Giáo án Ngữ văn 8 - Trần Thị Kim Loan - Hịch tướng sĩ

A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

 1. Kiến thức :

 - Sơ giản về thể hịch.

 - Hoàn cảnh lịch sử liên quan đến sự ra đời của bài Hịch tướng sĩ.

 - Tinh thần yêu nước, ý chí quyết thắng kẻ thù xâm lược của quân dân

thời Trần.

 - Đặc điểm văn chính luận ở Hịch tướng sĩ.

 2. Kỹ năng :

 - Đọc – hiểu một văn bản viết theo thể hịch.

 - Nhận biết được không khí thời đại sục sôi thời Trần ở thời điểm dân tộc ta chuẩn bị cuộc kháng chiến chống giặc Mông – Nguyên xâm lược lần thứ hai.

 - Phân tích được nghệ thuật lập luận, cách dùng các điển tích, điển cố trong văn bản nghị luận trung đại.

 3. Thái độ : Có lòng yêu nước và ý thức trách nhiệm với vận mệnh đất nước, dân tộc.

 

doc 10 trang Người đăng trung218 Lượt xem 44491Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Trần Thị Kim Loan - Hịch tướng sĩ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS TT PHÚ HÒA
Giáo án Ngữ văn 8
Tuần 24
Tiết 93,94
Trần Thị Kim Loan
Ngày dạy ... lớp 8A
Ngày dạy ... lớp 8A
Ngày dạy ... lớp 8A
HỊCH TƯỚNG SĨ
 Trần Quốc Tuấn
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 
	1. Kiến thức : 
	- Sơ giản về thể hịch.
	- Hoàn cảnh lịch sử liên quan đến sự ra đời của bài Hịch tướng sĩ.
	- Tinh thần yêu nước, ý chí quyết thắng kẻ thù xâm lược của quân dân 
thời Trần.
	- Đặc điểm văn chính luận ở Hịch tướng sĩ.
	2. Kỹ năng : 
	- Đọc – hiểu một văn bản viết theo thể hịch.
	- Nhận biết được không khí thời đại sục sôi thời Trần ở thời điểm dân tộc ta chuẩn bị cuộc kháng chiến chống giặc Mông – Nguyên xâm lược lần thứ hai.
	- Phân tích được nghệ thuật lập luận, cách dùng các điển tích, điển cố trong văn bản nghị luận trung đại.
	3. Thái độ : Có lòng yêu nước và ý thức trách nhiệm với vận mệnh đất nước, dân tộc.	 
B/ CHUẨN BỊ :
- GV : Sgk + giáo án + ảnh Trần Quốc Tuấn + bảng phụ (Lược đồ cách lập luận của bài Hịch tướng sĩ – nếu có).
- HS : Đọc và tìm hiểu bài trước + Sgk.
C/ PHƯƠNG PHÁP : Học tập theo nhóm + động não.
D/ TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
	1. Kiểm tra bài cũ : 
	- Thể chiếu là gì ?
	HS : Chiếu là thể văn do vua dùng để ban bố mệnh lệnh. Chiếu có thể viết bằng văn xuôi, văn vần hoặc văn biền ngẫu ; được công bố và đón nhận một cách trang trọng. Một số bài chiếu thể hiện tư tưởng lớn lao, có ảnh hưởng đến vận mệnh của cả triều đại, đất nước.
	- Bài Chiếu dời đô được viết theo thể văn nào ? (Văn xuôi, văn vần hay văn biền ngẫu ?)
	HS : Viết bằng văn xuôi xen lẫn văn biền ngẫu. 
	- Nội dung thể hiện trong Chiếu dời đô là gì ?
	HS : Phản ánh khát vọng của nhân dân về đất nước độc lập, thống nhất. Đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.
	- Em trân trọng phẩm chất nào của Lý Công Uẩn ?
HS : Phẩm chất đó là lòng yêu nước cao cả biểu hiện ở ý chí dời đô về Đại La để mở mang phát triển đất nước, có tầm nhìn sáng suốt, có niềm tin mãnh liệt vào 
tương lai.
	- Để thuyết phục nhân dân đồng tình với ý định của mình, Lý Công Uẩn đã lựa chọn cách viết như thế nào ?
	HS : Không viết theo kiểu ban bố mệnh lệnh mà dùng lý lẽ, dẫn chứng để thuyết phục.
