Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết: 73 + 74: Nhớ rừng

A. Mục tiêu bài học: (Sách chuẩn kiến thức, kĩ năng )

 1. Kiến thức :

- Tư tưởng yêu nước thầm kín của lớp thế hệ trí thức Tây học chán ghét thực tại vươn tới cuộc sống tự do.

 2. Kĩ năng :

- Phân tích những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu,

 3. Thái độ :

- Quý trọng cuộc sống, sống có ý nghĩa.

B. Chuẩn bị:

 GV : - Giáo án, bảng phụ.

 HS: - Vở soạn

C. Tiến trình lên lớp:

 

doc 5 trang Người đăng trung218 Lượt xem 52090Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết: 73 + 74: Nhớ rừng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn	Ngày dạy
Tuần: 20
Tiết: 73 + 74 	 NHỚ RỪNG 
A. Mục tiêu bài học: (Sách chuẩn kiến thức, kĩ năng )
 1. Kiến thức :
- Tư tưởng yêu nước thầm kín của lớp thế hệ trí thức Tây học chán ghét thực tại vươn tới cuộc sống tự do.
 2. Kĩ năng : 
- Phân tích những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu,
 3. Thái độ :
- Quý trọng cuộc sống, sống có ý nghĩa.
B. Chuẩn bị: 
 GV : - Giáo án, bảng phụ.
 HS: - Vở soạn
C. Tiến trình lên lớp:
 	1.Ổn định lớp
 	2. Kiểm tra bài cũ
 	3. Bài mới 
 “ Nhớ rừng” là 1 trong những bài thơ hay nhất, tiêu biểu nhất của Thế lữ và phong trào thơ mới ( 1932 – 1935). Lúc đầu hai chữ “ thơ mới” dùng để gọi tên 1 thể thơ: thơ tự do. Khoảng sau 1930, 1 loạt thi sĩ trẻ xuất thân “Tây học” lên án “thơ cũ”( thơ đường luật) là khuôn sáo, là trói buộc. Họ đòi đổi mới thơ ca và đã sáng tác những bài thơ khá tự do, số câu số chữ không hạn định = “ thơ mới”. Nhiều nhà thơ: Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Nguyễn Bính đã gắn liền với thơ mới. Riêng Thế Lữ được Hoài Thanh nhận xét “ Thế lữ không bàn thơ mới không bên vực thơ mới, không bút chiến, không diễn thuyết Thế Lữ chỉ lặng lẽ điềm nhiên bước những bước vững vàng mà trong khoảnh khắc cả hàng ngũ thơ xưa phải tan vỡ. Bởi vì không có gì khiến người ta tin ở thơ mới hơn là đọc những bài thơ mới hay”.
 Bài thơ “ Nhớ rừng” thể thơ 8 chữ vần liền. Hai câu liền với nhau vần với nhau, vần bằng trắc hoán vị đều đặn
Gọi hs đọc phần chú thích sgk 
Giới thiệu đôi nét về tác giả Thế Lữ
Tác giả Thế Lữ là một trong những cây bút trong phong trào Thơ mới của thơ ca Việt Nam những năm 1930 – 1945.
Lắng nghe
Nêu xuất xứ của tác phẩm?
Nhớ rừng được viết theo thể thơ nào?
Văn bản có 5 đoạn thơ, em có thể chia bố cục và nội dung như thế nào ?
Con hổ trong bài thơ ở trong tình cảnh đặc biệt nào?
Bị giam cầm tù hãm
Cảm nhận những nỗi khổ nào khi bị nhốt trong vườn bách thú ?
+ Nỗi khổ không được hoạt động, trong không gian tù hãm 
( Ta nằm dài . . . dần qua)
+ Nỗi nhục khi biến thành trò đùa cho thiên hạ (Giương mắt . . . rừng thẳm)
+ Nỗi bất bình vì coi ngang hàng bọn tầm thường (chịu ngang . . . vô tư lự)
Em hiểu như thế nào về hành động nằm của con hổ ?
Bất lực không được tự do hoạt động
Nỗi khổ nào của con hổ đã biến thành khối căm hờn ? Vì sao ? em hiểu nó như thế nào ?
Nổi nhục biến thành trò đùa cho thiên hạ ( lũ người ngạo mạng ngẩn ngơ) " vì là chúa sơn lâm khiến các loài phải khiếp sợ " cảm xúc hờn căm kết động trong tâm hồn, đè nặng không có cách nào giải thoát.
Khối căm hờn ấy biểu hiện thái độ sống và nhu cầu sống như thế nào ?
Chán ghét cảnh tù túng, tầm thường " khát khoa tự do sống đứng phẩm chất
Cảnh nhàm chán vườn bách thú được diễn tả qua chi tiết nào ?
Hoa chăm . . . mô gò thấp kém
Có gì đặc biệt trong tính chất cảnh tượng và tạo nên phản ứng trong tình cảm con hổ ? từ đó em hiểu niềm uất hận ngàn thâu như thế nào?
Giả tạo nhỏ bé vô hồn " uất hận " trạng thái bực bội, u uất kéo dài khi phải sống chung với những thứ tầm thừơng giả dối
Qua đó em hiểu gì về tâm sự của con hổ và cùng là của con người?
Chán ghét thực tại tù túng, tầm thường đồng thời khao khát cuộc sống tự do
Cảnh sơn lâm được gợi tả qua chi tiết nào ? nhận xét về cách dùng từ ?
Bóng cả cây già, tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi. ( điệp từ với ) (động từ gào, thét)
Hình ảnh chúa tể hiện lên như thế nào giữa không gian ấy?
Ta bước chân . . . đều im hơi.
Nhận xét về cách dùng từ ? qua đó khắc hoa vẻ đẹp nào của chúa tể ?
(từ ngữ gợi hình dáng tính cách: bước chân dõng dạc, lượn tấm thân, vờn bóng, mắt thần đã quắc). Ngang tàng, lẫm liệt giữa núi rừng uy nghiêm. . .
Cảnh rừng ở đây vào thời điểm nào ? cảnh sắc vào từng thời điểm có gì đặc biệt ? qua đó thiên nhiên hiện lên như thế nào? 
( Những đêm, ngày mưa, những bình minh, những chiều)(đêm vàng, ngày mưa chuyển bốn phương ngàn, bình minh cây xanh nắng gội, những chiều lênh láng máu sau rừng) " rực rỡ, huy hoàng, náo động bí ẩn
Cuộc sống của chúa tể như thế nào giữa không gian đó ?
Ta say mồi . . . ta lặng ngắm. . .tiếng chim ca. . .ta đợi chết . .gay gắt.
Đại từ ta lặp lại có ý nghĩa gì ?
Thể hiện khí phách ngang tàng làm chủ thiên nhiên đồng thời tạo điệu rắn rỏi hùng tráng
Các điệp từ “đâu” kết hợp với câu cảm thán có ý nghĩa gì ?
Nhấn mạnh sự tiếc nối cuộc sống vàng son một thời chỉ còn là quá khứ giữa cuộc sống thấp hèn.
Chỉ ra sự đối lập của cảnh tượng và nó có ý nghĩa gì trong việc diễn tả trạng thái ?
Cảnh tù túng / cuộc sống thật, phóng khoáng "giả dối và thể hiện khát vọng sống mãnh liệt về cuộc sống tự do giữa chốn sơn lâm bạt ngàn oai linh 
Sống trong không gian giả tạo con hổ hướng giấc mộng vàng về không gian nào ? 
Oai linh, hùng vĩ, thênh thang
GV giảng: Đó chỉ là không gian của giấc mộng vàng, mơ ước vì nơi đó chỉ còn là Nơi ta không được thấy bao giờ
Câu thơ Hỡi oai linh . . . và Hỡi cảnh rừng . . . có ý nghĩa gì ?
Bộc lộ nỗi tiếc nhớ cuộc sống chân thật, tự do
Giấc mộng ngàn là giấc mộng như thế nào ? Nó cũng là nỗi đau bi kịch vậy em hiểu nó như thế nào?
Mãnh liệt nhưng bất lực đó cũng là bi kịch của cuộc đời
Từ nỗi đau khát vọng mãnh liệt của con hổ cũng là của con người?
Khát vọng được sống trong xứ sở của mình đồng thời là khát vọng giải phóng khát vọng tự do
Nỗi đau từ giấc mộng ngàn to lớn ấy phản ánh khát vọng mãnh liệt nào của con hổ ở vườn bách thú, cũng là của con người?
Khát vọng cuộc sống tự do chân thật cuộc sống của chính mình, trong xứ sở của chính mình; đó là khát vọng giải phóng, khát vọng tự do
Nhớ rừng là một tác phẩm tiêu biểu cho phong trào thơ mới từ đó em hiểu như thế nào là thơ mới?
- Lời thơ phản ánh nỗi chán ghét thực tại, mơ ước hướng tới một cuộc đời tự do
- Giọng thơ ào ạt khoẻ khoắn
- Hình ảnh ngôn từ gần gũi
Từ tâm sự nhớ rừng của con hổ, em hiểu những điều sâu sắc nào trong tâm sự của con người?
Nỗi chán ghét thực tại tù túng, tầm thường, giả dối; khát vọng tự do cho cuộc sống của chính mình.
Nhà phê bình Hoài Thanh có nhận xét về bài thơ Nhớ rừng: “ Ta tưởng chừng thấy những chữ bị xô đẩy, bị dằn vặt bởi một sức mạnh phi thường” em hiểu sức mạnh phi thường ở đây là gì?
Đó là sức mạnh của cảm xúc
II. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả: 
 - Thế Lữ (1907 – 1989) một trong những nhà thơ lớn đầu tiên trong phong trào thơ mới.
 - Tác phẩm chính / SGK,6
2. Tác phẩm: 
 Nhớ rừng là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Thế Lữ, in trong tập Mấy vần thơ.
3. Thể lọai : Thơ mới (Thể thơ tám chữ)
* Thơ mới: một phong trào có tính chất lãng mạn của tầng lớp trí thức trẻ (32 " 45). Số tiếng, số câu, vần, nhịp trong bài tự do, phóng khóang không bị gị bó theo niêm luật chặt chẽ, chỉ theo cảm xúc của người viết. ( 8 chữ, 5 chữ, 7 chữ).
4. Bố cục: Gồm 3 phần 
- Phần 1 : Đoạn 1-4: Tâm trạng của con hổ trong vườn bách thú 
- Phần 2: Đoạn 2 -3: Nỗi nhớ thời oanh liệt
- Phần 3 : Đoạn 5: Khao khát giấc mộng ngàn 
* Đại ý. 
 Mượn lời một con hổ trong vườn bách thú để nói lên tâm sự của người dân mất nước lúc bấy giờ.
II. Phân tích:
1. Tâm trạng và niềm uất hận của hổ khi ở vườn bách thú. (khổ 1 + 4)
* Tâm trạng:
- Gậm một khối căm hờn
- Ta nằm dài.
- Chịu ngang bầy .
- Bị làm trò lạ mắt thứ ..
- Nay sa cơ, bị nhục nhằn ..
" Miêu tả tâm trạng tài tình, nhân hóa, từ ngữ gợi cảm.
" Đau đớn, nhục nhã, bất bình.
" Chán ghét cuộc sống tầm thường, khát vọng tự do.
* Cảnh ở vườn Bách thú :
- Hoa chăm, cỏ xén, cây trồng ..
- Học đòi, bắt chước ..
" Liệt kê, nhịp ngắn, dồn dập 
 " Cảnh nhàm chán, đơn điệu, giả dối.
" Chán ghét thực tại tù túng, giải dối; khát khao được sống tự do.
