A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
1. Kiến thức :
- Mối quan hệ về ý nghĩa giữa các vế câu ghép.
- Cách thể hiện quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép.
2. Kỹ năng :
- Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép dựa vào văn cảnh hoặc hoàn cảnh giao tiếp.
- Tạo lập tương đối thành thạo câu ghép phù hợp với yêu cầu giao tiếp.
3. Thái độ : Có ý thức sử sụng câu ghép phù hợp với quan hệ ý nghĩa với yêu cầu giao tiếp.
Tuần 12 Tiết 46 Ngày dạy : - 8A1: // - 8A2: // - 8A3: // Tiếng Việt CÂU GHÉP (Tiếp theo) A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 1. Kiến thức : - Mối quan hệ về ý nghĩa giữa các vế câu ghép. - Cách thể hiện quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép. 2. Kỹ năng : - Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép dựa vào văn cảnh hoặc hoàn cảnh giao tiếp. - Tạo lập tương đối thành thạo câu ghép phù hợp với yêu cầu giao tiếp. 3. Thái độ : Có ý thức sử sụng câu ghép phù hợp với quan hệ ý nghĩa với yêu cầu giao tiếp. B/ CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ : - GV : Sgk + giáo án + Bảng phụ. - HS : Đọc và tìm hiểu bài trước + Sgk. C/ PHƯƠNG PHÁP : Phân tích các tình huống mẫu + thực hành có hướng dẫn + thảo luận nhóm + thực hành viết tích cực. D/ TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HOC : 1. Kiểm tra bài cũ : - Thế nào là câu ghép ? Nêu cách nối vế câu trong câu ghép. - Trong các câu sau, câu nào không phải là câu ghép ? A. Bọn thị vệ xô tới đẩy ông lão ra ngoài, bọn vệ binh cũng chạy đến tuốt gươm dọa chém. B. Xung quanh lại có cả một đội vệ binh gươm giáo chỉnh tề đứng hầu. C. Mụ vợ tôi lại phát khùng lên, nó chẳng để tôi yên chút nào. D. Ngày ngày chồng đi thả lưới, vợ ở nhà kéo sợi. - Trong các câu sau, câu nào không phải là câu ghép ? A. Bọn thị vệ xô tới đẩy ông lão ra ngoài, bọn vệ binh cũng chạy đến tuốt gươm dọa chém. B. Xung quanh lại có cả một đội vệ binh gươm giáo chỉnh tề đứng hầu. C. Mụ vợ tôi lại phát khùng lên, nó chẳng để tôi yên chút nào. D. Ngày ngày chồng đi thả lưới, vợ ở nhà kéo sợi. - Cho 2 câu đơn : Mẹ đi làm. Em đi học. Trong các câu ghép được tạo thành sau đây, câu nào không hợp lý về mặt ý nghĩa ? A. Mẹ đi làm còn em đi học. B. Mẹ đi làm nhưng em đi học. C. Mẹ đi làm, em đi học. D. Mẹ đi làm và em đi học. 2. Bài mới : Ù Hoạt động 1 : Giới thiệu bài mới. Tiết học vừa rồi, các em đã được biết về đặc điểm của câu ghép và cách nối các vế câu trong câu ghép. Trong tiết học này, các em sẽ tìm hiểu về quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong câu ghép. HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS BÀI HS GHI Ù Hoạt động 2 : Hình thành đơn vị kiến thức của bài học. - GV treo bảng phụ ví dụ 1/I Sgk/123. - Hãy xác định vế câu và cách nối của các vế câu trong câu ghép trên. Nêu quan hệ ý nghĩa của mỗi vế. (Phân tích tình huống mẫu) - Đọc ví dụ. - Thực hiện yêu cầu GV vừa nêu. I. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu : VD : 1/I Sgk/123. - Vế 1 : Có lẽ tiếng việt của chúng ta đẹp (kết quả, ý nghĩa khẳng định). - Vế 2 : (Bởi vì) tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp (nguyên nhân, giải thích). ® Quan hệ ý nghĩa kết quả, nguyên nhân. - GV nêu : Quan hệ giữa các vế câu ghép do quan hệ từ diễn đạt quyết định. Điều này giúp ta phân biệt quan hệ ý nghĩa khác nhau giữa các vế câu. - Vậy ngoài quan hệ ý nghĩa nguyên nhân – kết quả, giữa các vế câu còn có quan hệ gì khác ? - GV nhận xét. - Tìm thêm một số ví dụ về câu ghép, trong đó các vế câu có quan hệ về ý nghĩa khác với quan hệ ở ví dụ đã dẫn. - HS khác bổ sung. - GV có thể nêu vài ví dụ nếu HS tìm ví dụ không được hoặc tìm sai. - VD : + Để kết quả học tập tốt thì mỗi học sinh phải chăm chỉ. (mục đích – sự kiện). + Họ vừa đi họ vừa trò chuyện vui vẻ. (quan hệ qua lại – cặp phó từ). + Ai làm người ấy hưởng (quan hệ qua