I Mục tiêu giáo dục
- Giúp học sinh cảm nhận được tâm trạng hồi hộp , cảm giác bỡ ngỡ cảu nhân vật “Tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời .
- Thấy được ngòi bút văn xuôi đầy chất thơ , gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh .
- Rèn kĩ năng đọc và phân tích văn xuôi trữ tình , kĩ năng phát hiện và phân tích nhân vật .
- Giáo dục lòng yêu thích được đi học , lòng yêu mến thầy cô ,trường , lớp .
II Kĩ năng sống cần giáo dục.
- Suy nghĩ sáng tạo; Phân tích những cảm xúc của nhân vật tôi trong ngày đầu tiên đến trường.
- Giao tiếp; Trao đổi, trình bàu suy nghĩ của bản thân về giá trị nội dung ,nghệ thuật.
- Xác định giá trị bản thân: trân trọng tình cảm của tác giả.
III/ Phương pháp phương tiện dạy học.
1. Phương pháp.
- Động não: Tìm hiểu diễn biến tâm trạng nhân vật tôi ngày đầu tiên đến trường.
- Viết sáng tạo: Cảm nghĩ của em về nhân vật tôi.
2, Phương tiện.
-Thầy : Nghiên cưú soạn bài , ghi những đoạn văn hay hoặc những chi tiết quan trong cần thiết ra giấy trong để chiếu lên máy khi phân tích
- Trò : Chuẩn bị bài theo sự hướng dẫn
nhàng mở ra đưa người đọc vào những tâm cảm trong sáng nhất của lần đầu tiên được đi học . *Chuyển : Nhân vật “Tôi” hồi tưởng lại tâm trạng , cảm giác của mình khi đi trên đường theo mẹ lần đầu tiên đến trường . ? Đọc thầm “ Buổi mai hôm ấy .ngọn núi” ? Trên đường tới trường , nhìn cảnh vật xung quanh nhân vật tôi cảm thấy như thế nào? - Con đường quen tự nhiên thấy lạ - Cảnh vật đều thay đổi - Lòng tôi có sự thay đổi lớn : Hôm nay tôi đi học . ? Vì sao “ Tôi” lại có cảm giác ấy ? - Vì vốn là một cậu bé quen thả diều . nô đùa ngoài đồng nay đi học. Đây quả là một sự thay đổi lớn đánh dấu bước ngoặt tuổi thơ . *GV: Nhà văn đã diễn tả đúng tâm lí của con người ? Trong cảm giác ấy “Tôi” có cử chỉ , hành động ,lời nói như thế nào ? - Cảm thấy mình trang trọng đứng đắn . - Thấy mấy cậu nhỏ trạc tuổi : quần áo tươm tất , nhí nhảnh gọi tên nhau , trao nhau sách vở thèm - Hai quyển vở – thấy nặng bặm tay ghì chặt - Muốn thử sức mình , xin cầm thêm bút , thước . - ý nghĩ non nớt thơ ngây : Người thạo mới cầm nổi bút thước . ? Em có nhận xét gì về những cảm giác của “tôi” Những cảm giác thật ngây thơ , hồn nhiên vô tư ? Vì sao “ Tôi” lại có cảm giác ấy ? Lần đầu tiên được bước vào thế giới mới lạ “ Tôi” muốn hoà mình vào thế giới học trò hông nhiên nhí nhảnh . * Để diễn tả tâm trạng của mình nhân vật tôi dùng một loại từ : thèm , bặm ,ghì ,xệch , chuí , muốn ? Những từ này thuộc loại từ gì ? Động từ chỉ hành động và tâm trạng . ? Những động từ này dùng để miêu tả giúp ta cảm nhận rõ điều gì về nhân vật “tôi” - những động từ này sử dụng đúng chỗ khiến ta hình dung dễ dàng tư thế và cử chỉ ngộ nghĩnh ngây thơ đáng yêu của chú bé đang háo hức , hồi hộp bước theo mẹ trên con đường dài và hẹp . ? ý nghĩ của “tôi” được diễn tả qua câu văn nào ? - “ý nghĩ ấy thoáng qua trên ngọn núi” ? Câu văn sử dụng phéptu từ gì ? ? Phép so sánh ấy góp phần diễn tả tâm trạng nhân vật tôi ra sao? - So sánh sự vật hiện tượng cụ thể để làm sáng rõ cảm giác , tâm trạng trong sáng của nhân vật tôi . * Bằng cách kể chuyện tự nhiên , cách dùng từ ngữ miêu tả cụ thể và phép so sánh giúp em cảm nhận thấy nhân vật tôi có tâm trạng như thế nào khi trên đường theo mẹ đến trường lần đàu tiên trong đời ? Hoạt động 4 D: Củng cố(1’) : GV: với phương thức miêu tả , biểu cảm đã tạo nên chất thơ cho tác phẩm ., góp phần thể hiện rõ kỉ niệm sâu sắc , cảm xúc về một tuổi thơ đáng yêu với cảm giác ngây thơ trong trẻo tươi sáng với tình cảm xao xuyến bâng khuâng về ngày tựu trường đầu tiên trong đời của tác giả . Thành công của Thanh Tịnh là diễn tả tâm trạng , cảm gíac của mình thật đúng với tâm trạng của bao lớp học trò chúng ta. E: Dặn dò Tìm hiểu tiếp đoạn văn còn lại I Giới thiệu tác giả , tác phẩm (5’) 1. Tác giả : Thanh tịnh (1911-1988) - Là thầy giáo, nhà văn, nhà thơ , nhà báo - Sở trường viết văn xuôi trữ tình 2, Tác phẩm II Đọc, tìm hiểu chú thích (8’) - Hoàn cảnh gợi nỗi nhớ về buổi tựu trường đầu tiên trong đời - Tâm trạng , cảm giác của nhân vật “ Tôi” trên đường đi tới trường - Tâm trạng , cảm giác của tôi khi đứng giữa sân trường . - Tâm trạng , cảm giác của “ Tôi” khi ngồi trong lớp học đón giờ học đầu tiên . III Đọc – hiểu văn bản (29’) 1, Trên đường tới trường ( hoàn cảnh gợi về nỗi nhớ và tâm trạng cảm giác của nhân vật tôi trên đường tới trường) a , Hoàn cảnh gợi nỗi nhớ về buổi tựu trường đầu tiên - Kỉ niệm buổi đầu tiên hiện về với tâm cảm trong sáng , cảm động . b, Tâm trạng cảm giác của nhân vật tôi trên đường tới trường . - Tâm trạng và cảm giác tự nhiên , ngây thơ trong sáng và hồi hộp ,bỡ ngỡ ,đầy háo hức được đến trường . Ngày soạn : 10/8 2013 Ngày dạy : 21/ 8/ 2013 Tiết 2: Tôi đi học Thanh Tịnh I mục tiêu giáo dục - Giúp học sinh cảm nhận được tâm trạng hồi hộp , cảm giác bỡ ngỡ cảu nhân vật “Tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời . - Thấy được ngòi bút văn xuôi đầy chất thơ , gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh tịnh . - Rèn kĩ năng đọc và phân tích văn xuôi trữ tình , kĩ năng phát hiện và phân tích nhân vật . - Giáo dục lòng yêu thích được đi học , lòng yêu mến thầy cô ,trường , lớp . II Kĩ năng sống cần giáo dục. - Suy nghĩ sáng tạo; Phân tích những cảm xúc của nhân vật tôi trong ngày đầu tiên đến trường. - Giao tiếp; Trao đổi, trình bàu suy nghĩ của bản thân về giá trị nội dung ,nghệ thuật. - Xác định giá trị bản thân: trân trọng tình cảm của tác giả. III/ Phương pháp phương tiện dạy học. 1. Phương pháp. - Động não: Tìm hiểu diễn biến tâm trạng nhân vật tôi ngày đầu tiên đến trường. - Viết sáng tạo: cảm nghĩ của em về nhân vật tôi. 2, Phương tiện. -Thầy : Nghiên cưú soạn bài , ghi những đoạn văn hay hoặc những chi tiết quan trong cần thiết ra giấy trong để chiếu lên máy khi phân tích - Trò : Chuẩn bị bài theo sự hướng dẫn IV/ Tiến trình lên lớp A, ổn định lớp (1’) B, Kiểm tra bài cũ (1’) Tâm trạng của nhân vật tôi trên đường đến trường trong ngày đầu tiên đi học như thế nào? C, Bài mới Hoạt động 1 GV: Từ những biến chuyển của đất trời cuối thu , từ hiện tại nhà văn nhớ về quá khứ với kỉ niệm đẹp đẽ trong sáng thơ ngây , hồi hộp bỡ ngỡ đầy háo hức ; đi hết con đường làng đến sân trường cậu trò nhỏ có tâm trạng và cảm giác như thế nào . chúng ta cùng nhau tìm hiểu tiếp ? Đọc diễn cảm đoạn văn “ Trước sân trường /6trong các lớp /7” ? Sân trường được miêu tả có những gì ? - Sân trường : Dày đặc cả người Người nào quần áo cũng sạch sẽ Gương mặt cũng vui tươi sáng sủa ? Nhìn khung cảnh ấy “Tôi” nghĩ đến mấy hôm trước đi bẫy chim qua trường “Tôi” có cảm giác gì về trường ? - Trường đối với tôi là một nơi xa lạ - Trường cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà trong làng . ? Hôm nay đứng trên sân trường tôi có cảm giác gì về trường ? - Trường : Vừa xinh xắn , vừa oai nghiêm như cái đình làng Sân nó rộng , mình nó cao hơn những buổi trưa hè - Tôi đâm ra lo sợ vẩn vơ ? Em có nhận xét gì về cách nêu hình ảnh ngôi trường qua cảm giác của tôi , với hiai thời điểm trước – lần này ? - Hình ảnh so sánh để khắc hoạ tâm trạng : Trước thì thấy xa lạ - hôm nay thì thấy xinh xắn, oai nghiêm , thấy rộng –cao và tôi đâm ra lo sợ vẩn vơ . ? Vì sao lại có sự thây đổi đó ? - Vì trước đó chưa đi học nên trường trở nên xa lạ . Nay trở thành học trò của trường nên thấy trường xinh xắn , oai nghiêm , nên đâm ra lo sợ vẩn vơ . ? Em đánh giá gì về cách miêu tả sự chuyển đổi tâm trạng của nhân vật ? - Sự chuyển biến rất phù hợp với tâm lí trẻ thơ : Cảnh trường sừng sững to cao , người đông, ăn mặc sạch sẽ , nét mặt tươi vui - cậu trò nhỏ thấy mình nhỏ bé – lo sợ là lẽ đương nhiên . ? Từ vịêc quan sát ngôi trường ,nhân vật tôi tập trung vào ai ? Những cậu trò nhỏ cũng như tôi Mấy cậu trò nhỏ mới : + bỡ ngỡ đứng nép bên nghười thân + chỉ dám nhìn một nửa , hay dám đi từng bước nhẹ - Họ như con chim con đứng bên bờ tổ , nhìn quãng trời rộng muốn bay , nhưng còn ngập ngừng e sợ - Họ thèm vụng và ao ước thầm được như những học trò cũ để khỏi rụt rè trong cảnh lạ . ? Khi miêu tả những cậu trò mới “Tôi” đã dùng phép tu từ gì ? - So sánh ? Nhận xét về hình ảnh sóánh của tác giả khi viết về những trò mới ? - Hình ảnh so sánh tinh tế vừa nói được tâm trạng thấy trường vừa lạ , vừa rất gần gũi ấm áp thân thương , vừa gợi cho người đọc một liên tưởng về một thời tuổi nhỏ đứng giữa mái trường thân yêu .Mái trường như cái tổ ấm , mỗi học trò ngây thơ hông nhiên như cánh chim đầy khát vọng và biết bao bồi hồi lo lắng với chân trời kiến thức rộng mở ra trước mắt . * Khi nghe tiếng trồng trường ? Tâm trạng của “ Tôi” và