Giáo án Ngữ văn 8 - Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội

1. Mục tiêu:

 1.1 Kiến thức :

 Hoạt động 1:

 - HS biết: Tác dụng của việc sử dụng từ địa phương.

 - HS hiểu: Khái niệm từ ngữ địa phương.

 Hoạt động 2:

 - HS biết: Tác dụng của việc sử biệt ngữ xã hội.

 - HS hiểu: Khái niệm biệt ngữ xã hội.

 Hoạt động 3:

 - HS biết:- Sử dụng từ địa phương và biệt ngữ xã hội đúng lúc, đúng chỗ.

 - HS hiểu:- Tác dụng của việc sử dụng từ địa phương, biệt ngữ xã hội.

 

doc 5 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1744Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 5 - Tiết:17
Ngày dạy: 21. 9. 2015
TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI
1. Mục tiêu:
 1.1 Kiến thức : 
à Hoạt động 1: 
 - HS biết: Tác dụng của việc sử dụng từ địa phương.
 - HS hiểu: Khái niệm từ ngữ địa phương.
à Hoạt động 2:
 - HS biết: Tác dụng của việc sử ø biệt ngữ xã hội.
 - HS hiểu: Khái niệm biệt ngữ xã hội.
à Hoạt động 3: 
 - HS biết:- Sử dụng từ địa phương và biệt ngữ xã hội đúng lúc, đúng chỗ.
 - HS hiểu:- Tác dụng của việc sử dụng từ địa phương, biệt ngữ xã hội.
à Hoạt động 4: 
 - HS biết:
 - HS hiểu:Vận dụng kiến thức và từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội vào việc giải bài tập.
1.2 Kĩ năng:
- HS thực hiện được: Nhận biết , hiểu nghĩa một số từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.
- HS thực hiện thành thạo:Dùng từ địa phương và biệt ngữ xã hội phù hợp với tình huống giao tiếp. 
1.3 Thái độ: 
- HS có thói quen: ý thức sử dụng từ địa phương đúng chỗ.
- HS có tính cách: ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. 
- Tích hợp giáo dục kĩ năng sống: kĩ năng suy nghĩ, sáng tạo, kĩ năng phân tích, so sánh từ địa phương và biệt ngữ xã hội ; kĩ năng ra quyết định, tự nhận thức: tự tin, biết cách sử dụng linh hoạt từ ngữ trong các hoàn cảnh khác nhau, trong các vùng miền.	
2. Nội dung học tập: 
- Nội dung 1: Khái niệm, tác dụng của việc sử dụng từ địa phương. 
- Nội dung 2: Khái niệm, tác dụng của việc sử dụng biệt ngữ xã hội. 
- Nội dung 3: Luyện tập.
3. Chuẩn bị:
3.1. Giáo viên: Sưu tầm thêm kiến thức về từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, bài tập nâng cao.
3.2. Học sinh: Tìm hiểu khái niệm từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, tập cho ví dụ.
4. Tổ chức các hoạt động học tập: 
4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện: 1 phút
8A1: 8A2: 8A3: 
 4.2 Kiểm tra miệng: ( 5 phút)
à Câu hỏi kiểm tra bài cũ: 
ĩ Giáo viên treo bảng phụ, ghi câu hỏi trắc nghiệm.
Câu hỏi 1: Trong các từ sau, từ nào là từ tượng thanh? (2đ)
	 A. Vật vã. B. Mải miết.
	 C. Xôn xao. D. Chốc chốc.
l Đáp án: C
 Câu hỏi 2: Thế nào là từ tượng thanh, tượng hình? Nộp vở bài tập (6đ)
l Đáp án: 
Từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái, kích thước, của sự vật, hiện tượng tự nhiên và con người là từ tượng hình.
Từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, con người là từ tượng thanh.
à Câu hỏi kiểm tra nội dung tự học:
 Em đã chuẩn bị những gì cho bài học hôm nay? (2đ)
l Tìm hiểu khái niệm từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, tập cho ví dụ.
Học sinh trả lời, giáo viên nhận xét, ghi điểm.