lại – cặp từ phiếm định). + “Nếu cụ chỉ cho một đồng thì còn hơn một đồng nữa chúng con biết chạy vào đâu được”. (điều kiện/giả thiết – hệ quả). + Nếu lớp các bạn đứng nhất thì lớp chúng tôi cũng vào hàng thứ hai. (quan hệ đối chiếu). + Tuy tôi đã nói nhiều nhưng nó vẫn không nghe. (nhượng bộ – tăng tiến) + Mây đen kéo đến và trời mưa to. (quan hệ đồng thời – CGĐL). + Xe dừng lại rồi một chiếc xe khác đến đỗ bên cạnh. (quan hệ nối tiếp). - Mặc dù trời mưa, nhưng em vẫn không đến lớp muộn. (nhượng bộ – tăng tiến) - Anh ấy càng cố gắng làm việc thì sức khỏe càng yếu. (quan hệ tương phản) + - Xác định vế câu và cách nối của các vế câu trong câu ghép. Nêu quan hệ ý nghĩa của mỗi vế. - Dựa vào việc tìm hiểu các ví dụ nêu trên, hãy cho biết các vế của câu ghép có quan hệ ý nghĩa gì. - Để đánh dấu quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép, người ta làm gì ? - GV chốt trong câu ghép, giữa các vế có quan hệ ý nghĩa với nhau khá chặt chẽ. Mối quan hệ thường được đánh dấu bằng những quan hệ từ, cặp quan hệ từ hoặc cặp từ hô cũng nhất định. Tuy nhiên, để nhận biết chính xác quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu, trong nhiều trường hợp ta phải dựa vào văn cảnh hoặc hoàn cảnh giao tiếp. - Đọc ghi nhớ Sgk/123. * Ghi nhớ : Sgk/123. Ù Hoạt động 3 : Luyện tập. (Thực hành có hướng dẫn) - GV nhận xét. - 1HS đọc và xác định yêu cầu BT1. - 3HS thực hiện BT1. II. Luyện tập : 1. Xác định quan hệ từ và cho biết quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu. a1. Vế 1 và vế 2 : quan hệ nguyên nhân – kết quả. a2. Vế 2 và vế 3 : quan hệ giải thích. b. Quan hệ điều kiện – kết quả. c. Quan hệ tăng tiến. d. Quan hệ tương phản. e1. Quan hệ nối tiếp. e2. Quan hệ nguyên nhân. - GV sửa. - 1HS đọc yêu cầu của BT2. - 3HS trả lời 3 yêu cầu của BT2 (a, b, c). - HS nhận xét. 2. Xác định câu ghép, quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu. - Đoạn 1 : Câu 2, 3, 4, và 5 là câu ghép (điều kiện – kết quả). - Đoạn 2 : Câu 2, 3 là câu ghép (nguyên nhân – kết quả). - GV sửa. - 1HS yêu cầu BT3. - HS thảo luận nhóm 2. - Đại diện nhóm trả lời. 3. Nhận xét, giải thích - Hai câu ghép dài không thể tách thành những câu đơn. - Vì không đảm bảo được tính mạch lạc của việc lập luận (cố ý tái hiện cách kể dài dòng của Lão Hạc). - GV sửa. - 1HS yêu cầu BT4 và trả lời. - HS khác nhận xét. 4. Đọc và trả lời câu hỏi. a. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu của câu ghép thứ 2 là quan hệ điều kiện. Để thể hiện rõ mối quan hệ này không nên tách mỗi vế câu thành một câu đơn. b. Nếu tách mỗi vế câu thành câu đơn giúp ta hình dung nhân vật nói nghẹn ngào và đau đớn. cách viết của Ngô Tất Tố gợi ra cách nói kể lễ, van vỉ thiết tha của Chị Dậu. - Thảo luận nhóm (tổ) 2’. (Thảo luận nhóm + thực hành viết tích cực) - Đại diện nhóm trình bày đoạn văn của nhóm đã chuẩn bị sẵn. 5. Bài tập GV nêu yêu cầu thêm : Viết đoạn văn có sử dụng câu ghép. - HS các nhóm nhận xét lẫn nhau. - GV nhận xét. Ù Hoạt động 4 : Củng cố bài học. - Các vế của câu ghép có quan hệ ý nghĩa với nhau khá chặt chẽ. Hãy kể những quan hệ thường gặp. - 1HS trả lời. - 1HS đọc lại ghi nhớ Sgk/123. - Để nhận biết chính xác quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu, ta phải làm gì ? Ù Hoạt động 5 : Hướng dẫn tự học. - Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà : + Học thuộc ghi nhớ Sgk/123. + Tìm câu ghép và phân tích quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu của những câu ghép trong một đoạn văn cụ thể. - Chuẩn bị bài mới : “Phương pháp thuyết minh” Sgk/126129. + Trả lời các câu hỏi 1a, b, c/I Sgk/126. + Đọc 2/I Sgk/126128, trả lời các câu hỏi đã nêu trong 2a2g. + Chuẩn bị thật tốt các BT1, 2 và 3 Sgk/128, 129. µ * Rút KN : .............. ................................. ................................. .................................
Tài liệu đính kèm: