Giáo án Ngữ văn 8 - Trần Thị Kim Loan - Văn bản: Ông đồ

A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

 1. Kiến thức :

 - Sự đổi thay trong đời sống xã hội và sự tiếc nuối của bài thơ đối với những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc đang dần bị mai một.

 - Lối viết bình dị mà gợi cảm của nhà thơ trong bài thơ.

 2. Kỹ năng :

 - Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn.

 - Đọc diễn cảm tác phẩm.

 - Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.

 3. Thái độ : Có ý thức giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc.

B/ CHUẨN BỊ :

 - GV : Ảnh tác giả, tranh ảnh ông đồ vẽ câu đối ngày Tết cổ truyền, bảng phụ ghi bài thơ Ông đồ.

 - HS : Đọc và tìm hiểu bài trước + Sgk.

 

doc 8 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1941Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Trần Thị Kim Loan - Văn bản: Ông đồ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16
Tiết 63
Ngày dạy : 
	- 8A1: //
	- 8A2: //
 	- 8A3: //
Văn bản
ÔNG ĐỒ
 Vũ Đình Liên
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 
	1. Kiến thức : 
	- Sự đổi thay trong đời sống xã hội và sự tiếc nuối của bài thơ đối với những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc đang dần bị mai một.
	- Lối viết bình dị mà gợi cảm của nhà thơ trong bài thơ.
	2. Kỹ năng : 
	- Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn.
	- Đọc diễn cảm tác phẩm.
	- Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.
	3. Thái độ : Có ý thức giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc.
B/ CHUẨN BỊ :
	- GV : Ảnh tác giả, tranh ảnh ông đồ vẽ câu đối ngày Tết cổ truyền, bảng phụ ghi bài thơ Ông đồ.
	- HS : Đọc và tìm hiểu bài trước + Sgk.	
C/ PHƯƠNG PHÁP : Tự nhận thức + thảo luận nhóm.
D/ TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
	1. Kiểm tra bài cũ : 
	- Đọc thuộc lòng bài thơ Muốn làm thằng Cuội.
	- Hãy phân tích hai câu đề để thấy được tâm trạng của tác giả. Theo em, do đâu mà ông có tâm trạng đó ?
	HS : 
	+ Qua hai câu đề, ta thấy Tản Đà buồn chán trần thế.
	+ Ông có tâm trạng đó là :
	· Do nỗi lo trước sự tồn vong của đất nước, dân tộc.
	· Do nỗi đau nhân tình thế thái.
	· Do nỗi cô đơn, bế tắc của cá nhân nhà thơ.
	- Những câu thơ nào cho chúng ta thấy được nét tính cách “ngông” của nhà thơ Tản Đà ? Hãy đọc thuộc lòng các câu thơ đó.
	HS : HS đọc thuộc lòng bốn câu thơ (2 câu thực 3 – 4, 2 câu luận 5 – 6).
	- Theo em, “ngông” ở đây có ý nghĩa gì ?
	HS : “Ngông” ở đây được hiểu theo nghĩa là làm những việc trái với lẽ thường, khác với mọi người.
	- Ý nghĩa của bài thơ là gì ?
	HS : Bài thơ thể hiện nỗi chán ghét thực tại tầm thường, khao khát vươn tới vẻ đẹp toàn thiện toàn mỹ của thiên nhiên.
	2. Bài mới : 
Ù Hoạt động 1 : Giới thiệu bài mới.
	Từ xưa, ở Trung Quốc và Việt Nam người ta đã biết thưởng thức chữ đẹp và có cái thú chơi chữ, chơi câu đối Tết. Các nhà nho, vì vậy, có một vị trí trung tâm trong đời sống văn hoá dân tộc. Nhưng từ đầu thế kỷ XX, chế độ thi cử chữ Hán bị bãi bỏ, chữ Nho bị rẻ rúng, nhường chỗ cho tiếng Pháp, chữ quốc ngữ. Các ông đồ, vì thế, trở nên lạc bước trong thời đại mới, bị người đời lãng quên dần. Xúc cảm trước tình cảnh đó, bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên đã ra đời. Bài thơ không lí lẽ, không bàn bạc về sự hết thời của chữ Nho mà chỉ thể hiện tâm trạng của tác giả trước sự tàn tạ rồi vắng bóng của một lớp người từng có một vai trò rất quan trọng trong đời sống văn hoá dân tộc một thời qua. (GV giới thiệu ảnh Vũ Đình Liên)
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
BÀI HS GHI
Ù Hoạt động 2 : Tìm hiểu chung về văn bản.
- GV yêu cầu 1HS 
dựa vào chú thích nêu những hiểu biết về tác giả, tác phẩm. 
- GV tổng kết, nhấn mạnh một số nét chính.
- 1HS nêu.
I. Tìm hiểu chung :
	1. Tác giả : Vũ Đình Liên (1913 – 1996), là một trong những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào Thơ mới. Thơ ông mang nặng lòng thương người và niềm hoài cổ.
	2. Tác phẩm : Ông đồ là bài thơ tiêu biểu nhất trong sự nghiệp sáng tác của Vũ Đình Liên.
- Danh từ ông đồ được giải thích như thế nào ?
- 1HS giải thích nghĩa.
Ù Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết
văn bản. 
- GV hướng dẫn đọc : Giọng chậm, ngắt nhịp 2/3 hoặc 3/2. Chú ý hai khổ thơ đầu đọc với giọng vui, hân hoan ; ba khổ sau đọc với giọng chậm, trầm lắng, xúc động, ngậm ngùi, da diết.
- GV đọc một lần.
- GV nhận xét cách đọc.
- Bài thơ thuộc thể thơ gì ? Bố cục bài thơ như thế 
nào ? 
- HS chú ý lắng nghe.
- 1-2 HS đọc. 
- 1HS trả lời :
	+ Thể thơ : Ngũ ngôn, 
nhiều khổ.
	+ Bố cục : Có thể chia bài thơ thành ba đoạn.
· Khổ thơ 1, 2 : Hình ảnh ông đồ thời xưa.
· Khổ thơ 3, 4 : Hình ảnh ông đồ thời nay.
· Khổ thơ 5 : Nỗi 
lòng của tác giả dành cho ông đồ.
II. Đọc – hiểu văn bản : 
- Hướng dẫn HS phân tích hình ảnh ông đồ thời kỳ đắc ý. (Tự nhận thức)
- Hình ảnh ông đồ được tái hiện trong khung cảnh như thế nào ?
- HS quan sát khổ 
thơ 1, 2.
- 1HS trả lời. 
	1. Khổ thơ 1, 2 : Hình ảnh ông đồ thời xưa (thời đắc ý).
- Mỗi năm hoa đào nở 	Lại thấy ông đồ già 
® Hoa đào là tín hiệu của mùa xuân và ngày Tết cổ truyền của dân tộc.
Þ Ông đồ xuất hiện giữa mùa đẹp, vui, hạnh phúc của mọi người một cách đều đặn.
- Ở hai khổ thơ đầu, ông đồ có một vị trí như thế nào trong bức tranh và trong con mắt của người qua lại ? 
- 1HS trả lời : Ông đồ đang là trung tâm chú ý, là đối tượng ngưỡng mộ, được mọi người tôn vinh.
- Nét chữ ấy đã tạo cho ông đồ một vị trí như 
thế nào trong con mắt người đời ?
- 1HS trả lời.
- Bao nhiêu người thuê viết 
	Tấm tắc ngợi khen tài ® Được mọi người ngưỡng mộ, tôn vinh.
- Tài hoa hơn người của ông đồ được mọi người ngưỡng mộ và ông rất đắt hàng. Điều đó được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào ? Tác giả đã sử dụng phép tu từ gì để diễn đạt điều đó ?
- 1HS trả lời.
- Hoa tay thảo những nét 	Như phượng múa rồng bay. 
® So sánh Þ Nét chữ mang vẻ đẹp phóng khoáng, bay bổng, sinh động và cao quý.
- Qua hai khổ thơ cho 
thấy ông đồ từng được hưởng một cuộc sống như thế nào ?
- 1HS trả lời : Cuộc sống có niềm vui và hạnh phúc (được sáng tạo, có ích với mọi người, được mọi người trọng vọng).
Þ Cuộc sống có niềm vui và hạnh phúc (được sáng tạo, có ích với mọi 
người, được mọi người trọng vọng). 