4.3 Tiến trình bài học:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1. Vào bài. Giới thiệu bài: Tiếng Việt là thứ tiếng có tính thống nhất cao. Người Bắc bộ, người Trung bộ và người Nam bộ có thể hiểu được tiếng nói của nhau. Tuy nhiên, bên cạnh sự thống nhất cơ bản đó, tiếng nói mỗi địa phương cũng có những khác biệt về ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp. Tiết này chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu thế nào là từ ngữ địa phương, thế nào là biệt ngữ xã hội.( 1’)
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu từ ngữ địa phương.(7’)
Gọi học sinh đọc ví dụ SGK.
Từ bắp và bẹ đều có nghĩa là ngô. Trong ba từ bắp, bẹ, ngô từ nào là từ phổ biến trong toàn dân?
Ngô: là từ toàn dân vì nó được dùng phổ biến có tính chuẩn mực văn học cao.	 
Từ bắp được dùng ở miền nào? Từ bẹ được dùng ở miền nào?
Bắp : miền Nam. Bẹ : các tỉnh miền núi phía Bắc 
Nhận xét phạm vi sử dụng các từ : bắp, bẹ?
Một số địa phương nhất định
Vậy thế nào là từ ngữ địa phương?
Học sinh trả lời, giáo viên nhận xét, chốt ý.
Cho một số ví dụ về từ ngữ địa phương?
Béng ( bánh), dề ( về), mè (vừng).
Gọi học sinh đọc ghi nhớ SGK.
Tích hợp giáo dục kĩ năng sống: kĩ năng suy nghĩ, sáng tạo.	
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu biệt ngữ xã hội.( 7’)	
Gọi học sinh đọc ví dụ SGK/57	 
Tại sao trong đoạn văn, có chỗ tác giả dùng mẹ, có chỗ lại dùng mợ? Trước Cách mạng tháng tám năm 1945, trong tầng lớp xã hội nào ở nước ta, mẹ được gọi bằng mợ, cha được gọi bằng cậu?
Mẹ, mợ là hai từ đồng nghĩa cùng chỉ người sinh ra mình. Ở xã hội nước ta trước Cách mạng tháng Tám , tầng lớp trung lưu, thượng lưu: Con gọi mẹ là mợ, gọi cha là cậu.
Giáo viên diễn giảng thêm: Dùng từ mẹ trong lời kể mà đối tượng là độc giả; dùng từ mợ trong câu đáp của bé Hồng với người cô: Hai người cùng tầng lớp xã hội.
Giáo viên gọi học sinh đọc ví dụ b: Từ ngỗng, trúng tủ có nghĩa là gì?
Điểm 2. Đúng bài đã học thuộc lòng.
Tầng lớp xã hội nào thường dùng các từ này?
Học sinh, sinh viên.
Thế nào là biệt ngữ xã hội?
Học sinh trả lời, giáo viên nhận xét, chốt ý.
Đọc ghi nhớ SGK.
Tích hợp giáo dục kĩ năng sống: kĩ năng suy nghĩ sáng tạo: Phân tích, so sánh từ địa phương và biệt ngữ xã hội để rút ra đặc điểm. 	 
Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu cách sử dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội.( 7’)
 Khi sử dụng từ địa phương và biệt ngữ xã hội phải chú ý điều gì?
Giáo viên nêu vd : - Này u ăn đi! Để mãi! U có ăn thì con mới ăn. U không ăn con cũng không muốn ăn nữa. (Tắt đèn)
Em thấy từ u mang sắc thái địa phương nào?
Miền Bắc nước ta.
Theo em dùng từ địa phương trong thơ văn có tác dụng gì?
Tô đậm màu sắc địa phương.
Đọc câu văn “Cá nó..mõi lắm”, đây là từ địa phương hay biệt ngữ xã hội? Em thấy câu nói mang đậm màu sắc tầng lớp nào trong xã hội được phản ánh?
Tầng lớp dưới đáy xã hội thời bấy giờ, những kẻ làm nghề trộm cắp.
  Vậy theo em, khi nào chúng ta nên sử dụng từ địa phương?
l Giáo dục học sinh ý thức sử dụng từ địa phương phù hợp.
Dùng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội phù hợp có tác dụng gì?
Tô đậm màu sắc địa phương, màu sắc tầng lớp xã hội.
Gọi học sinh đọc phần đọc thêm : qua câu chuyện “Chú giống con bọ hung”, em thấy dùng nhiều từ ngữ địa phương, hay biệt ngữ xã hội sẽ gây ra điều gì?
Khó hiểu.
Khi sử dụng từ ngữ địa phương hay biệt ngữ xã hội cần chú ý đến điều gì?
Đối tượng giao tiếp, tình huống, hoàn cảnh giao tiếp để đạt hiệu quả giao tiếp cao.
Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh kĩ năng giao tiếp: sử dụng linh hoạt từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội trong hoạt động giao tiếp.
