Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 78: Văn bản: Khi con tu hú

A. Mục tiêu cần đạt :

Sau khi học xong bài này, học sinh cần đạt được những mục tiêu sau đây :

1. Kiến thức :

- Xác định được các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài

- Phân tích được lòng yêu sự sống, niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng bị giam cầm.

2. Kĩ năng :

-đọc thuộc lòng và diễn cảm được bài thơ

-rèn luện vốn từ

-nhận biết được các hình ảnh thơ

-phân tích và cảm thụ được thơ lục bát

 

doc 8 trang Người đăng trung218 Lượt xem 2593Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 78: Văn bản: Khi con tu hú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21
Tiết 78 : 
Văn bản: KHI CON TU HÚ
-Tố Hữu-
Mục tiêu cần đạt :
Sau khi học xong bài này, học sinh cần đạt được những mục tiêu sau đây :
Kiến thức :
Xác định được các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài
Phân tích được lòng yêu sự sống, niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng bị giam cầm.
Kĩ năng :
-đọc thuộc lòng và diễn cảm được bài thơ
-rèn luện vốn từ
-nhận biết được các hình ảnh thơ
-phân tích và cảm thụ được thơ lục bát
	3. Thái độ :
	 - tích cực trong giờ học.
	 - tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước
 -sống có hoài bão, ước mơ, có lý tưởng cao đẹp, cống hiến sức mình cho xây dựng và bảo vệ tổ quốc. 
B. Chuẩn bị :
	1. Giáo viên :
	- sách giáo khoa, sách giáo viên, bài soạn
	2. Học sinh :
	-sách giáo khoa, vở ghi, bài soạn
C. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Giới thiệu bài mới
*HĐ khởi động: em hãy kể tên một số tác phẩm của nhà thơ Tố Hữu mà em biết?
“Lượm”-lớp 6 tập 2, Từ ấy, Con cá chột nưa, Việt Bắc, Tiếng chổi tre, Bác ơi
Buổi học hôm nay, cô trò chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu một tác phẩm nữa của Tố Hữu thể hiện lòng yêu cuộc sống và niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cần đạt
Năng lực cần hình thành cho học sinh
*HĐ 1 : hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác giả tác phẩm
H: qua sự chuẩn bị ở nhà em hãy nêu những nét chính về Tố Hữu?
H:em hãy nêu những hiểu biết của mình về tác phẩm?
*HĐ2: hướng dẫn học sinh đọc-tìm hiểu chung
-gv hướng dẫn và cho học sinh đọc tác phẩm 
H:em thấy nhan đề bài thơ có gì đặc biệt?
H:theo em bài thơ có thể chia làm mấy phần? nội dung của từng phần?
*HĐ 3 : Đọc-hiểu chi tiết
1. Cảnh đất trời vào hè.
Đọc đoạn thứ nhất, em hãy cho biết :
H :tín hiệu mùa hè được gợi tả bằng những âm thanh nào ?
H : - âm thanh ấy gợi nên điều gì ?
 B : cả bốn mùa đều có tu hú, nhưng tiếng tu hú gọi bầy thì chỉ mùa hè mới có. Và cũng chỉ có ở mùa hè mới có tiếng ve kêu râm ran. Những âm thanh ấy gợi cho ta một không gian rộn rã, tưng bừng.
H : trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt cũng có tiếng chim tu hú : « tu hú ơi không đến ở cùng bà/ kêu chi hoài trên những cánh đồng xa »
 em hãy nhận xét sự giống nhau trong cảm nhận tiếng chim tu hú ở hai nhà thơ Tố Hữu và Bằng Việt ?
H :-theo em mùa hè còn được gợi nhắc qua các sản vật nào?
- Các sản vật ấy mang hương vị gì?
 -lúa chín, trái ngọt, bắp vàng- các sản vật ấy gợi nên điều gì ?
B : không phải là lúa chín mà là “lúa chiêm đang chín”, không phải là trái ngọt mà lại là “trái ngọt dần” ta thấy cảnh hiện nên như đang vận động, thay đổi như vắt kiệt sức mình để cống hiến cho đời những sản vật tươi ngon nhất. 
 H:- thảo luận nhóm các em hãy cho biết:
- không gian mùa hè được miêu tả với những màu sắc gì?
-màu sắc ấy như thế nào?
H: ngoài ra, không gian hè còn được gợi ra với những hình ảnh gì? 
Hình ảnh ấy gợi nên không gian ra sao?
B: cả đoạn một không có đoạn nào trực tiếp gọi tên mùa hè nhưng người đọc vẫn cảm nhận được mùa hè rực rỡ, tràn trề sự sống. vì sao vậy? tiếng chim tú hú phải chẳng là tín hiệu của màu hè?
