Giáo án Ngữ văn 8 - Trong lòng mẹ

A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

 1. Kiến thức :

 - Khái niệm thể loại hồi ký.

 - Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích Trong lòng mẹ.

 - Ngôn ngữ truyện thể hiện niềm khát khao tình cảm ruột thịt cháy bỏng của

nhân vật.

 - Ý nghĩa giáo dục : những thành kiến cổ hủ, nhỏ nhen, độc ác không thể làm khô héo tình cảm ruột thịt sâu nặng, thiêng liêng.

 2. Kỹ năng :

 - Bước đầu biết đọc – hiểu một văn bản hồi ký.

 - Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm truyện.

 

doc 8 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1777Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Trong lòng mẹ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1, 2
Tiết 4, 5
Ngày dạy : 
	- 8A1: //
	- 8A2: //
 	- 8A3: //
Bài 1, 2
Văn bản
TRONG LÒNG MẸ
(Trích Những ngày thơ ấu)
 Nguyên Hồng
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 
	1. Kiến thức : 
	- Khái niệm thể loại hồi ký.
	- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích Trong lòng mẹ.
	- Ngôn ngữ truyện thể hiện niềm khát khao tình cảm ruột thịt cháy bỏng của 
nhân vật.
	- Ý nghĩa giáo dục : những thành kiến cổ hủ, nhỏ nhen, độc ác không thể làm khô héo tình cảm ruột thịt sâu nặng, thiêng liêng.
	2. Kỹ năng : 
	- Bước đầu biết đọc – hiểu một văn bản hồi ký.
	- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm truyện.
	3. Thái độ : Biết trân trọng tình cảm gia đình, tình mẫu tử, biết cảm thông với nỗi bất hạnh của người khác. 	 
B/ CHUẨN BỊ :
	- GV : Sgk + giáo án + ảnh của Nguyên Hồng.
	- HS : Đọc và tìm hiểu bài trước + Sgk.
C/ PHƯƠNG PHÁP : Vấn đáp + thảo luận nhóm + viết sáng tạo.
D/ TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
	1. Kiểm tra bài cũ : 
	- Nêu ý nghĩa của văn bản Tôi đi học.
	HS : Buổi tựu trường đầu tiên mãi không thể nào quên trong ký ức của nhà văn Thanh Tịnh.
	- Ý nào nói đúng nhất tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong câu văn : “Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng” ?
	A. Tô đậm cảm giác trong trẻo, tươi sáng của nhân vật tôi trong ngày đến 
 trường đầu tiên.
B. Nói lên nỗi nhớ thường trực của nhân vật tôi về ngày đến trường đầu tiên.
C. Cho người đọc thấy những kỷ niệm trong buổi đến trường đầu tiên luôn ám ảnh nhân vật tôi.
	D. Tô đậm vẻ đẹp của những cành hoa tươi nở giữa bầu trời quang đãng.
	2. Bài mới : 
Ù Hoạt động 1 : Giới thiệu bài mới.
	- GV cho HS quan sát chân dung nhà văn Nguyên Hồng và cuốn hồi ký tự truyện Những ngày thơ ấu (nếu có). 
	- Nguyên Hồng là một trong những nhà văn có tuổi thơ thật cay đắng, khốn khổ. Những kỷ niệm ấy đã được nhà văn viết lại trong hồi ký tự truyện Những ngày thơ ấu. Kỷ niệm về người mẹ đáng thương qua cuộc trò chuyện với bà cô và cuộc gặp gỡ bất ngờ là một trong những chương truyện cảm động nhất.
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
BÀI HS GHI
Ù Hoạt động 2 : Tìm hiểu chung về văn bản.
- Hãy giới thiệu vắn tắt về nhà văn Nguyên Hồng. 
- Qua đoạn trích, em hiểu thế nào là hồi ký ?
- Nêu vị trí của đoạn trích Trong lòng mẹ.
- GV giới thiệu thêm :
	+ Nguyên Hồng là một trong những nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông là tác giả của nhiều cuốn tiểu thuyết nổi tiếng : bộ tiểu thuyết Cửa biển, tiểu thuyết Bỉ vỏ, tập thơ Trời xanh... 
	+ Thời thơ ấu trải nhiều cay đắng đã trở thành nguồn cảm hứng cho tác giả viết cuốn hồi ký tự truyện cảm động Những ngày thơ ấu. Tác phẩm gồm 9 chương, mỗi chương kể về một kỉ niệm sâu sắc. Đoạn trích thuộc chương IV của tác phẩm.
	+ Có nhận định cho rằng ông là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng.
- Dựa vào phần chú thích Sgk/18, 19 trình bày.
- Hồi ký : Thể văn ghi chép, kể lại những biến cố đã xảy ra trong quá khứ mà tác giả đồng thời là người kể, người tham gia hoặc chứng kiến.
I. Tìm hiểu chung :
	1. Tác giả : Nguyên Hồng (1918 – 1982), tên khai sinh là Nguyễn Nguyên Hồng, là nhà văn của những người cùng khổ, có nhiều sáng tác ở các thể loại tiểu thuyết, ký, thơ.
	2. Tác phẩm :
	- Thể loại : Hồi ký.
	- Vị trí của đoạn trích : Trong lòng mẹ là chương IV của tập hồi ký Những ngày thơ ấu.
Ù Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết
văn bản. 
- GV nêu yêu cầu đọc : Giọng chậm, tình cảm, chú ‏ý các từ ngữ hình ảnh 
thể hiện cảm xúc của nhân vật tôi.
- Các từ ngữ, hình ảnh, lời nói của bà cô đọc với 
giọng chì chiết, đay nghiến bộc lộ sắc thái châm biếm, cay nghiệt.
- Cảnh mẹ con Hồng gặp gỡ : Đây là trọng tâm của văn bản, cần đọc diễn cảm, thể hiện nỗi xúc động vô bờ bến của Hồng khi gặp mẹ (bước ríu cả chân, nũng nịu nép vào người mẹ, khao khát làm sao bé lại để được âu yếm vỗ về,).
- GV đọc từ đầu đến “một đồng quà”.
- 4HS đọc tiếp đến hết.
	+ “Tôi cũng cười sao cô biết mợ con có con ?”.
	+ “Cô tôi vẫn tươi cười người ta hỏi đến chứ ?”.
	+ “Nhưng đến ngày giỗ mợ đã về với các con rồi mà”.
	+ Phần còn lại.
II. Đọc – hiểu văn bản :
	1. Cảnh ngộ đáng thương và nỗi buồn của nhân vật bé Hồng :
- GV nhận xét cách đọc 
của HS.
- Đoạn trích Trong lòng mẹ có thể chia làm mấy phần ?
- Yêu cầu HS theo dõi phần đầu của văn bản.
- Mở đầu đoạn trích, tình cảnh của chú bé Hồng được miêu tả như thế nào ?
- Cảnh ngộ ấy đã tạo nên thân phận của Hồng như thế nào ?
- HS : 2 phần.
	+ P1. Từ đầu đến “người ta hỏi đến chứ” : Cuộc đối thoại giữa người cô và chú bé Hồng, ý nghĩ, cảm xúc của bé Hồng về người mẹ.
	+ P2. Phần còn lại : Cuộc gặp gỡ giữa hai mẹ con bé Hồng.
- Bố chết, chưa đoạn tang, mẹ phải đi làm ăn xa và cũng chẳng khá giả gì, đã lâu rồi chú bé không được gặp mẹ, bị họ nội hắt hủi.
- Hoàn cảnh đáng thương của Hồng :
+ Mồ côi cha.
+ Mẹ đi làm ăn xa.
	+ Sống nhờ nhà cô ruột, không được yêu thương mà còn bị hắt hủi.
	® Cô đơn, đau khổ, tủi nhục, luôn khao khát tình thương của mẹ.
- Tâm địa độc ác của người cô được diễn tả theo trình tự như thế nào ? Hãy tìm những chi tiết diễn tả tâm địa độc ác tăng dần của người cô.
- Những chi tiết diễn tả cấp độ tăng dần :
	+ Cười hỏi (ý nghĩa cay độc trong giọng nói và nét mặt cười rất kịch).
	+ Giọng nói ngọt, vỗ vai, cười, nói (cặp mắt long lanh nhìn chằm chặp, hai tiếng “em bé” ngân dài thật ngọt, thật rõ).
	+ Tươi cười kể các chuyện (kể tỉ mỉ hình ảnh người mẹ rách rưới, gầy guộc, túng quẫn với vẻ thích thú).
	+ Khi đứa cháu nức nở, phẫn uất (đổi giọng làm ra vẻ nghiêm nghị, ngậm ngùi thương xót người đã mất).
- Qua những chi tiết trên, em có nhận xét gì về bản chất của người cô ?
- Tâm địa của bà cô : lạnh lùng, độc ác, thâm hiểm, hẹp hòi, giả dối, trơ trẽn.
- Hình ảnh người cô đó mang ý nghĩa tố cáo điều 
gì trong cái xã hội thực 
dân nửa phong kiến lúc 
bấy giờ ?
- Tố cáo hạng người sống tàn nhẫn, làm khô héo cả tình máu mủ ruột rà trong cái xã hội thực dân nửa phong kiến lúc bấy giờ.
- Trong phần một, em thấy tình yêu thương của chú bé Hồng đối với mẹ như thế nào ? Thể hiện ở những điểm nào ?
- Hồng rất yêu thương, luôn khát khao tình mẹ bất chấp sự tàn nhẫn, vô tình của người cô (những ý nghĩ, cảm xúc, thái độ của chú bé Hồng trong đoạn đối thoại với người cô).
- Hồng rất yêu thương, luôn khát khao tình mẹ bất chấp sự tàn nhẫn, vô tình của người cô.
- Khi diễn tả ý nghĩ, cảm xúc của chú bé Hồng, tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt nào ? Phương thức biểu đạt đó có tác dụng như thế nào ?
- Tác giả đã sử dụng phương thức biểu cảm nhằm bộc lộ trực tiếp và gợi cảm trạng thái tâm hồn đau đớn của chú bé Hồng.
v TIẾT 2 : 
- Khi được gặp mẹ, thái độ, cử chỉ của chú bé Hồng như thế nào ? 
- HS theo dõi tiếp phần văn bản còn lại.
- Chú bé Hồng chạy đuổi theo vội vã, bối rối, “ríu cả chân lại”. Khi mẹ vừa kéo tay, xoa đầu hỏi thì “òa lên khóc rồi cứ thế nức nở”.
	2. Cảm nhận của bé Hồng về tình mẫu tử thiêng liêng, sâu nặng khi gặp mẹ :
- GV nêu vấn đề : Tiếng gọi thảng thốt, bối rối “Mợ ơi !” của bé Hồng và giả thiết tác giả đặt ra qua hình ảnh so sánh độc đáo. Em hãy thử hình dung tâm trạng bé Hồng lúc đó ra sao và tác dụng của biện pháp so sánh ấy ? (Thảo luận nhóm 2HS 1’) 
- Tiếng gọi “Mợ ơi !” : bối rối, mừng tủi, xót xa, đau đớn, hi vọng. Thể hiện niềm khao khát gặp mẹ đang cháy lên trong tâm hồn non nớt của đứa trẻ 
mồ côi.
- Hình ảnh so sánh ở đây chỉ mang tính giả định nhưng lại rất độc đáo phù hợp với việc bộc lộ tâm trạng thất vọng rồi đến tuyệt vọng của bé Hồng. Tột cùng hạnh phúc, tột cùng đau khổ, cảm giác gần với cái chết.
- Hình ảnh người mẹ hiện lên qua ánh mắt của đứa con với những chi tiết nào ? 
- Gương mặt “tươi sáng”, “đôi mắt trong”, “nước da mịn”, gò má hồng, hơi quần áo, “hơi thở thơm tho lạ thường”.
- Hình ảnh đó nói lên điều 
gì ?
® Hình ảnh người mẹ hiện lên cụ thể, sinh động, gần gũi, hoàn hảo. 
- Tâm trạng của bé Hồng trong cuộc gặp gỡ mẹ 
bất ngờ ?
- Bé Hồng mừng, tủi, hạnh phúc, sung sướng vô biên khi được ở trong lòng mẹ.
- GV giảng : Hình ảnh người mẹ hiện lên cụ thể, sinh động, gần gũi, hoàn hảo. Người mẹ yêu con, đẹp đẽ, can đảm vượt lên trên mọi lời mỉa mai cay độc của người cô. Qua đó có thể thấy lòng yêu thương, quý trọng của chú bé Hồng đối với mẹ. Chú bé Hồng bồng bềnh trong cảm giác vui sướng, rạo rực, không mảy may nghĩ ngợi gì.
- Phương thức biểu đạt được tác giả sử dụng trong đoạn văn này là gì ? Phương thức biểu đạt đó có tác dụng như thế nào ? 
- Tác giả đã sử dụng phương thức biểu cảm. Tình yêu thương của chú bé Hồng đối với mẹ được trực tiếp bộc lộ, qua đó khơi gợi cảm xúc trong lòng người đọc.
- Hãy nhận xét về tình cảm và cách thể hiện của tác giả qua đoạn trích.
- Nêu nhận xét.
- GV giảng : Đoạn trích Trong lòng mẹ, đặc biệt phần cuối, là bài ca chân thành và cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt. Nguyên Hồng diễn tả những tình cảm đó bằng cảm hứng đặc biệt say mê cùng những rung động vô cùng tinh tế. Đó là hình ảnh về một thế giới đang bừng nở, hồi sinh ; một thế giới tràn ngập ánh sáng, màu sắc, hương thơm và ăm ắp tình mẫu tử. Tác giả đã kết hợp nhuần nhuyễn giữa kể và bộc lộ cảm xúc ; dùng những hình ảnh thể hiện tâm trạng, so sánh gây ấn tượng, giàu sức gợi cảm ; lời văn dạt dào cảm xúc.
- Nêu nhận xét về cách tạo dựng mạch truyện, mạch cảm xúc trong đoạn trích.
- HS khá, giỏi trình bày nghệ thuật của văn bản.
	3. Nghệ thuật :
	- Tạo dựng được mạch truyện, mạch cảm xúc trong đoạn trích tự nhiên, chân thực.
- Trong văn bản những phương thức biểu đạt nào đã được sử dụng và tác dụng của các phương thức biểu đạt đó là gì ?
	- Kết hợp lời văn kể chuyện với miêu tả, biểu cảm tạo nên những rung động trong lòng độc giả.
- Tác giả khắc họa hình tượng nhân vật bé Hồng qua những phương diện 
nào ? (ngoại hình, lời nói, hành động, tâm trạng).
	- Khắc họa hình tượng nhân vật bé Hồng với lời nói, hành động, tâm trạng sinh động, chân thật.
- Từ nội dung bài học, hãy nêu ý nghĩa văn vản.
- Nêu ý nghĩa văn bản.
	4. Ý nghĩa văn bản :
	Tình mẫu tử là mạch nguồn tình cảm không bao giờ vơi trong tâm hồn con người.
Ù Hoạt động 4 : Hệ thống kiến thức đã tìm hiểu qua bài học. 
III. Tổng kết : Ghi nhớ 
Sgk/21.
- Qua việc tìm hiểu văn bản Trong lòng mẹ, hãy cho biết nội dung chính của văn bản.
- HS phát biểu.
- HS đọc ghi nhớ Sgk/21.
Ù Hoạt động 5 : Hướng dẫn tự học.
	- Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà :
	+ Đọc một vài đoạn văn ngắn trong đoạn trích Trong lòng mẹ, hiểu tác dụng của một vài chi tiết miêu tả và biểu cảm trong đoạn văn đó.
	+ Ghi lại một trong những kỷ niệm của bản thân với người thân. ( Viết sáng tạo)
	- Chuẩn bị bài mới : “Trường từ vựng” Sgk/2124 và “THCHD : Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ” Sgk/10, 11.
	+ “Trường từ vựng”
Thực hiện nhiệm vụ I Sgk/21.
Xem trước các BT 1, 2, 3, 4 và 7 Sgk/23, 24.
	+ “THCHD : Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ”
Thực hiện nhiệm vụ I Sgk/10.
Học thuộc ghi nhớ Sgk/10.
Thực hiện yêu cầu các bài tập 1, 2, 3 và 4 Sgk/10, 11.
Yêu cầu thêm : Xác định các từ ngữ thuộc cùng một phạm vi nghĩa trong một đoạn văn bản Tôi đi học.
gµh
* Rút KN : ......................................
...
...
...

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 4,5 Trong long me.doc