Giáo án Ngữ văn 8 - Trường từ vựng

I/ MỤC TIÊU:

 Giúp học sinh:

 1. Kiến thức

- Hiểu được thế nào là trường từ vựng, biết xác lập các trường từ vựng đơn giản.

- Bước đầu hiểu được mối liên quan giữa trường từ vựng với các hiện tượng ngôn ngữ đã học như: đồng nghĩa, trái nghĩa, hoán dụ, ẩn dụ, nhân hoá.giúp ích cho việc học văn và làm văn

Khai niệm trường từ vựng.

 2. Kỹ năng:

- Tập hợp các từ có chung nét nghĩa vào cùng một trường từ vựng.

- Vận dụng kiến thức về trường từ vựng để đọc – hiểu và tạo lập văn bản.

- Rèn luyện kĩ năng và bổ sung kiến thức cho HS về vai trò của trường từ vựng.

 

docx 4 trang Người đăng trung218 Lượt xem 3400Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Trường từ vựng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TỪ VỰNG
I/ MỤC TIÊU:
 Giúp học sinh:
 1. Kiến thức
- Hiểu được thế nào là trường từ vựng, biết xác lập các trường từ vựng đơn giản.
- Bước đầu hiểu được mối liên quan giữa trường từ vựng với các hiện tượng ngôn ngữ đã học như: đồng nghĩa, trái nghĩa, hoán dụ, ẩn dụ, nhân hoá...giúp ích cho việc học văn và làm văn
Khai niệm trường từ vựng.
 2. Kỹ năng:
- Tập hợp các từ có chung nét nghĩa vào cùng một trường từ vựng.
- Vận dụng kiến thức về trường từ vựng để đọc – hiểu và tạo lập văn bản.
- Rèn luyện kĩ năng và bổ sung kiến thức cho HS về vai trò của trường từ vựng.
II/ CHUẨN BỊ:
 1.Giáo viên:
Tham khảo tài liệu, thiết kế bài dạy 
Ghi ví dụ ra bảng phụ
 2. Học sinh:
Đọc các ví dụ và trả lời câu hỏi.
III/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
 1. Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ:
 H: Thế nào là từ ngữ nghĩa rộng và từ ngữ nghĩa hẹp? Cho ví dụ? Một từ có thể coi là vừa có nghĩa rộng, vừa có nghĩa hẹp được không? Tại sao?
 3. Bài mới:
Giới thiệu bài:
 Ở tiết Tiếng Việt trước, các em đã được tìm hiểu về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ: Từ ngữ nghĩa rộng và từ ngữ nghĩa hẹp. Vậy nghĩa của từ ngữ còn được đề cập ở những khía cạnh nào? Chúng ta sẽ được tìm hiểu qua bài học hôm nay.
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung
Hoạt động 1:
*GV treo bảng phụ có ghi ví dụ
 Gọi HS đọc
H: Em hãy chỉ ra các từ in đậm trong đoạn văn trên?
( HS trả lời, GV kết hợp ghi bảng)
H: Theo em, các từ in đậm trên đều có một nét chung nào về nghĩa?
GV: Các từ: mắt, da, gò má, đùi, đầu, cánh tay, miệng có một nét nghĩa chung nhất, đó là chỉ các bộ phận của cơ thể con người.
*GV đưa ra ví dụ 2:
 Xoong, nồi, sanh, chảo,...
H: Những từ ngữ trên có nét chung nào về nghĩa?
-> Dụng cụ nấu nướng.
GV: Em NX rất đúng. Nếu tập hợp các từ trên thành một nhóm thì nhóm từ này có một nét nghĩa chung là chỉ các dụng cụ nấu nướng.
H: Qua phân tích các ví dụ, em hiểu thế nào là trường từ vựng?
- HS trả lời.
- Gọi HS đọc ghi nhớ
 GV chốt lại: 
 + Cơ sở để hình thành trường từ vựng là những từ đó phải có đặc điểm chung về nghĩa.
