Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 7: Trường từ vựng

I/. Mục tiêu cần đạt:

 Giúp h/sinh:

 - Hiểu thế nào là trường từ vựng.

 - Biết cách sử dụng các từ cùng trường từ vựng để nâng cao hiệu quả diễn đạt.

 - Nhận biết các từ cùng trường từ vựng trong văn bản.

 - Biết tập hợp các từ có chung nét nghĩa vào cùng trường từ vựng.

II/. Chuẩn bị:

 Giáo viên: giáo án, SGK, SGV, STK, bảng phụ.

 Học sinh: xem trước SGK, STK, học bài, chuẩn bị bài ở nhà.

 

docx 6 trang Người đăng trung218 Lượt xem 2191Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 7: Trường từ vựng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:..........................
Ngày dạy:............................
Tuần: 2
Tiết: 7 TRƯỜNG TỪ VỰNG
I/. Mục tiêu cần đạt:
 Giúp h/sinh:
 - Hiểu thế nào là trường từ vựng.
 - Biết cách sử dụng các từ cùng trường từ vựng để nâng cao hiệu quả diễn đạt.
 - Nhận biết các từ cùng trường từ vựng trong văn bản.
 - Biết tập hợp các từ có chung nét nghĩa vào cùng trường từ vựng.
II/. Chuẩn bị:
 Giáo viên: giáo án, SGK, SGV, STK, bảng phụ.
 Học sinh: xem trước SGK, STK, học bài, chuẩn bị bài ở nhà.
III/. Các bước lên lớp:
 1. Ổn định lớp: (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 H: Phân tích tâm trạng của bé Hồng khi gặp lại mẹ! (trích “Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng).
 H: Tại sao nói tác giả Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng?
 3. Bài mới: (38 phút)
 Giới thiệu: (Dựa trên nét nghĩa chung của một số từ để dẫn).
TG
Nội dung bài
Hoạt động của 
giáo viên
Hoạt động của
học sinh
I. Thế nào là trường từ vựng:
1. Khái niệm:
 Trường từ vựng là tập hợp những từ có ít nhất nét chung về nghĩa.
 Ví dụ:
- mắt nét nghĩa chung
- gò má chỉ bộ phận
- miệng trên gương
- mũi mặt người
* Lưu ý:
 a. Một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn.
 b. Một trường từ vựng có thể bao gồm những từ khác từ loại.
 c. Do hiện tượng nhiều nghĩa một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau.
 d. Trong thơ văn và cuộc sống, chúng ta thường dùng cách chuyển trường từ vựng để tăng thêm tính nghệ thuật của ngôn từ và khả năng diễn đạt (so sánh, nhân hoá, ẩn dụ....).
II. Luyện tập:
 Bài tập 1: Xác định trường từ vựng “người ruột thịt” trong văn bản “Trong lòng mẹ”.
 - thầy tôi, mẹ tôi, cô, anh em tôi,
 Bài tập 2: Đặt tên cho trường từ vựng:
 a. dụng cụ đánh bắt thuỷ sản.
 b. vật dụng để chứa đựng.
 c. tâm trạng con người.
 d. hoạt động của chân.
 e. tính cách con người.
 g. dụng cụ để viết.
 Bài tập 3: Xác định tên trường từ vựng:
 “thái độ con người”
 Bài tập 4: Xếp từ vào trường từ vựng hợp lý:
- Khứu giác: mũi thơm, điếc, thính, nghe.
- Thính giác: tai, nghe, điếc, rõ, thính.
 Bài tập 6: 
 Từ được in đậm trong đoạn thơ được chuyển từ trường từ vựng “quân sự” sang trường từ vựng “nông nghiệp”.
H: Em hiểu như thế nào về khái niệm của từ vựng?
-> Giảng giải: từ vựng là toàn bộ các từ vị hoặc các từ của một ngôn ngữ.
Gọi h/s đọc mục 1I trang 21 - SGK, chú ý từ in đậm.
H: Những từ in đậm có nét chung nào về nghĩa?
-> khi tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa, ta gọi đó là trường từ vựng.
Gv chia lớp ra 2 đội thi tìm trường từ vựng cho các nét nghĩa chung:
- Các bộ phận của mũi.
- Các đặc điểm của mũi.
- Các bệnh về mũi.
H: nhận xét về từ loại cho các từ trong tập hợp em đã tìm?
Hướng dẫn h/s tìm hiểu nghĩa của từ “ngọt” trong các ngữ cảnh khác nhau.
Gọi h/s đọc đoạn trích “Lão Hạc” trong ví dụ ở SGK, trang 22.
H: Các từ in đậm dùng cho đối tượng nào?
-> chuyển từ trường “người” sang “vật”.
Gọi h/s cho ví dụ thêm.
- Gv uốn nắn, sửa chữa.
Gọi h/s đọc yêu cầu của 4 bài tập.
Chia nhóm và nhiệm vụ thực hiện, giới hạn thời gian.
-> trình bày theo cách hiểu của mình.
-> trình bày yêu cầu của bài tập 1.
-> chỉ bộ phận của gương mặt người.
-> h/s hào hứng tham gia tìm ra trường từ vựng.
-> là danh từ, động từ, tính từ.
-> đọc và phân tích ví dụ trong SGK.
-> đọc ví dụ.
-> con chó của Lão Hạc.
-> bé mèo của chị.
-> chú chó thông minh.
-> h/s nêu yêu cầu của bài tập SGK, trang 23.
-> hoạt động nhóm để giải quyết bài tập Gv phân công.
 4. Củng cố: 4’.
 H: Thế nào là trường từ vựng?
 H: Nêu những điểm đáng lưu ý về trường từ vựng?
 5. Dặn dò: 1’
 - Học bài.
 - Làm bài tập 5, 7 - SGK, trang 23, 24.
 - Chuẩn bị bài: “Bố cục văn bản”.
Ngày soạn:...........................
Ngày dạy:............................
Tuần: 2
Tiết: 8 BỐ CỤC VĂN BẢN
I/. Mục tiêu cần đạt:
 Giúp h/sinh:
 - Hiểu thế nào là bố cục của văn bản.
 - Biết sắp xếp các đoạn văn trong bài theo một bố cục nhất định.
 - Nhận biết bố cục của văn bản được học.
II/. Chuẩn bị:
 Giáo viên: giáo án, SGK, SGV, STK.
 Học sinh: SGK, STK, học bài, xem bài mới.
III/. Các bước lên lớp:
 1. Ổn định lớp: (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ:
 H: Trường từ vựng là gì?
H: Việc chuyển trường từ vựng có ý nghĩa gì?
 Kiểm tra bài tập 5, 7 - SGK, trang 23, 24.
 3. Bài mới: 
 Giới thiệu: Cách trình bày các đoạn văn trong bài viết có trình tự và mục đích nhất định, tạo hiệu quả cao khi thể hiện chủ đề văn bản được gọi là bố cục văn bản - nội dung cần tìm hiểu trong tiết học hôm nay.
TG
Nội dung bài
Hoạt động của 
giáo viên
Hoạt động của
học sinh
I. Bố cục của văn bản:
 - Bố cục của văn bản là sự tổ chức các đoạn văn để thể hiện chủ đề.
 - Văn bản thường có bố cục 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
 + Mở bài: có nhiệm vụ nêu ra chủ đề của văn bản.
 + Thân bài: gồm nhiều đoạn nhỏ trình bày các khía cạnh của chủ đề.
 + Kết bài: nhấn mạnh tổng kết chủ đề của văn bản.
II. Cách bố trí, sắp xếp nội dung phần thân bài của văn bản:
 Nội dung phần thân bài thường được trình bày theo một thứ tự tuỳ thuộc vào kiểu văn bản, chủ đề, ý đồ gián tiếp của người viết. Nhìn chung, nội dung ấy thường được sắp xếp theo trình tự thời gian và không gian, theo sự phát triển của sự việc hay theo mạch suy luận sao cho phù hợp với sự triển khai của chủ đề và sự tiếp nhận của người đọc.
III. Luyện tập:
 Bài tập 1: Phân tích cách trình bày ý:
 1a. Trình bày ý theo thứ tự không gian: xa -> gần -> tận nơi -> xa dần.
 1b. Trình bày ý theo thứ tự thời gian: về chiều -> lúc hoàng hôn.
 1c. Hai luận cứ sắp xếp theo tầm quan trọng của chúng đối với luận điểm cần chứng minh (ý sau làm rõ, bổ sung cho ý trước).
Bài tập 2:
 Trình bày và sắp xếp các ý cho văn bản nói về lòng yêu thương sâu sắc và cảm động của Hồng đối với mẹ:
 Mở bài: Nêu khái quát tình cảm của Hồng đối với mẹ.
 Thân bài: Hoàn cảnh đáng thương của Hồng, nỗi nhớ và niềm khát khao được mẹ nâng niu, ấp ủ.
 - Sự cay nghiệt của cô và phản ứng quyết liệt của Hồng trước thái độ của cô nói về mẹ.
 - Niềm sung sướng, hạnh phúc, tủi hờn của Hồng khi gặp lại và được ở trong lòng mẹ.
 Kết bài: Khẳng định tình cảm mẫu tử.
Gọi h/s đọc văn bản SGK trang 24.
H: Xác định chủ đề của văn bản.
H: Để thể hiện chủ đề, tác giả đã sắp xếp các đoạn văn, các ý theo trật tự như thế nào?
-> Cách sắp xếp, tổ chức các đoạn văn nêu trên là bố cục văn bản.
Giải thích: bố cục (bố trí, cục diện).
H: Bố cục văn bản là gì?
H: Văn bản trên có thể chia làm mấy phần? nêu nhiệm vụ của mỗi phần?
=> bố cục và nhiệm vụ của từng phần trong văn bản.
H: Xét nội dung thân bài trong văn bản trên, các đoạn văn đó có mqhệ như thế nào? Nêu cụ thể?
H: Phần thân bài của văn bản “Tôi đi học” sắp xếp các sự kiện như thế nào?
H: Phần thân bài của “Trong lòng mẹ: trình bày diễn biến tâm trạng của bé Hồng ra sao?
H: Nêu nhận xét về cách sắp xếp nội dung trong phần thân bài của một văn bản?
Hướng dẫn học sinh làm bài tập theo nhóm.:
 - N1: câu 1a.
 - N2: câu 1b.
 - N3: câu 1c.
 - N4: bài tập 2.
Gv uốn nắn, sửa chữa bài tập cho học sinh.
-> đọc “Người thầy đạo cao đức trọng”
-> ca ngợi tài đức của thầy Chu Văn An.
-> hợp lý: giới thiệu về tài đức -> phân tích - chứng minh tài và đức -> tình cảm của mọi người đối với thầy Chu Văn An.
-> Nêu nhận xét về kiến thức vừa tìm hiểu.
-> 3 phần:
- Mở bài: giới thiệu về tài đức của thầy Chu Văn An.
- Thân bài: Chu Văn An có tài -> trò đông -> đào tạo người tài -> là người coi trọng lễ nghĩa.
- Kết bài: Lòng thương tiếc của người đời đối với ông.
-> quan hệ về mặt thời gian.
Đoạn 1: Tài và đức của thầy lúc tại quan.
Đoạn 2: Tính cương trực lúc về quê.
 -> trên đường làng, trước sân trường và vào lớp học.
-> nhớ thương mẹ, mừng vì gặp lại mẹ, hờn tủi ngồi bên mẹ, ấm lòng trong tay mẹ.
-> trình bày ý kiến của bản thân.
-> tập trung làm bài tập theo yêu cầu .
-> cử đại diện trình bày kết quả.
4. Củng cố: 4’
 H: Bố cục văn bản thường gồm mấy phần? Nội dung phần nào quan trọng hơn? Vì sao?
 Hướng dẫn h/s làm bài tập 3 - SGK, trang 27.
 5. Dặn dò:
 - Học bài.
 - Làm bài tập 3 - SGK, trang 27. 
 - Chuẩn bị bài: “Tức nước vỡ bờ”.

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai_2_Truong_tu_vung.docx