các cậu học trò nhỏ được miêu tả như thế nào ? - Hồi trống thúc vang dội cả lòng tôi - Cảm thấy mình chơ vơ - những cậu bé vụng về lúng túng như cả tôi - Không đi không đứng lại – hai chân các cậu cứ dềnh dàng mãi – co lên một chân – duỗi mạnh - Toàn thân : đang run lên theo nhịp bước rộn ràng . ? Hãy hình dung miêu tả lại cảnh các cậu trò nhỏ xếp hàng vào lớp? GV: Các cậu trò nhỏ thấy tiếng trống trường vang dội , nhanh gấp , giục giã . Dường như tiếng nhịp tim thình thịch hồi hộp cũng vang lên theo tiếng trống trường . ? Theo dõi : “ Ông đốc chút nào hết” ? Dựa vào chú thích cho biết “ ông đốc” ở đây là từ loại gì ? lớp 3 và lớp 5 ở đây có giống lớp 3 và lớp 5 ngày nay không ? - Ông đốc là ông hiệu trưởng – thầy hiệu trưởng - Lớp 3và 5 các lớp bậc tiểu học .Theo hệ thống giáo dục trước cách mạng tháng tám thì lớp 5 là lớp nhất , lớp 4 là lớp nhì ? Khi nghe ông đốc hiền từ và nghiêm trang gọi danh sách học sinh vào lớp “ Tôi” có tâm trạng gì ? - Cảm thấy quả tim như ngừng đập - Quên cả mẹ đứng sau - Nghe gọi tên giật mình lúng túng - Được mọi người chú ý , đã lúng túng càng lúng túng hơn . ? Đó là tâm trạng như thế nào ? - Tâm trạng hồi hộp , bồn chồn , lúng túng của một chú bé rời vòng tay mẹ bước vào lớp học . ? Nhà văn đã dùng những từ loại nào trong đoạn văn để miêu tả tâm trạng nhân vật “tôi” ? từ nào được sử dụng nhiều ? - Động tưg : ngập ngừng – e sợ – rụt rè – lúng túng –dềnh dàng –run run . Những từ đó trong đoạn văn này thuộc cùng trường nghĩa - trường từ vựng ta sẽ học ở tiết sau . - Trong đó từ “ lúng túng” được lặp lại 4 lần *GV: Đây là từ có ý nghĩa khái quát ,nhà văn sử dụng chính xác để diễn tả nhiều tâm trạng , miêu tả chân thực cử chỉ ánh mắt , ý nghĩ cảm giác hồn nhiên , trong sáng của cậu học trò nhỏ khi rời vòng tay mẹ , bước vào một thế giới mới lạ - Ta hiểu thêm sâu hơn nỗi lòng nhân vật và tài kể chuyện của tác giả . ? Đỉnh cao của tâm trạng lúng túng là hành động gì? - Một cậu ôm mặt khóc , tôi díu đầu vào lòng mẹ nức nở khóc , đám học trò mới thút thít . ? Vì sao “tôi” và các cậu trò nhỏ mới lại khóc khi vào lớp ? -học sinh thảo luận - Vì lo sợ phải xa vòng tay mẹ bước vào thế giới mới lạ - Vì tiếc nuối những ngày chơi đùa tự do thoải mái - Tiếng khóc là phản ứng dây chuyền hết sức tự nhiên. GV: Miêu tả cụ thể 3 dạng khóc , thêm một vài lần nữa thể hiện ngòi bút văn xuôi Thanh Tịnh truyền cảm , trữ tình , thấu hiểu lòng người biết bao. ? Tại sao “ Tôi” lại cảm thấy “Chưa lần nào xa mẹ như lần này” khi bước vào lớp dù trước đó “Tôi” xa mẹ cả ngày đi chơi với các bạn ? - Vì xung quanh : trường , lớp, bạn bè , thầy giáo đều mới lạ ,nên cảm thấy lẻ loi , cảm thấy xa nhà , xa mẹ là tất yếu ? Nhận xét nghệ thuật miêu tả tâm lí trẻ thơ của nhà văn ? - Nhà văn ghi lại thật sống động , chân thực cảm động những rung động , những biến thái tâm lí cuỉa trò nhỏ lần đầu tiên đến trường học . Đó là tâm trạng ngỡ ngàng , cảm giác mới lạ nảy nở trong lòng đầy xáo động . GV: Thanh Tịnh sống lại những kỉ niệm của chính mình , giãi bày tuổi thơ của mình và của bao người Hoạt động 2 ? Đọc “ Một mùi hương lạ /8.hết” ? bước vào chỗ ngồi tôi có tâm trạng cảm giác gì ? - Cảm nhận được mùi hương lạ xông lên trong lớp , cái gì cũng thấy lạ và hay hay - Lạm nhận chỗ ngồi là một vật riêng của mình - nhìn người bạn tí hon ngồi bên cạnh tôi không cảm thấy xa lạ ? So sánh hai tâm trạng của “Tôi’ ở đầu và cuối văn bản - Trên đường tới trường : Con đường quen - xa lạ - Vào lớp : Bạn lạ - thân thuộc quyến luyến ? Em thấy có gì mâu thuẫn không ? Vì sao? - Không có gì mâu thuẫn . Vì được ông đốc hiền từ khuyên nhủ , được thầy giáo trẻ tươi cười đón nhận . Mọi người , vật trở nên gần gũi thân thương quyến luyến ? Nhìn con chim liệng đứng bên cửa sổ ,hót mấy tiếng rụt rè vỗ cánh bay cao tôi có tâm trạng như thế nào ? - Thèm thuồng nhìn theo cánh chim . ? Tại sao tôi có tâm trạng ấy ? Hình ảnh con chim có ý nghĩa gì ? - Hình ảnh con gợi đến những ngày chơi bời tự do . Hình ảnh này báo hiệu những ngày ấy đã kết thúc – Bắt đầu một giai đoạn mới *GV: Tiếng phấn gạch mạnh của thầy đưa tôi về cảnh thật và Tôi vòng tay lên bàn nhìn chăm chú thầy viết và lầm nhẩm đánh vần đọc : “ Tôi đi học” ? Dòng chữ này kết thúc có ý nghĩa gì ? - Cách kết thúc thật tự nhiên, bất ngờ . Đây là bài học đầu tiên trong đời . Dòng chữ mở ra một thế giới mới cho thơ ngày đầu tiên đến trường . GV: Dòng chữ thể hiện chủ đề của truyện Hoạt động 3 ? Truyện ngắn này có sự kết giữa các loại văn bản nào ? - Miêu tả , tự sự , biểu cảm GV: Truyện ngắn này không có cốt truyện mà chủ yếu là cảm xúc , tâm sự của nhân vật , tất cả được miêu tả bằng ngòi bút tinh tế , sâu sắc làm rung động lòng người ? Những hình hảnh thiên nhiên thu về trong truyện có vai trò gì ? tất cả làm nền cái không khí rất riêng hợp với thời điểm khai trường . ? Chất thơ của truyện được thể hiện ở truyện qua những yếu tố nào ? Học sinh hoạt động nhóm GV: tóm tắt - Chất thơ được tạo nên bởi tình huống truyện không cốt truyện - Chất thơ ngọt ngào ,mơn man , buồn buồn bởi có sự đồng cảm : Ai cũng có buổi đến trường đâù tiên rụt rè , bỡ ngỡ hoáo hức , lo lắng ... - Chất thơ được tạo bởi tình cảm ấm áp trìu mến dành cho trẻ , từ hình ảnh thiên nhiên đẹp nên thơ , từ hình ảnh so sánh khi phát biểu cảm nghĩ , từ giọng văn nhẹ nhàng trong sáng lay động lòng người . ? Truyện gợi cho em những suy nghĩ gì về thời thơ ấu ?- Những kỉ niệm thời thơ ấu , nhất là ngày đầu đến trường lưu giữ bền lâu trong kí ức con người . GV: Đó là nội dung cần ghi nhớ ? Đọc nghi nhớ SGK Hoạt động 4 Gợi ý : Cảm xúc của nhân vật tôi được thể hiện theo trình tự nào ? ? Dòng cảm xúc được khơi nguồn và diễn ra như thế nào ? ? Đó l;à dòng cảm xúc như thế nào ? ? Dòng cảm xúc của nhân vật “Tôi” được diễn tả bằng những phương thức nào ? ? Dòng cảm xúc ấy gợi em nhớ về kỉ niệm về ngày đầu tiên đến trường như thế nào ? Hoạt động 5 E: Hướng dẫn về nhà (3'):Học thuộc phần ghi nhớ Phân tích để làm nổi bật rõ cảm xúc tha thiết trong trẻo của nhân vật tôi qua các hình ảnh so sánh trong truyện ngắn “ Tôi đi học” Gợi ý : GV nhắc lại 4 hình ảnh so sánh +Tôi quên thế nào được.bầu trời quang đãng: -đem đến bao cảm xúc vui sướng, tâm hồn hồi hộp như tươi trẻ lại +Tôi có cái ý nghĩa non nớt.trên ngọn núi : - làm nổi bật ý nghĩ ngây thơ trong sáng hồn nhiên của nhân vật tôi + Trước mắt tôi, trường Mĩ lí..làng Hoà ấp: -thể hiện sự thơ ngây của nhân vậtt tôi + Họ như những con chimngập ngừng e sợ:- thể hiện khát vọng học hành , ước mơ bay tới những chân trời xa, chân trời ước mơ và hi vọng 2, Trước sân trường Mĩ Lí (20’) + Đứng giữa sân trường Quan sát ngôi trường - Thấy trường xinh xắn, đáng yêu và đâm ra lo sợ vẩn vơ + Quan sát những cậu trò nhỏ - Tôi cảm thấy trường vừa lạ vừa gần gũi , vừa ấm áp thân thương . +Khi nghe thấy tiếng trống trường xếp hàng vào lớp : lúng túng , ngỡ ngàng +Khi nghe đọc tên mình : hồi hộp - Tâm trạng lo lắng , hồi hộp , lúng túng. - Tâm trạng ngỡ ngàng , xúc động 3, Giờ học đầu tiên (10’) - Tâm trạng bâng khuâng ; nhớ tiếc những ngày đã qua , háo hức chờ đợi những ngày sắp được học . IV Tổng kết (5’) * Ghi nhớ :SGK IV Luyện tập (5’) 1, Phát biểu cảm nghĩ của em về dòng cảm xúc của nhân vật “Tôi” trong truyện ngắn “ Tôi đi học” 2, Viết bài văn ngắn ghi lại cảm xúc của em trong buổi đến trường đầu tiên của mình như thế nào ? Tiết 3 Ngày soạn : 11 / 8/ 2013 Ngày dạy : 21 / 8 / 2013 Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ ( Tự học có hướng dẫn) I Mục tiêu giáo dục - học sinh hiểu rõ : + Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và mối quan hệ về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ . + Rèn luyện tư duy trong việc nhận thức mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng . + Giáo dục ý thức học tập bộ môn , yêu thức tìm hiểu nghĩa của từ ngữ trong Tiếng Việt . II Kĩ năng sống cần giáo dục. III/ Phương pháp phương tiện dạy học. 1. Phương pháp 2.Phương tiện. GV: Nghiên cứu soạn bài , bảng phụ ghi các ví dụ , bài tập HS: Chuẩn bị bài theo sự hướng dẫn của thầy III Tiến trình lên lớp Hoạt động 1 1, ổn định lớp (1’) 2, Kiểm tra bài cũ : Hoạt động 2 Giới thiệu bài : ở lớp 7 ta được học về từ với những mối quan hệ nào về ý nghĩa ? Từ đồng âm – từ trái nghĩa ? ? Thế nào là từ đồng nghĩa , từ trái nghĩa ? Cho ví dụ ? ? Nhận xét mối quan hệ ngữ nghĩa giữa từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa Các từ đồng nghĩa có thể thay thế cho nhau trong một câu văn cụ thể - Các từ trái nghĩa có thể loại trừ nhau khi lựa chọn để đặt câu Hôm nay ta xét đến mối quan hệ bao hàm của các từ qua bài cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ Hoạt động 3 GV: Đưa bảng phụ học sinh quan sát sơ đồ Động vật Cá Thú Chim Voi hươu .. Tuhú Sáo ... Cá rô Cá thu... Khi học về môn sinh học ta thấy : Động vật nói chung có các loài nhỏ hơn là Thú , Chim , cá ...trong lớp thú có nhiều loài : Loài voi , loài khỉ . loài hươu...Trong lớp cá có nhiều loài : Cá rô , cá thu , cá mè .... ? Nghĩa của từ “động vật” rộng hay hẹp hơn so với nghĩa của từ “voi , hươu” ? ? Nghĩa cuả từ “chim” rộng hay hẹp so với nghĩa của từ “tu hú , sáo” ? Nghĩa cuả từ “cá” rộng hay hẹp hơn so với nghĩa của từ “cá rô , cá thu” ? Nghĩa của từ thú , chim ,cá rộng hơn nghĩa của từ nào ? hẹp hơn so với nghĩa của từ nào? Từ đó em có nhận xét gì về phạm vi nghĩa của từ ngữ ? GV: Nghĩa của từ động vật rộng hơn so với nghĩa của từ thú , chim cá . Nghĩa của từ “thú” rộng hơn so với nghĩa của “voi và hươu” Nghĩa của từ “chim” rộng hơn so với nghĩa của từ “tu hú , sáo” . Nghĩa của từ “cá” rộng hơn so với nghĩa của từ “cá thu , cá chim” . ? Em hiểu thế nào là một từ được coi là có nghĩa rộng ? GV: Những từ “cá rô , cá thu” được bao hàm trong phạm vi nghiã của từ “cá” Những từ “tu hú , sáo” được bao hàm trong nghĩa của từ “chim” Những từ “voi , hươu” được bao hàm trong phạm vi nghĩa của từ “thú” Những từ “thú , chim , cá” được bao hàm nghĩa trong phạm vi nghĩa của từ “động vật” ? Em hiêủ một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó như thế nào ? *GV: Nghĩa của từ thú , chim ,cá rộng hơn so vơí nghĩa của nào , hẹp hơn so với từ ngữ nào ? ? Đọc phần ghi nhớ ? Hoạt động 4 ? Đọc và nêu yêu cầu bài tập1 ? Gọi 2 học sinh lên bảng a, Y phục Quần áo áo sơ mi áo dài Quần dài Quần đùi ? Cho biết bài tập yêu cầu ta làm gì ? ? Muốn thực hiện được bài tập em phải dựa vào đâu? Học sinh thực hiện Gọi học sinh nhận xét gv bổ sung Nêu yêu cầu của bài tập ? Để thực hiện được bài tập em dựa vào đâu? ? Vì sao ? Vì không thuộc thuốc chữa bệnh ? Vì sao ? Vì không phải là người dạy học . Hoạt động 5 Nhớ lại kiến thức em cho biết nghĩa củatừ là gì? Hs trả lời ? Em có nhận xét gì về số lượng nghĩa của từ vựng tiếng việt? ?Lấy ví dụ 1 từ nhiều nghĩa? ? Giải nghĩa của từ: mũi,đi? Hoạt động 6 4: Củng cố- hướng dẫn học bài :(2') - Học bài - Làm hết bài tập ? : Tìm từ ngữ nghĩa rộng của các từ gạch chân sau và trình bày cảm nhận của em về khổ thơ đó Tiếng gà trưa ổ rơm hồng những trứng Này con gà mái mơ Khắp mình hoa đốm trắng Này con gà mái vàng Lông óng như màu nắng ( tiếng gà trưa- Xuân Quỳnh) I Từ ngữ nghĩa rộng và từ ngữ nghĩa hẹp (15’) 1:Ví dụ 2: Kết luận + Nghĩa của một từ có thể rộng hơn (khái quát hơn) hoặc hẹp hơn (ítd khái quát hơn) nghĩa của từ ngữ khác . + Một từ ngữ được coi là có nghiã rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác . + Một từ được coi là nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của từ ngữ khác . + Một từ ngữ có nghĩa rộng hơn