Giáo án Ngữ văn 8 - Trần Thị Kim Loan - Văn bản: Ngắm trăng – đi đường

A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

 1. Kiến thức :

 - Hiểu biết bước đầu về tác phẩm thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh.

 - Tâm hồn giàu cảm xúc trước vẻ đẹp thiên nhiên và phong thái Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh ngục tù.

 - Đặc điểm nghệ thuật của bài thơ.

 - Ý nghĩa khái quát mang tính triết lý của hình tượng con đường và con người vượt qua những chặng đường gian khó.

 - Vẻ đẹp của Hồ Chí Minh ung dung, tự tại, chủ động trước mọi hoàn cảnh.

 - Sự khác nhau giữa văn bản chữ Hán và văn bản dịch bài thơ (biết được giữa hai văn bản có sự khác nhau, mức độ hiểu sâu sắc về nguyên tác sẽ được bổ sung sau này).

 2. Kỹ năng :

 - Đọc diễn cảm bản dịch tác phẩm.

 - Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.

 3. Thái độ : Luôn có ý thức tự chủ trong mọi hoàn cảnh.

B/ CHUẨN BỊ :

- GV : Sgk + giáo án + bảng phụ + có thể tìm đọc những tài liệu có liên quan đến hai bài thơ.

- HS : Đọc và tìm hiểu bài trước + Sgk.

 

doc 8 trang Người đăng trung218 Lượt xem 27745Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Trần Thị Kim Loan - Văn bản: Ngắm trăng – đi đường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS TT PHÚ HÒA
Giáo án Ngữ văn 8
Tuần 22
Tiết 86
Trần Thị Kim Loan
Ngày dạy ... lớp 8A
Ngày dạy ... lớp 8A
Ngày dạy ... lớp 8A
Văn bản
NGẮM TRĂNG – ĐI ĐƯỜNG
 Hồ Chí Minh
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 
	1. Kiến thức : 
	- Hiểu biết bước đầu về tác phẩm thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh.
	- Tâm hồn giàu cảm xúc trước vẻ đẹp thiên nhiên và phong thái Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh ngục tù.
	- Đặc điểm nghệ thuật của bài thơ.
	- Ý nghĩa khái quát mang tính triết lý của hình tượng con đường và con người vượt qua những chặng đường gian khó.
	- Vẻ đẹp của Hồ Chí Minh ung dung, tự tại, chủ động trước mọi hoàn cảnh.
	- Sự khác nhau giữa văn bản chữ Hán và văn bản dịch bài thơ (biết được giữa hai văn bản có sự khác nhau, mức độ hiểu sâu sắc về nguyên tác sẽ được bổ sung sau này).
	2. Kỹ năng :
	- Đọc diễn cảm bản dịch tác phẩm.
	- Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.
	3. Thái độ : Luôn có ý thức tự chủ trong mọi hoàn cảnh.	 
B/ CHUẨN BỊ :
- GV : Sgk + giáo án + bảng phụ + có thể tìm đọc những tài liệu có liên quan đến hai bài thơ.
- HS : Đọc và tìm hiểu bài trước + Sgk.
C/ PHƯƠNG PHÁP : Động não + liên tưởng tưởng tượng.
D/ TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
	1. Kiểm tra bài cũ : 
	- Bài thơ Tức cảnh Pác Bó được sáng tác trong khoảng thời gian nào ?
	HS : 2/1941, khi Bác Hồ sống và làm việc trong hoàn cảnh hết sức khó khăn ở hang Pác Bó.
	- Đọc thuộc lòng bài thơ Tức cảnh Pác Bó.
	- Qua câu thơ cuối bài “Cuộc đời cách mạng thật là sang”, em cho biết cảm nhận của Bác Hồ về cuộc đời cách mạng như thế nào ? Vì sao vậy ?
	HS : Cuộc đời làm cách mạng là sang. 
	+ Sang vì được trực tiếp lãnh đạo cách mạng để cứu nước, cứu dân.
	+ Vui thú vì được sống chan hòa với thiên nhiên.
	- Nội dung chính của bài thơ Tức cảnh Pác Bó là gì ?
	HS : 
	+ Bài thơ cho thấy tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở Pác Bó.
	+ Với Người làm cách mạng và sống hòa hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn.
	2. Bài mới : 
Ù Hoạt động 1 : Giới thiệu bài mới.
	Tháng 2/1941, Bác Hồ về Pác Bó để trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Đến tháng 8/1942, Bác bí mật sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ quốc tế nhưng không ngờ bị chính quyền Quốc dân đảng ở Quảng Tây bắt giữ. Trong hoàn cảnh bị tù đày hết sức cực khổ, Bác Hồ viết Nhật ký trong tù bằng thơ để phản ánh thực trạng đen tối của nhà tù dưới chính quyền Tưởng Giới Thạch và cũng để “ngâm ngợi cho khuây” chờ ngày được trả tự do. Tập thơ 133 bài này cho thấy một nghị lực phi thường, một nội tâm cao thượng, một tài thơ xuất chúng, một phong cách rất Hồ Chí Minh. Qua việc tìm hiểu hai bài thơ Ngắm trăng và Đi đường, các em sẽ hiểu rõ hơn về điều đó.
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
BÀI HS GHI
Ù Hoạt động 2 : Tìm hiểu chung về văn bản. 
- GV cho HS đọc phần chú thích Sgk/37, 38.
- GV chốt : Ngắm trăng sáng tác trong ngục tù của Tưởng Giới Thạch, in trong tập thơ Nhật ký trong tù (Ngục trung nhật ký) 8/1942 – 9/1943. Người đã viết Nhật ký trong tù bằng thơ chữ Hán, gồm 133 bài, phần lớn là thơ tứ tuyệt.
- 1HS dựa vào chú thích cho biết hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ của bài thơ Ngắm trăng.
- Bài thơ Ngắm trăng được Hồ Chí Minh dùng loại chữ và thể thơ nào để viết ?
A. Ngắm trăng : (Vọng nguyệt).
	I. Tìm hiểu chung : 
	- Ngắm trăng sáng tác trong ngục tù của Tưởng Giới Thạch, in trong tập Nhật ký trong tù.
	- Ngắm trăng được viết bằng chữ Hán, theo thể thơ tứ tuyệt, thể hiện tình yêu thiên nhiên và phong thái ung dung của Hồ Chí Minh.
Ù Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết văn bản.
- GV treo bảng phụ ghi 
bài thơ.
- GV hướng dẫn giọng 
đọc bài Ngắm trăng : đọc chính xác cả phần phiên âm chữ Hán và bài dịch thơ.
- HS chú ý lắng nghe.
	II. Đọc – hiểu văn 
bản : 
	1. Hoàn cảnh ngắm trăng của Bác :
	+ Câu 1 : giọng bình thản, nhịp 2/2/3.
	+ Câu 2 : giọng bối rối, nhịp 4/3.
	+ Câu 3, 4 : giọng đằm thắm, vui, sảng khoái, nhịp 4/3.
- Khi đọc bản phiên âm chữ Hán, cần lưu ý : giọng điệu thích hợp với cảm xúc ở câu 2 và nhịp, chữ đăng đối (ở 2 câu sau).
- HS chú ý theo dõi.
- GV đọc.
- 1HS đọc.
- GV nhận xét.
- Nêu bố cục của bài thơ thất ngôn tứ tuyệt.
- 1HS nêu :
	+ Câu 1 : Khai.
	+ Câu 2 : Thừa.
	+ Câu 3 : Chuyển.
	+ Câu 4 : Hợp.
- Hoàn cảnh ngắm trăng của Bác có gì đặc biệt ? Điều đó được giới thiệu bằng phép tu từ gì ?
- 1HS trả lời.
	- Trong tù không rượu cũng không hoa,
	® Điệp từ “không” 
	Þ Nhấn mạnh sự thiếu thốn điều kiện cần 
thiết cho thi nhân khi ngắm trăng.
- GV : Cuộc ngắm trăng của người xưa thường gắn liền với rượu và hoa. Thi nhân khi gặp cảnh trăng đẹp hay đem rượu uống trước hoa để thưởng thức. Như thế cuộc thưởng ngoạn mới thú vị.
- Khi “trong tù không rượu cũng không hoa” 
thì :
	+ Cuộc ngắm trăng ở đây sẽ như thế nào ?
	+ Nếu thực hiện được cuộc ngắm trăng ấy, con người cần phải tự có thêm điều gì ?
- 1-2 HS trả lời :
	+ Cuộc ngắm trăng khó thực hiện được vì thiếu nhiều thứ.
	+ Phải có thêm yếu tố tinh thần có thể vượt lên trên cảnh ngộ ngặt nghèo.
- 1HS đọc câu thơ hai phần nguyên bản và 
dịch thơ.
- GV hướng dẫn HS so sánh nguyên bản và dịch thơ để HS hiểu đúng, 
sát nghĩa của câu thơ nguyên tác. (Động não)
	+ Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào ? (Câu nghi vấn bộc lộ tình cảm cảm xúc)
	+ Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ. (Câu 
trần thuật) ® Đã làm mất đi cái xốn xang, bối rối. (Lồng ghép GDBVMT).
- 1HS nêu nhận xét về sự khác nhau của hai câu 
thơ đó.
- HS khác nhận xét, 
bổ sung.
	- Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ ; 
	® Thể hiện tài năng Hồ Chí Minh trong việc lựa chọn ngôn ngữ thơ (câu thơ nguyên tác : Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào ?).
	Þ Lòng bối rối, xốn xang của tâm hồn nghệ sĩ rất nhạy cảm trước vẻ đẹp thiên nhiên ; lòng yêu thiên nhiên của Bác Hồ.
- GV : Mặc dù điều kiện thưởng ngoạn cảnh đẹp rất thiếu thốn (ba thứ rượu, trăng, hoa đã thiếu mất hai thứ rượu, hoa rồi) nhưng Bác vẫn tiến hành thưởng nguyệt. Một cảnh ngắm trăng hiếm có.
- 1HS đọc 2 câu thơ cuối.
	2. Những hình ảnh 
đẹp :
- Em có nhận xét gì về nét đặc sắc nghệ thuật của 2 câu thơ ? Mối giao hòa giữa người tù thi sĩ với vầng trăng diễn ra ở hai câu thơ cuối như thế nào ? (Liên tưởng tưởng tượng)
- 1-2 HS trả lời.
- HS khác nhận xét, 
bổ sung.
	- Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
	- Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
	® Đối sánh, tương phản (C3,4), nhân hóa (C4) Þ Trăng hết sức gắn bó, thân thiết, trở thành tri âm tri kỷ ; tình cảm song phương bất chấp hoàn cảnh. Cả hai đều chủ động tìm đến với nhau.
- Những phép tu từ đặc sắc nào đã được tác giả sử dụng trong bài thơ ?
- 1HS nêu.
sự đối sánh, tương phản vừa có tác dụng thể hiện sức hút trong thơ truyền thống.
- Dựa vào nguyên tác của câu thơ thứ hai, hãy nêu nhận xét về việc lựa chọn ngôn ngữ của Hồ Chí Minh.
- 1-2 HS nhận xét.
- Thể hiện tài năng HCM trong việc lựa chọn ngôn ngữ thơ (câu thơ nguyên tác).
- GV giảng : 
	+ Đối ý giữa hai câu thơ, hai chủ thể (người ngắm trăng – trăng ngắm người), nhân hóa (trăng vượt qua song sắt tìm đến với nhà thơ).
	+ Hai câu thơ cho ta thấy sức mạnh tinh thần kỳ diệu của người chiến 
sĩ – thi sĩ. Phía này là nhà tù đen tối, là hiện thực tàn bạo, còn ngoài kia là vầng trăng thơ mộng, là thế giới của cái đẹp, là bầu trời tự do, lãng mạn say lòng người ; giữa hai thế giới đối cực ấy là cửa sắt của nhà tùà
à Nhưng với cuộc ngắm trăng này, song sắt nhà tù đã bất lực, vô nghĩa trước những tâm hồn tri âm tri kỷ tìm đến với nhau. Sự đối sánh, tương phản vừa có tác dụng thể hiện sức hút của những vẻ đẹp khác nhau ở bài thơ này, vừa thể hiện sự hô ứng, cân đối thường thấy trong thơ truyền thống.
- Qua bài thơ, tác giả 
tôn vinh những đối tượng nào ? Những đối tượng đó được tôn vinh về điều gì ?
- 1-2 HS trả lời.
	3. Ý nghĩa văn bản : 	Tác phẩm thể hiện sự tôn vinh cái đẹp của tự nhiên, của tâm hồn con người bất chấp hoàn cảnh ngục tù.
- GV : Bài thơ cho thấy vẻ đẹp phong phú hài hòa của một tâm hồn, một nhân cách lớn. Đó là tính chất nghệ sĩ đặc biệt là bản lĩnh phi thường của người tù cách mạng.
Ù Hoạt động 4 : Hệ thống kiến thức đã tìm được qua bài học. 
- Qua bài thơ Ngắm trăng, em cảm nhận được điều gì về nội dung, nghệ thuật của bài thơ ? (Lồng ghép tư tưởng HCM)
- 1HS dựa vào ghi nhớ Sgk/38 để trả lời : Bài thơ ghi lại buổi ngắm trăng không bình thường trong nhà tù của Bác Hồ. Qua đó, ta thấy được tình yêu thiên nhiên, phong thái ung dung, tự chủ của Bác Hồ trong mọi khó khăn gian khổ.
	III. Tổng kết : Ghi nhớ 
Sgk/38.
- GV chốt :
	+ Qua bài thơ, người đọc cảm thấy người tù cách mạng ấy dường như không chút bận tâm về những cùm xích, đói rét, muỗi rệp, ghẻ lở của chế độ nhà tù khủng khiếp, cũng bất chấp song sắt thô bạo của nhà tù, để tâm hồn bay bổng tìm đến “đối diện đàm tâm” với vầng trăng tri kỷ. à
à+ Ngắm trăng vừa thể hiện tình yêu thiên nhiên đặc biệt sâu sắc, mạnh mẽ, vừa cho thấy một tinh thần thép, mà biểu hiện ở đây là sự tự do nội tại, phong thái ung dung, vượt hẳn lên trên sự tàn bạo của ngục tù.
Ù Hoạt động 5 : Tìm hiểu chung về văn bản.
- GV treo bảng phụ chép bài thơ Đi đường.
B. Đi đường : (Tẩu lộ).
	+ Bản phiên âm : giọng rõ ràng, mạch lạc.
	+ Bản dịch thơ : nhịp 2/4, 2/4/2 ; 2/4, 4/2/2, nhấn mạnh các từ 
“núi cao”.
	I. Tìm hiểu chung :
- Cho biết hoàn cảnh sáng tác của bài thơ.
- 1HS trả lời.
	- Hoàn cảnh sáng tác : Đi đường sáng tác trong thời gian Hồ Chí Minh bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giữ (từ 8/1942 đến 9/1943).
- Bài thơ được làm theo thể thơ gì ?
- 1HS trả lời.
	- Thể thơ : 
	+ Nguyên tác : tứ tuyệt. 	
	+ Dịch thơ : lục bát.
- Tìm kết cấu của bài thơ.
- Bố cục : 
	+ Câu 1 : Khai.
	+ Câu 2 : Thừa.
	+ Câu 3 : Chuyển.
	+ Câu 4 : Hợp.
Ù Hoạt động 6 : Hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết văn bản.
	II. Đọc – hiểu văn 
bản :
- Câu đầu của bài thơ thất ngôn tứ tuyệt là câu khai mở ra ý chủ đạo của bài thơ. Hãy cho biết ý chủ đạo đó là gì ? (Động não)
- 1HS trả lời.
	1. Hai câu thơ đầu : 	Nỗi gian lao của người đi đường, khó khăn, gian lao chồng chất, triền miên, bất tận.
- Câu thừa miêu tả cái gì ? Nó được miêu tả như thế nào ? Điều đó được miêu tả bằng bút pháp gì ?
- Điệp ngữ “núi cao”, từ láy tượng hình “trập trùng” Þ Khó khăn, gian lao chồng chất, triền miên, bất tận.
- Qua hai câu thơ đầu, ngoài nghĩa đen được nhắc tới, hai câu thơ còn có nghĩa bóng là gì ? (Liên tưởng tưởng tượng)
- 1-2 HS trả lời :
	+ Nghĩa đen : Đường đi thật khó khăn, gian nan.
	+ Nghĩa bóng : Đường cách mạng, đường đời đầy gian khổ.
- Câu ba là câu thơ chuyển. Hãy cho biết sự chuyển mạch ở đây. (Lồng ghép tư tưởng HCM)
- 1-2 HS trả lời :
	+ Hai câu đầu : Nỗi gian lao của người đi đường, gian lao chồng chất, bất tận.
	+ Câu ba : Mọi gian lao đều kết thúc, lùi lại phía sau, người đi đường lên đến đỉnh cao chót vót.
	2. Hai câu thơ cuối : 	Kết thúc chặng đường gian lao. Niềm vui sướng của người đi đường sau khi đã kiên trì vượt qua chặng đường khó khăn.
- Câu bốn là câu hợp : Diễn tả điều gì trong tâm trạng người tù khi đứng trước phong cảnh núi non hùng vĩ ?
- 1HS trả lời.
- Hai câu thơ cuối : Ngoài ý nghĩa miêu tả còn có ngụ ý nào khác ?
- 1HS trả lời : Cho thấy niềm hạnh phúc hết sức lớn lao của người chiến sĩ cách mạng hoàn toàn thắng lợi sau bao gian khổ hy sinh.
- Nêu nhận xét về kết cấu, lời thơ của bài thơ.
- Tác dụng của bản dịch thơ trong việc chuyển dịch một bài thơ viết bằng chữ Hán sang tiếng Việt đạt hiệu quả như thế nào ?
- 1-2 HS trả lời.
- Kết cấu chặt chẽ, lời thơ tự nhiên, gợi hình ảnh và giàu cảm xúc.
	- Tác dụng nhất định của bản dịch thơ trong việc chuyển dịch một bài thơ viết bằng chữ Hán sang tiếng Việt.
- “Đi đường” viết về việc đi đường gian lao, từ đó nêu lên triết lý về bài học đường đời, đường cách mạng đó là bài học gì ? 
- 1HS trả lời.
	3. Ý nghĩa văn bản : 	Đi đường viết về việc đi đường gian lao, từ đó nêu lên triết lý về bài học đường đời, đường cách mạng : vượt qua gian lao sẽ tới thắng lợi vẻ vang.
Ù Hoạt động 7 : Hệ thống kiến thức đã tìm được qua bài học.
- Nêu nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
- HS đọc ghi nhớ Sgk/40.
	III. Tổng kết : Ghi nhớ Sgk/40.
- GV chốt : Bài thơ có hai lớp nghĩa (từ việc đi đường núi đã gợi ra chân lý đường đời, đường cách mạng). Bài thơ không thuộc loại thơ tức cảnh tự sự mà chủ yếu thiên về suy nghĩ, triết lý.
Ù Hoạt động 8 : Hướng dẫn tự học.
	- Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà :
	+ Học thuộc lòng hai ghi nhớ Sgk/38 ; 40.
	+ Học thuộc lòng diễn cảm hai bài thơ Ngắm trăng, Đi đường (Phần dịch thơ).
	+ Tìm đọc một bài thơ chữ Hán của Bác viết về việc rèn luyện đạo đức cách mạng trong tập thơ “Nhật ký trong tù”.
	- Chuẩn bị bài mới : “Câu cảm thán” Sgk/4345.
	+ Đọc và thực hiện các nhiệm vụ ở mục I Sgk/43, 44.
	+ Xem trước các BT 1b, 2a Sgk/44, 45.
 	+ Thêm yêu cầu : Viết đoạn văn ngắn có sử dụng câu cảm thán.

Tài liệu đính kèm:

  • doct86.doc