững giữa thiên nhiên,sánh ngang tầm trời đất. Chuyển: Với tầm vóc lớn lao ấy người tù cách mạng đã tả thực công việc đập đá của mình như thế nào - Các con cùng cô chuyển sang 2 câu thực ? Một con hãy đọc cho cô 2 câu thực chú ý nhịp thơ và cho biết công việc đập đá của người tù Cách mạng được gợi tả qua những từ ngữ nào ? (giải thích từ địa phương) cô đọc lại 2 câu thực ? Con có nhận xét gì về việc sử dụng từ ngữ , giọng thơ ở hai câu này ? Gợi: Các từ đó đều có nét chung về nghĩa nó thuộc trường từ vựng nói về việc đập đá , Vậy những động từ mạnh cùng trường từ vựng đó đã tạo ra giọng thơ có gì đặc biệt ? ? Từ nhịp thơ gợi cho con liên tưởng đến nhịp búa đập vào đá núi như thế nào ? Với động tác như vậy người tù đã đem lại kết quả: "Năm bảy đống, mấy trăm hòn" ? Với chiếc búa thô sơ điều gì khiến người tù cách mạng có thể làm được như vậy? ( Vào những năm đầu của thế kỉ 20 đất nước còn đang rên siết dưới gót giày thực dân ông đã chứng kiến tội ác của bọn thực dân tra tấn người tù cách mạng ...như vậy sức mạnh của những nhát búa ở đây còn là sức mạnh nào?.. G nói: Vậy 2 câu thơ không chỉ tả thực công việc đập đá mà còn gợi cho người đọc suy nghĩ về sự nghiệp lớn lao của ông. ? Vậy năm bảy đống, mấy trăm hòn kia còn tượng trưng cho điều gì? Như vậy ta lại thấy câu thơ xuất hiện đa lớp nghĩa. ? Các con cùng nhau chú ý lại 2 câu thơ này: ở câu trên: “xách búa”, ở câu dưới “ra tay”,câu trên: “đánh tan”, câu dưới “đập bể”... theo con thì tác giả sử dụng nghệ thuật nào trong 2 câu thực này vậy? đối rất chỉnh: (ghi nhận ý kiến của hs)...làm cho các câu thơ đăng đối nhịp nhàng. Đây là phép đối đặc trưng trong 2 câu thực của thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật . ? Các con nhìn lên màn hình : ở 2 câu thực với việc sử dụng các động từ mạnh liên tiếp, giọng thơ dồn dập gấp gáp thể hiên đa lớp nghĩa,và đặc biệt nghệ thuật đối Khẳng định nội dung gì mà tác giả đưa ra ở 2 câu thực này? ? Qua việc tìm hiểu 4 câu thơ đề, thực bằng ngôn ngữ của mình con dựng lại hình ảnh người trai giữa bối cảnh không gian Côn Đảo thời Pháp thuộc ? *Bình: Phan Châu Trinh miêu tả hình ảnh người tù đập đá nhưng lại bộc lộ nỗi niềm của mình các con ạ , như vậy công việc đập đá chốn lao tù chỉ là cái cớ để cụ bộc lộ nỗi niềm và Côn Lôn chỉ là nơi để cụ tu rèn ý chí mà thôi. * Tích hợp: Lối thơ này được gọi là thơ khẩu khí hay thơ nói chí tỏ lòng. Lối thơ này rất phổ biến trong dòng thơ ca cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX. * Chuyển: Và người tù cách mạng Phan Châu Trinh đã suy nghĩ về những tháng ngày ở Côn Lôn như thế nào cô trò chúng mình sang 2 câu luận ! ? Hãy đọc 2 câu luận và nhận xét về giọng điệu xem có gì khác so với những câu trên ? Nói: ...Lắng xuống như 1 lời tự nhủ của nhà thơ với lòng mình các con ạ! Gv đọc chậm 2 câu đó? Con hiểu trong lời tự nhủ của Phan Châu Trinh thì “Tháng ngày”, “mưa nắng” gợi thời gian và hoàn cảnh như thế nào ? * ...Đó là nhà tù, là gông xiềng tra tấn, là nối tiếp những lao dịch khổ sai : Công việc nặng nhọc mà người tù phải làm.Thực dân Pháp đưa những người tù cách mạng ra Côn Đảo ,giữa bốn bề trời biển, thời tiết khí hậu khắc nghiệt, công việc lao động khổ sai, đánh đập gông cùmnhằm mục đích bóc lột sức lao động đầy đoạ về thể xác, để làm nhụt ý chí chiến đấu của họ.Thế nhưng Phan Châu Trinh vẫn: “Thân sành sỏi” “dạ sắt son”?con hãy nhắc lại chú thích Sgk dùm cô? ? Những từ ngữ các con vừa tìm hiểu giúp con nhận ra tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì ở đây? Giảng: Những hình ảnh ẩn dụ này khi được nối với nhau bởi các cụm từ “bao quản”; “càng bền” - Bao quản là không ngại. - Càng bền dạ sắt son -> càng khẳng định lòng dạ sắt son. ? Dựa vào gợi ý đó con hãy diễn xuôi câu thơ này xem? ? Nhìn vào câu chữ các con thấy tác giả lại sử dụng nghệ thuật gì ở đây? (gv ghi nhận ý kiến của học sinh) Nói:..Nghệ thuật đối làm cho câu thơ đăng đối nhịp nhàng Và cả Đối giữa thử thách gian nan kéo dài với sức chịu đựng dẻo dai và ý chí kiên cường của người tù cách mạng . ? Đến đây các con có thể cùng nhau trao đổi 1 chút rồi cho cô biết câu thơ còn khẳng định vẻ đẹp nào của người tù cách mạng ? *Bình :Có thể nói, 2 câu luận như 1 lời dặn lòng khắc hoạ một vẻ đẹp nữa của người tù cách mạng, không chỉ đẹp ở tư thế lẫm liệt, mà còn đẹp ở ý chí, phẩm chất.Chính vì thế mà âm mưu của kẻ thù đã hoàn toàn thất bại trước ý chí kiên cường của Phan Châu Trinh và chúng buộc phải thả cụ ra. Sau nàyHồ Chí Minh vĩ đại của chúng ta trong hoàn cảnh tù đầy cũng có lúc tự khuyên mình : Sống ở trên đời người cũng vậy Gian nan rèn luyện mới thành công . Chuyển :Tinh thần cứng cỏi ,ý chí sắt đá ấy đã khiến cho tứ thơ bay lên thật hào hùng lãng mạn,để khép lại thi phẩm cô trò chúng mình lại tìm hiểu tiếp 2 câu thơ kết nhé! ? Con hãy đọc hai câu thơ kết cho cô biết về âm điệu câu thơ ? ? ở 2 câu kết này có 1 hình ảnh mượn tích dân gian Trung Quốc, dựa vào chú thích SGK con hãy chỉ ra đó là hình ảnh nào? ? Con có thể kể cho cả lớp nghe về tích dân gian này không? ...? Rõ ràng đây là công việc như thế nào ? -...,chỉ dành cho những nhân vật trong thần thoại.ở đây tác giả đã ngầm ví những việc làm của mình sánh ngang với công việc đội đá vá trời của bà Nữ oa . Qua đó con hiểu đó là sự nghiệp gì của ông? ( Dựa vào kiến thức lịch sử về sự nghiệp của ông để cho biết ) ? Nói về công việc của mình mà lại ngầm ví với công việc đội đá vá trời. Vậy đây là cách nói như thế nào ? * Giảng : Nếu đặt trong bối cảnh lịch sử đất nước còn đang rên siết dưới gót dày Thực dân thì cách nói này không phải quá lời vì : sự nghiệp cứu nước mà Phan bội Châu và Phan Châu Trinh theo đuổi vào những năm đầu thế kỷ XX là 1 công việc táo bạo, lớn lao, đầy ý nghĩa chẳng kém gì bà Nữ Oa đội đá vá trời . ? Thế nhưng trên con đường sự nghiệp ấy ông đã gặp bước trở ngại . Từ ngữ nào nói lên điều đó ? ? Vậy con hiểu lỡ bước là gì? ... Có nghĩa là sự nghiệp của ông còn đang dang dở . ?Từ đầu bài thơ đến giờ con đã hiểu về Côn Đảo, hiểu về công việc đập đá của ông , con có thể nói rõ khi vào tù ông phải đối mặt với những gì ? ..... Thế mà đối với ông tất cả chỉ là "việc con con" Con có nhận xét gì về việc dùng từ ở đây ? ? Trong từ láy có láy tăng nghĩa, láy giảm nghĩa, con con ở đây là láy nào, có tác dụng gì? ? Như vậy các con thấy : ở trong tù phải làm những công việc nặng nhọc, đối mặt với những hiểm nguy mà ông vẫn làm thơ. Vậy tác giả sử dụng bút pháp gì ở đây ? ? ( Thảo luận ) ? Như vậy các con thấy: Trong 2 câu luận tác giả sử dụng ngôn ngữ rất bình dị, mộc mạc không cầu kì hoa mỹ nhưng lại nói lên 1 vấn đề rất lớn lao . Vấn đề lớn lao đó là gì . Cô cho các con ít phút để cùng nhau trao đổi ? ? Trong bài thơ nhân vật trữ tình là tác giả Phan Châu Trinh - 1 nhà nho - nhà chí sĩ yêu nước . Vậy tại sao ở 2 câu kết tác giả lại nói về "những kẻ vá trời" ( ? Từ những chỉ số nhiều đúng không, vậy con hiểu như thế nào? ) * Tích hợp: Hai câu kết đã thể hiện ró chủ đề, tư tưởng của bài thơ. Ta không chỉ hiểu được tinh thân bất khuất của Phan Châu Trinh mà là cả 1 thế hệ của rất nhiều nhà nho, nhà chí sĩ yêu nước Việt Nam đầu thế kỷ XX - Những kẻ làm trai đầy chí khí với đời, họ thật vĩ đại , đáng để cho người đời ngưỡng mộ . * Chốt .Bài thơ như 1 lời tuyên bố hùng hồn về 1 bản lĩnh vững vàng,1 niềm tin sắt đá vào sự nghiệp cứu nước. - Mở đầu bài thơ là 1 người tù, 1 kẻ làm trai sừng sững hiên ngang, nhưng đến cuối bài thơ thì đã trở thành kẻ vá trời đổi thay vũ trụ. Vậy hình tượng nhân vật của bài thơ đã phát triển và đột phá thành 1 vĩ nhân của thời đại xoay chuyển vận mệnh đất nước để rồi kế tục và thành công trên con đường cách mạng sau này như một Hồ Chí Minh . * Chuyển: Đến đây cô trò chúng ta đã timg hiểu toàn bộ giá trị nghệ thuật và nội dung của bài thơ . Cô cùng các con chuyển sang phần III. ? Hãy tìm những đáp án đúng về đặc sắc nghệ thuật sau đây của bài thơ ? ( Slide: -> ) Gợi: ? Nhận xét về giọng điệu thơ. ? Về bút pháp nghệ thuật . ? Về các phép tu từ và nghệ thuật nào nổi bật nhất trong thơ Đường luật? * GV Những yếu tố nghệ thuật đó đã làm nổi bật nội dung bài thơ như thế nào chúng ta sang phần 2, nội dung. ?...Cũng như “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” các biện pháp nghệ thuật vừa nêu góp phần là nổi bật hình tượng người chí sĩ yêu nước đầu thế kỉ XX như thế nào ? ? Trước 1 hình tượng đẹp như vậy bản thân con cũng có cảm xúc và suy nghĩ như thế nào ? ? ? Vậy Theo con bài thơ này đã tác động đến tình cảm và ý chí người Việt đầu thế kỉ XX như thế nào? * liên hệ: Ngưỡng mộ vẻ đẹp của 1 nhân cách lớn,1 tinh thần vượt khó, ý chí kiên định chúng ta cần phải học tập trong cuộc sống hàng ngày,biến những gian khổ thành thử thách để rèn luyện! ? 