 + Nếu 1 nhóm từ mà không có ít nhất 1 nét chung về nghĩa thì không phải là trường từ vựng.
- Gọi HS lấy thêm ví dụ
- GV: Cho nhóm từ sau:
 Cao, thấp, lênh khênh, lùn, gầy, béo, ...
H: Nếu dùng nhóm từ trên để miêu tả người thì tên của trường từ vựng này là gì?
-> Hình dáng của con người.
I/ THẾ NÀO LÀ TRƯỜNG TỪ VỰNG: 
1.Ví dụ:
2.Nhận xét:
- Mắt, da, gò má, đùi, đầu, cánh tay, miệng.
-> Nét nghĩa chung: Chỉ bộ phận của cơ thể người.
* Ghi nhớ: (SGK-21)
* GV treo bảng phụ có ghi ví dụ.
- Gọi HS đọc.
 Trường từ vựng “mắt”:
 + Bộ phận của mắt: Lòng đen, lòng trắng, con ngươi...
 + Đặc điểm của mắt: Đờ đẫn, tinh anh, mù..
 + Cảm giác của mắt: Chói, mỏi, quáng...
 +Bệnh của mắt: Quáng gà, cận thị, viễn thị...
 + Hoạt động của mắt: Nhìn, trông, thấy... 
H: Từ ví dụ trên giúp em rút ra lưu ý gì?
*GV giới thiệu lưu ý 2
- Yêu cầu HS theo dõi tiếp bảng phụ.
 GV chỉ bảng kết hợp với giảng:
 + Bộ phận của mắt: lòng đen...-> Danh từ.
 +Hoạt động của mắt: nhìn,...-> Động từ.
 + Đặc điểm của mắt: lờ đờ,...-> Tính từ.
=> Vì vậy một trường từ vưng có thể bao gồm những từ # biệt nhau về từ loại.
*GV treo bảng phụ: trường từ vựng “Lưới”
 + Phương tiện để đánh bắt: lưới, chài, vó,...
 + Dụng cụ thể thao: lưới, vợt, ...
 + Hệ thống, thể chế: mạng lưới giao thông, mạng lưới cộng tác viên...
 + Kĩ thuật in ấn: in lưới, in quét ảnh...
H: Đọc xong trường từ vựng “Lưới” em rút ra nhận xét gì?
* GV giới thiệu lưu ý 4
* Gọi HS đọc ví dụ trong SGK
 + Suy nghĩ của con người: tưởng, ngỡ, nghĩ...
 + Tâm trạng con người: mừng, vui, buồn...
 + Cách xưng hô của con người: cậu, tớ...
-> Tác giả chuyển trường từ vựng về con người sang trường từ vựng về động vật để nhân hoá.
*GV chốt lại kiến thức.
3. Một số lưu ý:
a) Một trường từ vựng có thể bao gồm các trường từ vựng nhỏ hơn.
b)Một trường từ vựng có thể bao gồm những từ khác biệt nhau về từ loại.
c) Do hiện tượng nhiều nghĩa, 1 từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau.
d) Người ta thường dùng cách chuyển trường từ vựng để tăng thêm tính nghệ thuật trong ngôn từ & khả năng diễn đạt
Hoạt động 2:
- GV nêu yêu cầu
- HS chia nhóm thảo luận trong 2 phút.
- Đại diện các nhóm nêu kết quả
- GV nhận xét.
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài.
- GV nêu câu hỏi của từng phần
- HS trả lời cá nhân.
II/ LUYỆN TẬP:
1. Bài tập 1:
- Thầy, mẹ, em, mợ, cô, anh, em ...
-> Người ruột thịt.
2. Bài tập 2:
a) Dụng cụ đánh bắt thuỷ sản
b) Dụng cụ để đựng
c) Hoạt động của chân
d) Trạng thái tâm lí
e) Tính cách
g) Dụng cụ để viết.
4. Củng cố: GV hỏi HS:
 - Khái niệm trường từ vựng
 - Một số lưu ý
5. Hướng dẫn học bài:
 - Đọc lại nội dung bài theo trình tự tìm hiểu.
 - Học thuộc ghi nhớ.
 - Làm tiếp các bài tập còn lại vào vở. 
 - Soạn bài: “Bố cục của văn bản”.
IV/ RÚT KINH NGHIỆM:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai_2_Truong_tu_vung.docx