Giáo án Ngữ văn 8 - Trần Thị Kim Loan - Tiếng Việt: Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm

A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

 1. Kiến thức : Công dụng của dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm.

 2. Kỹ năng :

 - Sử dụng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.

 - Sửa lỗi về dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.

 3. Thái độ : Có ý thức trong việc ứng dụng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm trong khi tạo lập văn bản.

B/ CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ :

- GV : Sgk + giáo án + bảng phụ.

- HS : Đọc và tìm hiểu bài trước + Sgk.

C/ PHƯƠNG PHÁP : Phân tích các tình huống mẫu + thực hành có hướng dẫn + viết sáng tạo + học theo nhóm.

 

doc 5 trang Người đăng trung218 Lượt xem 4230Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Trần Thị Kim Loan - Tiếng Việt: Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13
Tiết 49
Ngày dạy : 
	- 8A1: //
	- 8A2: //
 	- 8A3: //
Bài 13, 14
Tiếng Việt
DẤU NGOẶC ĐƠN VÀ DẤU HAI CHẤM
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 
	1. Kiến thức : Công dụng của dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm.
	2. Kỹ năng : 
	- Sử dụng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.
	- Sửa lỗi về dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.
	3. Thái độ : Có ý thức trong việc ứng dụng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm trong khi tạo lập văn bản. 
B/ CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ : 
- GV : Sgk + giáo án + bảng phụ.
- HS : Đọc và tìm hiểu bài trước + Sgk.
C/ PHƯƠNG PHÁP : Phân tích các tình huống mẫu + thực hành có hướng dẫn + viết sáng tạo + học theo nhóm.
D/ TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HOC :
	1. Kiểm tra bài cũ : 
	- Các vế câu ghép có quan hệ ý nghĩa với nhau khá chặt chẽ. Những quan hệ thường gặp là gì ? Em hãy kể tên một số quan hệ mà em đã học.
HS :
+ Quan hệ nguyên nhân.
+ Quan hệ điều kiện (giả thiết).
+ Quan hệ tương phản.
+ Quan hệ tăng tiến.
+ Quan hệ lựa chọn.
+ Quan hệ bổ sung.
+ Quan hệ tiếp nối.
+ Quan hệ đồng thời.
+ Quan hệ giải thích.
	- Để nhận biết chính xác quan hệ, ý nghĩa giữa các vế câu, ta phải làm gì ?
	HS : Ngoài việc dựa vào những quan hệ từ, cặp quan hệ từ, cặp từ hô ứng, trong nhiều trường hợp, ta phải dựa vào văn cảnh hoặc hoàn cảnh giao tiếp.
	- 	Đặt một câu ghép giữa các vế câu có quan hệ ý nghĩa lựa chọn hay nguyên nhân – kết quả.
	2. Bài mới : 
Ù Hoạt động 1 : Giới thiệu bài mới.
	Qua các văn bản đã học, các em đã được làm quen với dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm. Nhưng sử dụng hai loại dấu này khi viết cho chính xác thì không phải em nào cũng đạt được. Vậy công dụng của hai loại dấu này là gì ? Cách sử dụng hai loại dấu này như thế nào ? Qua bài học hôm nay, các em sẽ biết được điều đó.
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
BÀI HS GHI
Ù Hoạt động 2 : Hình thành đơn vị kiến thức của bài học. (Phân tích tình huống mẫu)
- GV có thể treo bảng phụ đã ghi sẵn nội dung những đoạn trích Ia, b, c Sgk/134.
I. Dấu ngoặc đơn :
	VD : Mục I Sgk/134.
- Dấu ngoặc đơn trong các đoạn trích trên dùng để làm gì ? 
- GV chốt.
- 1HS đọc nội dung ba đoạn trích trên.
- 3HS trả lời.
- HS khác nhận xét.
	a. Dùng để đánh dấu phản giải thích : làm rõ từ “họ” ngụ ý chỉ ai.
	b. Dùng để đánh dấu phần thuyết minh : về một loài động vật mà tên của nó dùng gọi tên một con kênh.
	c. Dùng để đánh dấu phần bổ sung thêm : năm sinh, năm mất của nhà thơ và Miên Châu thuộc tỉnh 
Tứ Xuyên.
- Nếu bỏ phần trong đau ngoặc đơn thì ý nghĩa 
cơ bản của các đoạn trích có bị thay đổi không ? 
Tại sao ?
- 1HS trả lời :
	+ Bỏ phần trong dấu ngoặc đơn ý nghĩa 
không đổi.
	+ Vì đó là thông tin phụ.
- GV nêu thêm :
+ Dùng dấu ngoặc đơn với dấu chấm hỏi (?) để tỏ ý hoài nghi. 
+ Dùng dấu ngoặc đơn với dấu chấm than (!) để tỏ ý mỉa mai.
+ Dùng với cả 2 dấu : chấm hỏi và chấm than (?!) để tỏ ý vừa hoài nghi vừa mỉa mai.
- GV có thể minh họa bằng VD để HS dễ tiếp thu.
- VD : “Trong tất cả những cố gắng của các nhà khai thác nhằm bồi dưỡng cho dân tộc Việt Nam và dìu dắt họ lên con đường tiến bộ (?) thì phải kể việc bán rượu ty cưỡng bức” (Nguyễn Ái Quốc).
- HS chú ý lắng nghe.
- GV lưu ý HS : Về nhà tiếp tục tìm VD trong sách, báo để minh họa thêm.
- HS về nhà tìm thêm một vài VD.
- 1HS đọc ghi nhớ Sgk/134.
* Ghi nhớ : Sgk/134.
- GV có thể treo bảng phụ đã ghi sẵn nội dung các đoạn trích II a, b, c Sgk/135.
- 1HS đọc 3 đoạn trích trên.
II. Dấu hai chấm : 
	VD : Mục II Sgk/135.
- Nêu tác dụng của dấu hai chấm trong các đoạn trích Ia, b, c Sgk/135. (Phân tích tình huống mẫu)
- GV chốt.
- 3HS nêu.
- HS khác nhận xét.
	a. Đánh dấu (báo trước) 
lời thoại :
(Dế Mèn nói với Dế 
Choắt ; Dế choắt nói với Dế Mèn).
	b. Đánh dấu (báo trước) lời dẫn tực tiếp.
	c. Đánh dấu (báo trước) phần giải thích : lý do thay đổi cảm giác của tác giả trong ngày đầu tiên đi học.
- GV nói thêm : Các trường hợp phải viết hoa sau dấu hai chấm.
	+ Viết hoa khi báo trước một lời thoại.
	+ Viết hoa khi báo trước lời dẫn trực tiếp.
	+ Có thể không viết hoa khi giải thích cho 1 nội dung.
- HS chú ý lắng nghe.
- 1-2 HS đọc ghi nhớ Sgk/135.
* Ghi nhớ : Sgk/135.
Ù Hoạt động 3 : Luyện tập. (Thực hành có hướng dẫn)
- Cho HS thực hiện các BT1, 2 và 5. 
- 1HS đọc và nêu yêu cầu BT1.
- 3HS thực hiện yêu cầu BT1.
iIi. LuyÖn tËp :
	1. Giải thích công dụng của dấu ngoặc đơn :
	a. Đánh dấu phần giải thích ý nghĩa của các 
cụm từ :
	- tiệt nhiên
	- định phận tại thiên thư
	- hành khan thủ bại hư
	b. Đánh dấu phần thuyết minh.
	c. Đánh dấu phần bổ sung (1) ; đánh dấu phần thuyết minh (2).	
- 1HS đọc và nêu yêu cầu của BT2.
- 3HS thực hiện yêu cầu BT2.
	2. Giải thích công dụng của dấu hai chấm :
	a. Đánh dấu (báo trước) phần giải thích : họ thách nặng quá.
	b. Đánh dấu (báo trước) lời đối thoại : của Dế Choắt đối với Dế Mèn và phần thuyết minh : nội dung Dế Choắt khuyên Dế Mèn.
	c. Đánh dấu (báo trước) phần thuyết minh : các màu khác.	
- 1HS đọc yêu cầu BT5.
- 1-2 HS thực hiện yêu cầu BT5.
	5. Nhận xét về cách sử dụng dấu ngoặc đơn
	- Chép lại dấu ngoặc 
đơn : sai. Vì dấu ngoặc đơn dùng thành cặp.
	- Phần được đánh dấu bằng dấu ngoặc đơn không phải là bộ phận của câu.	
- GV cho HS thảo luận nhóm (tổ) viết đoạn văn theo yêu cầu, cử đại diện nhóm trình bày đoạn văn của nhóm đã thực hiện. (Thảo luận nhóm + viết sáng tạo)
- Thảo luận nhóm (tổ) viết đoạn văn theo yêu cầu. 
	6. Dựa vào nội dung đã học ở văn bản Bài toán 
dân số, hãy viết một đoạn văn ngắn về sự cần thiết phải hạn chế việc gia tăng dân số ; trong đoạn văn có dùng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.
Ù Hoạt động 4 : Củng cố bài học.
- Nêu công dụng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.
- HS trả lời.
Ù Hoạt động 5 : Hướng dẫn tự học.
	- Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà :
	+ Học thuộc 2 ghi nhớ Sgk/134, 135.
	+ Tìm thêm VD để minh họa cho kiến thức đã học về dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm.
	+ Làm BT 6 Sgk/137.
	- Chuẩn bị bài mới : “Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh” Sgk/137140.
	+ Đọc các đề từ an Sgk/137138.
	+ Đọc văn bản Xe đạp Sgk/138, 139.
	+ Dựa vào dàn bài để thực hiện tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn bài đề : Thuyết minh về cây bút bi (BT thay cho BT1/II Sgk/140).	
	+ Nhận xét phạm vi và tìm hiểu yêu cầu của đề bài văn thuyết minh.
œµ
* Rút KN : ..............
.................................
.................................
.................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 49 Dau ngoac don va dau hai cham.doc