- GV giảng : Tết đến, hoa đào nở, phố xá tưng bừng, người xe nườm nượp qua lại – một khung cảnh đông vui, nhộn nhịp ; một bức tranh giàu màu sắc, đường nét tươi tắn, rực rỡ. Nổi bật giữa trung tâm bức tranh ấy là hình ảnh ông đồ. Ông đang là trung tâm chú ý, là đối tượng ngưỡng mộ, tôn vinh của mọi người : "Bao nhiêu người thuê viết – Tấm tắc ngợi khen tài". Hình ảnh ông hoà cùng cái đông vui, náo nức của phố phường ngày giáp Tết. Ông chính là một trong những nơi gặp gỡ, hội tụ của văn hoá – tâm linh người Việt một thời.
- Hướng dẫn HS phân tích hình ảnh ông đồ thời kỳ bị lãng quên.
- Ở khổ thơ 3, ông đồ có một vị trí như thế nào trong bức tranh ? 
- Nếu ở trên ông đồ là biểu tượng cho thời kì đắc ý của nho học thì ở đây, hình ảnh ông đồ biểu tượng cho điều gì ?
- Nỗi buồn tủi, xót xa của ông đồ được khắc họa 
nổi bật qua những hình ảnh nào ?
- Biện pháp tu từ được sử dụng trong các lời thơ này là gì ? Phân tích giá trị biểu đạt của phép tu từ đó.
- HS quan sát khổ thơ 3, 4.
- 1HS trả lời.
- 1-2 HS trả lời.
	2. Khổ thơ 3, 4 : Ông
đồ thời nay (thờì tàn, thời bị lãng quên).
-	Giấy đỏ buồn không thắm ; 
	Mực đọng trong nghiên sầu
® Nhân hóa Þ Nỗi cô đơn, hiu hắt của ông đồ.
- Cho biết khổ thơ 4 nói lên điều gì. Lời thơ nào nói lên điều đó ?
- HS đọc thầm khổ thơ 4.
- 1HS trả lời.
- 	Ông đồ vẫn ngồi đấy, 	Qua đường không ai hay, 
® Ông đồ hoàn toàn bị người đời lãng quên.
- 	Lá vàng rơi trên giấy ; 	Ngoài trời mưa bụi bay. ® Cảnh tượng tàn tạ, buồn bã, buốt giá Þ Buồn thương cho cả một lớp người đã trở nên lỗi thời.
- GV chốt lại : 
	+ Cũng như bức tranh trước, ở đây, ông đồ vẫn là hình ảnh trung tâm của bức tranh, là đối tượng miêu tả chính của tác giả. Nhưng ngoại trừ điều đó, xung quanh ông, mọi sự đã thay đổi. Ông đồ "vẫn ngồi đấy", giữa phố xá đông đúc người qua lại nhưng lẻ loi, lạc lõng, không ai biết, "không 
ai hay".
	+ Tác giả không miêu tả tâm trạng ông đồ, nhưng bằng biện pháp nhân hoá, hai câu thơ : "Giấy đỏ buồn không 
thắm – Mực đọng trong nghiên sầu" đã nói lên một cách thấm thía nhất nỗi buồn tủi, xót xa của nhà nho buổi thất thế. Nỗi buồn tủi thấm đẫm lên cả những vật vô tri vô giác. Ông đồ "ngồi đấy" chứng kiến và nếm trải tấn bi kịch của cả một thế hệ. Đó là sự tàn tạ, suy sụp hoàn toàn của nền Nho học. Hình ảnh "lá vàng" lìa cành và "mưa bụi bay" trong trời đất mênh mang là những ẩn dụ độc đáo cho sự tàn tạ, sụp đổ đó.
	+ Hai khổ thơ tả cảnh nhưng chính là để thể hiện nỗi lòng của người trong cảnh. Đó là nỗi xót xa lặng lẽ, nỗi đau đớn ngậm ngùi của lớp nhà nho buổi giao thời.
- Hãy so sánh cảnh ở khổ thơ cuối với cảnh ở bốn khổ thơ đầu xem có gì giống và khác nhau ? (Trong hai chi tiết hoa đào và ông đồ ở khổ thơ này với khổ thơ đầu ?).
- Sự giống và khác nhau này có ý nghĩa gì ?
- "Những người muôn năm cũ" là ai ?
- Câu hỏi "Những người muôn năm cũ – Hồn ở đâu bây giờ ?" dùng để hỏi hay để nhà thơ bộc lộ cảm xúc gì là chính ? 
- GV giảng : 
	+ Hoa đào vẫn nở, Tết vẫn đến, quy luật thiên nhiên vẫn tuần hoàn, nhưng người thì không thấy nữa : "Không thấy ông đồ xưa.". Tứ thơ : Cảnh cũ còn đó, người xưa ở đâu và hình ảnh "người muôn năm cũ" gợi lên trong lòng người đọc niềm cảm thương, tiếc nuối vô hạn. 
	+ "Người muôn năm cũ", trước tiên là các thế hệ nhà nho và sau đó còn là "bao nhiêu người thuê viết" thời đó. Vì vậy, "hồn" ở đây vừa là hồn của các nhà nho, vừa là linh hồn của nét sinh hoạt 
văn hoá truyền thống tốt đẹp đã từng gắn bó thân thiết với đời sống của con người Việt Nam hàng trăm năm. 
	+ Hai câu cuối là câu hỏi nhưng không để hỏi mà như một lời tự vấn. Dấu chấm hỏi đặt ở cuối bài thơ như rơi vào im lặng mênh mông nhưng từ đó dội lên bao nỗi niềm. Đó là nỗi day dứt, tiếc nhớ, thương xót ngậm ngùi của tác giả và cũng là của cả một thế hệ các nhà thơ mới. Đó còn là nỗi mong ước tìm lại, gặp lại vẻ đẹp của một thời đã qua.
- 1HS đọc khổ thơ 5.
- HS trao đổi, thảo luận nhóm 2HS. (Thảo luận nhóm 1’)
- 1-2 HS đại diện nhóm trình bày.
	3. Khổ thơ 5 : Nỗi lòng của tác giả dành cho 
ông đồ.
- Thiên nhiên vẫn tồn tại đẹp đẽ và bất biến.
- Ông đồ bây giờ đã trở thành xưa cũ.
® Lòng thương cảm cho những nhà nho, thương tiếc những giá trị tinh hoa tốt đẹp.
- Bài thơ chủ yếu khắc họa hình ảnh ông đồ, tác giả không trực tiếp bộc lộ tình cảm của mình. Tuy nhiên, thông qua giọng thơ lúc hân hoan, lúc trầm lắng ; qua hình ảnh thiên nhiên lúc đẹp tươi, lúc rơi rụng tàn tạ ; qua những câu nghi vấn mà thực chất là lời tự vấn, nỗi day dứt, người đọc có thể dễ dàng nhận ra một Vũ Đình 
Liên như đang lặng lẽ dõi theo số phận của ông đồ với một niềm mến yêu, thương cảm và nhớ tiếc.
	4. Nghệ thuật : 
- Em có nhận xét gì về kết cấu cũng như cách sử dụng hình ảnh trong bài thơ ? 
- 1HS nêu.
	- Xây dựng những hình ảnh đối lập.
- Nêu các phương thức biểu đạt được sử dụng trong bài thơ.
	- Kết hợp giữa biểu cảm với kể, tả.
- Qua việc tìm hiểu, em hãy nêu ý nghĩa của bài thơ. 
- 1HS nêu.
	5. Ý nghĩa văn bản : 
	Khắc họa hình ảnh ông đồ, nhà thơ thể hiện nỗi tiếc nuối cho những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc đang bị 
tàn phai.
Ù Hoạt động 4 : Hệ thống kiến thức đã tìm hiểu qua bài học. (Thảo luận nhóm)
- Bài thơ được viết theo thể thơ gì ? Em có nhận xét gì về cách sử dụng ngôn ngữ của tác giả trong bài thơ ? 
- Vũ Đình Liên miêu tả ông đồ bằng thái độ, tình cảm như thế nào ? Tình cảm đó có được bộc lộ một cách trực tiếp không ?
- GV tổng kết.
- 1-2 HS phát hiện, trao đổi với bạn kế bên, nêu khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
- Nghệ thuật : Thể thơ ngũ ngôn bình dị mà cô động, đầy gợi cảm.
- Nội dung : Bài thơ thể hiện sâu sắc tình cảnh đáng thương của ông đồ và niềm cảm thương, nuối tiếc của tác giả đối với một lớp người, một nét sinh hoạt văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ Sgk/10 (Ngữ văn tập 2).
III. Tổng kết : Ghi nhớ Sgk/10 (Ngữ văn tập 2).
Ù Hoạt động 5 : Hướng dẫn tự học.
	- Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà :
	+ Đọc kỹ, nhớ được một số đoạn trong bài thơ, tìm hiểu sâu hơn một vài chi tiết biểu cảm trong bài thơ.
	+ Học thuộc ghi nhớ Sgk/10 (Ngữ văn, tập 2).
	+ Học thuộc lòng ghi nhớ bài thơ Ông đồ.
	+ Tìm đọc một số bài viết hoặc sưu tầm một số tranh ảnh về văn hóa truyền thống.
	- Chuẩn bị bài mới : “Trả bài Tập làm văn - số 3” Sgk/159.
	+ Ôn lại kiểu bài thuyết minh (Đặc biệt là dàn ý chung).
	+ Xem lại đề bài của bài Tập làm văn – số 3 (Chuẩn bị dàn ý chi tiết).
œµ
* Rút KN : ..............
.................................
.................................
.................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 63 Ong do.doc