Giáo án Ngữ văn 8 - Trong lòng mẹ (tiếp theo)

 1. Mục tiêu:

1.1.Kiến thức:

 Hoạt động 2:

 - HS biết: Biết được ngôn ngữ kể chuyện thể hiện niềm khát khao tình cảm ruột thịt đến cháy bỏng của nhân vật.

 - HS hiểu: Hiểu được cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích “Trong lòng mẹ”.

Hiểu được ý nghĩa giáo dục : những thành kiến cổ hủ, nhỏ nhen, độc ác không thể làm khô héo tình cảm ruột thịt sâu nặng, thiêng liêng.

1.2.Kĩ năng:

- HS thực hiện được: Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm truyện.

- HS thực hiện thành thạo: Bước đầu biết đọc hiểu một văn bản hồi kí.

 

doc 4 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1564Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Trong lòng mẹ (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:2 - Tiết:6
Ngày dạy:3/9/2015
TRONG LÒNG MẸ(tt)
 (Nguyên Hồng )
 1. Mục tiêu:
1.1.Kiến thức:
à Hoạt động 2:
 - HS biết: Biết được ngôn ngữ kể chuyệân thể hiện niềm khát khao tình cảm ruột thịt đến cháy bỏng của nhân vật.
 - HS hiểu: Hiểu được cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích “Trong lòng mẹ”.
Hiểu được ý nghĩa giáo dục : những thành kiến cổ hủ, nhỏ nhen, độc ác không thể làm khô héo tình cảm ruột thịt sâu nặng, thiêng liêng. 
1.2.Kĩ năng:
- HS thực hiện được: Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm truyện.
- HS thực hiện thành thạo: Bước đầu biết đọc hiểu một văn bản hồi kí.
1.3.Thái độ: 
- HS có thói quen: yêu thương cha mẹ, kính trọng người lớn.
- HS có tính cách: Giáo dục học sinh về tình cảm gia đình, lịng yêu kính cha mẹ. 
- Giáo dục kĩ năng sống: kĩ năng suy nghĩ, sáng tạo; kĩ năng giao tiếp; kĩ năng xác định giá trị bản thân.
 2. Nội dung học tập: 
- Nội dung 1: Tìm hiểu tâm trạng của bé Hồng khi gặp mẹ
- Nội dung 2: Nghệ thuật ,ý nghĩa văn bản, .
 3. Chuẩn bị:
 3.1: Giáo viên: Tranh , Bảng phụ ghi ví dụ mục I.
 3.2: Học sinh: Tìm hiểu tâm trạng của bé Hồng khi gặp mẹ, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản,
4. Tổ chức các hoạt động học tập: 
4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện: ( 1 phút) 
 8A1: 8A2: 8A3: 
 4. 2 Kiểm tra miệng: ( 5 phút)
à Câu hỏi kiểm tra bài cũ: 
 Câu hỏi 1: Tóm tắt đoạn trích “Trong lòng mẹ”? (5đ)
l HS tóm tắt.
Câu hỏi 2: Theo em nhớ lại cuộc trò chuyện với người cô tức là tác giả nhớ lại điều gì? (3 đ)
Cảnh ngộ tội nghiệp của một đứa trẻ. Sự xảo quyệt và ác độc của người cô.
à Câu hỏi kiểm tra nội dung tự học:
  Câu hỏi 3: Đối với bài học hôm nay, em đã chuẩn bị được những gì? (2 đ)
 l Đáp án: Tìm hiểu tâm trạng của bé Hồng khi gặp mẹ, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản,
ĩ Nhận xét, chấm điểm.
4.3 Tiến trình bài học:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
 à Hoạt động 1: Vào bài. Giới thiệu bài: Trước hành động thâm độc của người cô, suy nghĩ và tâm trạng của nhân vật bé Hồng như thế nào, văn bản này có ý nghĩa ra sao, chúng ta đi vào tìm hiểu tâm trạng của nhân vật này. 1 phút
à Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản (tt). 
( 30 phút)
ĩNếu như ở đoạn trên là hồi ức của tác giả về một kỉ niệm cay đắng tủi nhục thì đến đoạn tiếp theo là hồi ức của nhà văn về một kỉ niệm ngọt ngào của tình mẫu tử.
Buổi tan trường, thoáng thấy bóng một người ngồi trên xe kéo giống mẹ, Hồng có hành động gì? Vì sao Hồng lại làm thế?	 
Hình ảnh mẹ, nỗi nhớ luôn canh cánh bên lòng nên chỉ cần thoáng thấy bóng một người ngồi trên xe kéo giống mẹ thì em đã bật ra tiếng gọi mẹ. Tiếng gọi từ nỗi khao khát, dồn nén bấy lâu nay.
Trong bài có đoạn “ Nếu người quay lại tủi cực nữa” giữa thẹn và tủi cực điều nào làm cho chú đau đớn hơn? Vì sao?
Tủi cực dai dẳng, đau đớn hơn nhiều. Xấu hổ, thẹn, quê với bạn nhưng rồi cái khoảnh khắc ấy cũng qua nhanh. Còn tủi cực thì rất đau xót. Bé sống bơ vơ, đói rách giữa sự ghẻ lạnh của họ hàng. Bao lần đã khóc, vì nhớ mẹ, nếu không phải là mẹ thì là sự thất vọng ê chề, tột cùng.
Tác giả đã dùng hình ảnh nào để thể hiện tâm trạng mình lúc đó? Nhận xét nghệ thuật được sử dụng ở hình ảnh trên?	 
Chưa nói câu nào đã oà lên khóc nức nở. Theo em vì sao chú bé khóc khi gặp mẹ ?
Giọt nước mắt lần này khác lần trước: đó là giọt nước mắt dỗi hờn mà hạnh phúc, tức tưởi mà mãn nguyện.
 Em hình dung được những gì về cảm giác sung sướng cực điểm của chú bé Hồng khi ở trong lòng mẹ?
 l + Như mụ mị, như mê man trong hương vị ngọt ngào của tình mẫu tử. 
 + Mẹ không còm cõi, xác 
xơ mà mặt vẫn tươi sáng, đôi mắt trong
 + Cảm giác ấm áp mơn man khắp da thịt, hơi quần áo, hơi thở của mẹ thơm tho 
 + Cảm giác vui sướng, rạo rực nên những lời cay nghiệt của người cô, những tủi cực vừa qua bị chìm đi giữa dòng cảm xúc miên man ấy.
 Qua đó, em hiểu thêm được điều gì?
l Đoạn trích “Trong lòng mẹ”, đặc biệt ở phần cuối là bài ca chân thành, cảm động về tình mẫu tử, thiêng liêng, bất diệt.
GD HS: Lòng yêu kính cha mẹ dù ở trong bất kì hoàn cảnh nào.
TLN : Qua tình huống và nội dung câu chuyện, dòng cảm xúc của chú bé Hồng, cách thể hiện của tác giả. Hãy chứng minh rằng văn Nguyên Hồng giàu chất trữ tình?
Đại diện trả lời, giáo viên nhận xét, chốt ý.
- Lời văn chân thật, giản dị và giàu chất trữ tình, tâm trạng nhân vật khá sâu sắc tinh tế.
ÅTình huống và nội dung câu chuyện: hoàn cảnh đáng thương của chú bé; câu chuyện vể một người mẹ phải âm thầm chịu đựng nhiều cay đắng, thành kiến tàn ác.- Dòng cảm xúc phong phú của chú bé Hồng : xót xa, tủi nhục, lòng căm giận sâu sắc, quyết liệt, tình yêu thương nồng nàn, thắm thiết.	
Cách thể hiện của tác giả: kết hợp nhuần nhuyễn 
giữa kể và bộc lộ cảm xúc; các hình ảnh thể hiện tâm 
trạng, các so sánh đều gây ấn tượng, giàu sức gợi cảm; lời văn nhiều khi mê say khác thường như được viết trong dòng cảm xúc dạt dào.
Nêu ý nghĩa của văn bản trên?
Học sinh trả lời, giáo viên nhận xét, chốt ý.
Gọi học sinh đọc ghi nhớ SGK.	
 2. Cuộc gặp gỡ cảm động của hai mẹ con cậu bé Hồng:
 - Khi gặp mẹ:
 + Đuổi theo xe, gọi bối rối “thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, trèo lên xe, ríu cả chân, ”.
 +“Khác gì giữa sa mạc”
 à Hình ảnh có ý nghĩa sâu 
Sắc. à Nỗi khát khao được gặp mẹ thật mãnh liệt.	
 - Khi ở trong lòng mẹ:
+ Như mê man trong hương vị ngọt ngào của tình mẫu tử.
+ Cảm giác ấm áp mơn man khắp da thịt
+ Cảm giác vui sướng, rạo rực
à Cảm nhận của bé Hồng về tình mẫu tử thiêng liêng, sâu nặng khi gặp mẹ.
3. Nghệ thuật:
- Tạo dựng được mạch truyện, mạch cảm xúc trong đoạn trích tự nhiên, chân thực.
- Khắc họa hình tượng nhân vật bé Hồng với lời nói, hành động, tâm trạng sinh động, chân thật.
4. Ý nghĩa văn bản:
-Tình mẫu tử là mạch nguồn tình cảm không bao giờ vơi trong tâm hồn con người.
4.4 Tổng kết( 4 phút)
 Câu hỏi 1: Em hiểu gì về bé Hồng qua đoạn trích?
A. Là một chú bé chịu nhiều nổi đau mất mát.
 B. Là chú bé dễ xúc động, tinh tế, nhạy cảm.
 C. Là chú bé có tình yêu thương vô bờ bến với mẹ.
 D. Cả A, B, C.
l Đáp án: D
 Câu hỏi 2:Ý nào không nói lên nghệ thuật đặc sắc của đoạn trích?
A. Giàu chất trữ tình B. Miêu tả tâm lí đặc sắc.
C. Sử dụng nghệ thuật châm biếm. D. Dùng hình ảnh so sánh độc đáo.
l Đáp án: C
4.5 Hướng dẫn học tập: ( 4 phút)
à Đối với bài họcở tiết học này:
 - Học bài: học thuộc phần ghi nhớ, phân tích tâm trạng nhân vật tôi.
 - Làm bài tập 5.
à Đối với bài học ở tiết học sau: 
 -Soạn bài “ Tức nước vỡ bờ” theo câu hỏi SGK. Đọc kĩ đoạn trích, tóm tắt đoạn trích.
 - Tìm hiểu: Nhân vật cai lệ, nhân vật chị Dậu.
5. Phụ lục: Tài liệu: Thông tin phản hồi: 
-Tài liệu:
 + SGK, SGV Ngữ văn 8.
 + Sổ tay kiến thức Ngữ văn 8.
 + Học và thực hành theo chuẩn kiến thức- kĩ năng 8.
 + Đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức- kĩ năng 8.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_2_Trong_long_me.doc