Gọi học sinh đọc ghi nhớ SGK.	
Hoạt động 5: Hướng dẫn học sinh luyện tập.( 10’)
 õ GV sử dụng kĩ thuật “khăn phủ bàn”.
 l Vòng 1: Cho HS hoạt động độc lập. 
Tìm một số từ ngữ địa phương nơi em ở hoặc ở vùng khác mà em biết. Nêu từ ngữ toàn dân tương ứng?
 l Vòng 2: Cho HS tương tác, thảo luận ý kiến với bạn rồi đưa ra ý kiến chung.
 ơ GV nhận xét bài của các nhóm.
Tìm một số từ ngữ của tầng lớp học sinh hoặc của tầng lớp xã hội khác mà em biết và giải thích nghĩa của các từ ngữ đó (cho ví dụ minh họa).
Trong những trường hợp giao tiếp sau đây, trường hợp nào nên dùng từ ngữ địa phương, trường hợp nào không nên dùng từ ngữ địa phương?
Người nói chuyện với mình là người cùng địa phương.
Người nói chuyện với mình là người ở địa phương khác.
Khi phát biểu ý kiến ở lớp.
Khi làm bài tập làm văn.
Khi viết đơn từ, báo cáo gửi thầy, cô giáo.
Khi nói chuyện với người nước ngoài biết tiếng Việt.
ĩ Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh: ra quyết định, tự nhận thức: tự tin, biết cách sử dụng linh hoạt từ ngữ trong các hoàn cảnh khác nhau, trong các vùng miền.	
I. Từ ngữ địa phương :
.
- Từ ngữ địa phương: là từ ngữ được sử dụng ở một hoặc một số 
địa phương nhất định.
II. Biệt ngữ xã hội:
- Biệt ngữ xã hội:Là từ ngữ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định.
 III. Sử dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội:
- Việc sử dụng từ địa phương và biệt ngữ xã hội phải phù hợp với tình huống giao tiếp.
 + Trong thơ văn, tác giả có thể sử dụng một số từ ngữ thuộc hai lớp từ này để thể hiện nét riêng về ngôn ngữ, tính cách của nhân vật.
+ Từ địa phương và biệt ngữ xã hội thường được sử dụng trong khẩu ngữ, trong giao tiếp thường nhật với người cùng địa phương hoặc cùng tầng lớp xã hội với mình.
IV. Luyện tập:
 Bài 1: Tìm từ địa phương:
Chén - bát, khoai mì - sắn, thơm - dứa, mãng cầu - na, 
 Bài 2: Cây gậy - điểm 1, quay phim - quay bài, phao - tài liệu trong phòng thi.
 Bài 3: Trường hợp a nên dùng từ ngữ địa phương.
 - Trường hợp b, c, d, e, g không nên dùng từ địa phương, vì sẽ gây khó hiểu.
4.4 Tôûng kết( 4 phút)
Câu hỏi 1: Từ ngữ địa phương là gì?
 l Là từ chỉ được sử dụng ở một hoặc một số địa phương nhất định.
 Câu hỏi 2: Biệt ngữ xã hội là gì?
 lLà từ chỉ được sử dụng trong một tầng lớp xã hội nhất định. 
Câu hỏi 3: Nhận xét nào không nói lên mục đích của việc sử dụng các từ ngữ địa phương trong các tác phẩm văn học?
 A. Để tô đậm màu sắc địa phuơng của câu chuyện.
 B. Để tô đậm màu sắc giai tầng xã hội của ngôn ngữ.
 C. Để tô đậm tính cách nhân vật.
 D. Để thể hiện sự hiểu biết của tác giả về địa phương đó.
lĐáp án: D
4.5 Hướng dẫn học tập: ( 4 phút)
	à Đối với bài học tiết này:
 - Sưu tầm một số câu ca dao, hò vè, thơ, văn có sử dụng từ địa phương và biệt ngữ xã hội.
 - Đọc và sửa các lỗi do lạm dụng từ địa phương trong một số bài tập làm văn của mình và của bạn. Và làm bài tập vào vở bài tập.
	à Đối với bài học tiết sau:
- Xem trước bài “Trợ từ, thán từ” theo yêu cầu SGK. Tìm hiểu :
	+ Thế nào là trợ từ ?
	+ Thế nào là thán từ ?
5. Phụ lục: -Tài liệu:
 + SGK, SGV Ngữ văn 8, Sổ tay kiến thức Ngữ văn 8,Học và thực hành theo chuẩn kiến thức- kĩ năng 8, Đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức- kĩ năng 8, Dạy tốt, học tốt các mơn học bằng sơ đồ tư duy.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_5_Tom_tat_van_ban_tu_su.doc