Giáo án Ngữ văn 8 - Từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương

I . MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

– Hiểu được khái niệm từ ngữ toàn dân và từ ngữ địa phương.

– Bước đầu hiểu được các kiểu từ ngữ địa phương điển hình và vai trò của từ ngữ địa phương trong giao tiếp xã hội

– Có ý thức sử dụng từ ngữ trong giao tiếp.

2. Kĩ năng:

– Biết xác định và phân biệt từ ngữ địa phương và từ ngữ toàn dân.

– Hiểu được nguyên nhân của sự thâm nhập từ ngữ địa phương vào từ toàn dân.

3. Thái độ: Yêu thích môn học, tích cực xây dựng bài.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Giáo án, sách Địa phương.

2. Học sinh: Bài mới, bài cũ, sách Địa phương.

 

doc 2 trang Người đăng trung218 Lượt xem 8933Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7
Tiết 28
Ngày soạn: ././2015
Ngày dạy : ././2015
CTÑP:
TÖØ NGÖÕ TOAØN DAÂN, TÖØ NGÖÕ ÑÒA PHÖÔNG
—&–
I . MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: 
– Hiểu được khái niệm từ ngữ toàn dân và từ ngữ địa phương.
– Bước đầu hiểu được các kiểu từ ngữ địa phương điển hình và vai trò của từ ngữ địa phương trong giao tiếp xã hội
– Có ý thức sử dụng từ ngữ trong giao tiếp.
2. Kĩ năng: 
– Biết xác định và phân biệt từ ngữ địa phương và từ ngữ toàn dân.
– Hiểu được nguyên nhân của sự thâm nhập từ ngữ địa phương vào từ toàn dân. 
3. Thái độ: Yêu thích môn học, tích cực xây dựng bài.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Giáo án, sách Địa phương.
2. Học sinh: Bài mới, bài cũ, sách Địa phương.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ:
	Câu 1: Tóm tắt và nêu ý nghĩa văn bản “Chiếc lá cuối cùng”. (7 đ)
	Câu 2: Tại sao cụ Bơ-men là nhân vật chính của văn bản trên? (2 đ)
	*Chú ý: Soạn bài đầy đủ đạt 1 điểm.
3. Bài mới: Ở những tiết trước, các em đã được học bài “Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội” nhưng vẫn còn một số thiếu sót về từ ngữ được sử dụng ở địa phương An Giang chúng ta. Như vậy, hôm nay chúng ta sẽ học bài “CTĐP: TỪ NGỮ TOÀN DÂN, TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG” để tìm hiểu xem vồn từ ngữ địa phương An Giang chúng ta phong phú như thế nào?
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
ND ghi bài
Hoạt động 1: Từ ngữ toàn dân.
– Cho HS nghiên cứu SĐP và trả lời các câu hỏi:
+ Từ ngữ toàn dân là gì? Cho một vài vi dụ.
+ Về mặt ND, từ toàn dân biểu thị những gì?
+ Tại sao các nhà văn, nha thờ thường dùng từ toàn dân để sáng tác văn, thơ?
– Gọi HS rút ra kết luận.
Hoạt đồng 2: Từ ngữ địa phương.
– Cho HS nghiên cứu SĐP và trả lời các câu hỏi:
+ Từ ngữ địa phương là gi? Cho một vài ví dụ.
+ Có mấy lại từ địa phương? Đó là những loại nào?
+ Loại thứ hai còn được chia thành những loại nào? 
– Cho HS rút ra kết luận.
Hoạt động 3: Sự thâm nhập của từ địa phương vào từ toàn dân.
– Cho HS nghiên cứu SĐP và trả lời các câu hỏi:
+ Hãy nên nhận xét của em về quá trình thâm nhập của từ địa phương vào từ toàn dân?
+ Điều kiện nào làm cho từ địa phương có thể thâm nhập vào từ toàn dân?
– Cho HS rút ra kết luận.
Hoạt động 1: Từ ngữ toàn dân.
– HS nghiên cứu SGK. Yêu cầu trả lời được:
à Là lớp từ vựng cơ bản, quan trọng nhất trong một ngôn ngữ, làm cơ sở cho sự giao tiếp thống nhất của toàn dân. VD: ba, mẹ, ông, bà,
à Biểu thị sự vật, hiện tượng, khái niệm (hiện tượng thiên nhiên, bộ phận cơ thể người, hoạt động, tính chất,).
à Để bài văn, bài thơ dễ hiểu, cả nước có thể đọc được.
– HS rút ra kết luận.
Hoạt động 2: Từ ngữ địa phương.
– HS nghiên cứu SGK. Yêu cầu trả lời được:
à Là những từ ngữ được dùng hạn chế ở một hoặc một vài địa phương. VD: áo bà ba, hô bài chòi, hát quan họ,
à Có hai loại:
> Từ địa phương không có sự đối lập với từ toàn dân.
> Từ địa phương có sự đối lập với từ toàn dân. Được chia thành 2 loại nhỏ:
Từ địa phương có sự đối lập về ý nghĩa so với từ toàn dân.
Từ địa phương có sự đối lập về ngữ âm so với từ toàn dân.
– HS rút ra kết luận và ghi bài.
Hoạt động 3: Sự thâm nhập của từ địa phương vào từ toàn dân.
– HS nghiên cứu SGK. Yêu cầu trả lời được:
à Là một quá trình tương đối dài và phức tạp.
à Chỉ khái niệm của chưa có trong tiếng Việt; gần gũi với đời sống xã hội của người dân cả nước.
– HS rút ra kết luận và ghi bài.
I. Từ ngữ toàn dân.
– Từ toàn dân là lớp từ vựng cơ bản, quan trọng nhất trong một ngôn ngữ, làm cơ sở cho sự giao tiếp thống nhất của toàn dân.
VD: ba, mẹ, ông, bà,
– Nội dung: biểu thị sự vật, hiện tượng, khái niệm (hiện tượng thiên nhiên, bộ phận cơ thể người, hoạt động, tính chất,).
– Thương được nhiều nhà văn, nhà thơ dùng để sáng tác văn, thơ.
II. Từ ngữ địa phương.
– Từ ngữ địa phương là những từ ngữ được dùng hạn chế ở một hoặc một vài địa phương.
VD: áo bà ba, hô bài chòi, hát quan họ,
1. Từ địa phương không có sự đối lập với từ toàn dân: là những từ ngữ biểu thị những sự vật, hiện tượng, hoạt động, chỉ có ở một địa phương nào đó.
2. Từ địa phương có sự đối lập với từ toàn dân: là những từ ngữ thể hiện cách nói riêng của người dân ở một địa phương nào đó khi biểu thị những sự vật, hiện tượng, hoạt động, Loại này được phân chia thành hai kiểu chính:
Từ địa phương có sự đối lập về ý nghĩa so với từ toàn dân.
Từ địa phương có sự đối lập về ngữ âm so với từ toàn dân.
III. Sự thâm nhập của từ địa phương vào từ toàn dân.
– Là một quá trình tương đối dài và phức tạp.
– Điều kiện: chỉ khái niệm của chưa có trong tiếng Việt; gần gũi với đời sống xã hội của người dân cả nước.
IV. CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
1. Củng cố:
– Đặt câu chứa từ ngữ ở địa phương An Giang.
– Đọc và ghi GHI NHỚ SĐP/55.
2. Dặn dò: 
– Soạn bài “Hai cây phong” và tóm tắt văn bản.
– Học kĩ bài cũ.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_8_Chuong_trinh_dia_phuong_phan_Tieng_Viet.doc