Giáo án Ngữ văn 8 - Trần Thị Kim Loan - Tiếng Việt: Nói giảm nói tránh

A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

 1. Kiến thức :

 - Khái niệm nói giảm nói tránh.

 - Tác dụng của biện pháp tu từ nói giảm nói tránh.

 2. Kỹ năng :

 - Phân biệt nói giảm nói tránh với nói không đúng sự thật.

 - Sử dụng nói giảm nói tránh đúng lúc, đúng chỗ để tạo lời nói trang nhã,

lịch sự.

 3. Thái độ : Có ý thức sử dụng cách nói tế nhị, tránh cách nói thô tục, thiếu

lịch sự.

 

doc 5 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1554Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Trần Thị Kim Loan - Tiếng Việt: Nói giảm nói tránh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10
Tiết 39
Ngày dạy : 
	- 8A1: //
	- 8A2: //
 	- 8A3: //
Tiếng Việt
NÓI GIẢM NÓI TRÁNH
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 
	1. Kiến thức : 
	- Khái niệm nói giảm nói tránh.
	- Tác dụng của biện pháp tu từ nói giảm nói tránh.
	2. Kỹ năng : 
	- Phân biệt nói giảm nói tránh với nói không đúng sự thật.
	- Sử dụng nói giảm nói tránh đúng lúc, đúng chỗ để tạo lời nói trang nhã, 
lịch sự.
	3. Thái độ : Có ý thức sử dụng cách nói tế nhị, tránh cách nói thô tục, thiếu 
lịch sự.	 
B/ CHUẨN BỊ :
	- GV : 2 bảng phụ.
	+ Ba ví dụ mục 1/I Sgk/107.
	+ BT2 Sgk/108, 109.
	- HS : Tìm hiểu bài trước khi đến lớp.
C/ PHƯƠNG PHÁP : Thực hành có hướng dẫn + học theo nhóm + động não.
D/ TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
	1. Kiểm tra bài cũ : 
	- Biện pháp tu từ nói quá còn được gọi bằng những tên nào ?
	HS : Phóng đại, cường điệu, thậm xưng, khoa trương, ngoa ngữ, ngoa dụ.
	- Nói quá là gì ? Nêu tác dụng của nói quá.
	- Tìm biện pháp nói quá trong các câu sau : 
	+ Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn. (1)
	+ Bác ơi tim Bác mênh mông thế, 
	 Ôm cả non sông mọi kiếp người ! (2)
 (Tố Hữu)
- Giải thích ý nghĩa của các phép tu từ vừa xác định ở câu hỏi trên.
	HS : 
	+ (1) Vợ chồng thuận hòa sẽ tạo nên sức mạnh to lớn.
	+ (2) Nhấn mạnh tình thương yêu bao la của Bác Hồ.
	- Phân biệt biện pháp tu từ nói quá với nói khoác.
	2. Bài mới : 
Ù Hoạt động 1 : Giới thiệu bài mới.
	Trong thực tế có những điều chúng ta cần nói thẳng, nói thật nhưng cũng có khi chúng ta cần phải nói giảm nói tránh. Vậy nói giảm nói tránh là gì ? Nói giảm nói tránh có tác dụng như thế nào trong khi nói, viết ? Đó là những nội dung chính của bài học này.
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
BÀI HS GHI
Ù Hoạt động 2 : Hình thành đơn vị kiến thức của bài học. 
 - GV treo bảng phụ ví dụ 1/I Sgk/107, 108.
- Cho biết những từ ngữ in đậm “đi gặp cụ Các Mác, cụ Lê-Nin và các vị cách mạng đàn anh khác, “đi”, “chẳng còn” trong ba ví dụ 1/I Sgk/107, 108 có ý 
nghĩa gì ?
- GV có thể cho HS tìm hiểu thêm những cách nói giảm nói tránh khác khi nói về cái chết. (Thảo luận nhóm 2HS 1’)
VD: Lão Hạc ơi ! Lão hãy yên lòng nhắm mắt ! (Lời nói của ông giáo).
- Vì sao trong ví dụ vừa đọc, tác giả dùng từ “bầu sữa” mà không dùng từ ngữ khác cùng nghĩa ?
- GV giảng, trong giao tiếp, để thể hiện thái độ lịch sự, tế nhị, người ta vẫn thường dùng các từ đồng nghĩa để diễn đạt hoặc dùng từ Hán Việt trong những trường hợp này để tránh thô tục và ghê sợ.
- Điều này các em đã được học qua cách sử dụng từ Hán Việt mang những sắc thái ý nghĩa riêng biệt ở lớp 7.
VD :
	+ Không nói bệnh cùi mà nói là bệnh phong.
	+ Không nói xác chết mà nói là tử thi.
- So sánh hai cách nói trên, cho biết cách nói nào nhẹ nhàng, tế nhị hơn đối với người nghe.
- GV giảng : Nói giảm nói tránh có thể theo nhiều cách, ngoài việc dùng từ ngữ đồng nghĩa, các từ Hán Việt, người ta còn dùng cách nói phủ định từ trái nghĩa.
VD : 
	+ Anh hát dở.
	→ Anh hát không 
hay lắm.
	+ Em này lười học.
	→ Em này không chăm chỉ học.
- Từ các ví dụ trên, em hiểu như thế nào về nói giảm nói tránh ? Tác dụng của phép tu từ này là gì ?
- 1HS đọc ví dụ, các HS khác quan sát ví dụ.
- Các từ ngữ in đậm đó đều có ý nghĩa là chết.
- HS thảo luận, trả lời. 
- Đọc mục 2/I Sgk/108.
- Vì dùng từ đồng nghĩa với từ “bầu sữa” nghe thô tục và gây cười.
- Đọc ví dụ 3/I Sgk/108.
- Cách nói hai tế nhị hơn cách nói một (cách nói một hơi căng thẳng, nặng nề).
- Nhận xét.
- Trả lời.
- Đọc ghi nhớ Sgk/108.
I. Nói giảm nói tránh và 
tác dụng của nói giảm 
nói tránh :
	VD : 1/I Sgk/107, 108.
	- Đi gặp cụ Các Mác, cụ Lê-nin và các vị cách mạng đàn anh khác (1).
	- Đi (2).
	- Chẳng còn (3).
	→ Nói đến cái chết, nói như vậy để làm giảm nhẹ, tránh đi phần nào sự đau buồn.
	Þ Nói giảm nói tránh.
	* Ghi nhớ : Sgk/108.
Ù Hoạt động 3 : Luyện tập. (Thực hành có hướng dẫn)
- Đọc yêu cầu bài tập 1. 
- 1HS thực hiện yêu cầu BT1.
- HS khác nhận xét, sửa.
II. Luyện tập :
	1. Điền các từ ngữ nói giảm nói tránh cho sẵn vào chỗ trống.
	a. Đi nghỉ.
	b. Chia tay nhau.
	c. Khiếm thị.
	d. Có tuổi.
	c. Đi bước nữa.
- GV nêu yêu cầu HS thảo luận nhóm 4HS 2’ làm BT2 (Thêm yêu cầu thay cho BT 2, 3 Sgk/108, 109).
- Dựa vào cách nói giảm nói tránh ở BT 2, 3 Sgk/108, 109 để đặt câu có sử dụng nói giảm nói tránh. Mỗi nhóm đặt hai câu (mỗi cách nói đặt một câu).
- GV sửa.
- GV sửa.
- Thảo luận đặt câu.
- Đại diện một vài nhóm trình bày trên bảng.
VD : 
- Các bạn đừng tham gia các tệ nạn xã hội.
→ Các bạn không nên tham gia các tệ nạn.
- Chữ viết của bạn xấu quá.
→ Chữ viết của bạn chưa được đẹp.
- Anh xử trí như vậy là 
rất tệ.
→ Anh xử trí như vậy chưa hay lắm.
- Cô ấy có ngoại hình 
rất xấu.
→ Cô ấy có ngoại hình không được đẹp.
- Nhận xét lẫn nhau.
- Đọc yêu cầu bài tập 4. 
- Trình bày.
- Nhận xét.
	2. Thêm yêu cầu : Đặt câu có sử dụng nói giảm nói tránh (theo những cách nói khác nhau).
	- Cấm xả rác bừa bãi !
	→ Xin bỏ rác đúng nơi quy định.
	- Bạn ấy học Toán rất yếu.
	→ Bạn ấy học Toán chưa được giỏi.
	4. Trong trường hợp nào thì không nên dùng cách nói giảm nói tránh ? Nêu VD.
	Khi cần thiết phải nói thẳng, nói đúng mức độ sự thật thì không nên nói giảm nói tránh vì như thế là bất lợi (vì nói giảm nói tránh thì người nghe hiểu nhầm hoặc không hiểu hết ý của mình).
Ù Hoạt động 4 : Củng cố bài học. (Động não)
- Từ việc phân tích các ví dụ trên, em rút ra những bài học thiết thực gì về cách sử dụng phép tu từ nói giảm nói tránh ?
- HS trả lời : Sử dụng nói giảm nói tránh đúng lúc, đúng chỗ để tạo lời nói trang nhã, lịch sự.
 Ù Hoạt động 5 : Hướng dẫn tự học.
	- Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà : Phân tích tác dụng của biện pháp nói giảm nói tránh trong một đoạn văn cụ thể.
	- Chuẩn bị bài mới : “Kiểm tra 1 tiết – Văn”.
	+ Ôn lại 4 văn bản truyện ký Việt Nam và bài Ôn tập truyện ký Việt Nam.
Tác giả, tác phẩm (hoặc đoạn trích).
Thể loại, phương thức biểu đạt.
Giá trị nội dung, ý nghĩa của văn bản và đặc sắc nghệ thuật.
	+ Tuần 10, tiết 40 kiểm tra 1 tiết Văn.
œµ
* Rút KN : ..............
.................................
.................................
.................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 39 Noi giam noi tranh.doc