Giáo án Ngữ văn 8 - Từ tượng hình, từ tượng thanh

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức: Đặc điểm, công dụng của từ tượng hình, tượng thanh.

2. Kĩ năng:

- Nhận biết từ tượng hình, tượng thanh và giá trị của chúng trong văn miêu tả.

- Lựa chọn, sử dụng từ tượng hình, tượng thanh phù hợp với hoàn cảnh nói, viết.

- KNS: Ra quyết định, suy nghĩ sáng tạo.

3. Thái độ: Ý thức sử dụng từ đúng đắn, hiệu quả.

II. CHUẨN BỊ:

1. GV:

- Bảng phụ, ví dụ mẫu.

- KT: Phân tích các tình huống, động não, thực hành có hướng dẫn.

2. HS: Bảng nhóm, nghiên cứu sách giáo khoa, soạn bài.

 

doc 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 3140Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Từ tượng hình, từ tượng thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tieát 15: 	 	TÖØ TÖÔÏNG HÌNH, TÖØ TÖÔÏNG THANH
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Đặc điểm, công dụng của từ tượng hình, tượng thanh.
2. Kĩ năng: 
Nhận biết từ tượng hình, tượng thanh và giá trị của chúng trong văn miêu tả.
Lựa chọn, sử dụng từ tượng hình, tượng thanh phù hợp với hoàn cảnh nói, viết.
KNS: Ra quyết định, suy nghĩ sáng tạo.
3. Thái độ: Ý thức sử dụng từ đúng đắn, hiệu quả.
II. CHUẨN BỊ:
1. GV: 
Bảng phụ, ví dụ mẫu.
KT: Phân tích các tình huống, động não, thực hành có hướng dẫn.
2. HS: Bảng nhóm, nghiên cứu sách giáo khoa, soạn bài.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Khởi động: (5 phút)
a) Ổn định lớp:
b) Bài cũ: Thế nào là trường từ vựng? Cho ví dụ.
2. Bài mới: GV đọc và phân tích lại đoạn văn trong văn bản “Lão Hạc” - đoạn miêu tả Lão Hạc sau khi bán chó ® khẳng định lại giá trị của đoạn văn miêu tả này trong việc thể hiện tính cách nhân vật.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu bài. 
Hoạt động a: Đặc điểm. (15 phút)
- HS đọc đoạn trích (SGK/49)
- GV hỏi: Trong các từ in đậm có từ nào gợi tả hình ảnh dáng vẻ trạng thái của sự vật?
- GV hỏi: Những từ nào mô phỏng âm thanh tự nhiên, con người?
- GV hỏi: Đặc điểm của từ tượng hình? 
(Gợi tả hình dáng)
- GV hỏi: Đặc điểm của từ tượng thanh? 
(Mô phỏng âm thanh)
- GV hỏi: Hiểu thế nào là từ tượng hình, tượng thanh?
(Từ tựơng hình, từ tượng thanh có tác dụng gợi hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động vì thế nó được sử dụng rất nhiều trong các phương thức biểu đạt nhất là miêu tả và tự sự)
Hoạt động b: Công dụng. (10 phút)
- GV hỏi: Những từ láy tượng hình, tượng thanh được Nam Cao sử dụng có tác dụng gì?
(Thể hiện sự dằn vặt, cái chế đau đớn của Lão Hạc, làm cho người đọc cảm động với sự đau thương và phẩm chất cao quý của lão Hạc)
- GV hỏi: Từ tượng hình, tượng thanh có tác dụng gì trong văn miêu tả, văn tự sự?
(Làm tăng tính tượng hình, tính biểu cảm sự vật, con người sống động hơn)
- GV hỏi: Thế nào là từ tương hình, từ tượng thanh? Nêu tác dụng của nó?
- HS đọc ghi nhớ.
Hoạt động 2: Luyện tập. (13 phút)
- HS tìm từ tượng hình, tượng thanh.
- HS tìm năm từ tượng hình gợi tả dáng đi của người theo mẫu.
- HS Phân biệt ý nghĩa của từ tượng hình, tượng thanh tả tiếng cười: ha hả; hì hì; hô hố; hơ hớ.
- HS học nhóm: Đặt câu với các từ tượng hình, tượng thanh đã cho.
- HS vận dụng tượng hình, tượng thanh trên để viết sáng tạo đoạn văn.
- HS sưu tầm một bài thơ có sử dụng từ tượng hình, tượng thanh.
I. Tìm hiểu bài:
1. Đặc điểm, công dụng:
a. Đặc điểm:
VD: cho các từ: móm mém, xồng xộc, vật vã, rũ rượi, sòng sọc.
® Mô phỏng hình dáng, trạng thái của sự vật, hiện tượng.
Þ Từ tượng thanh.
Các từ: hu hu, ư ử.
® Mô phỏng âm thanh
Þ Từ tượng thanh.
b. Công dụng:
2. Ghi nhớ: (SGK/49)
II. Luyện tập:
Bài tập 1: Từ tượng hình, tượng thanh: Soàn soạt, rón rén bịch, bốp, lẻo khẻo, nham nham
Bài tập 2: Năm từ tượng hình gợi tả dáng đi: Lom khom, ngất ngưởng, rón ren, thướt tha, uyển chuyển.
Bài tập 3 : Phân biệt ý nghĩa
- ha hả: cười to; 
- hì hì: bộc lộ sự thích; 
- hô hố: thô lỗ; 
- hơ hớ: thoải mái.
Bài tập 4: 
Bài tập 5: 
3. Củng cố – Dặn dò: (2 phút)
Củng cố:
GV hệ thống kiến thức.
HS đọc lại ghi nhớ.
Dặn dò:
HS học ghi nhớ và hoàn chỉnh bài tập.
HS sưu tầm một số bài thơ có sử dụng từ tượng nhình, từ tượng thanh.
Tiết tới: Liên kết đoạn văn trong văn bản [SGK/50] và kiểm tra 15 phút (nội dung tuần 4).

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_4_Tu_tuong_hinh_tu_tuong_thanh.doc