A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
1. Kiến thức :
- Khí phách kiên cường, phong thái ung dung của nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu trong hoàn cảnh ngục tù.
- Cảm hứng hào hùng, lãng mạn, giọng thơ mạnh mẽ, khoáng đạt được thể hiện trong bài thơ.
2. Kỹ năng :
- Đọc – hiểu văn bản thơ thất ngôn bát cú Đường luật đầu thế kỷ XX.
- Cảm nhận được giọng thơ, hình ảnh thơ ở các văn bản.
3. Thái độ : Có ý thức học tập tấm gương của Phan Bội Châu và liên hệ về bản lĩnh cách mạng của HCM.
B/ CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ :
Tuần 14 Tiết 56 Ngày dạy : - 8A1: // - 8A2: // - 8A3: // Văn bản ĐỌC THÊM : VÀO NHÀ NGỤC QUẢNG ĐÔNG CẢM TÁC Phan Bội Châu A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 1. Kiến thức : - Khí phách kiên cường, phong thái ung dung của nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu trong hoàn cảnh ngục tù. - Cảm hứng hào hùng, lãng mạn, giọng thơ mạnh mẽ, khoáng đạt được thể hiện trong bài thơ. 2. Kỹ năng : - Đọc – hiểu văn bản thơ thất ngôn bát cú Đường luật đầu thế kỷ XX. - Cảm nhận được giọng thơ, hình ảnh thơ ở các văn bản. 3. Thái độ : Có ý thức học tập tấm gương của Phan Bội Châu và liên hệ về bản lĩnh cách mạng của HCM. B/ CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ : - GV : Sgk + giáo án + ảnh chân dung của Phan Bội Châu + bảng phụ. - HS : Đọc và tìm hiểu bài trước + Sgk. C/ PHƯƠNG PHÁP : Suy nghĩ sáng tạo + động não + thảo luận nhóm. D/ TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : 1. Kiểm tra bài cũ : - Cho biết vài nét về tác giả Phan Bội Châu. - Thể thơ của bài thơ Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông ? Nêu đặc điểm của thể thơ đó. - Đọc thuộc lòng bài thơ. - Bài thơ có nội dung chính là gì ? Tư tưởng chính của hai câu thơ cuối trong bài thơ là gì ? - Qua bài thơ, nêu một vài suy nghĩ của em về những người như Phan Bội Châu. 2. Bài mới : Ù Hoạt động 1 : Giới thiệu bài mới. Phan Bội Châu nhà chí sĩ cách mạng xuất sắc đầu thế kỷ XX, xuất thân từ nhà nho. Với lòng yêu nước nồng nàn và tinh thần trách nhiệm đối với vận mệnh dân tộc, Phan Bội Châu đã hoạt động cách mạng một cách tích cực, say sưa, bất chấp mọi khó khăn, gian khổ ; kể cả khi sa cơ lỡ bước, bị tù đày vẫn thể hiện rõ bản lĩnh, khí phách của mình. Bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu đã thể hiện vẻ đẹp và tư thế của nhà chí sĩ cách mạng ấy. (GV giới thiệu ảnh chân dung của tác giả) HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS BÀI HS GHI Ù Hoạt động 2 : Tìm hiểu chung về văn bản. - Dựa vào chú thích, hãy trình bày ngắn gọn về tác giả. - 1HS trình bày. - Phan Bội Châu (1867 – 1940) quê ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, là nhà yêu nước, nhà cách mạng lớn của dân tộc trong vòng 20 năm đầu thế kỷ XX và cũng là nhà văn, nhà thơ lớn với những tác phẩm thể hiện lòng yêu nước, thương dân, khát vọng tự do, độc lập. I. Tìm hiểu chung : 1. Tác giả : Phan Bội Châu (1867 – 1940) là nhà yêu nước, nhà cách mạng lớn của dân tộc, và cũng là nhà văn, nhà thơ lớn với những tác phẩm thể hiện lòng yêu nước, thương dân, khát vọng tự do, độc lập. - GV nói thêm : Thơ của ông chủ yếu viết bằng chữ Hán, một số tác phẩm được viết bằng chữ Nôm. - Em biết gì về bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác ? (Hoàn cảnh sáng tác, thể thơ, phương thức biểu đạt) - Bài thơ sáng tác vào đầu năm 1914, những ngày đầu Phan Bội Châu bị giam ở nhà ngục Quảng Đông Trung Quốc, viết bằng chữ Nôm, nằm trong tác phẩm Ngục trung thư. 2. Hoàn cảnh sáng tác : Bài thơ ra đời năm 1914, sau khi Phan Bội châu bị bắt giam ở Trung Quốc. - Thể thơ : Thất ngôn bát cú Đường luật. - GV nói thêm : Nhiều tác phẩm thơ văn yêu nước đầu thế kỷ chưa có sự thay đổi về ngôn ngữ và thể loại nhưng đã thể hiện được tinh thần thời đại mới mẻ. - GV nói thêm : Tính chất biểu cảm trong bài thơ này là trực tiếp. Vì tâm tư của con người trực tiếp bộc lộ, không cần dựa vào sự việc hoặc hình ảnh. - Phương thức biểu đạt : Biểu cảm (biểu cảm trực tiếp). Ù Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết văn bản. - GV treo bảng phụ ghi bài thơ. - GV hướng dẫn đọc : giọng to, hào hùng, chú ý cách ngắt nhịp 4/3, riêng câu 2 nhịp 3/4. Cuối câu, đọc với giọng cảm khoái, thách thức, ung dung, nhẹ nhàng. - HS quan sát. - 1HS giải nghĩa từ hào kiệt, phong lưu. II. Đọc – hiểu văn bản : - GV đọc bài thơ một lượt. - HS chú ý theo dõi. - 1-2 HS đọc lại bài thơ. - GV nhận xét. - 1HS đọc 2 câu đề. 1. Đề : (câu 1, 2). - Giải thích nghĩa các từ hào kiệt, phong lưu. - HS dựa vào chú thích để giải thích. - Từ đó, em hình dung nhân vật trữ tình trong bài thơ là người như thế nào ? - 1HS trả lời : Người có tài, có chí như bậc anh hùng ; phong thái ung dung, đàng hoàng, sang trọng. - Câu thơ 1 sử dụng phép tu từ gì ? - 1HS trả lời : Điệp từ. - Điệp từ vẫn đem lại ý nghĩa nào cho câu thơ “Vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu,” ? (Động não : Suy nghĩ về vẻ đẹp của người yêu nước) - 1HS trả lời : “Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu,”. ® Điệp từ Þ Biểu thị một phong thái ung dung, thanh thản, cách sống đàng hoàng, sang trọng của bậc anh hùng không bao giờ thay đổi, trong bất kỳ hoàn cảnh nào. - “Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu,”. ® Điệp từ Þ Biểu thị một phong thái ung dung, thanh thản, cách sống đàng hoàng, sang trọng. - Lời thơ “Chạy mỏi chân thì hãy ở tù.” biểu thị một quan niệm sống và đấu tranh của người yêu nước. Từ đó, hãy nêu cách hiểu của em về nội dung lời thơ này. - 1HS trả lời : Người yêu nước quan niệm con đường cứu nước của mình là đường dài với nhiều chông gai, đòi hỏi nhiều quyết tâm không được ngừng nghỉ. Do những khó khăn khách quan, nhà tù chẳng qua chỉ là nơi tạm nghỉ của kẻ chạy khi mỏi chân. - “Chạy mỏi chân thì hãy ở tù.”. ® Nhà tù chẳng qua chỉ là nơi tạm nghỉ chân trên chặng đường bôn tẩu dài. - Nhận xét về giọng điệu của 2 câu đề. - 1HS trả lời. Þ Giọng thơ vừa cứng cỏi, vừa mềm mại, dí dỏm, đùa cợt ; diễn tả nội tâm bình thản ngay trong cảnh tù ngục gian nguy. - Theo dõi cặp câu thực của bài thơ cho biết : + Nghĩa của các cụm từ khách không nhà, trong bốn biển là gì ? - 1-2 HS trả lời : khách không nhà ® Người tự do, đi đây, đi đó ; trong bốn biển ® Trong thế gian rộng lớn. 2. Thực : (câu 3, 4). + Cả lời thơ “Đã khách không nhà trong bốn biển,” có nghĩa như thế nào ? - 1HS trả lời : Tác giả tự nhận mình là người tự do, đi đây, đi đó giữa thế gian rộng lớn. - “Đã khách không nhà trong bốn biển,”. - Ở trong nhà tù, tự nhận mình là “khách”, điều đó cho thấy nét đẹp nào trong tính cách tác giả ? - 1HS trả lời. ® Ung dung, lạc quan ngay cả trong hoàn cảnh ngặt nghèo. - Dựa vào chú thích trong Sgk em hiểu người có tội trong lời thơ Lại người có tội giữa năm châu có nghĩa như thế nào ? - 1HS : Dựa vào chú thích (4) Sgk/147 trả lời. Người có tội ở đây là cách gọi mỉa mai của tác giả về hành động khủng bố người yêu nước của thực dân Pháp (chúng gọi người yêu nước là người có tội). - “Lại người có tội giữa năm châu.”. ® Mỉa mai hành động khủng bố của thực dân Pháp. - GV nói thêm : Năm 1905 ông bị bắt trong thời gian 10 năm lưu lạc (Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan), 10 năm không một mái ấm gia đình, bao cực khổ về vật chất, cay đắng về tư tưởng, ông đã từng nếm trải biết bao nhiêu. Thêm vào đó là sự săn đuổi của kẻ thù, dù ở đâu ông cũng là đối tượng truy bắt của thực dân Pháp, nhất là treo trên đầu bản án tử hình (1912). - 1HS trả lời. - GV nêu : 2 câu 3, 4 đối xứng cả ý lẫn thanh làm nổi bật khí phách hiên ngang của người cách mạng trong cảnh tù ngục, tạo nhạc điệu nhịp nhàng cho lời thơ. - Từ đó, vẻ đẹp nào ở người yêu nước được bộc lộ ? - 1HS trả lời : Lạc quan, kiên cường, chấp nhận nguy nan trên đường tranh đấu. - Đọc 2 câu 5, 6. - Cho biết ý nghĩa của câu thơ “Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế,”. - 1HS đọc. - 1HS trả lời. 3. Luận : (câu 5, 6). - “Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế,”. ® Ôm ấp hoài bão trị nước, cứu người. - Em hiểu như thế nào về nghĩa của câu “Mở miệng cười tan cuộc oán thù.” ? - 1HS trả lời. - “Mở miệng cười tan cuộc oán thù.”. ® Tiếng cười của người yêu nước có sức mạnh chiến thắng mọi âm mưu của kẻ thù. - Cho biết 2 câu thơ này sử dụng phép tu từ gì ? - 1HS trả lời : Nói quá và phép đối. - Hai phép tu từ này mang lại hiệu quả gì cho 2 câu thơ 5, 6 (2 câu luận) ? (Suy nghĩ sáng tạo : Phân tích kết cấu, nghệ thuật, lập luận và ý nghĩa nội dung của bài thơ) - 1HS đọc 2 câu kết. 4. Kết : (câu 7, 8). - Câu thơ : “Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp,” toát lên ý nghĩa gì ? - “Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp,” ® Phép lặp Þ Quan niệm sống của nhà yêu nước : còn sống còn đấu tranh giải phóng dân tộc. - “Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp,” ® Phép lặp Þ Còn sống còn đấu tranh giải phóng dân tộc. - Những phẩm chất tốt đẹp nào của người yêu nước được bộc lộ ? - HS : + Chấp nhận mọi nguy nan, vượt lên gian khổ trong đấu tranh. + Tin tưởng mãnh liệt vào sự nghiệp yêu nước của mình. - “Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu.” ® Chấp nhận mọi nguy nan, vượt lên gian khổ trong đấu tranh. Tin tưởng mãnh liệt vào sự nghiệp yêu nước của mình. 5. Nghệ thuật : - Nhận xét về hình thức nghệ thuật của văn bản. - HS trả lời. - HS khác nhận xét, bổ sung. - Viết theo thể thơ truyền thống. - GV chốt. - Xây dựng hình tượng người chí sĩ cách mạng với khí phách kiên cường, tư thế hiên ngang bất khuất. - Lựa chọn, sử dụng ngôn ngữ để thể hiện khẩu khí rắn rỏi, hào hùng, có sức lôi cuốn mạnh mẽ. - Nêu ý nghĩa của văn bản. - GV chốt. - HS trả lời. - HS khác nhận xét, bổ sung. 6. Ý nghĩa văn bản : Vẻ đẹp và tư thế của người chiến sĩ cách mạng Phan Bội Châu trong hoàn cảnh ngục tù. Ù Hoạt động 4 : Hệ thống kiến thức đã tìm hiểu qua bài học. - Đọc Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác em hiểu gì về giá trị nội dung và hình thức của văn bản này ? - 1-2 HS trình bày. III. Tổng kết : Ghi nhớ Sgk/148. - Từ đó, em hiểu gì về chân dung tinh thần của Phan Bội Châu, cũng như những người yêu nước Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX ? (Lồng ghép tư tưởng HCM) - HS thảo luận nhóm 2HS 2’, trình bày. (Thảo luận nhóm) Ù Hoạt động 5 : Luyện tập. - HS đọc và xác định yêu cầu phần luyện tập. IV. Luyện tập : - Em hãy cho biết bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác thuộc thể thơ gì ? (về các phương diện số câu, số chữ, cách gieo vần) - 1-2 HS trình bày : + Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác : thuộc thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. + Bài thơ gồm 8 câu. + Mỗi câu 7 chữ. + Có 5 vần thơ : Gieo ở tiếng cuối các câu 1, 2, 4, 6 và 8 (lưu, tù, châu, thù, đâu). - Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác : thuộc thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. - Bài thơ gồm 8 câu. - Mỗi câu 7 chữ. - Có 5 vần thơ : gieo ở tiếng cuối các câu 1, 2, 4, 6 và 8 (lưu, tù, châu, thù, đâu). Ù Hoạt động 6 : Hướng dẫn tự học. - Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà : + Nắm tác giả, tác phẩm. + Học thuộc lòng bài thơ. + Đọc thêm một tài liệu về cuộc đời hoạt động cách mạng của Phan Bội Châu. - Chuẩn bị bài mới : “Đập đá ở Côn Lôn” Sgk/148, 149. + Đọc bài thơ Đập đá ở Côn Lôn. + Xem chú thích. + Trả lời các câu hỏi 1, 2 và 3 (Chuẩn bị nội dung câu hỏi 3 thật kỹ). µ * Rút KN : .............. ................................. ................................. .................................
Tài liệu đính kèm: