Giáo án Ngữ văn 8 - Trong lòng mẹ

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC :

1. Kiến thức:

- Khái niệm thể loại hồi kí.

- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích Trong lòng mẹ.

- Ngôn ngữ truyện thể hiện niềm khát khao tình cảm ruột thịt cháy bỏng của nhân vật.

- Ý nghĩa giáo dục: những thành kiến cổ hủ, nhỏ nhen, độc ác không thể làm khô héo tình cảm ruột thịt sâu nặng, thiêng liêng.

2. Kĩ năng:

- Biết đầu biết đọc – hiểu một văn bản hồi kí.

- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm truyện.

3. Thái độ: Giáo dục hs thấy được tình mẫu tử rất thiêng liêng và cao quý.

B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC:

1. Giáo viên: SGV- SGK- Soạn giáo án- Đọc tư liệu- Thiết bị dạy học.

2. Học sinh: SGK- Soạn bài- Đọc thêm sách báo hoặc sưu tầm về tác giả tác phẩm

C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

 

doc 8 trang Người đăng trung218 Lượt xem 29901Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Trong lòng mẹ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tuaàn: 2	Nguyeân Hoàng
 Tieát: 5+6 	
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Kiến thức:
- Khái niệm thể loại hồi kí.
- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích Trong lòng mẹ.
- Ngôn ngữ truyện thể hiện niềm khát khao tình cảm ruột thịt cháy bỏng của nhân vật.
- Ý nghĩa giáo dục: những thành kiến cổ hủ, nhỏ nhen, độc ác không thể làm khô héo tình cảm ruột thịt sâu nặng, thiêng liêng.
2. Kĩ năng:
- Biết đầu biết đọc – hiểu một văn bản hồi kí.
- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm truyện.
3. Thái độ: Giáo dục hs thấy được tình mẫu tử rất thiêng liêng và cao quý.
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
1. Giáo viên: SGV- SGK- Soạn giáo án- Đọc tư liệu- Thiết bị dạy học.
2. Học sinh: SGK- Soạn bài- Đọc thêm sách báo hoặc sưu tầm về tác giả tác phẩm
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
	1. Ổn định :
	2. Bài cũ :
H: 
- Văn bản Tôi đi học được viết theo thể lọai nào? Nêu nội dung chính?
- Trong truyện nhà văn Thanh Tịnh đã dùng phép so sánh đối chiếu nhiều lần để làm nổi bật tâm trạng nhân vật, hãy tìm các chi tiết truyện có dùng nghệ thuật này và nêu tác dụng của nó?
TL: ( Thể loại truyện ngắn hồi tưởng; kết hợp các kiểu văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm. Nội dung bố cục, mạch văn và các hình ảnh, chi tiết trong bài đã chứng minh điều đó.)
- Một trong những thành công của việc thể hiện cảm xúc, tâm trạng của Thanh Tịnh trong văn bản là biện pháp so sánh. Hãy nhắc lại 3 hình ảnh hay trong bài và giá trị nghệ thuật của nó?
 ( -“Những cảm giác trong sángbầu trời quang đãng”
 -“ ý nghĩ ấy lướt ngang qua ngọn núi”
 -“ Họ như con chimngập ngừng e sợ”
 Hiệu quả nghệ thuật: + 3 hình ảnh này xuất hiện trong 3 thời điểm khác nhau, vì thế diễn tả rất rõ nét sự vận động tâm trạng của nhân vật “ Tôi”.
+ Những so sánh này giúp ta hiểu rõ hơn tâm lý của các em nhỏ lần đầu đi học.
+ Hình ảnh so sánh tươi sáng, nhẹ nhàng đã tăng thêm màu sắc trữ tình cho tác phẩm.)
	3. Bài mới: 
 Nhà văn Nguyên Hồng là một trong những nhà văn có thời thơ ấu cay đắng khốn khổ nhất. Những kĩ niệm ấy đã được nhà văn viết lại trong tập tiểu thuyết tự thuật “Những ngày thơ ấu”. Nhưng trong đó chương 9 là chương cảm động nhất, hôm nay, chúng ta cùng đi tìm hiểu.
Gọi HS đọc chú thích SGK – Nêu vắn tắttiểu sử tác giả tác phẩm Những ngày thơ ấu.
Những ngày thơ ấu thuộc thể lọai gì? Vì sao em biết 
Hồi kí là 1 thể lọai thuộc lọai hình kí, kể lại những biến cố đã xảy ra trong quá khứ mà tác giả là người tham dự hoặc chứng kiến, nói cách khác nó là những chuyện có thật đã từng xảy ra trong cuộc đời tác giả
Đọan trích kể lại chuyện gì? 
Bé Hồng là đứa trẻ mồ côi cha, bị hắt hủi vẫn 1 lòng yêu thương kính mến người mẹ đáng thương của mình.
Nhân vật chính trong hồi kí này là ai?(Bé Hồng) Quan hệ giữa nhân vật chính với tác giả cần được hiểu như thế nào?
Nhân vật bé Hồng trong hồi kí chính là tác giả - nhà văn Nguyên Hồng. Vì đặc điểm của hồi kí ghi lại chuyện đã xảy ra của chính mình.
Trong hồi kí này tác giả đã sử dụng phương thức nào?
Cả hai phương thức tự sự và biểu cảm - Một câu chuyện về số phận éo le của bé Hồng và mẹ cùng với những cảm xúc mãnh liệt của tình yêu thương trong tâm hồn bé.
Văn bản này chia làm mấy đọan?
Đọan 1: Đầu ..người ta hỏi đến chứ.
Đọan 2: Còn lại.
Mở đầu đọan trích tác giả giới thiệu cảnh ngộ bé Hồng có gì đặc biệt? 
Mồ côi cha, mẹ do nghèo túng phải đi tha hương cầu thực. Hai anh em Hồng sống nhờ nhà người cô, không được yêu thương còn bị hắt hủi.
Cảnh ngộ ấy tạo nên thân phận bé Hồng như thế nào?
Cô độc đau khổ, luôn khao khát tình thương.
Nhân vật người cô trong đọan 1 có qhệ như thế nào với bé Hồng?
Cô ruột.
Nhân vật người cô xuất hiện qua các chi tiết lời nói điển hình nào? 
Cười hỏi, cười rất kịch, giọng vẫn ngọt, hai con mắt long lanh của cô tôi chằm chằm, hai tiếng “ em bé” mà cô tôi ngân thật dài ra thật ngọt 
(+Bà cô cho Hồng biết 3 thông tin về mẹ:
 - Phát tài lắm.
 - Đã có em bé.
 - Ăn vận rách rưới, mặt mày xanh bủng, gầy rạc.
+ Thái độ, cử chỉ : Cười nói rất kịch, giọng ngọt, mắt long lanh, chằm chặp nhìn, tươi cười kể các chuyện -> nghiêm nghị.
- Nụ cười và câu hỏi có vẻ quan tâm, thg cháu nhưng chính bé Hồng bằng sự nhạy cảm đã nhận ra ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên vẻ mặt rất kịch của bà ta -> bắt đầu một trò chơi tai ác với chính người thân nhỏ bé của mình.
- Thông tin > Thể hiện sự dối trá, thâm hiểm. )
Vì sao bé Hồng cảm nhận trong lời nói đó chứa đựng những ý cay độc, những rắp tâm tanh bẩn?
Vì trong lời nói của cô chứa đựng sự giả dối,mỉa mai, độc ác dành cho người mẹ đáng thương của bé Hồng.
Từ ngữ nào biểu hiện thực chất thái độ của bà? Vì sao bà cô lại có thái độ cử chỉ như vậy? 
Cười rất kịch, bà là hiện thân của những thành kiến cổ hủ, phi nhân đạo của xh VN trước CM tháng 8-1945 
Sau lời từ chối của Hồng bà cô lại hỏi gì? Nét mặt và thái độ của bà thay đổi ra sao? Điều đó thể hiện cái gì? 
Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm có như dạo trước đâu. Hai con mắt long lanh chằm chặp nhìn tôi. Lời nói và cử chỉ này càng chứng tỏ sự giả dối độc ác của bà, bà vẫn đóng kịch trêu cợt.
Khi nhận thấy bé Hồng im lặng cúi đầu muốn khóc bà cô đã làm gì? 
Khuyên an ủi tỏ ra rộng lượng muốn giúp đỡ cháu 
Sau đó cuộc đối thọai diễn ra như thế nào? Có điều gì mâu thuẫn giữa bà về mẹ bé Hồng? 
Tiếp tục, mợ mày phát tài, ăn vận rách rưới 
Điều đó làm lộ rõ bản chất gì của bà cô?
Giả dối, thâm hiểm, trơ trẽn .
Vậy qua cuộc đối thọai tình cảm của bà cô lộ rõ như thế nào? ( lạnh lùng , độc ác, thâm hiểm).
“ Gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt mẹ và ruồng rẫy mẹ”:
 - Chia lìa tình cảm mẹ con.
 - Giết chết những tình cảm yêu kính mẹ trong lòng đứa con. Bà ta đã cố ý khoét sâu vào nỗi đau rớm máu của đứa cháu côi cút, cố ý gieo vào tâm hồn thơ trẻ của nó thái độ khinh miệt và ruồng rẫy mẹ.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả, tác phẩm: (SGK)
2. Bố cục
- Cuộc trò chuyện giữa bé Hồng và người cô.
- Cuộc gặp gỡ 2 mẹ con bé Hồng.
II. Phân tích:
1. Cuộc đối thọai giữa người cô và chú bé Hồng:
a. Hoàn cảnh của bé Hồng
- Mồ côi cha. Mẹ do nghèo túng phải tha hương cầu thực, 2 anh em sống nhà bà cô.
" Cô độc, đau khổ, luôn khát khao tình yêu thương của người mẹ.
b. Nhân vật bà cô ( qua cái nhìn và tâm trạng của bé Hồng.)
- Là người độc ác, giả dối, thâm hiểm.
Hết tiết 1 chuyển sang tiết 2
Bé Hồng gặp mẹ trong hoàn cảnh nào? Em nghĩ gì về cuộc gặp gỡ đó? Tại sao gặp mẹ bất ngờ như thế mà Hồng vẫn nhận ra ?
+ Gần đến ngày giỗ đầu của cha.
+ Giờ tan trường.
" Gặp mẹ rất bất ngờ.
* Hồng nhận ra mẹ vì : 
- Hình ảnh mẹ đã khắc sâu trong lòng em " em tin là mẹ sẽ về.
- Tình mẫu tử đã mách bảo( trong em luôn ắp đầy nỗi khát khao tình mẹ.)
Hình ảnh nào bộc lộ nỗi khát khao đó? Tìm và phân tích? Câu văn trên đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?
* Hình ảnh : Và cái lầm đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc.
- Nghệ thuật: ẩn dụ, so sánh.
 " Vừa diễn tả được nỗi khát khao tình mẹ; sự quan trọng cần thiết đến tuyệt vời của mẹ " Mẹ là sự sống, là dòng nước mát tưới cho tâm hồn ( Bởi cuộc đời của em lúc này đang thiếu thốn tìnhthương, giống như sa mạc cằn khô); vừa diễn tả được nỗi thất vọng và tủi nhục đến nhường nào nếu như đó chỉ là ảo ảnh " Hành động đó là phản ứng tự nhiên tức thời, như là 1 sự bật ra tất yếu sau 1 quá trình dồn nén tình cảm mà lý trí không kịp kiểm soát và phân tích " điều đó chứng tỏ em rầt thiết tha và khao khát gặp mẹ.
Hình ảnh nào bộc lộ nõi khát khao đó? Tìm và phân tích? Câu văn trên đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?
* Thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, chạy ríu cả chân.
 Oà lên khóc rồi cứ thế nức nở.
" Sự xúc động mạnh mẽ, cao độ khi được gặp mẹ.
" Là tiếng khóc giải toả nỗi buồn, tiếng khóc của niềm hạnh phúc vui sướng. Tiếng khóc ấy hội tụ cả đắng cay, tủi hờn, chua xót và hạnh phúc.
Trong mắt Hồng, hình ảnh người mẹ hiện lên như thế nào? Chúng ta thấy rằng, nhân vật người mẹ được kể qua cái nhìn và cảm xúc tràn ngập yêu thương của người con. Điều đó có tác dụng gì?
+ Hình ảnh mẹ : - Gương mặt tươi sáng.
 - Đôi mắt trong, nước da mịn, má hồmg. 
 - Hơi thở thơm tho.
" Hình ảnh mẹ hiện lên thật cụ thể, sinh động, gần gũi với vẻ đẹp hoàn hảo, vẻ đẹp vượt lên trên mọi định kiến.
- Bộc lộ niềm vui sướng tự hào của đứa trẻ mồ côi từng mong gặp mẹ đến cháy lòng.
Bé Hồng có được cảm giác như thế nào khi ở trong lòng mẹ?
+ Cảm giác của bé Hồng:
- ấm áp, mơn man khắp da thịt.
- Mê mẩn. Không nhớ mẹ đã hỏi gì, mình đã đáp gì. " Cảm giác choáng ngợp trong hạnh phúc vô biên .
Em nghĩ gì khi đọc 2 câu kết?
Trong lòng mẹ bé Hồng đã quên đi tất cả những cay đắng tủi cực, những lời xúc xiểm của bà cô. Bé Hồng được sống những giây phút thần tiên hạnh phúc hiếm hoi nhất, quả là giản dị và thiêng liêng, hiện thực mà lãng mạn, mơ mộng. Đây là bài ca chân thành và cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.
Điều gì đã tạo nên thành công cho đoạn hồi kí?
Nghệ thuật: - Chất trữ tình thấm đượm ở nội dung câu chuyện, ở cảm xúc căm giận, xót xa, yêu thương thống thiết đến cao độ và thể hiện giọng điệu, lời văn, hình ảnh của tác giả.
- Tình huống nội dung truyện: - Hoàn cảnh đáng thương của bé Hồng, và người mẹ phải âm thầm chịu đựng nhiều cay đắng, nhiều thành kiến tàn ác, lòng yêu thương cùng sự tin cậy mà bé Hồng dành cho mẹ.
 - Cách thể hiện của tác giả: 
+ Kết hợp giữa kể, tả, bộc lộ cảm xúc
+ Hình ảnh thể hiện tâm trạng, so sánh giàu sức gợi cảm.
+ Lời văn mơn man, dạt dào.
Nội dung : Bằng chính cuộc đời thực của mình, bằng tài năng và lòng nhân ái. Nguyên Hồng đã đem đến cho người đọc 1 câu chuyện chân thực và cảm động nhưng cay đắng, tủi cực cùng tình yêu thương cháy bỏng của nhà văn thời thơ ấu đối với người mẹ bất hạnh.
Viết 1 đọan văn nêu cảm nghĩ của em về bé Hồng. Từ 12 đến 15 dòng.
2. Bé Hồng gặp mẹ.
* Hoàn cảnh gặp mẹ
+ Gần đến ngày giỗ đầu của cha.
+ Giờ tan trường.
" Gặp mẹ rất bất ngờ.
Ê Khao khát được gặp mẹ.
* Trong lòng mẹ:
- Gặp được mẹ thật sung sướng, hạnh phúc.
III. Tổng kết: ( ghi nhớ sgk )
IV. Luyện tập:
4. Củng cố
- Qua đọan trích Trong lòng mẹ em nhận thấy bé Hồng là 1 cậu bé như thế nào? Em học tập được gì ở cậu bé Hồng này?
	5. Dặn dò
- Về nhà làm bài tập vào vở, học ghi nhớ .
- Sọan bài trường từ vựng.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết: 7 
A. Mục tiêu bài học: 
1. Kiến thức:
 Khái niệm trường từ vựng.
2. Kĩ năng:
- Tập hợp các từ có chung nét nghĩa vào cùng một trường từ vựng.
- Vận dụng kiến thức về trường từ vựng để đọc- hiểu và tạo lập văn bản.
3. Thái độ: Biết cách sử dụng từ ngữ trong trường hợp nhất định.
B. Chuẩn bị: 
- Gv: Giáo án
 - Hs: soạn bài
C. Hoạt động dạy học
 	1. Ổn định:
 	2. Bài cũ: 
- Khi nào một từ được coi là có nghĩa rộng? cho ví dụ?
- Khi nào một từ được coi là có nghĩa hẹp? cho ví dụ?
 	3. Bài mới
 Cơ sở của trường từ vựng là tính hệ thống từ vựng về mặt ngữ nghĩa. Từ vựng là một hệ thống bao gồm nhiều tiểu hệ thống. Một tiểu hệ thống lại chia thành nhiều hệ thống nhỏ hơn. Mỗi tiểu hệ thống, mỗi hệ thống nhỏ trong 1 tiểu hệ thống đều làm thành 1 trường từ vựng. Vậy thế nào là trường từ vựng, hôm nay ta sẽ tìm hiểu.
Chúng ta trở lại văn bản Trong lòng mẹ, tìm xem ở đó có những từ nào chỉ những người ruột thịt của cậu bé?
( tôi, thầy, mợ, em, cô)
Những từ ấy có 1 nét chung về nghĩa là chỉ những người ruột thịt và được coi là 1 trường từ vựng.
Cho hs đọc đv trong sgk - chú ý những từ in đậm -Những từ in đậm có nét chung nào về nghĩa?
Là những từ chỉ các bộ phận cơ thể con người
Những từ ấy tập hợp lại thành 1 trường từ vựng, các bộ phận cơ thể con người là nét chung về nghĩa các từ trên.
Vậy theo em trường vựng là gì?
GV cho hs làm nhanh bài tập: cho các nhóm từ lùn, thấp, cao, lòng khòng, lêu nghêu, gầy, béo.Tìm trường từ vựng của nhóm từ này?( hình dáng người).
Trừng từ vựng người bao gồm những trường từ nhỏ nào?
Cơ thể người, nghề nghiệp người, tính cách người..
Cơ thể người bao gồm những trường từ nhỏ nào? 
Mắt, mũi, miệng, tay, chân 
Trường từ mắt có những trường từ nhỏ nào?
Thảo luận
Ở đây ta có nhận xét gì về 1 trường từ vựng?
Có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn
Trường từ mắt có các :
 Danh từ: con ngươi, lồng trắng, ..
 Động từ: nhìn, trông, thấy.
 Tính từ: lờ đờ, tóet..
Ta nhận xét gì về từ lọai ở 1 trường từ?
Một trường từ vựng có thể bao gồm những từ lọai khác biệt.
Từ ngọt có các trường từ:
 Trường mùi vị: Ngọt mật chết ruồi.
 Trường âm thanh: nói ngọt, dỗ ngọt.
 Trường thời tiết: rét ngọt.
Từ đây ta có nhận xét gì?
HS: Thảo luận
Từ trái đất trong câu thơ sau có nghĩa gì?
 Vì sao trái đất nặng ân tình
 Hát mãi tên người Hồ Chí Minh.
Hóan dụ; Trái đất chỉ những người sống trên trái đất nhưng trái đất thuộc trường hành tinh.
GV cho hs nhắc lại ghi nhớ và 4 lưu ý
Bài 1: đã làm trong phần bài học.
Bài 2: Tên trường từ vựng cho mỗi dãy:
a. Dụng cụ đánh bắt thủy sản.
b. Dụng cụ để đựng.
c. HĐ của chân.
d. Trạng thái tâm lý.
e. Tính cách.
g. Dụng cụ để viết.
Bài 3: Các từ in đậm trong đọan văn thuộc trường từ vựng thái độ con người.
Bài 4: Khứu giác: mũi, thính, điếc, thơm.
 Thính giác: tai, nghe, điếc, rõ, thính.
Bài 5: Lưới: Dụng cụ đánh bắt Tsản.
 Lạnh: Thời tiết.
 Tấn công: HĐ.
Bài 6: Chuyển trường từ vững quân sự sang trường từ vựng nông nghiệp.
Bài 7: cho hs về nhà làm.
