Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 92: Chiếu dời đô

I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1.Kiến thức:

- Chiếu:thể văn chính luận trung đại có chức năng ban bố mệnh lệnh của nhà vua.

- Sự phát triển của quốc gia Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.

- Ý nghĩa trọng đại của sự kiện dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long và sức thuyết phục mạnh mẽ của lời tuyên bố quyết định dời đô.

2.Kĩ năng :

- Đọc- hiểu một văn bản viết theo thể chiếu.

- Nhận ra, thấy được đặc điểm của kiểu nghị luận Trung đại ở một văn bản cụ thể.

3.Thái độ:Tự hào về truyền thống lịch sử của dân tộc Đại Việt

 

docx 5 trang Người đăng trung218 Lượt xem 6941Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 92: Chiếu dời đô", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
TIẾT 92: CHIẾU DỜI ĐÔ
 (Thiên đô chiếu) Lí Công Uẩn
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1.Kiến thức: 
- Chiếu:thể văn chính luận trung đại có chức năng ban bố mệnh lệnh của nhà vua.
- Sự phát triển của quốc gia Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.
- Ý nghĩa trọng đại của sự kiện dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long và sức thuyết phục mạnh mẽ của lời tuyên bố quyết định dời đô.
2.Kĩ năng : 
- Đọc- hiểu một văn bản viết theo thể chiếu.
- Nhận ra, thấy được đặc điểm của kiểu nghị luận Trung đại ở một văn bản cụ thể.
3.Thái độ:Tự hào về truyền thống lịch sử của dân tộc Đại Việt 
4.Kĩ năng sống
- Kĩ năng giao tiếp, nhận thức, tự khẳng định
II.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc thuộc lòng bài thơ Đi đường. Nêu ý nghĩa nội dung bài thơ.
3. Bài mới: 
..
 ( Phong Châu, Cổ Loa, Hoa Lư, Thăng Long, Đông Đô, Phú xuân Hà Nội).
 H. Hà Nội trở thành thủ đô của nước ta từ bao giờ và gắn liền với những sự kiện lịch sử hoặc truyền thuyết nào? ( năm 1010 Lí Công Uẩn dời đô về Đại La)
Sau khi được triều thần suy tôn làm vua, Lí Công Uẩn đã dời kinh đô Hoa Lư về thành Đại La.Tại sao lại có quyết định như vậy ? Tiết học này sẽ trả lời cho câu hỏi đó.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
I.TÌM HIỂU CHUNG
-hs tb Em hãy cho biết đôi nét về tác giả?
- gv hướng dẫn đọc văn bản: Giọng đọc to chung và trang trọng, có một số câu cần nhấn mạnh sắc thái tình cảm tha thiết hoặc chân tình “ trẩm rất đau xót, dời đối”,”trẫm muốnthế nào”...
-Gv hướng dẫn hs hiểu từ khóa trong bài, chú ý chú thích 8.
-hs tb:Dựa vào phần chú thích em hãy cho biết “Chiếu” là gì?
-Chiếu do Vua viết, dùng ban bố mệnh lệnh. Thể hiện tư tưởng chính trị lớn lao, ảnh hưởng đến vận mệnh của cả triều đại, đất nước. Viết bằng vần, văn xuôi, hoặc văn biền ngẫu
-Gv giới thiệu đặc điểm của câu văn biền ngẫu. Chỉ ra một số câu văn biền ngẫu trong văn bản
-hs tb: “Chiếu dời đô” được viết trong thời gian, hoàn cảnh nào? Dùng để làm gì?
-hs khá giỏi: Phương thức biểu đạt của văn bản Chiếu dời đô là gì
-hs khá, giỏi: Vấn đề nghị luận ở bài chiếu này là gì ?
-hs khá, giỏi::Vấn đề đó được trình bày bằng mấy luận điểm ? Mỗi luận điểm ứng với đoạn nào? 
-hs dựa vào chú thích é trả lời
-Hs đọc văn bản
-hs dựa vào chú thích é trả lời
-hs dựa vào chú thích é trả lời
-Nghị luận
- Sự cần thiết phải dời kinh đô từ Hoa Lư về Đại La
-Luận điểm 1:Lịch sử dời đô, định đô (từ đầu đến không thể không dời đô)
- Luận điểm 2: Vì sao Đại La xứng đáng là kinh đô bậc nhất ?
1.Tác giả
- Lí Công Uẩn(974- 1028) tức Lí Thái Tổ, vị vua khai sáng triều Lí
- Ông có chí lớn, lập nhiều chiến công.
2.Tác phẩm
a.Thể loại: Chiếu:là thể văn do vua dùng để ban bố mệnh lệnh, viết bằng văn vần,văn biền ngẫu hoặc văn xuôi
b. Hoàn cảnh: “ Chiếu dời đô” ra đời gắn liền với sự kiện lịch sử thành Đại La trở thành kinh đô của nước Đại Việt năm 1010. 
c.Phương thức biểu đạt: Nghị luận
d.Bố cục: 2 phần
II.ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
-hs tb:Tác giả đã nêu ra những sự kiện gì trong lịch sử?
-hs khá, giỏi:Theo tác giả, các lần dờii đô đó nhằm mục đích gì?
-hs tb:Kết quả của việc dời đô ấy?
-hs khá, giỏi: Theo em tác giả viện dẫn về việc dời đô xưa để làm gì?
-Thời trung đại, người ta thường có tâm lí noi theo tiền nhân, dựa vào mệnh trời, coi thời hoàng kim là thời đã qua, khuôn mẫu được làm bởi tiền nhân, nên thường trích dẫn điển tích, điển cố. Mệnh trời ở đây được hiểu là phù hợp với quy luật khách quan lúc đó.
Việc dẫn sử sách như ở trên là để chuẩn bị cho lí lẽ ở phần sau. Sau khi nêu tiền đề, tác giả đã đối chiếu với tình hình hai nhà Đinh, Lê, chúng ta sẽ tìm hiểu xem tác giả đối chiếu như thế nào. 
-Hs tb:Tại sao hai triều Đinh, Lê không thực hiện dời đô?
- hs tb:Kết quả của việc định đô ở nơi này?
-hs tb:Câu Ở đoạn văn này ta thấy Lí Công Uẩn bày tỏ thái độ tình cảm gì? Câu văn nào thể hiện điều đó?
 Hs đọc đoạn 2 
-hs thảo luận nhóm: Thành Đại La có những lợi thế gì để chọn làm kinh đô của đất nước?
Nhóm 1:Về địa lí
Nhóm 2:Về chính trị, văn hóa
Nhóm 3: Về phong thủy
Nhóm 4: Về tự nhiên
- hs khá, giỏi:Cuối bài chiếu là lời tuyên bố: trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở,các khanh nghĩ thế nào ?” Em hiểu gì về tư tưởng và tình cảm của Lí Công Uẩn qua lời tuyên bố này ?
-hs liên hệ:Từ thực tế, theo các em quyết định dời đô từ Hoa Lư về Đại La của lí Công Uẩn có chính xác không? Vì sao?
-Các lần dời đô của các triều đại TQ xưa: Nhà thương 5 lần, Nhà Chu 3 lần.
-Mưu toan nghiệp lớn, xây dựng vương triều phồn thịnh.
-Đất nước bền vững, phát triển thịnh vượng.
- Để khẳng định rằng: Dời đô là điều thường xuyên xảy ra trong các triều đại lịch sử phù hợp với quy luật tự nhiên.
-hs dựa vào chú thích 8 để trả lời: Hai triều đại này chưa đủ mạnh về thế, lực nên phải dựa vào vùng núi rừng hiểm trở để đóng quân
-triều đại không được vững bền, số vận ngắn ngủi.
Trực tiếp bày tỏ nỗi đau xót trước thực tại trên.
“Trẫm rất đau xót vì việc đó...”
- Về địa lí: là trung tâm đất trời, có núi có sông, đất rộng bằng phẳng, cao mà thoáng, tránh nạn lụt lội, chật chội.
- Về chính trị – văn hoá: là đầu mối giao thông, là mảnh đất hưng thịnh.
- Về phong thuỷ: Thế rồng cuộn hổ ngồi
- Về tự nhiên, môi trường: Muôn vật phong phú, tốt tươi.
- Cách kết thúc mang tính chất đối thoại, trao đổi, tạo sự đồng cảm giữa mệnh lệnh của vua với thần dân.
-Hs tự bộc lộ
1. Lí do phải dời đô
- Dời đô là điều thường xuyên diễn ra trong các triều đại lịch sử để đem lại sự phồn thịnh bền vững cho quốc gia.
- Nhà Đinh và Lê không dời đô nên vận nước ngắn ngủi, không phát triển.
=> Khát vọng muốn thay đổi đất nước để phát triển đất nước.
2. Lí do chọn thành Đại La làm kinh đô
- Đại La có đủ điều kiện để phát triển bền vững, trở thành kinh đô bậc nhất của các đế vương muôn đời. 
=> Lối văn biền ngẫu, nhịp nhàng.
=> Tầm nhìn chiến lược thể hiện ý khát vọng về sự bền vững, hùng cường của quốc gia.
III.TỔNG KẾT
- Văn bản thành công ở những nét nghệ thuật nào?
- Em hãy cho biết ý nghĩa văn bản
- Hs: Trả lời.
- Hs: Trả lời.
1, Nghệ thuật:
- Bố cục chặt chẽ, giọng văn trang trọng.
- Ngôn ngữ có tính chất tâm tình đối thoại.
- Câu hỏi cuối bài thể hiện sự tôn trọng ý kiến của thần dân.
2, Ý nghĩa: Ý nghĩa lịch sử của sự kiện dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long và nhận thức về vị thế, sự phát triển đất nước của Li Công Uẩn.
4.Củng cố
Vẽ sơ đồ nội dung bài học
5.Dặn dò
- Khái niệm thể loại chiếu; ý nghĩa và nghệ thuật của văn bản Chiếu dời đô
- Nắm chắc tư tưởng được thể hiện trong chiếu. 
-Chuẩn bị bài Câu phủ định

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai_22_Chieu_doi_do_Thien_do_chieu.docx