	2. Bài mới : 
Ù Hoạt động 1 : Giới thiệu bài mới.
	Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn (1231 ? – 1300) là một vị anh anh hùng dân tộc, văn võ song toàn (vừa là danh tướng nhà Trần, vừa là nhà lý luận quân sự tài ba). Ông là người biết hy sinh quyền lợi bản thân, đoàn kết nội bộ, thương yêu tướng sĩ và có công đầu trong hai cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên thắng lợi (1285 và 1288). Để kêu gọi tướng sĩ học tập Binh thư yếu lược, ông đã viết Hịch tướng sĩ mà các em được học trong hai tiết học này.
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
BÀI HS GHI
Ù Hoạt động 2 : Tìm hiểu chung về văn bản. 
- Trình bày ngắn gọn về tác giả, tác phẩm.
- GV giới thiệu ảnh tác giả.
- 1HS dựa chú thích trình bày.
- HS khác bổ sung.
I. Tìm hiểu chung : 
	1. Tác giả : Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn (1231 ? – 1300) là một danh tướng đời Trần có công lao lớn trong ba cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên.
- Văn bản Hịch tướng sĩ thuộc thể loại gì ? 
- Cho biết đặc điểm chính của hịch trên các phương diện : hình thức, mục đích, tác động.
- 1HS dựa chú thích trình bày.
	2. Thể loại : 
	- Hịch là thể văn chính luận trung đại, có kết cấu chặt chẽ, lý lẽ sắc bén, dùng để khích lệ tình cảm, tinh thần đấu tranh chống kẻ thù. 
- GV chốt lại những ý cơ bản về tác giả, tác phẩm và giới thiệu cho HS nắm hoàn cảnh ra đời của bài Hích tướng sĩ.
- Trần Quốc Tuấn (1231 ? – 1300) là vị anh hùng dân tộc có phẩm chất cao đẹp, văn võ song toàn.
- Là người có công lao lớn trong các cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên (1285 và 1287).
- Nhân dân tôn thờ ông là Đức Thánh Trần và lập 
đền thờ ở nhiều nơi trên đất nước.	
- Khi biết tin quân Nguyên lâm le xâm lược nước ta lần thứ 2, vua Trần giao cho Trần Quốc Tuấn chức Tiết chế thống lĩnh chư quân (Tổng chỉ huy quân đội). Gần một năm trời Trần Quốc Tuấn nghiên cứu binh pháp, bố trí lực lượng, chuẩn bị đánh giặc. Ông soạn Hịch tướng sĩ để động viên tinh thần chiến đấu của tướng sĩ. Bài Hịch tướng sĩ được viết trước cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên lần thứ hai và được công bố vào tháng 9/1284 tại cuộc duyệt binh ở bến Đông Thăng Long.
- GV : Bài trước, các em học thể chiếu. Chiếu và hịch là loại văn ban bố, công khai, cùng là thể văn nghị luận, có thể viết bằng văn xuôi, văn vần hoặc văn biền ngẫu. Nhưng chiếu và hịch khác nhau về mục đích, chức năng. Chiếu dùng để ban bố mệnh lệnh, hịch dùng để cổ vũ, thuyết phục, kêu gọi mục đích là để khích lệ tinh thần.
	- Hoàn cảnh ra đời : Hịch tướng sĩ viết trước cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên lần thứ 2 (1285), công bố 9/1284.
- Nêu bố cục chung của thể loại hịch.
- 1HS dựa vào chú thích Sgk/59 nêu.
	- Bố cục của bài Hịch tướng sĩ : 4 phần.
- GV dựa vào chú thích Sgk/59, giảng thêm về sự sáng tạo của bài Hịch tướng sĩ.
	+ Đoạn 1 : Từ đầu đến “còn lưu tiếng tốt” (nêu những gương trung thần nghĩa sĩ trong sử sách để khích lệ ý chí lập công danh, xả thân vì nước).
	+ Đoạn 2 : Từ “Huống chi” đến “ta cũng vui lòng” (lột tả sự ngang ngược và tội ác của kẻ thù đồng thời nói lên lòng căm thù giặc).
	+ Đoạn 3 : Từ “Các ngươi” đến “không muốn vui vẻ phỏng có được không ?” Sgk/58 (phân tích phải trái, làm rõ đúng sai).
	Đoạn này có 2 đoạn 
nhỏ :
Từ “Các ngươi” đến “muốn vui vẻ phỏng có được không ?” Sgk/57 (nêu mối ân tình giữa chủ và tớ, phê phán những biểu hiện sai trong hàng ngủ tướng sĩ).
Từ “Nay ta bảo thật” đến “không muốn vui vẻ phỏng có được không ?” Sgk/58 (khẳng định những hành động đúng nên làm để tướng sĩ thấy rõ điều hay, lẽ phải).
	+ Đoạn 4 : Đoạn còn 
lại (nêu nhiệm vụ cấp bách, khích lệ tinh thần chiến đấu).
Ù Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết văn bản. 
- GV hướng dẫn đọc : Thay đổi giọng linh hoạt cho phù hợp với từng đoạn, nhìn chung giọng hùng hồn, thiết tha.
- HS chú ý lắng nghe.
II. Đọc – hiểu văn bản :
	+ Đoạn 1 : Giọng 
thuyết giảng.
	+ Đoạn 2 : Giọng chậm, trữ tình.
	+ Đoạn 3 : Giọng mỉa mai, chế giễu.
	+ Đoạn 4 : Giọng dứt khoát, đanh thép.
	Câu cuối bài hịch : Giọng chậm, tâm tình.
- GV đọc đoạn 1.
- HS chú ý theo dõi.
- 4HS đọc đến hết 
(đoạn 3 : 2HS đọc).
- GV nhận xét cách đọc của HS.
- Những nhân vật nào trong lịch sử được Trần Quốc Tuấn nêu ra để làm gương ? Họ có địa vị xã hội như thế nào ? Ở họ có những điểm chung nào để thành gương sáng cho mọi người noi theo ?
- HS quan sát đoạn 1.
	1. Nêu gương sáng :
- 1HS nêu.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
	- Tướng : Do Vu, Vương Công Kiên, Cốt Đãi Ngột Lang, Xích Tu Tư.
	- Gia thần : Dự Nhượng, Kính Đức.
	- Quan nhỏ : Thân Khoái.
	® Sẵn sàng chết vì vua, vì chủ tướng, không sợ hiểm nguy, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
- Để mở bài, tác giả đã dùng phép liệt kê dẫn chứng kết hợp với nhiều câu cảm thán. Điều này đã đem lại hiệu quả gì cho đoạn văn ?
- 1-2 HS trả lời.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, chốt :
	+ Thuyết phục người đọc tin tưởng điều định nói bởi tính khách quan của các chứng cớ có thật.
	+ Bộc lộ tình cảm tôn vinh, ngưỡng mộ của người viết với những gương sáng trong lịch sử.
- Từ đó, phần mở bài đã đảm nhận được chức năng nào của bài Hịch tướng 
sĩ ?
- 1HS trả lời.
	Þ Khích lệ lòng trung quân, ái quốc của tướng sĩ thời Trần.
- GV chốt lại.
- HS quan sát đoạn “Huống chi ta cùng các ngươi” đến “ta cũng 
vui lòng”.
	2. Tội ác của giặc 
và lòng yêu nước, căm thù giặc của Trần 
Quốc Tuấn :
- Thời loạn lạc và buổi gian nan mà tác giả nói tới ở đây thuộc về thời kỳ lịch sử nào ở nước ta ?
- 1HS trả lời : Thời Trần, quân Mông – Nguyên lâm le xâm lược nước ta lần thứ 2 (1285).
- Trong thời kỳ ấy, hình ảnh kẻ thù hiện lên như thế nào ?
- 1HS trả lời.
	a. Tội ác của giặc :
	- Uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình.
	- Đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ.
	- Đòi ngọc lụa, thu 
bạc vàng
- Có gì đặc sắc trong lời văn khắc họa kẻ thù ? Nghệ thuật đặc sắc tác giả sử dụng ở đây là gì ?
- 1HS trả lời : 
	+ Ngôn từ : gợi hình, gợi cảm.
	+ Giọng : mỉa mai, châm biếm.
	+ Nghệ thuật : ẩn dụ, so sánh.
	® Ẩn dụ, giọng nói 
mỉa mai.
- Qua đó, ta thấy hình ảnh kẻ thù của dân tộc hiện ra như thế nào ? Thái độ của người viết ra sao ?
- 1HS trả lời :
	+ Kẻ thù bạo ngược, tham lam.
	+ Thái độ của Trần Quốc Tuấn : căm ghét, khinh bỉ kẻ thù ; đau xót cho đất nước.
	Þ Kẻ thù bạo ngược, tham lam.
- Đoạn văn tố cáo tội ác của giặc đã khơi gợi được điều gì ở tướng sĩ ?
- 1HS trả lời : Khơi gợi được lòng căm thù giặc của tướng sĩ.
	* Qua đó, tác giả tố cáo tội ác của giặc đối với người dân bản xứ.
- Lòng yêu nước, căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn được thể hiện qua hành động, thái độ gì ? (Lồng ghép tư tưởng HCM)
- HS quan sát đoạn “Ta thường” đến “cũng vui lòng” Sgk/57.
- 1HS trả lời.
	b. Lòng yêu nước, căm thù giặc của Trần Quốc tuấn :
	- Hành động : quên ăn, mất ngủ, đau đớn.
	- Thái độ : căm tức.
- Trần Quốc Tuấn nói lên nỗi lòng của mình sẽ có tác động ra sao đối với tướng sĩ ?
- 1HS trả lời : Trần Quốc Tuấn là một tấm gương yêu nước bất khuất, có tác dụng động viên to lớn đối với tướng sĩ.
	® Tấm gương yêu nước, căm thù giặc.
- HS quan sát đoạn “Các ngươi” đến “không muốn vui vẻ phỏng có được không ?” Sgk/58.
- Ở đoạn này, trước hết tác giả nêu mối ân tình 
giữa chủ tướng đối với tướng sĩ.
- Đoạn văn này liên kết các câu có cấu tạo đặc biệt như thế nào ?
- 1-2 HS trả lời.
- GV : Liên kết các câu có cấu tạo có 2 vế song hành đối xứng, gọi là câu văn biền ngẫu.
- Các câu văn biền ngẫu ấy có tác dụng gì trong việc diễn tả mối quan hệ chủ - tớ ?
- 1HS trả lời : Diễn tả mối quan hệ gắn bó khăng khít không thể tách rời giữa chủ tướng đối với cá tướng sĩ trên mọi phương diện vật chất, tinh thần.
- GV : Sau khi nêu mối quan hệ ân tình, tác giả đã phê phán lối sống sai lầm của tướng sĩ và khẳng định những hành động đúng nên làm.
- HS quan sát 2 đoạn “Nay các ngươi” đến “không muốn vui vẻ phỏng có được không ?” Sgk/58.
	3. Phê phán hành động sai trái của tướng sĩ :
	a. Hành động sai trái :
- Những sai lầm của tướng sĩ được nhắc đến trên những phương diện nào ?
- 1HS trả lời.
	- Không biết nhục, không biết lo cho chủ tướng và triều đình.
	- Ham thú vui tầm thường.
- Những biểu hiện đó cho thấy một cách sống như thế nào cần phê phán ?
- 1HS trả lời.
	® Quên danh dự và bổn phận ; cầu an hưởng lạc.
- Hậu quả của lối sống sai trái này là gì ?
- 1HS trả lời.
	Þ Nước mất, nhà tan.
- Cùng với việc phê phán thái độ, hành động sai của tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn còn chỉ ra những việc đúng nên làm. Vậy tướng sĩ nên làm những gì ?
- 1HS trả lời.
	b. Việc đúng nên làm :
	- Nêu cao tinh thần 
cảnh giác.
	- Chăm lo tập dượt 
cung tên.
- Nếu làm theo lời khuyên của Trần Quốc Tuấn, tướng sĩ sẽ đạt những gì ?
- 1HS trả lời.
	® Chống ngoại xâm.
	Þ Còn nhà, còn nước.
- Theo em, trong 2 đoạn văn trên, tác giả đã thuyết phục người đọc, người nghe bằng một lối nghị luận như thế nào ?
- HS thảo luận nhóm 2 
trả lời.
- GV chốt : Trần Quốc Tuấn dùng :
	+ Nhiều điệp ngữ, liệt kê, so sánh và các 
hình ảnh.
	+ Câu văn biền ngẫu cân đối, nhịp nhàng.
	+ Lý lẽ sắc sảo kết hợp với tình cảm thống thiết.
- HS quan sát đoạn kết.
	4. Nêu nhiệm vụ cấp bách, khích lệ tinh thần yêu nước :
- Nhiệm vụ cấp bách mà Trần Quốc Tuấn nêu ra đối với tướng sĩ là gì ?
- 1HS trả lời.
	- Học tập “Binh thư 
yếu lược”.
	- Trần Quốc Tuấn vạch ra hai con đường sống chết, vinh nhục để thuyết phục tướng sĩ.
- GV : Phần cuối bài, một lần nữa Trần Quốc Tuấn vạch rõ ranh giới hai con đường chính và tà, sống chết với thái độ dứt khoát. Đoạn cuối bài hịch có giá trị động viên tới mức cao nhất ý chí và quyết tâm chiến đấu của mọi người.
- Bài tập 1 Sgk/61 : Nêu cảm nhận về lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn. (Động não)
- HS : 
	+ Căm thù giặc sâu sắc.
	+ Nhục nhã cho thể diện dân tộc.
	+ Đau đớn, day dứt vì chưa tiêu diệt được kẻ thù.
	+ Nghiêm khắc phê phán lối sống sai lệch của tướng sĩ.
	+ Khích lệ lòng yêu nước thiết tha của tướng sĩ.
- Nhận xét về cách lập luận, lời văn được sử 
dụng trong văn bản Hịch tướng sĩ.
	- Lập luận chặt chẽ, lý lẽ sắc bén. Luận điểm rõ ràng, luận cứ chính xác.
	- Sử dụng phép lập luận linh hoạt (so sánh, bác bỏ), chặt chẽ (từ hiện tượng đến quan niệm, nhận thức ; tập trung vào một hướng từ nhiều phương diện). 	
	- Sử dụng lời văn 
thể hiện tình cảm yêu nước mãnh liệt, chân thành, gây xúc động trong 
người đọc.
- Ý nghĩa văn bản Hịch tướng sĩ là gì ? (Nêu lên vấn đề nhận thức và hành động gì trước nguy cơ đất nước bị xâm lược ?)
- HS nêu ý nghĩa văn bản.
	5. Ý nghĩa văn bản :
	Hịch tướng sĩ nêu lên vấn đề nhận thức và hành động trước nguy cơ đất nước bị xâm lược. 
Ù Hoạt động 4 : Hệ thống kiến thức đã tìm hiểu qua bài học. (Học theo nhóm)
- Em cảm nhận được điều gì từ nội dung bài hịch ?
- 1HS trả lời.
III. Tổng kết : Ghi nhớ 
Sgk/61.
- Những nghệ thuật đặc sắc nào của bài hịch khiến cho văn bản này được đánh giá là một trong những bài nghị luận xuất sắc nhất của văn học cổ nước ta ?
- 1-2 HS trình bày.
- 1HS đọc ghi nhớ Sgk/61.
- GV yêu cầu HS trình bày khái quát nghệ thuật lập luận của Hịch tướng sĩ bằng lược đồ.
- GV có thể gợi ý HS :
	+ Đoạn 1 : Khích lệ điều gì ?
	+ Đoạn 2, 3, 4 : Khích lệ điều gì ?
	+ Đó là khích lệ nhiều mặt để tập trung vào một hướng. Vậy bài hịch chủ yếu khích lệ điều gì ở tướng sĩ ?
- GV cho HS quan sát bảng phụ (Lược đồ cách lập luận của bài Hịch tướng sĩ – nếu có).
Ù Hoạt động 5 : Hướng dẫn tự học.
	- Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà :
	+ HS học thuộc ghi nhớ Sgk/61.
	+ Nắm lược đồ nghệ thuật lập luận của bài hịch.
	+ Làm BT 2 Sgk/61 ở nhà : Hịch tướng sĩ vừa có lập luận chặt chẽ, sắc bén, vừa giàu hình tượng, cảm xúc.
	¨ Lập luận chặt chẽ, sắc bén (kết cấu của bài hịch).
	¨ Giàu hình tượng :
	° Tố cáo tội ác của giặc : hình ảnh giặc bạo ngược, tham lam.
	° Khi bày tỏ lòng mình, hiện lên một chủ tướng yêu nước, căm 
thù giặc.
	° Giàu cảm xúc : khi thống thiết, khi sôi sục, khi nghiêm khắc, lúc 
ân tình.
	+ Đọc chú thích.
	+ Đọc kỹ văn bản và học thuộc lòng một vài đoạn văn biểu cảm trong Hịch tướng sĩ.
	+ Tìm hiểu thêm về tác giả Trần Quốc Tuấn và cuộc kháng chiến chống giặc Mông – Nguyên của nhân dân ta thời Trần.
	- Chuẩn bị bài mới : “Hành động nói” Sgk/107109.
	+ Thực hiện các nhiệm vụ mục I, II Sgk/6365.
	+ Làm các BT 1, 2 Sgk/63, 64.

Tài liệu đính kèm:

  • docT24 T93,94.doc