Giáo án Ngữ văn 8 - Trần Thị Kim Loan - Nguyễn Quang Sáng, cuộc đời và sự nghiệp

A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

 1. Kiến thức :

 - Nắm được những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.

 - Trên cơ sở những hiểu biết về nội dung cốt truyện, thấy được những giá trị cơ bản của tiểu thuyết Mùa gió chướng.

 - Qua đoạn trích, hiểu biết thêm về cuộc chiến đấu của quân dân miền Nam trên chiến trường miền Tây Nam Bộ chống bọn Mỹ – ngụy.

 2. Kỹ năng :

 - Đọc – hiểu một đoạn trích.

 - Rèn kỹ năng tự tin.

 3. Thái độ : Biết trân trọng những chiến sĩ cách mạng.

B/ CHUẨN BỊ :

- GV : Tư liệu tham khảo có liên quan đoạn trích.

- HS : Đọc và tìm hiểu tài liệu trước.

 

doc 9 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1407Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Trần Thị Kim Loan - Nguyễn Quang Sáng, cuộc đời và sự nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17
Tiết 69, 70
Ngy dạy : 
	- 8A1: //
	- 8A2: //
 	- 8A3: //
Bài 17
Văn bản
NGUYỄN QUANG SÁNG, CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 
	1. Kiến thức :
	- Nắm được những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.
	- Trên cơ sở những hiểu biết về nội dung cốt truyện, thấy được những giá trị cơ bản của tiểu thuyết Mùa gió chướng.
	- Qua đoạn trích, hiểu biết thêm về cuộc chiến đấu của quân dân miền Nam trên chiến trường miền Tây Nam Bộ chống bọn Mỹ – ngụy.
	2. Kỹ năng : 
	- 	Đọc – hiểu một đoạn trích.
	- Rèn kỹ năng tự tin.
	3. Thái độ : Biết trân trọng những chiến sĩ cách mạng.
B/ CHUẨN BỊ :
- GV : Tư liệu tham khảo có liên quan đoạn trích.
- HS : Đọc và tìm hiểu tài liệu trước.
C/ PHƯƠNG PHÁP : Nêu vấn đề + thuyết trình + thảo luận nhóm.
D/ TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
	1. Kiểm tra bài cũ : 
	- Chọn đọc thuộc lòng, diễn cảm một số câu thơ mà em yêu thích nhất trong đoạn trích Hai chữ nước nhà. Phân tích nghệ thuật và ý nghĩa biểu đạt ở các câu thơ đó.
	- Nêu ý nghĩa của đoạn trích Hai chữ nước nhà.
	2. Bài mới : 
Ù Hoạt động 1 : Giới thiệu bài mới.
	An Giang là vùng đất đẹp, có núi và đồng bằng, thuận lợi cho việc trồng lúa, du lịch. Cũng từ vùng đất này đã sản sinh nhiều bật anh tài như : nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ, nhà cách mạng... 
	Ví dụ : 
	- Nhà cách mạng lớn của quê hương An Giang – Chủ tịch Tôn Đức Thắng.
	- Nhà văn Mai Văn Tạo quê Châu Đốc. 
	- Nhà văn Anh Đức quê Châu Thành. 
	- Nhà thơ Viễn Phương quê Tân Châu. 
	- Nhạc sĩ Hoàng Hiệp.
	Ở thị trấn Mỹ Luông – Chợ Mới, em biết có nhà văn nào ?
	- HS trả lời : Nhà văn Nguyễn Quang Sáng.
	Để hiểu rõ hơn về hoàn cảnh xuất thân, những thành tựu trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu Nguyễn Quang Sáng, cuộc đời và sự nghiệp.	
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
BÀI HS GHI
Ù Hoạt động 2 : Tìm hiểu chung về văn bản.
I. Tác giả : 
- Nêu những nét chính về tác giả Nguyễn Quang Sáng.
- HS dựa vào tài liệu trả lời : 
	+ 1946 xung phong vào bộ đội chống Pháp, làm liên lạc, tham gia nhiều trận đánh. 
	+ 1948 ông được cử đi học thêm văn hóa. 
	+ 1950 ông công tác tại Bộ Tư lệnh phân khu miền Tây Nam Bộ, làm cán bộ nghiên cứu tôn giáo.