đối với những từ ngữ này , đồng thời có thể có nghĩa hẹp hơn so với một từ ngữ khác II Luyện tập (14’) Bài tập 1: Lập sơ đồ thể hiện cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ trong nhóm từ ngữ ( theo mẫu sơ đồ trong bài học ) Bài tập 2/11 a, Chất đốt : Xăng , dầu hoả , khí ga , ma dút , than . b, Nghệ thuật : hội hoạ , âm nhạc , văn học , điêu khắc . Bài tập 3/11 a, Thuốc lào) b, Thủ quỹ c, Bút điện . III/ Ôn tập nghĩa của từ và từ nhiều nghĩa(13') 1/ Nghĩa của từ là gì? Nghĩa của từ là nọi dung (sự vật, tính chất, hoạt động ...) mà từ biểu thị. Trong từ vựng tiếng việt từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa Từ có hai nghĩa trở lên gọi là từ nhiều nghĩa. Tiết: 4 Ngày soạn : 11/ 8/2013 Ngày dạy : 24 / 8 / 2013 Tính thống nhất về chủ đề của văn bản I Mục tiêu giáo dục - Giúp học sinh nắm được chủ đề của văn bản , tính thống nhất về chủ đề của văn bản . - Biết viết một số văn bản đảm bảo tính thống nhất về chủ đề , biết xác định và duy trì đối tượng trình bày , lựa chọn , sắp xếp các phần văn bản sao cho tập trung nêu bật ý kiến , cảm xúc của mình . - Giáo dục ý thức trau dồi kiến thức để làm bài tập làm văn . II Kĩ năng sống cần giáo dục. III-Phương pháp phương tiện dạy học. 1. Phương pháp. 2 Phương tiện. - Thầy : Nghiên cứu soạn bài, tìm các ví dụ mẫu để phân tích, dùng bảng phụ ghi các ví dụ , dẫn chứng - Trò : Đọc bài trước khi đến lớp IV Tiến trình lên lớp 1, ổn định lớp (1’) 2, Kiểm tra bài cũ : 3, Bài mới : Giới thiệu bài : - Văn bản là gì ? Văn bản là một thể hoàn chỉnh về hình thức , trọn vẹn về nội dung , thống nhất về cấu trúc và độc lập về giao tiếp . Văn bản được hình thành bởi nhiều yếu tố , một trong những yếu tố quan trọng là chủ đề . Vậy chủ đề của văn bản là gì ? Nội dung và hình thức , đặc điểm của nó như thế nào ta nghiên cứu bài học ngày hôm nay (GV ghi tên bài lên bảng) Hoạt động 1 ? Qua việc tìm hiểu văn bản “ Tôi đi học” đối tượng trong văn bản là ai ? - Đối tượng là nhân vật “ Tôi” – tác giả ? Vấn đề chính mà văn bản biểu đạt là gì ? - Đó là kỉ niệm về cảm xúc của “ Tôi” ngày đầu tiên đi học thời thơ ấu ? Hãy nêu ngắn gọn chủ đề của văn bản này ? - Văn bản miêu tả những việc đã xảy ra , đó là những hồi ức của nhân vật tôi về những ngày tựu trường đầu tiên trong đời . Đó chính là những kỉ niệm sâu sắc đầy xúc động . ? Từ việc tìm hiểu trên hãy cho biết chủ đề của văn bản là gì ? * Bài tập củng cố : GV: Đưa bảng phụ có bài ca dao “Cây khô chưa dễ mọc chồi Bác mẹ chưa dễ ở đời với ta Non xanh bao tuổi mà già Bởi vì sương tuyết hoá ra bạc đầu” ? Đối tượng văn bản trên đề cập đến là gì ? - Đối tượng mà bài ca dao đề cập đến là các bậc sinh thành ra ta . ? Vấn đề chính mà văn bản trên biểu đạt là gì ? - Vấn đề chính mà văn bản biểu đạt là : Các bậc sinh thành ra ta đã có công nuôi dưỡng , dạy bảo ta nên người nhưng không thể
Tài liệu đính kèm: