Giáo án Ngữ văn 8 - Trần Thị Kim Loan - Thuyết minh về một phương pháp (cách làm)

A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

 1. Kiến thức :

 - Sự đa dạng về đối tượng được giới thiệu trong văn bản thuyết minh.

 - Đặc điểm, cách làm bài văn thuyết minh.

 - Mục đích, yêu cầu, cách quan sát và cách làm bài văn thuyết minh về một phương pháp (cách làm).

 2. Kỹ năng :

 - Quan sát đối tượng cần thuyết minh : một phương pháp (cách làm).

 - Tạo lập được một văn bản thuyết minh theo yêu cầu : biết viết một bài văn thuyết minh về một cách thức, phương pháp, cách làm có độ dài 300 chữ.

 3. Thái độ : Có ý thức trong việc quan sát đối tượng để trình bày phương pháp một cách cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu.

 

doc 4 trang Người đăng trung218 Lượt xem 13514Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Trần Thị Kim Loan - Thuyết minh về một phương pháp (cách làm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS TT PHÚ HÒA
Giáo án Ngữ văn 8
Tuần 20
Tiết 81
Trần Thị Kim Loan
Ngày dạy ... lớp 8A
Ngày dạy ... lớp 8A
Ngày dạy ... lớp 8A
THUYẾT MINH VỀ MỘT PHƯƠNG PHÁP (CÁCH LÀM) 
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 
	1. Kiến thức : 
	- Sự đa dạng về đối tượng được giới thiệu trong văn bản thuyết minh.
	- Đặc điểm, cách làm bài văn thuyết minh.
	- Mục đích, yêu cầu, cách quan sát và cách làm bài văn thuyết minh về một phương pháp (cách làm).
	2. Kỹ năng : 
	- Quan sát đối tượng cần thuyết minh : một phương pháp (cách làm).
	- Tạo lập được một văn bản thuyết minh theo yêu cầu : biết viết một bài văn thuyết minh về một cách thức, phương pháp, cách làm có độ dài 300 chữ.
	3. Thái độ : Có ý thức trong việc quan sát đối tượng để trình bày phương pháp một cách cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu.	 
B/ CHUẨN BỊ :
- GV : Sgk + giáo án.
- HS : Đọc và tìm hiểu bài trước + Sgk.
C/ PHƯƠNG PHÁP : Phân tích tình huống + thực hành viết tích cực.
D/ TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
	1. Kiểm tra bài cũ : 
	- Ý nào nói đúng nhất khái niệm về đoạn văn trong văn bản ?
	A. Là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản.
	B. Bắt đầu bằng chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm 
 xuống dòng.
	C. Thường biểu đạt một ý hoàn chỉnh.
	D. Gồm cả A, B, C. 
	- Ý nào nói đúng nhất mối quan hệ giữa các câu trong một đoạn văn ?
	A. Không có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
	B. Có mối quan hệ ràng buộc về hình thức.
	C. Có mối quan hệ ý nghĩa chặt chẽ với nhau.
	D. Cả A, B, C đều sai.
	- Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề là gì ?
	HS :
	+ Từ ngữ chủ đề : là các từ ngữ được dùng làm đề mục hoặc các từ ngữ được lặp lại nhiều lần (thường là chỉ từ, đại từ, các từ đồng nghĩa) nhằm duy trì đối tượng được biểu đạt.
	+ Câu chủ đề : mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, thường đủ hai thành phần chính và đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn.
	2. Bài mới : 
Ù Hoạt động 1 : Giới thiệu bài mới.
	Các em chắc hẳn đã được đọc sách dạy nấu ăn, xem truyền hình hướng dẫn nấu ăn, làm bánh, hướng dẫn làm đồ chơi, chơi trò chơi Đó chính là người ta thuyết minh về một phương pháp (cách làm). Vậy để có được bài văn thuyết minh về một phương pháp (cách làm), chúng ta phải làm gì ? Đó cũng chính là kiến thức trọng tâm của bài học này.
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
BÀI HS GHI
Ù Hoạt động 2 : Nội dung bài học. (Phân tích tình huống)
- Văn bản a/I vừa đọc, hướng dẫn cách làm đồ chơi gì ?
- Văn bản b/I vừa đọc, hướng dẫn cách nấu món ăn gì ?
- Hai văn bản a và b có những mục nào chung ? Vì sao lại như thế ?
- Phần nguyên liệu được giới thiệu ở văn bản b/I có gì khác với văn bản a/I ? Vì sao ?
- Văn bản thuyết minh kiểu loại này thường gồm mấy phần ? Đó là những phần nào ? Đâu là phần quan trọng nhất ?
- GV : Trong 3 phần trên thì phần thuyết minh về cách làm là quan trọng nhất. Phần này khi trình bày đặc biệt chú ý 
đến trình tự trước sau, 
thời gian của mỗi bước. Như vậy thì chất lượng thành phẩm mới được như mong muốn.
- Em có nhận xét gì về lời văn trong 2 văn bản 
a và b/I ?
- 1HS đọc văn bản a/I Sgk/24, 25.
- 1HS : Làm đồ chơi Em bé đá bóng.
- 1HS đọc văn bản b/I Sgk/25.
- 1HS : Nấu món ăn Canh rau ngót với thịt lợn nạc.
- 1HS :
	+ Các mục đều giống nhau (nguyên liệu, cách làm, yêu cầu thành phẩm).
	+ Vì muốn làm cái gì thì cũng phải có nguyên liệu, cách làm và yêu cầu thành phẩm.
- 1HS : Ngoài việc giới thiệu loại nguyên liệu còn giới thiệu thêm phần định lượng bao nhiêu – tùy theo số lượng người dùng.
- 1HS nêu : 3 phần.
- HS : Lời văn ngắn gọn, rõ ràng.
I. Giới thiệu một phương pháp (cách làm) :
	VD : Sgk/24, 25.
	- Văn bản a : Hướng dẫn cách làm đồ chơi Em bé đá bóng.
	- Văn bản b : Hướng dẫn cách nấu Canh rau ngót với thịt lợn nạc.
	- Hai văn bản thuyết minh a, b gồm có những mục :
	1. Nguyên vật liệu.
	2. Cách làm (quan trọng).
	3. Yêu cầu thành phẩm.
- Khi thuyết minh một phương pháp (cách làm), ta cần chú ý đến những yêu cầu gì ?
- 1HS đọc ghi nhớ Sgk/26.
* Ghi nhớ : Sgk/26.
 Ù Hoạt động 3 : Luyện tập.
- GV hướng dẫn HS lập dàn ý. (Thực hành viết tích cực)
- GV : Gợi ý, hướng dẫn để HS thực hiện BT2.
- Bài văn ở BT2 sử dụng những phương pháp thuyết minh nào ?
- Bài văn có mấy ý ? Nội dung của mỗi ý ?
- GV chốt.
- HS chọn 1 trong 2 yêu cầu của BT1 để lập dàn ý.
- Cho 3HS đọc văn bản ở BT2.
	+ 1HS đọc : Từ đầu “không giải quyết được vấn đề”.
	+ 1HS đọc : Tiếp theo “có ý chí”.
	+ 1HS đọc : Phần 
còn lại.
- 1HS : nêu số liệu, nêu 
ví dụ.
- 1-2 HS trả lời.
- HS khác nhận xét.
II. Luyện tập :
	1. Chọn một đồ chơi, trò chơi quen thuộc và lập dàn ý.
	a. Mở bài : Giới thiệu khái quát về trò chơi.
	b. Thân bài :
	- Số người chơi, dụng cụ chơi.
	- Cách chơi (luật chơi), thế nào thì thắng, thế nào thì thua, thế nào thì phạm luật.
	- Yêu cầu đối với
người tham gia trò chơi.
	c. Kết bài : Tác dụng của trò chơi. 
	2. Đọc bài Phương pháp đọc nhanh và trả lời các câu hỏi.
	- “Ngày nay vấn đề” : Yêu cầu thực tiễn cấp thiết buộc phải tìm cách đọc nhanh.
	- “Có nhiều cách đọc có ý chí” : Giới thiệu phương pháp đọc nhanh và hiệu quả của chúng.
- GV : Ý 2 và 3 là nội dung thuyết minh chủ yếu, quan trọng nhất của văn bản thuyết minh về một phương pháp này. Các số liệu cụ thể trong bài có ý nghĩa rất lớn cần chứng minh cho sự cần thiết, yêu cầu, cách thức, kỹ năng, tác dụng của phương pháp đọc nhanh là hoàn toàn có cơ sở và hoàn toàn có thể học tập, rèn luyện được đối với mỗi chúng ta.
	- “Trong những năm 12.000 từ/phút” : Những số liệu, dẫn chứng kết quả của phương pháp đọc nhanh.
Ù Hoạt động 4 : Hướng dẫn tự học.
	- Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà :
	+ Học thuộc ghi nhớ Sgk/26.
	+ Xem lại dàn ý đã thực hiện ở BT1/II Sgk/26.
	+ Sưu tầm bài văn thuyết minh về một phương pháp (cách làm) trong một số 
báo, tạp chí.
	+ Lập dàn bài thuyết minh về một phương pháp (cách làm) để tạo nên một sản phẩm cụ thể.
	- Chuẩn bị bài mới : “Tức cảnh Pác Bó” Sgk/28.
	+ Đọc văn bản Tức cảnh Pác Bó Sgk/28.
	+ Xem chú thích Sgk/28.
	+ Trả lời nội dung các câu hỏi 1, 2 Sgk/29.

Tài liệu đính kèm:

  • docT81.doc