" Là tâm trạng , thái độ của những người yêu nước với thực tại xã hội đương thời.
2. Nỗi nhớ rừng của hổ:
* Cảnh sơn lâm:
- Bóng cả cây già.
- Tiếng gió gào ngàn.
- Giọng nguồn hét núi.
" Điệp từ, động từ mạnh, chọn lọc từ ngữ.
" Núi rừng hùng vĩ nhưng bí ẩn.
 * Hình ảnh hổ:
- Dõng dạc, đường hoàng.
- Lượn tấm thân như sóng cuộn.
- Mắt thần khi đã quắc.
- Mọi vật đều im hơi.
- Chúa tể cả muôn loài.
" Nhịp thơ thay đổi, hình ảnh thơ đẹp và lãng mạn; phóng đại,.. 
 " Vẻ đẹp uy nghi, kiêu hùng của vị chúa tể .
* Cảnh huy hoàng nơi chốn sơn lâm
- Nào đâu những đêm vàng .
- Đâu những chiều  
- Những ngày mưa.
- Những bình minh
" Khí phách ngang tàng, làm chủ
- Than ôi !....
" Tiếc nuối một thời oanh liệt, khát khao tự do.
" Tiếng lòng của người dân yêu nước.
* Hai hình ảnh đối lập:
- Cảnh tù túng, tầm thường, giả dối .
- Cảnh sống phóng khoáng, tự do.
" Căm ghét sự tù túng, khát vọng tự do.
3. Niềm khát khao giấc mộng ngàn.
- Hỡi oai linh  hùng vĩ.
- Ta đương theo giấc mộng ngàn 
" Giọng bi tráng, dữ đội
" Bộc lộ trực tiếp, mãnh liệt nỗi nhớ; sự nuối tiếc cảnh sống tự do " Khát vọng giải phóng dân tộc.
III. Tổng kết
Nghệ thuật:
- Sử dụng bút pháp lãng mạn, với nhiều biện pháp nghệ thuật như nhân hóa, đối lập, phóng đại, tương phản.
- Xây dựng hình tượng nghệ thuật có nhiều tầng ý nghĩa.
Nội dung:
* Ý nghĩa văn bản: Mượn lời con hổ trong vườn bách thú, tác giả kín đáo bộc lộ tình cảm yêu nước, niềm khát khao thoát khỏi kiếp đời nô lệ.
IV. Luyện tập
4. Củng cố:
- Nhắc lại khát vọng tự do, chán ghét thực tại của tầng lớp Tây học đương thời.
- Liên hệ tới thực tế, khát vọng tự do của nhân loại tiến bộ.
5. Dặn dò:
* Bài cũ: 
- Đọc kĩ, tìm hiểu sâu hơn một vài chi tiết nghệ thuật trong bài thơ.
- Đọc thuộc lòng bài thơ.
* Bài mới: soạn bài “Câu nghi vấn”.
Ngày soạn	Ngày dạy
Tiết: 75	CÂU NGHI VẤN	
A. Mục tiêu bài học: (Sách chuẩn kiến thức, kĩ năng )
 1. Kiến thức :- Đặc điểm hình thức và chức năng chính của câu nghi vấn.
 2. Kĩ năng :- Nhận biết và tác dụng, phân biệt câu nghi vấn với kiểu câu khác.
 3. Thái độ ::- Yªu thÝch , t×m hiÓu sù phong phó cña tiÕng ViÖt.
B. Chuẩn bị: 
 1. GV :- Giáo án, bảng phụ.
 2. HS: - Vở soạn
C. Tiến trình lên lớp:
 	1. Ổn định lớp
 	2. Kiểm tra bài cũ
	3. Bài mới
Cho hs đọc sgk
Cho biết câu nào là câu nghi vấn ? Vì sao ?
+ Sáng nay . . .lắm không? (dấu hiệu có . . . không)
+ Thế làm sao . . . ăn khoai? (có . . .mà không)
+Hay là . . . đói quá ? (dấu hiệu hay là)
Những câu nghi vấn trên có tác dụng để làm gì ?
Dùng để hỏi
Bài tập: Câu sau có phải câu nghi vấn không ? Vì sao ? 
“ Con ứ biết thì con mới hỏi mẹ chứ ?”
( Không phải câu nghi vấn )
Vậy câu nghi vấn có đặc điểm chức năng gì ?
Thảo luận phần ghi nhớ
Bài tập 1. Tìm các câu nhi vấn
Hướng dẫn hs tự làm theo nhóm
Bài tập 2 Hướng dẫn hs tự làm theo nhóm
Bài tập 3
I. Tìm hiểu bài
1. Đặc điểm và chức năng chính
 Vd/ sgk
2. Ghi nhớ: 
 SGK
II. Luyện tập:
Bài tập 1
a. Chị khất tiền sưu đến mai phải không? 
b. Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế ?
c. Văn là gì ? chương là gì ?
d. chú mình có muốn cùng tớ đùa vui không? Đùa trò gì? Cái gì thế? Chị Cốc béo xù đứng trước nhà ta hả?
e. Bố cháu có nhà không? Mất bao giờ? Sao mà mất nhanh thế?
Bài tập 2
Ba câu trên là câu nghi vấn có từ hay để hỏi " không thay thế được vì sẽ biến thành câu trần thuật và có ý nghĩa khác.
Bài tập 3.
- Không thể đặt dấu chấm hỏi vào cuối câu được vì đó không phải là câu nghi vấn.
- Câu a, b có các từ nghi vấn ( tại sao) nhưng những từ này chỉ có chức năng bổ ngữ.
- Câu c, d có ý nghĩa khẳng định tuyệt đối không phải câu nghi vấn
Bài tập 5
a. bao giờ: hành động diễn ra trong tương lai
b. Bao giờ : cuối câu hành động diễn ra trong quá khứ
4. Củng cố :
5. Dặn dò:
Học bài + làm các bài tập còn lại+ soạn bài( Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh)
Ngày soạn	Ngày dạy
Tiết: 76	 VIẾT ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH	
A. Mục tiêu bài học: (Sách chuẩn kiến thức, kĩ năng )
 1. Kiến thức :- Kiến thức về đoạn văn, bài văn thuyết minh.
 2. Kĩ năng : - Xác định chủ đề, sắp xếp phát triển ý.
 3. Thái độ : - Yªu thÝch v¨n b¶n thuyÕt minh.
B. Chuẩn bị: 
 1. GV :- Giáo án, bảng phụ.
 2. HS :- Vở soạn
C. Tiến trình lên lớp:
 	1. Ổn định lớp
 	2. Kiểm tra bài cũ 
 	3. Bài mới
Cho hs đọc sgk
Nêu tầm quan trọng của đoạn văn trong văn bản ?
Là bộ phận của văn bản. Viết tốt đoạn văn là góp phần viết tốt văn bản.
Tìm câu chủ đề và từ ngữ chủ đề ?
- Đoạn a: câu 1 là chủ đề thế giới thiếu nước sạch, các câu sau bổ sung thông tin.
- Đoạn b: Từ ngữ chủ đề là Phạm Văn Đồng, các câu sau bổ sung thông tin theo lối liệt kê.
Nhận xét về cách trình bày 2 đoạn văn bản ? 
HS: Thảo luận
GV chốt: Cần tách đoạn văn và sửa lại thuyết minh về cái bút bi cần tách hai đoạn: cấu tạo, các loại bút. Về chiếc đèn cần tách 3 đoạn: phần đèn, chao đèn, đế đèn
Bài tập 1. xây dựng phần mở – kết bài thuyết minh về hiệu sách
HS: 
Mở bài:
Kết bài:
Viết về trường em dựa vào các ý sau
 Nhìn từ xa, cổng trường, sân trường, cây cối, các dãy nhà, các lớp, bàn ghế, bảng, đang giờ học . . .
I. Tìm hiểu bài
1. Đoạn văn trong văn bản thuyết minh
 Vd/ sgk
2. Ghi nhớ: SGK
II. Luyện tập:
Bài tập 2. Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam. Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, người luông phấn đấu vượt qua bao gian khổ, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân.
4. Củng cố :
5. Dặn dò:
Học bài + soạn bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_18_Nho_rung.doc