Giáo án Ngữ văn 8 - Trần Thị Kim Loan - Hai chữ nước nhà

A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

 1. Kiến thức :

 - Nỗi đau mất nước và ý chí phục thù cứu nước được thể hiện trong đoạn thơ.

 - Sức hấp dẫn của đoạn thơ qua cách khai thác đề tài lịch sử, lựa chọn thể thơ để diễn tả xúc động tâm trạng của nhân vật lịch sử với giọng thơ thống thiết.

 2. Kỹ năng :

 - Đọc – hiểu một đoạn thơ khai thác đề tài lịch sử.

 - Cảm thụ được cảm xúc mãnh liệt thể hiện bằng thể thơ song thất lục bát.

 3. Thái độ : Biết yêu nước và thể hiện bằng hành động cụ thể phù hợp với khả năng của bản thân.

B/ CHUẨN BỊ :

 - GV : Sgk + giáo án + ảnh tác giả.

 - HS : Đọc diễn cảm và tìm hiểu bài thơ.

C/ PHƯƠNG PHÁP : Thảo luận nhóm.

 

doc 4 trang Người đăng trung218 Lượt xem 9037Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Trần Thị Kim Loan - Hai chữ nước nhà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS TT PHÚ HÒA
Giáo án Ngữ văn 8
Tuần 18
Tiết 69
Trần Thị Kim Loan
Ngày dạy ... lớp 8A
Ngày dạy ... lớp 8A
Ngày dạy ... lớp 8A
Bài 17, 18
Văn bản
HD ĐT : HAI CHỮ NƯỚC NHÀ
(Trích)
 Trần Tuấn Khải
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 
	1. Kiến thức : 
	- Nỗi đau mất nước và ý chí phục thù cứu nước được thể hiện trong đoạn thơ.
	- Sức hấp dẫn của đoạn thơ qua cách khai thác đề tài lịch sử, lựa chọn thể thơ để diễn tả xúc động tâm trạng của nhân vật lịch sử với giọng thơ thống thiết.
	2. Kỹ năng : 
	- Đọc – hiểu một đoạn thơ khai thác đề tài lịch sử.
	- Cảm thụ được cảm xúc mãnh liệt thể hiện bằng thể thơ song thất lục bát.
	3. Thái độ : Biết yêu nước và thể hiện bằng hành động cụ thể phù hợp với khả năng của bản thân.
B/ CHUẨN BỊ :
	- GV : Sgk + giáo án + ảnh tác giả.
	- HS : Đọc diễn cảm và tìm hiểu bài thơ.
C/ PHƯƠNG PHÁP : Thảo luận nhóm.
D/ TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
	1. Kiểm tra bài cũ : 
	- Đọc thuộc lòng bài thơ Ông đồ.
	- Những nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Ông đồ. Nêu ví dụ minh họa.
	- 	Ý nghĩa của văn bản là gì ?
	2. Bài mới : 
Ù Hoạt động 1 : Giới thiệu bài mới.
	Trần Tuấn Khải là nhà thơ có tấm lòng yêu nước nồng nàn. Ông sống trong giai đoạn đất nước rơi vào tay thực dân Pháp. Thơ ông thường khai thác đề tài lịch sử. Nhờ đó, ông có điều kiện phóng túng ngòi bút của mình để khắc họa những tâm sự u uất của người dân mất nước, khích lệ đồng bào đấu tranh chống giặc. Hai chữ nước nhà có thể coi là bài thơ viết về đề tài lịch sử tiêu biểu của Trần Tuấn Khải. Bài thơ được viết theo thể thơ song thất lục bát. Đây là thể thơ diễn tả tốt nhất tâm sự kín đáo của con người.
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
BÀI HS GHI
Ù Hoạt động 2 : Tìm hiểu chung về văn bản.
- Dựa vào chú thích, 
hãy trình bày ngắn gọn về tác giả. 
- GV giới thiệu ảnh tác giả.
- Xuất xứ tác phẩm ? 
- Thể thơ mà tác giả sử dụng là gì ? Đặc điểm của thể thơ này ? Tác dụng trong việc thể hiện tình cảm, tư tưởng ?
- 1HS trình bày.
- Thể thơ song thất 
lục bát.
I. Tìm hiểu chung :
	1. Tác giả : Á Nam Trần Tuấn Khải (1895 – 1983) quê ở Nam Định.
	2. Tác phẩm : 
	- Xuất xứ : Hai chữ nước nhà trích trong Bút quan hoài I (1924). 
	- Thể loại : Thơ song thất lục bát rất thích hợp để bộc lộ cảm xúc thống thiết.
- Bối cảnh bài thơ được dựng lên trong không khí của thời kỳ lịch sử nào ? Nêu đặc điểm của thời kỳ lịch sử đó.
- Việc mượn bối cảnh lịch sử thời kỳ này nhằm có tác dụng gì ? Tác giả muốn gửi gắm điều gì ? Đặc điểm chung của thời kỳ lịch sử nhà Minh xâm lược nước ta có đặc điểm gì giống với thời hiện tại (thuộc Pháp) ?
- Mượn bối cảnh lịch sử thời nhà Minh xâm lược nước ta để diễn tả tâm sự yêu nước, ý chí phục thù cứu nước.
- Tìm bố cục của văn bản và đặt tên từng phần. 
- Bố cục : 3 phần.
	+ Đoạn 1 : 8 câu thơ đầu – Tâm trạng của người cha trong cảnh ngộ éo le đau đớn.
	+ Đoạn 2 : 20 câu tiếp theo – Tâm trạng của người cha trong cảnh nước mất nhà tan.
	+ Đoạn 3 : Phần còn 
lại – Thế bất lực của người cha và lời trao gửi 
cho con.
	- Bố cục : 3 phần.
Ù Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết
văn bản. 
- Đọc bài thơ và tìm hiểu các chú thích.
II. Đọc – hiểu văn bản : 
- Cho biết bối cảnh 
của bài thơ được đặt trong khoảng không gian với những đặc điểm như thế nào ?
- Cảnh vật xung quanh mang đặc điểm như thế nào ? (GV nêu lưu ý về thi pháp thơ Trung đại – mượn cảnh nói tình để HS nắm)
- Bối cảnh đó có gì chung với bối cảnh lịch sự hiện tại (Đầu thế kỷ XX) ?
- Trong hoàn cảnh đó, tâm trạng của nhân vật trữ tình như thế nào ?
- GV lưu ý thêm : Lời nói của Nguyễn Phi Khanh nhắc Nguyễn Trãi khi ly biệt đại ý là làm trai không phải cứ đi theo cha khóc lóc mới làm tròn chữ hiếu, mà phải trả thù cho nước, rửa nhục cho cha, như thế mới là đại hiếu.
- Đọc phần 1 của đoạn trích.
- 1HS trình bày.
- 1HS trình bày.
- 1HS trình bày.
- 1HS trình bày.
	1. Tâm trạng của người cha trong cảnh ngộ éo le đau đớn :
Ải Bắc mây sầu ảm đạm, gió thảm, hổ thét, chim kêu,
® Cảnh vật nhuốm màu thê lương, tang tóc ly biệt.
Hạt máu nóng
Chút thân tàn
® Hoàn cảnh éo le. (Người yêu nước phải rời xa đất nước trong khi nước mất nhà tan).
Þ Lời khuyên của người cha như lời trăn trối, nó thiêng liêng và xúc động hơn bao giờ hết.
- Tâm sự yêu nước của tác giả được thể hiện qua những tình cảm nào ? (Lưu ý : Lúc này, tác giả đã nhập vai người cha, lời người cha lúc này đã là lời của tác giả ở thời kỳ thế kỷ XX – một nạn nhân vong quốc)
- Tìm những câu thể hiện niềm tự hào của tác giả về truyền thống lịch sử dân tộc. Những câu thơ thể hiện nỗi đau mất nước ? Những câu thơ thể hiện sự căm phẫn của tác giả ? (Lồng ghép tư tưởng HCM)
- GV : Cách lựa chọn thể thơ, việc xen kẻ các câu thơ cảm thán, cách dùng từ mang tính ước lệ đã góp phần diễn tả sâu sắc tâm trạng).
- Đọc tiếp 20 câu tiếp theo.
	2. Tâm trạng của người cha trong cảnh nước mất nhà tan :
Giống Hồng Lạc 
Anh hùng hiệp nữ xưa nay
® Tự hào về truyền thống lịch sử của dân tộc.
Bốn phương khói lửa, xương rừng máu sông, thành tung quách vỡ, bỏ vợ lìa con
® Nỗi đau của người mất nước.
Khói Nùng Lĩnh
Vật cơn sầu
® Giọng thơ thống thiết xen lẫn niềm căm phẫn, cay đắng.
- Tác giả (hoặc là người cha) nói đến thế bất lực của mình và còn nhắc thêm những sự nghiệp mà tổ tông đã gây dựng là nhằm mục đích gì ?
- Thử phân tích câu thơ cuối : “Ngọn cờ độc lập máu đào còn dây”.
- GV : “Máu đào còn dây” – để có độc lập thì việc đổ máu là điều hiển nhiên, hơn nữa nền độc lập mà ông cha tạo dựng
chưa phai màu máu trên lá cờ độc lập ấy, vì vậy việc đứng lên giữ vững ngọn cờ độc lập bây giờ là điều quan trọng, cấp thiết, là trách nhiệm hiển nhiên.
- Đọc các câu ở đoạn 
thơ cuối.
- 1HS trình by.
	3. Thế bất lực của người cha và lời trao gửi cho con :
Cha .. sức yếu
Giang sơn cậy con
 Bắc Nam phân mao
Ngọn cờ độc lập máu đào còn dây.
® Nói đến thế bất lực của mình, nói đến những sự nghiệp của tổ tông để khích lệ ý chí người con (ý chí bao gồm tinh thần tự tôn dân tộc, tinh thần 
đạo hiếu, tinh thần trách nhiệm).
	4. Nghệ thuật :
- Nêu các phương thức biểu đạt được sử dụng trong bài thơ.
- 1HS nêu.
	- Kết hợp tự sự với biểu cảm.
- Em có nhận xét gì về thể thơ và giọng điệu của bài thơ ?
	- Thể thơ truyền thống tương đối phong phú về nhịp điệu.
	- Giọng điệu trữ tình, thống thiết.
	5. Ý nghĩa văn bản :
- Ý nghĩa của văn bản này là gì ?
- 1HS trả lời.
	Mượn lời của Nguyễn Phi Khanh nói với con là Nguyễn Trãi, tác giả bày tỏ và khơi gợi nhiệt huyết yêu nước của người Việt Nam trong cảnh nước mất nhà tan.
Ù Hoạt động 4 : Hệ thống kiến thức đã tìm hiểu qua bài học. 
III. Tổng kết : Ghi nhớ Sgk/163.
- Nêu nội dung chính của bài thơ.
- HS dựa vào ghi nhớ để trả lời.
- HS đọc ghi nhớ Sgk/163.
Ù Hoạt động 5 : Luyện tập. (Thảo luận nhóm 1’)
- HS đọc yêu cầu bài tập và thảo luận nhóm 2HS thực hiện.
	+ Mây sầu, gió thảm, hổ thét hạt máu nóng, hồn nước, Hồng Lạc
IV. Luyện tập : 
	Tìm những hình ảnh, từ ngữ mang tính ước lệ trong đoạn trích và cho biết tại sao nó vẫn có sức truyền cảm mãnh liệt.
	+ Mây sầu, gió thảm, hổ thét hạt máu nóng, hồn nước, Hồng Lạc
	+ Sức truyền cảm của bài thơ bởi sức truyền cảm mãnh liệt (có được sức truyền cảm đó là do cảm xúc thật của tác giả trước cảnh nước mất nhà tan).
	+ Sức truyền cảm của bài thơ bởi sức truyền cảm mãnh liệt (có được sức truyền cảm đó là do cảm xúc thật của tác giả trước cảnh nước mất nhà tan).
Ù Hoạt động 6 : Hướng dẫn tự học.
	- Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà :
 + Học thuộc ghi nhớ Sgk/163.
	+ Học thuộc đoạn thơ.
	+ Xem lại đặc điểm, giá trị biểu cảm ở những tác phẩm đã học viết theo thể thơ song thất lục bát.
	+ Tìm hiểu những câu chuyện về các nhân vật lịch sử Nguyễn Phi Khanh, Nguyễn Trãi.
	- Chuẩn bị bài mới : “Trả bài kiểm tra Tiếng Việt”.
	+ Ôn tập kiến thức đã học về phân môn Tiếng Việt để tiết sau GV trả bài kiểm tra 1 tiết (tiết 59).
	+ Xem lại yêu cầu của đề bài kiểm tra tự phát hiện và chữa lỗi.

Tài liệu đính kèm:

  • doct69.doc