1 em đọc phần ghi nhớ sgk /150. * G: Bài thơ được khắc trên bia đá cách chúng ta hàng trăm năm dựng trên bức tường rêu phong của nhà tù Côn Đảo. Có rất nhiều người tâm đắc bài thơ này . Bây giờ cô trò chúng ta hãy cùng nhau cảm nhận lại vẻ đẹp của bài thơ qua giọng đọc của 1 người nghệ sĩ . ** Bình khái quát: Bằng những ngôn ngữ nghệ thuật, Phan Châu Trinh đã khắc chạm bức tượng đài về người chí sĩ cách mạng đầu thế kỉ XX,với tư thế,tầm vóc lẫm liệt hiên ngang sánh ngang cùng trời đất - Dù những phong trào mà họ khởi sướng thất bại . nhưng lòng yêu nước của họ ,khát vọng giải phóng dân tộc của họ đã thổi bùng lên ngọn lửa yêu nước của nhân dân ta , biến lòng yêu nước ấy thành bão táp cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng. Mãi mãi họ sẽ trở thành niềm tự hào ,lòng ngưỡng mộ của người Việt Nam muôn đời . *Bình lồng trong khi đưa ảnh: Côn Đảo yêu thương Côn Đảo anh hùng. Côn Đảo xưa là hệ thống nhà tù dã man tàn bạo:là roi vọt, gông cùm, súng đạn, là những người chí sĩ tự mổ bụng moi gan đấu trí với kẻ thù ... Mỗi bức tường, những con đường nhà lao đã thấm đẫm biết bao nhiêu máu sương của những người tù cách mạng kiên cường. Nhưng Côn Đảo nay là khu du lịch nổi tiếng Đông dương (hình ảnh). Du khách bốn phương về đây đâu chỉ ngắm cảnh thiên nhiên hùng vĩ mà còn như muốn hồi tưởng lại qua những bức tượng đài người tù cách mạng chí sắt gan đồng đã từng lừng lẫy ở đây ...Nơi đây còn là dấu tích của biết bao thế hệ đã từng bị tù đầy hy sinh và chiến thắng,có dịp các con hãy đến Côn Đảo để tự hào hơn về các lớp cha anh, và để thấy được giá trị của cuộc sống hôm nay. Hướng dẫn học sinh luyện tập –củng cố: ( Đã lồng trong phần tổng kết) - Học sinh trình bày: Phan Châu Trinh (1872- 1926) người Quảng Nam. là nhà chí sĩ yêu nước tiêu biểu ở nước ta đầu thế kỷ XX. - Hoạt động cứu nước của ông đa dạng, sôi nổi. - Thơ văn trữ tình thấm đẫm tinh thần yêu nước. - 1908 bị bắt giam đầy ra Côn Đảo - Học sinh quan sát. ->Bài thơ sáng tác trong thời gian Phan Châu Trinh bị đầy ra Côn Đảo (năm 1908),khi ông cùng với các tù nhân khác bị bắt lao động khổ sai: làm công việc đập đá. -Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật . - “Qua Đèo Ngang”,và bài học gần đây nhất là bài “Cảm tác ở nhà ngục Quảng Đông”-Phan Bội Châu. Cấu trúc 4 phần: Đề ,thực, luận, kết. ->Nhân vật trữ tình: Người đập đá cũng chính là Phan Châu Trinh. -> Phương thức biểu đạt chính: - Biểu cảm xen lẫn miêu tả -> Hs đọc (1 em) nhận xét cách đọc của bạn. ->Học sinh đọc 2 thơ đầu - Giọng mạnh mẽ. - “làm trai”; -“Làm trai”:là người anh hùng, người có sự nghiệp lớn .. -> Trong không gian: giữa đất Côn Lôn . - thiên nhiên rộng lớn mênh mông. -“Lừng lẫy” -“Lừng lẫy”:,Ngạo nghễ, lẫm liệt, có tầm vóc lớn lao kì vĩ, có sức mạnh tiềm tàng... - Là công việc phải dùng búa và sức người để phá núi, bê những tảng đá to, rất nặng, di chuyển tới chỗ khác rồi dùng búa đập cho vỡ nhỏ ra, cứ thế rất nhiều lần nhiều ngày. - “Làm cho lở núi non”: - là kết quả to lớn của công việc đập đá. -Ta như nghe thấy được âm thanh chan chát của tiếng đập đá vang trong không gian . - Công việc đập đá là 1 cực hình. - Nói về công việc lớn là công việc cứu nước. -> hình ảnh người trai với tư thế hiên ngang lẫm liệt - Hs đọc 2 câu thực . “xách búa”,“đánh tan”, “ra tay”, “đập bể”. ->Sử dụng các động từ mạnh, liên tiếp,(từ nọ bồi đắp cho từ kia.) ->Giọng thơ mạnh, dồn dập, gấp gáp . như ứng với từng nhịp búa giơ lên, giáng xuống rất mạnh, rứt khoát . - Sức mạnh của lòng căm thù uất hận. - “Năm bảy đống, mấy trăm hòn” còn tượng trưng cho những khó khăn, tượng trưng cho lũ thực dân phong kiến tàn bạo. - đa lớp nghĩa - Nghệ thuật đối => - Khẳng định công việc gian nan vất vả. - sức mạnh phi thường của người tù cách mạng. - Giữa mênh mông sóng gió biển trời ,giữa 1 quần đảo đầy hiểm nguy em thấy hình ảnh người trai ngẩng cao đầu,đôi mắt nhìn về phía trước đầy thần khí, tay xách búa đập tan từng tảng núi với phong thái hiên ngang sừng sững như tạc vào đất trời Côn Đảo. - Hs đọc . -> những câu trên giọng thơ nhanh, mạnh, lời thơ hào hùng sảng khoái, còn ở 2 câu luận giọng thơ chậm lại . - “Tháng ngày”: Thời gian lưu đầy đằng đẵng . - “Mưa nắng”: những khó khăn gian khổ mà người tù phải chịu đựng . -“Thân sành sỏi”: sức chịu đựng bền bỉ dẻo dai. - “dạ sắt son”: tinh thần cứng cỏi kiên trung, -> Nghệ thuật ẩn dụ - Dù thời gian lưu đầy đằng đẵng ông cũng không quản ngại. Dù cực khổ đến bao nhiêu ông lại càng chắc chí bền gan người tù cách mạng nhất định không chịu khai 1 lời. - Nghệ thuật đối - Khẳng định thái độ trung thành với sự nghiệp cứu nước. - Khẳng định niềm tin và ý chí kiên cường của người tù cách mạng. 1 Học sinh đọc 2 câu kết. - Giọng điệu mạnh mẽ - Kẻ vá trời. -Nữ Oa là nhân vật thần thoại nổi tiếng của Trung Quốc, có công lớn là đội đá vá trời để cứu loài người. - Công việc to lớn ,khó khăn,chỉ dành cho những nhân vật trong thần thoại . -Sự nghiệp tìm đường cứu nước. -> Cách nói Quá - Lỡ bước. - ...là phải vào tù - Công việc nặng nhọc, đòn roi tra tấn , thậm chí còn nguy hại đến tính mạng nữa . -"việc con con" - ...Từ láy - Láy giảm nghĩa , chỉ công việc khổ sai đối với ông rất nhỏ bé, chẳng có gì đáng kể cả. - Bút pháp lãng mạn => + Sự nghiệp cứu nước lớn lao của Phan Chu Trinh. + Tinh thần lạc quan coi thường mọi khó khăn nguy hiểm ... + Thái độ thách thức mọi khó khăn gian khổ kể cả sự hy sinh . - Tác giả nói về nhiều người , những con người cùng nhiệt huyết, cùng chí hướng quyết tâm tìm đường cứu nước như ông . Đáp án đúng: - A.Giọng điệu thơ cứng cỏi hào hùng. B. Bút pháp tả thực,khoa trương, lãng mạn, đa nghĩa. C. Nghệ thuật ẩn dụ và nghệ thuật đối đặc trưng của thơ thất ngôn bát cú Đường luật. D. Cả 3 đáp án trên. -> Hình tượng người chí sĩ cách mạng với tư thế lẫm liệt hiên ngang, dù gặp nan nguy vẫn không sờn lòng đổi chí. -> Khâm phục, tự hào, ngưỡng mộ. -> Khơi dậy động viên thúc dục tinh thần yêu nước.. Đọc ghi nhớ sgk. Slide: 1. Slide:2.I/Giới thiệu tác giả, tác phẩm 1. Tác giả. Slide: 3 ( Bức chân dung tác giả) Slide :4 ( những tuyển tập của Phan Châu Trinh) 2. tác phẩm 5' -hoàn cảnh sáng tác slide (Bản đồ) “Đây là 1 trường học thiên nhiên. Mùi cay đắng trong ấy,làm trai giữa thế k
Tài liệu đính kèm: