Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 7: Trường từ vựng

1. Mục tiêu:

 1.1Kiến thức :

 Hoạt động 1,2:

- HS biết: Xác định và tìm ví dụ về trường từ vựng.

- HS hiểu: Hiểu khái niệm trường từ vựng.

 Hoạt động 3:

- HS hiểu : Vận dụng lm cc bi tập về trường từ vựng.

 1.2. Kĩ năng:

- HS thực hiện được: Vận dụng kiến thức về trường từ vựng để đọc hiểu và tạo lập văn bản.

- HS thực hiện thành thạo: Kĩ năng tập hợp các từ có chung nét nghĩa vào cùng một trường từ vựng.

 

doc 4 trang Người đăng trung218 Lượt xem 2655Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 7: Trường từ vựng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:2 - Tiết:7
Ngày dạy:4/9/2015	 
TRƯỜNG TỪ VỰNG
Mục tiêu: 
 1.1Kiến thức :
 à Hoạt động 1,2: 
- HS biết: Xác định và tìm ví dụ về trường từ vựng.
- HS hiểu: Hiểu khái niệm trường từ vựng.
à Hoạt động 3: 
- HS hiểu : Vận dụng làm các bài tập về trường từ vựng.
 1.2. Kĩ năng:
- HS thực hiện được: Vận dụng kiến thức về trường từ vựng để đọc hiểu và tạo lập văn bản.
- HS thực hiện thành thạo: Kĩ năng tập hợp các từ có chung nét nghĩa vào cùng một trường từ vựng.
 1.3 Thái độ: 
- HS có thói quen: Sử dụng trường từ vựng phù hợp trong nĩi viết.
- HS có tính cách: Giáo dục học sinh yêu quý sự giàu đẹp của tiếng Việt.
- Tích hợp giáo dục môi trường: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
 - Tích hợp giáo dục kĩ năng sống: kĩ năng ra quyết định: nhận ra và biết sử dụng từ đúng nghĩa, trường nghĩa theo mục đích giao tiếp cụ thể.
2. Nội dung học tập: 
- Nội dung 1: Thế nào là trường từ vựng.
- Nội dung 2: Luyện tập.
3. Chuẩn bị:
 3.1. Giáo viên: Bảng phụ ghi ví dụ về trườùng từ vựng.
. Học sinh: Tìm hiểu khái niệm trường từ vựng, cho ví dụ và tìm hiểu các bài tập.
4. Tổ chức các hoạt động học tập: 
4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện: ( 1 phút)
8A1: 8A2: 8A3: 
 4.2 Kiểm tra miệng: ( 5 phút)
à Câu hỏi kiểm tra bài cũ: 
  Câu hỏi : Khi nào một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng? (2đ)
 l Đáp án: Khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm được phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
Câu hỏi : Làm bài tập 5 SGK. Giáo viên kiểm tra vở bài tập (6đ)
l Đáp án: Động từ nghĩa rộng: khóc. Động từ nghĩa hẹp: nức nở, sụt sùi.
àCâu hỏi kiểm tra nội dung tự học:
  Câu hỏi : Đối với bài học hôm nay, em đã chuẩn bị những gì? (2đ)
 l Đáp án :Tìm hiểu khái niệm trường từ vựng, tìm ví dụ và tìm hiểu các bài tập.
Giáo viên, học sinh nhận xét, chấm điểm.
4.3 Tiến trình bài học:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Vào bài. Giới thiệu bài: Chúng ta đã biết đi, chạy, nhảy, là hoạt động dời chỗ, những từ đi, chạy ,nhảy người ta gọi là trường từ vựng. Để hiểu thế nào là trường từ vựng tiết này chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu.( 1 phút)
 Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái niệm trường từ vựng. ( 15 phút)	
Tìm xem trong văn bản “Trong lòng mẹ” có những từ nào chỉ những người ruột thịt của cậu bé Hồng?
Thầy tôi, mẹ tôi, em tôi, cô tôi
Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn văn SGK/21.	
Những từ in đậm trong đoạn văn trên có nét chung nào về nghĩa?
Chỉ bộ phận của cơ thể con người.
Giáo viên hướng dẫn học sinh hình thành khái niệm trường từ vựng. 
Thế nào là trường từ vựng?
Gọi học sinh đọc ghi nhớ SGK.	
GV diễn giảng: Cơ sở hình thành trường từ vựng có đặc điểm chung về nghĩa, không có đặc điểm chung về nghĩa thì không có trường từ vựng. Những từ đồng âm, nhiều nghĩa không bao giờ cùng một trường từ vựng.
Tìm từ của một số trường từ vựng mà em biết?
Tích hợp giáo dục môi trường:
Tìm các trường từ vựng nói về môi trường.
Ô nhiễm, trong lành
Học sinh cho ví dụ. Giáo viên nhận xét, sửa chữa.
GD HS ý thức bảo vệ sự trong sạch của môi trường , bảo vệ trường lớp sạch đẹp.
Hoạt động 3: Tìm hiểu một số điểm cần lưu ý.	Giáo viên gọi học sinh đọc mục lưu ý SGk/21, 22 và tóm lược các điều lưu ý đó.
Học sinh trả lời, giáo viên nhận xét, diễn giảng.	
Hãy nhận xét về cấp độ của các trường từ vựng trên so với từ mắt?
Nhỏ hơn .
Ta có thể vẽ sơ đồ của trường từ vựng mắt được không?
Cho học sinh vẽ sơ đồ.
Từ sơ đồ trên em hãy cho biết nó giống với bài nào đã học?
Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
Em có nhận xét gì về từ loại của các trường từ vựng trên?
Danh từ, động từ, tính từ.	
Hãy so sánh từ ngọt trong các ví dụ sau?
 a. Giọng nói ngọt à âm thanh 
 b. Cái bánh ngọt à mùi vị.
 c. Rét ngọt à thời tiết.
Ta rút ra nhận xét gì về từ ngọt trong ba trường từ vựng trên?
Học sinh trả lời. Giáo viên nhận xét, diễn giảng.
Giáo viên gọi học sinh đọc ví dụ SGK
Từ in đậm thường áp dụng cho đối tượng nào trong cuộc sống? 
Chỉ con người.	 
Ở đây tác giả dùng để chỉ đối tượng nào?.Đây là phép tu từ nào đã học?
Tác giả chuyển từ trường “người” sang “thú vật”. ’Nhân hoá.
Giáo viên gọi học sinh cho ví dụ về các lưu ý trên.
 ĩ Tích hợp giáo dục kĩ năng sống: kĩ năng ra quyết định: nhận ra và biết sử dụng từ đúng nghĩa/ trường nghĩa theo mục đích giao tiếp cụ thể. 	
Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh luyện tập.
( 15 phút)
Hãy đặt trên trường từ vựng cho mỗi dãy từ đã cho?
Các từ in đậm trong đoạn văn sau đây thuộc trường từ vựng nào?
Xếp các từ đã cho vào đúng trường từ vựng của nó theo bảng sau?
Trong đoạn thơ đã cho, tác giả đã chuyển các từ in đậm từ trường từ vựng nào sang trường từ vựng nào?
I. Thế nào là trường từ vựng:
- Trường từ vựng là tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
 - VD: -Trường “Dụng cụ nấu nướng”: Nồi, xoong, bếp
 - Trường “Chỉ số lượng”: 
vài, mấy, những, ít, nhiều,
Lưu ý:
 - Một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn.
 - Một trường từ vựng có thể bao gồm những từ khác biệt nhau về từ loại.
 - Một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau.
 - Trong thơ văn, trong cuộc sống ta chuyển trường từ vựng để tăng thêm tính sáng tạo của ngôn từ.
 VD: Trường Hoạt động người
 + Hoạt động trí tuệ: nghĩ, nghiền ngẫm, phán đoán.
 + Hoạt động của các giác quan để cảm giác: nhìn, trông, ngó, ngửi, nếm, nghe, sờ.
 + Hoạt động dời chỗ: đi, chạy, nhảy.
 + Hoạt động thay đổi tư thế: đứng, ngồi, nằm.
Luyện tập: 
 2.a.Dụng cụ đánh bắt thuỷ sản.
 b. Dụng cụ để đựng.
 c. Hoạt động của chân.
 d. Trạng thái tâm lí.
 e. Tính cách.
 g. Dụng cụ để viết.
 3: Thái độ.
 4.- Khứu giác: mũi, thơm, điếc, thính.
 - Thính giác: tai, nghe, thính, điếc, rõ.
 6. Chuyển trường từ vựng
 “Quân sự” sang trường từ vựng “Nông nghiệp”.
4.4 Tổng kết: ( 5 phút)
ơ Giáo viên treo bảng phụ giới thiệu bài tập:
 Câu hỏi 1: Thế nào là trường từ vựng?
 A. Là tập hợp các từ có chung cách phát âm.
 B. Là tập hợp các từ có cùng từ loại.
 C. Là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
l Đáp án: C
Câu hỏi 2: Từ: trao đổi, mua bán, sản xuất xếp vào trường từ vựng nào?
 A. Hoạt động kinh tế. B. Hoạt động chính trị.
 C. Hoạt động văn hoá. D. Hoạt động xã hội.
l Đáp án: A
Câu hỏi 3: Các từ in đậm trong câu văn sau thuộc trường từø vựng nào?
Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là goá chồng, nợ nần cùng túng quá , phài bỏ con cái đi tha phương cầu thực.
A. Cảm xúc của con người B. Suy nghĩ của con người.
C. Thái độ của con người. D. Hoạt động của con người.
l Đáp án: C
4.5 Hướng dẫn học tập: ( 3 phút)
à Đối với bài học ở tiết này:
 - Học bài: học thuộc phần ghi nhớ. Sưu tầm ví dụ về trường từ vựng.
 - Làm bài tập 5, 7/VBT.
à Đối với bài học ở tiết sau: 
 - Chuẩn bị bài “Bố cục của văn bản”. Xem kĩ phần I, II, III
 - Xem trước bài “Từ tượng hình, từ tượng thanh”: Trả lời các câu hỏi SGK
 + Đặc điểm công dụng của từ tượng thanh, từ tượng hình. 
5. Phụ lục: Tài liệu: Thông tin phản hồi: 
-Tài liệu:
 + SGK, SGV Ngữ văn 8.
 + Sổ tay kiến thức Ngữ văn 8.
 + Học và thực hành theo chuẩn kiến thức- kĩ năng 8.
 + Đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức- kĩ năng 8.
 + Dạy tốt, học tốt các mơn học bằng sơ đồ tư duy.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_2_Truong_tu_vung.doc