Giáo án Ngữ văn 8 - Trần Thị Kim Loan - Tâp làm văn: Trả bài tập làm văn – số 3

A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

 1. Kiến thức : Ôn lại kiến thức về kiểu văn bản thuyết minh một thứ đồ dùng.

 2. Kỹ năng : Hình thành năng lực tự đánh giá và sửa chữa bài văn của mình.

 3. Thái độ : Có ý thức nhìn nhận những hạn chế trong bài viết của bản thân và sửa chữa, khắc phục.

B/ CHUẨN BỊ :

- GV : Sgk + giáo án + bảng phụ.

- HS : Lập dàn ý đề bài đã làm trong tiết bài viết Tập làm văn – số 3.

C/ PHƯƠNG PHÁP : Động não + thực hành viết tích cực + học theo nhóm.

D/ TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HOC :

 1. Kiểm tra bài cũ : Nêu dàn ý của bài văn thuyết minh về một thứ đồ dùng.

 2. Bài mới :

 

doc 5 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1811Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Trần Thị Kim Loan - Tâp làm văn: Trả bài tập làm văn – số 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16
Tiết 64
Ngày dạy : 
	- 8A1: //
	- 8A2: //
 	- 8A3: //
Tâp làm văn
 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN – SỐ 3
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 
	1. Kiến thức : Ôn lại kiến thức về kiểu văn bản thuyết minh một thứ đồ dùng.
	2. Kỹ năng : Hình thành năng lực tự đánh giá và sửa chữa bài văn của mình. 
	3. Thái độ : Có ý thức nhìn nhận những hạn chế trong bài viết của bản thân và sửa chữa, khắc phục.
B/ CHUẨN BỊ : 
- GV : Sgk + giáo án + bảng phụ.
- HS : Lập dàn ý đề bài đã làm trong tiết bài viết Tập làm văn – số 3.
C/ PHƯƠNG PHÁP : Động não + thực hành viết tích cực + học theo nhóm.
D/ TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HOC :
	1. Kiểm tra bài cũ : Nêu dàn ý của bài văn thuyết minh về một thứ đồ dùng.
	2. Bài mới : 
Ù Hoạt động 1 : Giới thiệu bài mới.
	Vừa rồi, vào tiết 54, 55 (tuần 14), các em đã Viết bài Tập làm văn – số 3 (văn thuyết minh). Hôm nay, trong tiết học này, tiết “Trả bài Tập làm văn – số 3”, các em sẽ tự đánh giá bài làm của mình theo yêu cầu văn bản và nội dung của đề bài, sửa lại cho hoàn chỉnh.
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
BÀI HS GHI
Ù Hoạt động 2 : Tìm hiểu yêu cầu của đề và sửa bài kiểm tra. 
- GV cho HS quan sát đề trên bảng phụ.
- 1HS đọc đề.
Đề : Học sinh chọn một trong hai đề sau :
	1. Thuyết minh về cây 
bút bi.
	2. Giới thiệu chiếc áo dài Việt Nam.
- Hai đề trên thuộc kiểu bài văn gì ? Nội dung yêu cầu của đề ?
- Dựa vào bố cục của bài văn thuyết minh, em tìm ý, lập dàn ý của 2 đề trên. 
- GV sửa, hoàn thiện 
dàn bài.
- GV nêu thang điểm.
- Kiểu bài : Văn thuyết minh một thứ đồ dùng.
- Nội dung : Thuyết minh cây bút bi, chiếc áo dài Việt Nam.
- HS trình bày bố cục của bản thân.
- HS khác nhận xét, chỉnh sửa, bổ sung.
DÀN Ý
Đề 1 :
1. Mở bài : (1,5 điểm).
	Giới thiệu về cây bút bi và nêu vai trò của bút bi đối với con người nói chung, học sinh nói riêng.
2. Thân bài : (7,0 điểm).
	Trình bày các đặc điểm của cây bút bi.
- Giới thiệu về nguồn gốc của bút bi (Ai sáng tạo ra ? Từ bao giờ ? Ở đâu ?).
- Trình bày cấu tạo, đặc điểm của cây bút bi (Gồm mấy bộ phận ? Đặc điểm của từng bộ phận).
- Nêu các chủng loại của bút (Có những loại bút 
nào ?).
- Công dụng của bút (Có vai trò gì ? Tác dụng ? Ý nghĩa ?).
- Cách sử dụng và bảo 
quản bút.
3. Kết bài : (1,5 điểm).
	Khái quát giá trị của bút bi. 
Đề 2 :
1. Mở bài : (1,5 điểm).
	- Giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam : Tà áo quê hương đã đem lại vẻ đẹp đoan trang, quyến rũ cho người phụ nữ Việt Nam.
	- Chiếc áo dài được coi là Quốc phục.
2. Thân bài : (7,0 điểm).
	- Lịch sử của chiếc áo dài (Ra đời khi nào ? Do ai sáng tạo ?...).
	- Đặc điểm của chiếc áo dài (Áo dài có những đặc điểm gì nổi bật ?).
	- Giá trị, ý nghĩa của áo dài (Trong đời sống tinh thần, trong thời trang thế giới ?...).
3. Kết bài : (1,5 điểm).
	- Khẳng định giá trị của áo dài.
	- Cảm xúc của bản thân.
Ù Hoạt động 3 : Nhận xét chung về bài làm của 
học sinh. 
1. Ưu điểm :
	a. Kiểu bài : Đa số HS nắm được kiểu bài – văn bản thuyết minh một thứ 
đồ dùng.
	b. Bố cục : Bài làm đủ ba phần (còn một vài HS yếu kém trình bày bố cục chưa rõ, chưa đủ ba phần).
2. Hạn chế :
- 3-4 HS yếu kém không nắm được yêu cầu của đề.
- 1HS chưa phân biệt được sự khác nhau giữa văn thuyết minh với văn miêu tả.
- 1-2 HS yếu kém dựa vào sách bài văn mẫu để làm, chưa biết sáng tạo.
- MB : Giới thiệu chưa 
cụ thể, chưa tự nhiên.
- TB : Sơ sài, thuyết minh chung chung, thuyết minh chưa đầy đủ các đặc điểm cấu tạo của đối tượng, chưa có sự đầu tư cho bài làm đúng mức.
- KB : Nội dung chưa phù hợp với yêu cầu của đề bài.
- Diễn đạt : Những HS yếu kém diễn đạt lủng củng, không rõ ý.
- HS cả lớp chú ý lắng nghe.
Ù Hoạt động 4 : Sửa lỗi cụ thể. (Động não + Thực hành viết tích cực)
- GV treo bảng phụ ghi các lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, yêu cầu HS phát hiện. 
+ Lỗi chính tả :
Bộ phận điều kiển
Ruộc của bút bi
Mựt đặt
Hình dáng của cây bút bi xuôn.
Phần bắm của bút bi
+ Lỗi dùng từ và lỗi 
diễn đạt : (Học theo nhóm)
Trong cuộc đời của mỗi học sinh tôi yêu quý nhất là cây bút bi chiếm 
vị trí quan trọng với người học sinh đó là món đồ 
vật tôi yêu quý nhất. (MB)
Có rất nhiều loại bút mà con người sử dụng hằng ngày thì cây bút tiện dụng nhất và cần thiết nhất đối với học sinh, sinh viên, công chức là cây bút mực hay còn gọi là cây bút bi. (MB)
Cây bút bi là một đồ dùng bằng điện tử sử dụng hòn bi để viết, là một dụng cụ giúp học sinh viết bài là một phương tiện gắn liền với thời học sinh. (MB)
- 2HS sửa.
Bộ phận điều khiển
Ruột của bút bi
Mực đặc
Hình dáng của cây bút bi suôn
Nút bấm của bút bi
- 1HS khác nhận xét.
- HS thảo luận nhóm 4 (3’), đại diện nhóm sửa.
- HS nhóm khác nhận xét, sửa.
Em rất yêu thích cây bút bi của em và coi nó như một người bạn thân thiết nhất của mình, sẽ giữ gìn và xem nó như một thứ quý nhất. (KB)
- GV gợi ý, hướng dẫn HS sửa lại cho hoàn chỉnh.
Ù Hoạt động 5 : Phát bài, đọc đoạn, bài (hay, dở 
để HS nghe học tập, rút kinh nghiệm).
- HS đọc lại bài của mình, trao đổi bài cho nhau để đọc, nhận xét bài lẫn nhau để học tập, rút kinh nghiệm.
- GV thống kê điểm :
8A1
	+ G : 8 – 10đ 	(. HS).
	+ Kh : 6,5 – 7,9đ 	(. HS).
	+ TB : 5 – 6,4đ 	(. HS).
	+ Y : 3,5 – 4,9đ 	(. HS).
	+ Kém : 0 – 3,4đ (. HS).
8A2
	+ G : 8 – 10đ 	(. HS).
	+ Kh : 6,5 – 7,9đ 	(. HS).
	+ TB : 5 – 6,4đ 	(. HS).
	+ Y : 3,5 – 4,9đ 	(. HS).
	+ Kém : 0 – 3,4đ (. HS).
8A3
	+ G : 8 – 10đ 	(. HS).
	+ Kh : 6,5 – 7,9đ 	(. HS).
	+ TB : 5 – 6,4đ 	(. HS).
	+ Y : 3,5 – 4,9đ 	(. HS).
	+ Kém : 0 – 3,4đ (. HS).
Ù Hoạt động 5 : Hướng dẫn tự học.
	- Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà :
	Ôn tập về văn bản thuyết minh, thuộc dàn bài của bài văn thuyết minh.
	- Chuẩn bị bài mới : “HDĐT : Hai ch÷ n­íc nhµ” Sgk/159161.
	+ Đọc văn bản Hai chữ nước nhà.
	+ Tìm hiểu tác giả, tác phẩm Sgk/161.
	+ Tìm hiểu chú thích Sgk/162.
	+ Trả lời các câu hỏi 3, 4 và 5 Sgk/162, 163.
	+ Đọc thêm Sgk/163. 
œµ
* Rút KN : ..............
.................................
.................................
.................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 64 Tra bai TLV so 3.doc