	+ 1955 ông tập kết ra Bắc, sau đó chuyển sang làm cán bộ phòng Văn nghệ Đài Tiếng nói Việt Nam.
	+ 1958 công tác ở Hội Nhà văn Việt Nam, làm biên tập viên tuần báo Văn nghệ, biên tập viên Nhà xuất bản Văn học, cán bộ sáng tác.
	+ 1966 trở về chiến trường miền Nam, làm cán bộ sáng tác của Hội Văn nghệ Giải phóng đến 1972, sau đó trở ra Hà Nội tiếp tục làm việc ở Hội nhà văn. 
	+ Miền Nam giải phóng (4/1975) ông trở lại Thành phố Hồ Chí Minh, giữ chức Tổng thư ký Hội Nhà văn.
	+ Hiện nay, ông sống tại Thành phố Hồ Chí Minh.
	a. Tiểu sử và nghiệp văn :
	- Nguyễn Quang Sáng sinh 12/01/1932 tại xã Mỹ Luông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
	- Ông sớm giác ngộ và đi theo cách mạng từ rất trẻ.
- Những sáng tác của ông bắt nguồn từ đâu ?
- Ký ức từ thời niên thiếu, những năm tháng hoạt động cách mạng.
- GV giới thiệu ảnh tác giả Nguyễn Quang Sáng.
- Nêu những tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Quang Sáng.
- HS dựa vào tài liệu để trả lời.
	b. Sự nghiệp sáng 
tác :
	- Truyện và ký. 
	- Kịch bản phim. 
Ù Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết
văn bản. 
II. Tác phẩm Mùa gió chướng :
- GV chuyên ý : Chúng ta vừa tìm hiểu tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, để hiểu rõ thêm về nhà văn chúng ta đi tìm hiểu tác phẩm Mùa gió chướng.
- Tóm tắt :
- HS đọc phần tóm tắt.
	+ Mùa nước nổi, hai chiến sĩ Năm Bờ và Thắng được trên cử về công tác tại một địa phương ở miền Tây Nam Bộ. Năm Bờ gặp lại người yêu là Sáu Linh, chỉ huy du kích tại địa phương. Họ cùng nhau bắt tay vào cuộc chiến đấu chống càn và phá kế hoạch dồn dân lập ấp của bọn Mỹ – ngụy. 
	+ Tiêu biểu cho lực lượng chống phá cách mạng là cảnh sát Bá, đại diện Phiến, đại úy Long Long thuộc gia đình địa chủ, sinh ra và lớn lên trên mảnh đất này. Vốn mâu thuẫn sâu sắc với cách mạng, Long rất tích cực diệt cộng, thường xuyên tổ chức các cuộc hành quân càn quét nhưng chỉ dám quần thảo ngoài vòng.
	+ Được sự hỗ trợ của bộ đội chính quy, đội du kích xã và nhân dân đồng loạt tổng tấn công. Với sự hậu thuẫn của các cơ sở cách mạng và một số phần tử phản chiến, Sáu Linh cùng các chiến sĩ du kích đột nhập vào nhà đại úy Long, bắt sống hắn ; một cánh quân khác tấn công tiêu diệt chi khu của bọn giặc. Cuộc chiến đấu kết thúc thắng lợi. 
- Giá trị tác phẩm :
- HS đọc phần giá trị tác phẩm.
	+ Giá trị nội dung : 
	· Tác phẩm là bức tranh hiện thực về cuộc kháng chiến ác liệt chống bọn Mỹ – ngụy của quân dân miền Tây Nam Bộ. 
	· Tố cáo bọn Mỹ – ngụy trong việc tàn phá ruộng vườn, phá hoại cuộc sống bình yên của nhân dân, đàn áp, buộc dân bỏ làng vào ấp chiến lược. 
	· Phản ánh tinh thần đấu tranh anh dũng, kiên cường của quân dân miền Nam. 
	+ Giá trị nghệ thuật : 	· Tác phẩm mang đậm tính sử thi hoành tráng, hòa quyện với nét lãng mạn trữ tình (tình đồng đội, tình yêu).
- Tác phẩm Mùa gió chướng có nhiều chương. Hôm nay, chúng ta tìm hiểu chương 27 – Một trận chống càn.
- GV gọi 2-3 HS đọc đoạn trích Một trận chống càn.
- HS đọc theo yêu cầu của GV.
- Nội dung đoạn trích là 
gì ?
- Nói về một trận chống càn giữa quân ta và quân địch.
- GV nêu vấn đề : Trận càn đó như thế nào ?
- Tóm tắt nội dung cốt truyện đoạn trích.
- HS tóm tắt.
- Nội dung cốt truyện đoạn trích nói về trận càn của bọn Mỹ – ngụy vào vùng căn cứ cách mạng diễn ra trong mùa nước nổi.
- GV chuyển ý : Trong trận càn giữa quân ta và quân địch phải nói đến mối tương quan về lực lượng, vũ khí, tinh thần.
	1. Một trận chống 
càn :
Quân địch
Quân ta
Lực lượng
Nhiều
Ít
Vũ khí
Hiện đại
Thô sơ
Tinh thần
Hèn nhát
Dũng cảm
- Trước hết, chúng ta tìm hiểu lực lượng của địch.
- Lực lượng của quân địch như thế nào ?
- Lực lượng của quân địch nhiều.
- Lực lượng của quân ta so với địch ra sao ?
- Lực lượng của quân ta ít.
- Lực lượng của hai bên như thế, còn vũ khí thì 
sao ?
- Vũ khí của quân địch như thế nào ? 
- Vũ khí của quân địch hiện đại.
- Vũ khí của quân ta như thế nào ?
- Vũ khí của quân ta thô sơ.
- Lực lượng của quân địch hùng mạnh, vũ khí hiện đại, nhưng tinh thần chiến đấu của họ thế nào ?
- Tinh thần chiến đấu của quân địch : run sợ, hèn nhát.
- Thể hiện ở chi tiết nào trong đoạn trích ?
- Lúc đầu hăng hái nhưng rồi khi chiếc chạy đầu bị vướng thì các chiếc còn lại quay đầu bỏ chạy.
- Quân địch run sợ còn quân ta thì sao ?
- Tinh thần chiến đấu dũng cảm.
- Tinh thần chiến đấu dũng cảm của quân ta thể hiện ở chi tiết nào ?
- Ngồi trước mũi xuồng, bình tĩnh quan sát hành động của địch, nôn nóng được nổ súng ngay. 
- Trực thăng bắn như rải đá xuống mặt nước, du kích lặn xuống, lặn hết hơi thì trồi lên lấy hơi lại lặn xuống.
- Qua tìm hiểu về lực lượng, vũ khí, tinh thần chiến đấu.
- Hãy cho biết kết quả trận chống càn.
- Quân địch thất bại, quân ta toàn thắng.
- Sự thất bại của quân địch được miêu tả như thế nào trong đoạn trích ?
- Mười hai chiếc lao thẳng vào khu vườn, chiếc chạy đầu bị vấp phải sợi dây thép căng ngầm dưới mặt nước, nó nhào lộn. Hai thằng lóp ngóp ! Hai chiếc sau vấp theo, nhưng không lộn nhào, cũng không thể dừng lại, đâm thẳng vào khu vườn có gài sẵn lựu đạn, các chiếc kia quay đầu chạy.
- Qua cách làm trên mà quân địch thất bại. Từ đó, em thấy chiến sĩ cách mạng có được phẩm chất gì ?
- Thông minh, sáng tạo.
- Qua cách làm của chiến sĩ cách mạng và bảng phân tích diễn biến trận chống càn, em thấy tác giả sử dụng nghệ thuật gì trong đoạn trích ? 
- So sánh, miêu tả.
- GV nêu : “Nó bắn thì chúng tôi lặn. Lặn hết hơi, lại trồi lên, lấy hơi, lặn xuống. Nó bắn khu vườn đến tả tơi nhưng mặt nước thì vẫn y nguyên”.
- Em hiểu như thế nào về những câu nói này ? Tác giả đã sử dụng phép tu từ gì ? (Thảo luận nhóm 2HS 1’)
- HS thảo luận và trả lời.
	+ Dù gian nan, vất vả, hy sinh nhưng du kích cách mạng vẫn không chùn bước, vẫn giữ nguyên tinh thần chiến đấu của mình.
	+ Dù địch có tấn công như thế nào thì đội du kích vẫn giữ được bình yên, vẫn giữ cho môi trường nguyên vẹn như ban đầu, không thay đổi.
	+ Phép tu từ ẩn dụ.
- Cuộc chống càn diễn ra vào thời gian nào ? Ở 
đâu ?
- Mùa nước nổi ở vùng Tây Nam Bộ.
- Mùa nước nổi đem lại cho ta lợi ích gì ?
- Phù sa, thủy sản.
- Nước nổi mang lại phù sa, thủy sản nhưng nó đem lại khó khăn gì cho du kích ta ?
- Sống và chiến đấu trên mặt nước.
- Từ đó, em thấy chiến trường vùng Tây Nam Bộ có gì khác so với các chiến trường vùng khác ?
- Chiến trường vùng Tây Nam Bộ diễn ra vào mùa nước nổi các chiến trường khác diễn ra trên cạn, trong rừng.
- GV : Chúng ta hiểu thêm chỉ ở mùa nước nổi mới khác với các chiến trường vùng khác, còn mấy mùa còn lại là giống.
- Vậy tác giả viết đoạn mở đầu của đoạn trích có tác dụng gì ?
- Giới thiệu với người đọc, người nghe bối cảnh diễn ra cuộc chiến, thấy được sự hy sinh, vất vả của nhân dân miền Nam chống lại sự đàn áp, ý đồ dời dân lập ấp của kẻ địch.
- Chúng ta thấy được trận chống càn diễn ra gây go và ác liệt.
- Qua việc tìm hiểu ở trên, hãy nêu ý nghĩa của đoạn trích.
- 1-2 HS nêu ý nghĩa của đoạn trích.
	2. Ý nghĩa của đoạn trích :
 	Đoạn trích phản ánh tinh thần đấu tranh kiên cường của quân dân ta chống lại sự đàn áp, ý đồ dời dân lập ấp của kẻ địch.
Ù Hoạt động 4 : Hệ thống kiến thức đã tìm hiểu qua bài học. 
III. Tổng kết : Ghi nhớ (Tài liệu/trang 5).
- Hãy nêu khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.
- HS dựa vào ghi nhớ trả lời.
- GV nêu vấn đề : Như các em đã biết, ký ức thời niên thiếu và vốn sống là nguồn cảm hứng bất tận của Nguyễn Quang Sáng. Vậy thời niên thiếu của ông gắn liền với những hình ảnh gì ?
- HS trả lời : Dòng sông.
- Nếu có điều kiện GV cho học sinh nghe bản nhạc Trở về dòng sông tuổi thơ của Hoàng Hiệp.
Ù Hoạt động 5 : Hướng dẫn HS đọc thêm văn bản Dòng sông thơ ấu.
IV. Đọc thêm : Dòng sông thơ ấu.
- Xác định ngôi kể trong văn bản.
- Ngôi thứ nhất.
- Trong văn bản vừa đọc, tác giả nhớ về điều gì ?
- Quang cảnh Hội cúng đình. 
- Hãy diễn tả lại quang cảnh Hội cúng đình ngày xưa trong truyện kể.
- Rằm tháng sáu, thì có lễ cúng đình, trai gái khoe sắc, khoe tài,
- Qua đó, em nhận thấy cúng đình ngày nay có điểm gì giống và khác ngày xưa ?
- Hình thức và nghi lễ đều giống, nhưng cúng đình ngày nay nhà nước ta tổ chức những trò chơi mang tính lành mạnh, giáo dục cao như : đá banh, kéo co, đẩy gậy,
- Dòng sông nơi tác giả sống thời niên thiếu được kể lại qua những chi tiết nào ?
- HS phát hiện, nêu chi tiết :
	+ Dòng sông Cửu Long chảy qua làng mang theo phù sa, ngầu đỏ.
	+ Dưới bến mỗi nhà đều có cái gáo dừa để múc nước sông mà uống.
	+ Người đi xuồng trên sông, khi muốn uống nước, họ lột cái nón lá đội trên đầu, múc nước, rồi úp mặt xuống, uống ừng ực.
	+ Ba mươi năm đi xa, nhiều lúc tôi thèm được uống nước theo cái kiểu như vậy.
- Dòng sông trong ký ức của tác giả là hiền hòa, êm đềm, nước trong mát mẻ.
- Bây giờ mấy em thấy dòng sông nơi chúng ta sống đang như thế nào ?
- Ô nhiễm, nước không còn sạch trong như ngày xưa.
- Bản thân chúng ta sống gần bờ sông, chúng ta phải làm gì ?
- Không vứt rác xuống sông,
Ù Hoạt động 6 : Hướng dẫn tự học.
	- Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà :
 + Đọc lại hai văn bản Một trận chống càn và Dòng sông thơ ấu.
	+ Tóm tắt lại văn bản Một trận chống càn.
	+ Học thuộc ghi nhớ của văn bản Một trận chống càn (Tài liệu tham khảo trang 5).
	- Chuẩn bị bài mới : “Hoạt động Ngữ văn : Làm thơ bảy chữ” Sgk/164167.
	+ Đọc mục I (Chuẩn bị ở nhà) và mục đọc thêm.
	+ Thực hiện yêu cầu mục 1, 2/II (Hoạt động trên lớp).
œµ
* Rút KN : ..............
.................................
.................................
.................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 69, 70 NQS, cuoc doi va su nghiep.doc