Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 12 - Trường THCS Đạ Long

Văn bản: ÔN DỊCH, THUỐC LÁ

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Biết cách đọc – hiểu, nắm bắt các vấn đề xã hội trong một văn bản nhật dụng;

- Có thái độ quyết tâm phòng chống thuốc lá;

- Thấy được sức thuyết phục bởi sự kết hợp chặt chẽ phương thức lập luận và thuyết minh trong văn bản.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ

1. Kiến thức:

- Mối nguy hại ghê gớm toàn diện của tệ nghiện thuốc lá đối với sức khỏe con người và đạo đức xã hội.

- Tác dụng của việc kết hợp các phương thức biểu đạt lập luận và thuyết minh trong văn bản.

2. Kĩ năng:

- Đọc – hiểu một văn bản nhật dụng đề cập đến một vấn đề xã hội bức thiết.

- Tích hợp với phần Tập làm văn để tập viết bài văn thuyết minh một vấn đề của đời sống xã hội.

3. Thái độ: Có thái độ quyết tâm phòng chống thuốc lá.

C. PHƯƠNG PHÁP: - Vấn đáp, tích hợp báo chí, thời sự, thảo luận nhóm, nêu vấn đề

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS

 - Lớp 8A1: SS: , Vắng .( . . .)

 - Lớp 8A2: SS: , Vắng .( . . .)

2. Kiểm tra bài cũ: Văn bản “Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000” kêu gọi chúng ta về vấn đề gì? Vấn đề ấy có tầm quan trọng như thế nào?

3. Bài mới:

* Vào bài: Hiện nay, hút thuốc lá là hiện tượng phổ biến. Hút thuốc lá không chỉ tốn tiền mà nghiêm trọng hơn nó ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cho người hút và những người xung quanh. Vì thế chống thuốc lá, chống hút thuốc lá từ lâu đã trở thành một vấn đề khoa học - xã hội mang tầm thế giới. Bài Ôn dịch, thuốc lá chính là tiếng còi báo động gióng lên rất kịp thời.

 

doc 11 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 829Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 12 - Trường THCS Đạ Long", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, Vắng.(....)
2. Kiểm tra bài cũ: Văn bản “Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000” kêu gọi chúng ta về vấn đề gì? Vấn đề ấy có tầm quan trọng như thế nào? 
3. Bài mới: 
* Vào bài: Hiện nay, hút thuốc lá là hiện tượng phổ biến. Hút thuốc lá không chỉ tốn tiền mà nghiêm trọng hơn nó ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cho người hút và những người xung quanh. Vì thế chống thuốc lá, chống hút thuốc lá từ lâu đã trở thành một vấn đề khoa học - xã hội mang tầm thế giới. Bài Ôn dịch, thuốc lá chính là tiếng còi báo động gióng lên rất kịp thời. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
* Hoạt động 1: GIỚI THIỆU CHUNG
Gv: Yêu cầu HS trình bày về tác giả và tác phẩm, xuất xứ tác phẩm, kiểu văn bản, chủ đề và một số thuật ngữ khoa học.
HS trình bày
Gv: nhận xét, kết luận và chuyển ý.
* Hoạt động 2: ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 
HS đọc văn bản và chú thích: giọng rõ ràng mạch lạc. HS đọc. HS khác nhận xét.
Gv: Phân tích ý nghĩa của việc dùng dấu phẩy trong đầu đề của văn bản: ôn dịch, thuốc lá. có thể sửa thành ôn dịch thuốc lá hoặc Thuốc lá là một loại ôn dịch được không ? Vì sao ?
Gv: Văn bản nên chia làm mấy phần ?
HS suy nghĩ và trả lời
P1: Từ đầu đến nặng hơn cả AIDS (Thuốc lá trở thành ôn dịch) 
 P2: Tiếp theo đến con đường phạm pháp (tác hại của thuốc lá )
P3: Còn lại (Kiến nghị chống thuốc lá) 
Gv: Nêu phương thức biểu đạt chính
Gv: Những tin tức nào được thông báo trong phần mở bài ? Thông tin nào đựơc nêu thành chủ đề cho văn bản này ? 
Hs: Có nhiều nạn dịch xuất hiện, trong đó ôn dịch thuốc lá đang đe doạ sức khoẻ và tính mạng loài người.
* Hs đọc và theo dõi đoạn “ngày trước quả là một tội ác”
Gv: Tác hại của thuốc lá được thuyết minh trên những phương diện nào ? 
Hs: Hai phương diện: sức khỏe và đạo đức lối sống
Gv: Việc tác giả tiếp tục so sánh tác hại của thuốc lá bằng cách dẫn lời Trần Hưng Đạo như trên nhằm dụng ý gì ?
HS trình bày: Tác giả so sánh việc hút thuốc lá sẽ gây tác hại cho cơ thể, cho sức khoẻ của người hút, người nghiện thuốc lá như là giặc gậm nhấm từ từ mà chắc chắn, khó gỡ, thậm chí không có cách nào chữa trị.
Gv: Vậy khói thuốc lá đã đem lại những nguy hiểm gì cho cơ thể người hút ? 
HS tìm chi tiết và trả lời
Gv: Ngoài ra, khói thuốc lá đã đem lại những nguy hiểm gì cho những người xung quanh ? 
HS tìm chi tiết và trả lời
Nhận xét cách trình bày của tác giả về vấn đề này ?
Hs: suy nghĩ và trả lời
Gv: Các tư liệu thuyết minh này cho thấy mức độc tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ con người như thế nào ? 
Hs: trả lời độc lập, Gv chốt ý và ghi bảng.
*HS đọc đoạn “Bố anh con đường phạm pháp” Theo dõi đoạn văn thuyết minh về ảnh hưởng xấu của thuốc lá đến đạo đức của con người hãy cho biết:
Những thông tin nổi bật của đoạn này là gì ?
Ở đoạn này, tác giả đã sử dụng phương pháp so sánh như thế nào? Với dụng ý gì ?
Hs: So sánh tỉ lệ hút thuốc của thanh thiếu niên thành phố lớn ở Việt Nam với thành phố Âu- Mĩ. So sánh số tiền nhỏ của thanh thiếu niên Mĩ so với số tiền lớn của Việt Nam 
- Dụng ý: Cảnh báo nạn đua đòi hút thuốc ở người nghèo.
Gv: Điều đó cho thấy mức độ tác hại của thuốc lá đến cuộc sống đạo đức của con người như thế nào?
Gv: Toàn bộ thông tin ở thân bài cho ta hiểu biết về thuốc lá như thế nào ?
Hs: suy nghĩ và trả lời độc lập
Thảo luận nhóm: 3 phút, mỗi nhóm 4 HS Thuốc lá rất có hại, vậy em sẽ làm gì khi người thân của em hút thuốc ?
Hs các nhóm: Bộc lộ. Gv sửa nhóm, chốt ý
Gv: Những yếu tố nghệ thuật nào giúp văn bản có tính thuyết phục? Em hiểu gì về tác hại thuốc lá sau khi đọc Ôn dịch, thuốc lá ? 
Hs: Trả lời
Hs: đọc ghi nhớ sgk/121
GV liên hệ giáo dục HS ý thức chung tay kêu gọi, tuyên truyền mọi người ngăn ngừa thuốc lá.
* Hoạt động 3: HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Tuyên truyền tác hại của huốc lá.
- Chuẩn bị bài “Bài toán dân số”. Khảo sát bình quân số trẻ / 1 phụ nữ ở thôn của em ?
I. GIỚI THIỆU CHUNG
1. Tác giả: Nguyễn Khắc Viện.
2. Tác phẩm: 
a/ Xuất xứ: Trích trong Từ thuốc lá đến 
ma tuý- Bệnh nghiện.
b/ Kiểu loại văn bản: Thuộc kiểu văn bản nhật dụng đề cập đến vấn đề xã hội có nhiều tác hại.
- Nhan đề văn bản thể hiện quan điểm, thái độ đánh giá đối với tệ nạn thuốc lá.
- Một số thuật ngữ khoa học.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 
1. Đọc-tìm hiểu từ khó
* Tên gọi của văn bản
- Thuốc lá là cách nói tắt của tệ nghiện thuốc lá 
-> bệnh rất dễ lây lan.
- Ôn dịch -> thường dùng làm tiếng chửi rủa. 
- Dấu phẩy được sử dụng theo lối tu từ để nhấn mạnh sắc thái biểu cảm vừa căm tức, vừa ghê tởm.
2. Tìm hiểu văn bản:
a. Bố cục: gồm 3 phần.
b. Phương thức biểu đạt: Thuyết minh
c. Phân tích:
c1. Thuốc lá đe doạ sức khỏe và tính mạng của loài người:
- Nạn nghiện thuốc lá là một dịch bệnh nguy hiểm dễ lây lan.
- So sánh: Ôn dịch thuốc lá đe dọa sức khỏe con người nguy hiểm hơn AIDS 
- Khói thuốc chứa nhiều chất độc thấm vào cơ thể người hút: 
+ Chất hắc ín: làm tê liệt các lông mao ở vòm họng, phế quản gây ho hen, viêm phế quản, ung thư vòm họng và phổi. 
+ Chất ô-xít các-bon thấm vào máu không cho tiếp nhận ô xi khiến sức khoẻ giảm sút
+ Chất ni-cô-tin làm co thắt các động mạch, gây bệnh huyết áp cao, nhồi máu cơ tim, có thể tử vong.
- Khói thuốc đầu độc những người xung quanh: gây tim mạch, ung thư, đẻ non, thai nhi yếu.
-> Chứng cớ khoa học, phân tích và minh họa bằng số liệu thống kê, có sức thuyết phục.
=> Thuốc lá huỷ hoại nghiêm trọng sức khoẻ con người, và là nguyên nhân dẫn đến cái chết.
 c2. Thuốc lá không chỉ làm hại đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng xấu đến đạo đức 
- Hút thuốc lá là một hành vi không tốt, ở nơi đông người là thiếu văn hóa. 
- Làm kiệt quệ tài chính
- Để có tiến hút thuốc thanh thiếu niên phải sinh ra trộm cắp 
- Từ nghiện thuốc có thể dẫn đến nghiện ma tuý.
-> Phương pháp so sánh
=> Huỷ hoại lối sống nhân cách của con người Việt Nam, nhất là thanh thiếu niên.
 c3. Làm gì để chống hút thuốc lá
- Hạn chế sản xuất thuốc lá, tăng thuế mặt hàng thuốc lá.
- Không hút thuốc, cai bỏ thuốc.
- Tuyên truyền tác hại của thuốc lá.
- Xử phạt người hút thuốc không đúng nơi quy định.
=> Tránh xa thuốc lá, toàn xã hội hãy bài trừ thuốc lá vì thuốc lá là nguyên nhân dẫn đến cái chết
3. Tổng kết:
a.Nghệ thuật: 
- Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng sinh động.
- Sử dụng nghệ thuật so sánh để thuyết minh vấn đề y học.
b. Nội dung: 
* Ý nghĩa văn bản: Với những phân tích khoa học, tác giả đã chỉ ra tác hại của việc hút thuốc lá đối với đời sống con người, từ đó phê phán và kêu gọi mọi người ngăn ngừa tệ nạn hút thuốc lá
à Ghi nhớ sgk tr 122.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
* Bài cũ: Học bài và làm bài tập 3 tr 118;
- Sưu tầm tranh ảnh, tài liệu về tác hại của tệ nghiện thuốc lá và khói thuốc lá đối với sức khỏe con người và cộng đồng
* Bài mới: Soạn bài: Câu ghép (tt). 
 Chuẩn bị bài “Bài toán dân số”.
E. RÚT KINH NGHIỆM
************************************
Tuần: 12 Ngày soạn: 04/11/2017
Tiết PPCT: 46 Ngày dạy: 07/11/2017
 Tiếng Việt: CÂU GHÉP (TT)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm chắc quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu của câu ghép.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức: - Mối quan hệ về ý nghĩa giữa các vế câu của câu ghép.
 - Cách thể hiện quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép.
2. Kĩ năng: 
- Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép dựa vào văn cảnh hoặc hoàn cảnh giao tiếp.
- Tạo lập tương đối thành thạo câu ghép phù hợp với yêu cầu giao tiếp.
3. Thái độ: Yêu quý, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. 
C. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, thảo luận nhóm, tích hợp quan hệ từ
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS 
- Lớp 8A1: SS: , Vắng.(....) 
- Lớp 8A2: SS: , Vắng.(....)
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Thế nào là câu ghép ?
- Có mấy cách nối các vế câu ghép ? Cho ví dụ minh họa ? 
3. Bài mới: 
* Vào bài: Các em đã biết thế nào là câu ghép, cách nối các vế câu ghép. Tại sao các vế câu ghép có nhiều cách nối khác nhau? Hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu sâu hơn về câu ghép để thấy mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
* Hoạt động 1: TÌM HIỂU CHUNG 
Gv treo bảng phụ ghi ví dụ
Gv: Xác định quan hệ từ và gọi tên quan hệ về ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép ?
Hs: a.Vế A: kết quả, vế B: nguyên nhân 
Gv: Mỗi vế biểu thị ý nghĩa gì ?
Hs:vế A: biểu thị ý nghĩa khẳng định
Vế B: biểu thị ý nghĩa giải thích.
Gv: Qua phân tích các ví dụ trên, hãy cho biết các vế của câu ghép có quan hệ với nhau như thế nào? Và nêu những quan hệ thường gặp ? (Ghi nhớ sgk)
Gv: Để nhận biết chính xác quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu chúng ta phải dựa vào đâu ? 
Hs: Dựa vào ngữ cảnh và quan hệ từ. 
* Hoạt động 2: LUYỆN TẬP
Bài 1: yêu cầu chúng ta điều gì ?
HS: Thảo luận nhóm – 3 phút, mỗi nhóm 4 HS và trình bày bổ sung cho nhau.
Gv: Nhận xét, đánh giá.
Bài 2: Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi:
-Tìm các câu ghép trong những đoạn trích trên? –Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong mỗi câu ghép?
-Có thể tách mỗi vế câu nói trên thành một câu đơn không. Vì sao?
Bài 3: Trong đoạn trích dưới đây có hai câu ghép rất dài. Xét về mặt lập luận, có thể tách mỗi vế của những câu ghép ấy thành một câu đơn được không? Vì sao? Xét về mặt giá trị biểu hiện, những câu ghép dài như vậy có tác dụng như thế nào trong việc miêu tả lời lẽ của nhân vật (lão Hạc) ?
 HS suy nghĩ và trả lời. GV nhận xét.
Gv hướng dẫn học sinh làm bài 4
Bài 5: HS luyện tập viết đoạn văn về mái trường, bạn bè có sử dụng câu ghép
* Hoạt động 3: HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Chọn một đoạn văn đã học, tìm câu ghép và phân tích quan hệ ý nghĩa.
- Chuẩn bị bài “Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm”.Tìm vài ví dụ trong Sgk có dùng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm.
TÌM HIỂU CHUNG
1. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu
a. Tiếng Việt của chúng ta đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta giàu đẹp.
 -> Quan hệ nguyên nhân -kết quả (bởi vì)
b. Chúng ta phải học để cha mẹ vui lòng.
-> Quan hệ mục đích (để)
c. Tuy nó còn bé nhưng nó biết hai thứ tiếng.
-> Quan hệ tương phản (tuy- nhưng)
d. Gió càng thổi mây càng trôi
-> Quan hệ tăng tiến (Càng- càng)
2. Ghi nhớ: Sgk/123
II. LUYỆN TẬP
Bài 1: Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong những câu ghép:
a- Có 2 vế
+ Vế 1 và vế 2: quan hệ nguyên nhân - kết quả.
+ Vế 2 và vế 3: quan hệ giải thích,
b- Hai vế câu có quan hệ điều kiện,
c- Các vế câu có quan hệ tăng tiến.
d- Các vế câu có quan hệ tương phản,
d- Câu đầu: dùng từ nối,
à Câu sau: ngầm hiểu là quan hệ nguyên nhân - kết quả. 
Bài 2: Các câu ghép:
- Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu: 
+ Đoạn 1: Quan hệ giữa các câu trong câu ghép là quan hệ điều kiện,
+ Đoạn 2: Quan hệ nguyên nhân.
ð Không nên tách các câu ghép vì các vế có mới quan hệ với nhau rất chặt chẽ.
Bài 3: 
 - Xét về mặt lập luận, mỗi câu ghép trình bày một việc mà lão Hạc nhờ ông giáo. Nếu tách mỗi vế câu trong từng câu ghép thành một câu đơn thì không đảm bảo được tính mạch lạc của lập luận. 
 - Xét về giá trị biểu hiện, tác giả cố ý viết câu dài để tái hiện cách kể lể dài dòng phù hợp cách nói của người già, thể hiện tính cẩn thận hay lo nghĩ, chu đáo, tâm trạng băn khoăn trăn trở của lão Hạc.
Bài 4: 
- Quan hệ ý nghĩa các vế của câu ghép thứ 2 là quan hệ giả thiết – hệ quả. Không nên tách mỗi vế câu ghép thành câu đơn vì:
+ Ý của mỗi vế câu ghép này liên kết chặt chẽ, tách thì ý không trọn vẹn
+ Có cặp quan hệ từ hô ứng “nếuthì”
- Nếu tách mỗi vế ở câu ghép 1 và 3 thành câu đơn thì lời nói của nhân vật trở nên rời rạc, không thể hiện sự khẩn thiết, khắc khoải trong lời nói và hành động của nhân vật.
Bài 5: Viết đoạn văn có sử dụng câu ghép
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
* Bài cũ: Tìm câu ghép và phân tích quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu của những câu ghép trong một đoạn văn cụ thể.
* Bài mới: Soạn bài “Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm”.Tìm vài ví dụ trong Sgk có dùng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm.
 Tiết sau: Phương pháp thuyết minh
E. RÚT KINH NGHIỆM
********************************
Tuần: 12 Ngày soạn: 04/11/2017
Tiết PPCT: 47 Ngày dạy: 07/11/2017
 Tập làm văn: PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nâng cao hiểu biết và vận dụng các phương pháp thuyết minh vào việc tạo lập văn bản
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức: 
- Kiến thức về phương pháp thuyết minh (trong cụm các bài học về phương pháp thuyết minh đã học và sẽ học).
- Đặc điểm và tác dụng của các phương pháp thuyết minh. 
2. Kĩ năng: 
- Nhận diện và vận dụng các phương pháp thuyết minh thông dụng.
- Rèn luyện khả năng quan sát để nắm bắt được bản chất của sự vật.
- Tích lũy và nâng cao tri thức đời sống.
- Phối hợp sử dụng các phương pháp thuyết minh để tạo lập phương pháp thuyết minh theo yêu cầu.
- Lựa chọn phương pháp phù hợp như định nghĩa, so sánh, phân tích, liệt kê để thuyết minh về nguồn gốc, đặc điểm, công dụng của đối tượng.
3. Thái độ: Nắm rõ, phối hợp sử dụng các phương pháp thuyết minh để tạo lập phương pháp thuyết minh theo yêu cầu.
C. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, thảo luận nhóm, nêu vấn đề
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS 
- Lớp 8A1: SS: , Vắng.(....) 
- Lớp 8A2: SS: , Vắng.(....)
2. Kiểm tra bài cũ: Em hiểu thế nào là văn bản thuyết minh? Nêu các đặc điểm của phương pháp thuyết minh ? 
3. Bài mới: 
* Vào bài: Với bất cứ một loại văn bản nào muốn viết thành thạo các em phải nắm được phương pháp. Bài học hôm nay sẽ chỉ ra cho các em biết các yêu cầu của phương pháp thuyết minh để làm bài văn thuyết minh được tốt hơn. 
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
* Hoạt động 1: TÌM HIỂU CHUNG
GV: Đọc lại các văn bản thuyết minh vừa học và cho biết các văn bản ấy sử dụng các loại tri thức nào? Làm thế nào để có các tri thức ấy? Vai trò của quan sát, học tập, tích luỹ ở đây như thế nào?
HS: trình bày theo suy nghĩ.
GV: Bằng trí tưởng tượng, suy luận có thể có tri thức để làm bài văn thuyết minh được không?
HS: đọc ghi nhớ mục 1 sgk tr 128.
Hs đọc ví dụ a phần 2 sgk 
Gv: Các câu định nghĩa, giải thích thường đứng ở vị trí như thế nào trong bài văn thuyết minh và có sử dụng từ gì?
Gv: Sau từ ấy, người ta thường cung cấp 1 kiến thức như thế nào?
Hs: cung cấp một phán đoán 
Gv: Hãy định nghĩa “sách là gì ?”, “bút là gì?”.
Hs: Sách là phương tiện giữ gìn và truyền bá kiến thức 
 Hs đọc đoạn b 
Gv: Em hiểu như thế nào là phương pháp liệt kê ? Phương pháp liệt kê có tác dụng như thế nào đối với việc trình bày tính chất của sự việc ?
Hs: suy nghĩ và trả lời
Hs đọc đoạn c
Chỉ ra các số liệu và nêu tác dụng của việc xử phạt những người hút thuốc lá? 
Hs đọc ví dụ d
Gv: Đoạn văn đó cung cấp những số liệu nào ? Nếu không có số liệu, có thể làm sáng tỏ được vai trò của cỏ trong thành phố không ?
Hs: không khí chiếm 20%, thán khí chiếm 30%; 500 con người và động vật mỗi hec ta có 9000kgNếu không có số liệu thì không thể làm sáng tỏ vai trò của cỏ trong thành phố 
Hs đọc ví dụ e
Gv: Cho biết tác dụng của phương pháp so sánh ?
Gv: Hãy cho biết bài Huế đã trình bày các đặc điểm của thành phố Huế theo những mặt nào ? 
Hs: là sự kết hợp hài hoà của núi, sông, biển. Huế có những công trình kiến trúc nổi tiếng. Huế có những sản phẩm đặc biệt, nổi tiếng với những món ăn; Huế còn là thành phố đấu tranh kiên cường 
Hs đọc ví dụ g
Gv: Khi nào thì dùng phương pháp phân loại ? Dùng phương thức thuyết minh này có tác dụng gì ? 
Hs: Giúp cho người đọc hiểu dần từng mặt của đối tượng một cách có hệ thống cơ sở để hiểu đối tượng một cách đầy đủ, toàn diện.
Gv: Vậy muốn bài văn thuyết minh có sức thuyết phục, dễ hiểu, sáng rõ người ta sử dụng những phương pháp thuyết minh nào ? (Ghi nhớ sgk)
* Hoạt động 2: LUYỆN TẬP
Bài 1: Tác giả bài ôn dịch, thuốc lá đã nghiên cứu, tìm hiểu rất nhiều để nêu lên yêu cầu chống nạn hút thuốc lá. Em hãy chỉ ra phạm vi tìm hiểu vấn đề thể hiện trong bài viết.
HS trình bày. HS khác nhận xét. Nhận xét.
Bài 2: Bài viết đã sử dụng những phương pháp thuyết minh nào để nêu bật tác hại của việc hút thuốc lá?
 HS đọc lại bài và trả lời. Nhận xét.
Bài 3: Hs đọc yêu cầu của đề.
 Gv hướng dẫn, hs tự làm.
* Hoạt động 3: HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Sưu tầm, đọc thêm các văn bản thuyết minh sử dụng phong phú các phương pháp để học tập
- Đọc kĩ một số đoạn văn thuyết minh hay.
Chuẩn bị bài “Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh”.Tìm hiểu các tri thức liên quan đến các đề văn thuyết minh trong bài.
I. TÌM HIỂU CHUNG
1/ Tìm hiểu các phương pháp thuyết minh
a. Quan sát, học tập, tích luỹ tri thức để làm bài văn thuyết minh. 
* Phân tích ví dụ: 
- Các văn bản thuyết minh vừa học sử dụng các tri thức về khoa học, văn hoá, lịch sử
- Văn thuyết minh không dùng trí tưởng tượng hay suy luận.
b. Ghi nhớ mục 1 sgk tr 128.
2/Phương pháp thuyết minh.
a. Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích 
* Vd sgk/126 
- Có sử dụng từ là, hay dùng đầu đoạn, đầu văn bản.
- Tác dụng: định nghĩa, chỉ ra bản chất của đối tượng.
b. Phương pháp liệt kê: 
* Vd sgk/127
- Có sử dụng nhiều dấu phẩy, dấu chấm phẩy.
- Tác dụng: Kể ra hàng loạt những con đặc điểm, tính chất của đối tượng thuyết minh theo một trình tự nhất định.
c. Phương pháp nêu ví dụ:
* VD: sgk/127
- Nêu ra những dẫn chứng xác thực để minh họa cho vấn đề đang được thuyết minh, làm cho người đọc dễ hiểu, dễ nắm bắt vấn đề
d. Phương pháp dùng số liệu 
* Vd sgk/127
- Dẫn ra các con số cụ thể.
- Tác dụng: Mang lại kiến thức chính xác, có độ tinh cậy cao.
e. Phương pháp so sánh: 
* Vd sgk/128
- Có sử dụng các từ so sánh: Hơn, gấp, bằng
- Tác dụng: làm nổi bật bản chất của đối tượng thuyết minh. 
g. Phương pháp phân loại, phân tích
* Vd sgk/128
- Chia đối tượng ra nhiều từng loại, từng mặt để phân tích.
- Tác dụng: Cung cấp kiến thức nhiều mặt cụ thể, rõ ràng.
* Ghi nhớ: Sgk/128
II. LUYỆN TẬP
Bài 1:
- Kiến thức y học: Tác hại của khói thuốc lá đối với sức khoẻ và cơ chế di truyền giống nòi xã hội.
Bài 2: các phương pháp thuyết minh trong bài: so sánh đối chiếu, phân tích từng tác hại, nêu số liệu 
Bài 3: kiến thức về lịch sử, về cuộc kháng chiến chống mĩ cứu nước; về quân sự; về cuộc sống của nữ thanh niên xung phong thời chông mĩ cứu nước. 
- Phương pháp thuyết minh: dùng số liệu và các sự kiện.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
* Bài cũ: Sưu tầm đọc thêm các văn bản thuyết minh sử dụng phong phú các phương pháp để học tập.
- Đọc kĩ một số đoạn văn thuyết minh hay.
* Bài mới: Soạn bài “Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh”. 
Tiết sau: Trả bài kiểm tra Văn; bài Tập làm văn số 2.
E. RÚT KINH NGHIỆM
	******************************
Tuần: 12 Ngày soạn: 04/11/2017
Tiết PPCT: 48 Ngày dạy: 11/11/2017
 TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN, BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm vững hơn cách làm bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức: Ôn tập kiểu văn bản tự sự kết hợp với miêu tả biểu cảm 
2. Kĩ năng: Nhận ra được những chỗ mạnh, chỗ yếu khi viết loại bài này và có hướng sửa chữa, khắc phục những lỗi trong bài viết của mình.
3. Thái độ: 
- Biết nhìn nhận đánh giá một sự việc. Nhận thức được kết quả cụ thể bài viết của bản thân, những ưu, nhược điểm về các mặt: ghi nhớ, hệ thống hoá kiến thức từ các vb đã học.
- Nhận ra lỗi về liên kết vb khi viết bài văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm 
C. PHƯƠNG PHÁP: Thuyết giảng, phân tích, giải thích, hoạt động nhóm.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS 
- Lớp 8A1: SS: , Vắng.(....) 
- Lớp 8A2: SS: , Vắng.(....)
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS.
3. Bài mới: Hôm nay các em sẽ biết được kết quả vận dụng những kiến thức đã học vào bài kiểm tra để từ đó biết rút kinh nghiệm và khắc phục sửa chữa.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
 TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN 
* HĐ1: Phân tích đề 
+ Đề trắc nghiệm
Gv trình chiếu đề trắc nghiệm, gợi ý, phát vấn Hs 
Hs trả lời.
+ Đề tự luận: 
Gv: Yêu cầu của đề là gì, các ý cần trả lời ?
Hs: Trả lời.
* HĐ2: Công bố đáp án
Sau khi Hs trả lời, Gv công bố đáp án
* HĐ3: Nhận xét ưu khuyết điểm
a. Ưu điểm: 
- Hầu hết HS nắm và biết cách làm bài văn có hai phần: trắc nghiệm và tự luận
- Hiểu ý nghĩa đoạn trích.
b. Khuyết điểm:
HS không nắm vững kiến thức: hoàn cảnh, nghệ thuật
- Không biết biết cách làm bài văn tự luận phân tích nhân vật.
- Câu 2: Chép ý giáo viên cho ghi, không biết diễn đạt
* HĐ4: Thống kê chất lượng bài làm
 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
* HĐ: Nhắc lại đề
Gv yêu cầu Hs nhắc lại đề và viết đề lên bảng
* HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu đề, tìm ý
GV phát vấn Hs để tìm hiểu đề
* HĐ3: Hướng dẫn xây dựng dàn ý
Hs lên khá lên bảng viết dàn ý sơ lược
Gv treo dàn ý mẫu 
* HĐ4: Nhận xét ưu - khuyết điểm:
a. Ưu điểm:
- Biết cách làm bài văn tự sự
- Kể được một số việc làm tốt
- Biết dựa vào thực tế để sáng tạo thêm
b. Khuyết điểm:
- Nhiều bài chưa có bố cục rõ ràng, chắp ghép lộn xộn.
- Chưa biết đan xen yếu tố biểu cảm.
- Không chấm câu, câu không có nội dung.
- Sai lỗi chính tả nhiều.
* HĐ5: Hướng dẫn sửa lỗi sai cụ thể
* HĐ6: Phát bài, đối chiếu dàn ý, tiêp tục sửa bài
* HĐ7: Đọc bài mẫu
Gv đọc bài của Hương, Châm
* HĐ8: Ghi điểm, thống kê chất lượng
Hướng dẫn tự học 
- Xem lại dàn ý, phần sửa lỗi để viết lại bài viết vào vở.
- Tìm hiểu, sưu tầm một vài câu tục ngữ, thành ngữ nói về sinh đẻ, dân số.
* TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN
I. Phân tích đề (xem PPCT tiết 41)
II. Công bố đáp án (Xem PPCT tiết 41)
III. Nhận xét ưu khuyết điểm
1. Ưu điểm:
2. Khuyết điểm:
IV. Thống kê chất lượng bài làm 
 (Xem cuối giáo án)
* TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
I. Đề bài: Kể về một việc làm tốt của em khiến cha mẹ vui lòng.
II. Tìm hiểu đề, tìm ý: 
(Xem tiết PPCT tiết 35-36)
III. Dàn ý: (Xem tiết PPCT tiết 35-36)
IV. Nhận xét ưu - khuyết điểm:
1.Ưu điểm: 
2. Khuyết điểm:
V. Hướng dẫn sửa lỗi sai cụ thể
 (Xem bảng sửa lỗi cuối giáo án)
VI. Phát bài, đối chiếu dàn ý, tiếp tục sửa bài
VII. Đọc bài mẫu
VIII. Ghi điểm, thống kê chất lượng
 ( Xem cuối giáo án)
* Hướng dẫn tự học
Bài cũ 
- Tiếp tục sửa lỗi, hoàn thiện bài viết tập làm văn vào vở bài tập.
Bài mới: Soạn bài “Bài toán dân số”
* Hướng dẫn sửa lỗi sai cụ thể
Phần văn bản sai
Nguyên nhân sai
Sửa sai
- Nói sấu, xâu xắc, ngủ quyên, chò chuyện, nói truyện, thái
- Một ngày nọ một một người đã rơi đồ.
- Tôi đã để lại 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 12 VAN 8_12174141.doc