I. Tìm hiểu bài:
1. Thế nào là trường từ vựng:
- Là tập hợp những từcó ít nhất một nét chung về nghĩa.
2. Lưu ý:
- 1 trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn.
- 1trường từ vựng có thể bao gồm những từ khác biệt nhau về từ lọai.
- Do hiện tượng nhiều nghĩa 1 từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau.
-s
3.Ghi nhớ: ( sgk ).
II. Luyện tập: Hướng dẫn hs làm bài tập sgk.
	4. Củng cố	
- Thế nào là trường từ vựng?
	5. Dặn dò
- Về nhà học bài, làm tòan bộ bài tập vào vở.
- Sọan bài: Bố cục của văn bản.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết: 8 
A. Mục tiêu bài học: 
1. Kiến thức:
 Bố cục của văn bản, tác dụng của việc xây dựng bố cục.
2. Kĩ năng:
- Sắp xếp các đoạn văn trong bài theo một bố cục nhất định.
- Vận dụng kiến thức về bố cục trong việc đọc- hiểu văn bản.
3. Thái độ: Giúp cho hs có cách nói năng có mở đầu, diển biến, kết thúc.
B. Chuẩn bị: 
- Gv: Gíao, sgv, sgk
 - Hs: soạn bài
C. Hoạt động dạy học:
 1. Ổn định:
 	2. Bài cũ: 
- Chủ đề của văn bản?
- Tính thống nhất về chủ đề của văn bản?
 3. Giới thiệu bài mới:
 Ở lớp 6, 7 chúng ta đã được học bố cục và mạch lạc trong VB, đã nắm được VB có 3 phần mở bài, thân bài, kết bài; chức năng và nhiệm vụ của chúng. Hôm nay ta ôn lạinhững kiến thức đã học đồng thời đi sâu hơn tìm hiểu cách sắp xếp tổ chức nội dung phần thân bài, phần chính của VB.
gọi hs đọc VB Người thầy đạo cao đức trọng ở sgk và VB này có thể chia làm mấy phần? Chỉ rõ ranh giới của từng phần.
+ Từ đầu . . . danh lợi " giới thiệu khái quát về danh tính của thầy.
+ Tiếp theo . . . vào thăm " tài cao , đạo đức được quý trọng.
+ Còn lại " Mọi người thương tiếc khi ông mất.
Phân tích mối quan hệ giữa các phần trong VB? 
Ba phần liên hệ với nhau
+ Phần 1: giới thiệu khái quát
+ Phần 2: nêu những biểu hiện cụ thể của tài năng, đạo đức
+ Phần 3: là kết quả hai phần trên
GV chốt : luôn gắn bó chặc chẽ với nhau, phần trước là tiền đề cho phần sau, phần sau là sự tiếp nối của phần trước các phần đều tập trung làm rõ chủ đề là người thầy đạo cao đức trọng.
Từ phân tích trên hãy cho biếy 1 cách khái quát bố cục VB gồm mấy phần? Nhiệm vụ của từng phần của VB có quan hệ với nhau như thế nào?
GV cho hs đọc 2 ghi nhớ.
Phần thân bài Tôi đi học của Thanh Tịnh được sắp xếp trên cơ sở nào?
Hồi tưởng kỉ niệm.
Văn bản Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng chủ yếu trình bày diện biến tâm trạng của cậu bé Hồng. Hãy chỉ ra diễn biến của tâm trạng cậu bé trong phần thân bài? 
Tình cảm và thái độ thương mẹ sâu sắc, căm ghét hủ tục thái độ bất bình phản ứng của cô. Niềm vui sướng khi ở trong lòng mẹ.
Khi tả người, vật, phong cảnhem sẽ lần lượt miêu tả theo trình tự nào?
Không gian từ xa đến gần, thời gian quá khứ đến hiện tại, ngọai hình đến quan hệ đến cảm xúc, ngược lại tả phong cảnh: không gian rộng hẹp, gần xa, cao thấp, ngọai cảnh đến cảm xúc hoặc ngược lại
Phần thân bài của văn bản Người thầy đạo cao đức trọng nêu các sự việc thể hiện chủ đề “người thầy đề cao đức trọng”. Hãy cho biết cách sắp xếp các sự việc ấy.
Chu Văn An là người cao đạo, là người đạo đức được học trò kính mến.
Vậy việc sắp xếp nội dung phần thân bài tùy thuộc vào những yếu tố tố nào? Các ý trong phần thân bài thường được sắp xếp theo trình tự nào?
Kiểu văn bản, chủ đề, ý đồ giao tiếp, thời gian, không gian, phát triển của sự việc, hay theo mạch suy luận, dòng tình cảm cốt sao cho phù hợp với sự triển khai chủ đề và sự tiếp nhận của người đọc.
GV cho hs đọc ghi nhớ sgk.
Bài 1: Cho hs đọc 
a. Cách sắp xếp các ý của đoạn văn theo trìng tự miêu tả từ xa đến gần:
- Nhìn từ xa chỉ thấy chim bay lên như đàn kiến từ trong lòng đất chui ra, bò li ti đen ngòm lên da trời.
- Đến gần hơn đã nghe thấy tiếng chim kêu náo động như xóc những rỗ đồng tiền. Chim đậu chen nhau trắng xóa.
- Đến gần hơn nữa có thể thò tay lên tổ nhặc trứng chim 1 cách dễ dàng.
- Gần nhất là tiếng chim kêu vang động bên tai và nói chuyện với nhau thì không thể nghe thấy.
b. Các ý trong đv được sắp xếp theo trình tự không gian.
c. Các ý trong đọan trích được sắp xếp theo cách diễn giải, ý sau làm rõ bổ sung cho ý trước: Để làm rõ hơn ý nhân dân thường tìm cách chữa lại những sự thật lịch sử để khỏi phải công nhận nhựng tình thế đáng u uất, tác gỉa đưa ra 2 dẫn chứng.
Bài 2: Trình bày sắp xếp các ý cho 1 văn bản nói về lòng yêu thương sâu sắc và cảm động của chú bé Hồng đối với mẹ
a. Mở bài: Nêu khái quát tình cảm của chú bé Hồng đối với mẹ.
b. Thân bài:
- Hòan cảnh đáng thương của chú bé Hồng và nỗi nhớ nhung khao khác được mẹ nâng niu ấp ủ.
- Sự cay nghiệt của bà cô và phản ứng quyết liệt của chú bé Hồng trước thái độ của bà cô nói về mẹ mình.
- Niềm sung sướng hạnh phúc của bé Hồng Khi được ở trong lòng mẹ.
Bài 3: Cách sắp xếp các ý trong phần thân bài như đề bài chưa hợp lý. Trước hết cần phải giải thích nhĩa đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ. Sau đó chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ trong đời sống hằng ngày.
I.Tìm hiểu bài:
1. Bố cục văn bản:
- Ba phần: mở bài, thân bài, kết bài.
2. Cách bố trí sắp xếp nội dung phần thân bài của văn bản:
-s
3.Ghi nhớ: ( sgk ).
* Nội dung phần thân bài, thường được trình bày theo 1 thứ tự tuỳ thuộc vào kiểu VB, chủ đề, ý đồ giao tiếp của người viết.
* Nội dung ấy được sắp xếp theo thứ tự thời gian và không gian, theo sự phát triển của sự việc hay theo mạch suy luận sao cho phù hợp với việc triển khai chủ đề và sự tiếp nhận của người đọc.
II. Luyện tập: Hướng dẫn hs làm bài tập sgk.
	4. Củng cố
- Bố cục văn bản như thế nào?
	5. Dặn dò
- Tiết TLV tuần sau là bài viết 2 tiết về nhà xem lại thể lọai văn tự sự.
- Về nhà học bài, làm tòan bộ bài tập vào vở.
- Sọan bài: Tức nước vỡ bờ.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_2_Trong_long_me.doc