H: em hãy cho biết biện pháp tu từ nào được sử dụng ở đoạn thơ nay?
 H: không gian mùa hè có gì đối lập với hoàn cảnh của ngừoi chiến sĩ cách mạng?
Chốt: với nghệ thuật hoán dụ,đoạn thơ thứ nhất đã cho ta thấy một không gian tuyệt vời với âm thanh, hình ảnh, màu sắc, hương vị ,gợi nên cảnh ngày hè rộn rã , tự do, khoáng đạt thể hiện tình yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên, đất nước.
2.Tâm trạng người tù cách mạng.
Đọc đoạn thơ cuối, em hãy cho biết:
H: em có nhận xét gì về nhịp thơ ở trong đoạn? cái ngắt nhịp ấy có tác dụng như thế nào?
H: em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ trong đoạn?
H: theo em, cách ngắt nhịp và sử dụng từ ngữ trong 4 câu cuối có tác dụng gì?
H: bài thơ đã sử dụng kết cấu vòng tròn,mở đầu bài thơ đều có tiếng tu hú kêu, nhưng tâm trạng người tù khi nghe tu hú kêu thể hiện câu cuối có gì khác nhau?
H: em cảm nhận được điều gì từ những câu thơ cuối của bài thơ?
Chốt: 4 câu thơ cuối thể hiện sự them khát cuộc sống tự do, tâm hồn của người chiến sĩ cách mạng cháy lên khát vọng yêu sống, yêu tự do
*HĐ 4: hướng dẫn học sinh Tổng kết
(Học sinh đọc) 
-về mặt ngữ pháp, nhan đề bài thơ như một thành phần phụ chỉ thời điểm. Nhan đề này là một thông báo chưa hoàn chỉnh lôi cuốn người đọc chờ đợi phần nội dung tiếp theo được nói trong từng câu thơ.
2 phần:
-p1: 6 câu đầu(cảnh trời đất vào hè)
-p2: 4 câu còn lại (tâm trạng người tù cách mạng)
(học sinh trả lời)
- âm thanh tiếng tu hú gọi bầy.
-âm thanh tiếng ve sầu
-báo hiệu mùa hè 
- tiếng tu hú gọi bầy gợi sự đoàn tụ, sum họp
-Giống nhau : tiếng chim tu hú đều gợi không gian đồng quê gần gũi, thân thuộc. 
(học sinh trả lời)
-lúa chiêm
-trái cây
-mùi thơm của lúa chín
-vị ngọt của trái cây
-khẳng định hè đã về có 
-sự sống đang sinh sôi, nảy nở dầy đặn, ngọt ngào.
(học sinh thảo luận nhóm)
-vàng(bắp, lúa chín)
-hồng(nắng đào)
-xanh(trời cao)
-màu sắc tràn đầy sự sống.
-vườn râm
-trời cao
-đôi con diều sáo
-phóng túng, tự do
-biện pháp hoán dụ, gợi sự liên tưởng đến mùa hè từ tiếng chim tu hú
- không gian khoáng đạt, bao la còn người chiến sĩ phải chịu cảnh tù đày.
-cách ngắt nhịp trong đoạn bất thường
-thể hiện sự biến đổi của tâm trạng
-sử dụng từ mạnh (đập tan phong, chết uất)
-từ ngữ cảm thán(ôi, thôi, làm sao)
-tạo cảm giác uất ức, ngột ngạt, thể hiện khát vọng muốn được thoát khỏi ngục, trở về cuộc sống tự do.
- ở câu cuối, tiếng tu hú gợi cảm xúc khắc hẳn : u uất, nôn ngóng, khắc khoải-tâm trạng của kẻ bị tước đoạt tự do, bị tách rời cuộc sống
I. Tác giả, tác phẩm
1.tác giả
-Tố Hữu(1920-2002) sinh ra ở Huế
-tuổi thơ được nuôi dưỡng bằng những câu ca, điệu hò của mẹ. Được cha dạy làm thơ từ nhỏ
-mồ côi mẹ tự lập sớm, dễ rung động cảm thông với thân phận bất hạnh.
2.tác phẩm
Sáng tác trong nhà lao Thừa Phủ, khi tác giả mới bị bắt giam ở đây
II. Đọc-tìm hiểu chung
1.Đọc
2. chú thích
3.Nhan đề
3.Bố cục :2 phần
III. Đọc- tìm hiểu chi tiết
1.Cảnh đất trời vào hè.
*âm thanh :
+tiếng tu hú gọi bầy.
+âm thanh của dàn đồng ca mùa hạ
->báo hiệu mùa hè, gợi sự đoàn tụ, sum họp.
*hương vị : 
+thơm của lúa chín
+vị ngọt của trái cây
->
-khẳng định hè về
-vận động, sinh sôi
*màu sắc : 
+vàng(bắp rây, lúa chín)
+hồng(nắng đào)
+xanh(trời cao)
->màu sắc tràn đầy sự sống
*hình ảnh :
+vườn râm
+trời cao
+đôi con diều sáo
->không gian phóng túng, tự do
=>tình yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên, đất nước
2.Tâm trạng người tù cách mạng.
-cách ngắt nhịp có sự thay đổi
-sử dụng từ ngữ mạnh, từ ngữ cảm than
-sử dụng kết cấu vòng tròn
=>- thèm khát cuộc song được tự do
- tâm hồn cháy lên khát vọng yêu sống, yêu tự do
IV. ghi nhớ
(sgk trang 20)

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_19_Khi_con_tu_hu.doc