Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 25 - Trường THCS Đạ Long

Văn bản: NƯỚC ĐẠI VIỆT TA

 (Trích Bình Ngô Đại Cáo) - Nguyễn Trãi

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Bổ sung kiến thức về văn nghị luận trung đại.

- Thấy được chức năng, yêu cầu nội dung, hình thức của 1 bài cáo.

- Nắm được đặc điểm nội dung và hình thức của đoạn trích.

* Lưu ý: HS đã được học về tác phẩm thơ của Nguyễn Trãi ở lớp 7

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ

1. Kiến thức: Sơ giản về thể cáo.

- Hoàn cảnh lịch sử liên quan đến sự ra đời của bài Bình ngô đại cáo.

- Nội dung tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Trãi về đất nước, dân tộc.

- Đặc điểm văn chính luận của Bình ngô đại cáo ở 1 đoạn trích.

2. Kỹ năng: Đọc – hiểu 1 văn bản viết theo thể cáo.

- Nhận ra, thấy được đặc điểm của kiểu văn bản nghị luận trung đại ở thể loại cáo.

3. Thái độ: Tự hào về truyền thống của dân tộc. Bồi dưỡng tình cảm yêu nước, tinh thần chiến đấu dũng cảm và niềm tự hào dân tộc.

C. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, nêu vấn đề, tích hợp.

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS

- Lớp 8A1: SS: , Vắng .( . . .)

- Lớp 8A2: SS: , Vắng .( . . .)

2. Kiểm tra bài cũ: Câu kết bài và nhiều câu khác trong bài chứng tỏ Trần Quốc Tuấn không chỉ là vị chủ soái giàu ý chí, nghiêm khắc mà còn là vị chủ tướng như thế nào?

 

doc 10 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 1012Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 25 - Trường THCS Đạ Long", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.
C. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, nêu vấn đề, tích hợp.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS 
- Lớp 8A1: SS: , Vắng.(....) 
- Lớp 8A2: SS: , Vắng.(....)
2. Kiểm tra bài cũ: Câu kết bài và nhiều câu khác trong bài chứng tỏ Trần Quốc Tuấn không chỉ là vị chủ soái giàu ý chí, nghiêm khắc mà còn là vị chủ tướng như thế nào? 
3. Bài mới: Vào bài: Sau khi hai đạo viện binh bị tiêu diệt, cùng kế Vương Thông, tổng binh thành Đông Đô xin hàng, nước Đại Việt sạch bóng giặc. Ngày 17-12 năm Đinh Mùi tức 1/1428, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Thái Tổ soạn thảo và công bố bản Bình Ngô đại cáo để tuyên bố cho toàn dân được rõ cuộc kháng chiến chống giặc Minh xâm lược đã toàn thắng, non sông trở lại độc lập, thái bình.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
* Hoạt động 1: GIỚI THIỆU CHUNG
Gv tóm tắt tiểu sử của Nguyễn Trãi.
Gv: Vb này thuộc thể loại gì ? Hãy nêu những hiểu biết của em về thể loại đó ? 
Hs: Thể cáo để trình bày chủ trương, công bố kết quả một sự nghiệp.
Gv: Hoàn cảnh ra đời của văn bản?
Hs: Trả lời phần chú thích.
* Hoạt động 2: ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 
Gv cùng hs đọc (Giọng điệu trang trọng, hùng hồn, tự hào. Chú ý tính chất câu văn biền ngẫu cân xứng, nhịp nhàng
Hs đọc chú thích trong sgk 
Gv: Vb này chia làm mấy phần ? Nêu nội dung từng phần ? Phương thức biểu đạt? 
*HS đọc 2 câu đầu 
Gv:Nhân nghĩa ở đây có nội dung gì ?
Hs:yêu dân và điếu phạt 
Gv: Nếu hiểu yêu dân là giữ yên cuộc sống cho dân, điếu phạt là thương dân trừ bạo, thì dân ở đây là ai ? Kẻ bạo ngược là ai ? 
Hs: Dân là dân nước Đại Việt. Kẻ bạo ngược là quân xâm lược nhà minh.
Gv: Ở đây, hành động điếu phạt có liên quan đến yên dân ntn? 
Hs: Trừ giặc minh bạo ngược để giữ yên cuộc sống cho dân. 
 * Hs đọc 8 câu tiếp theo 
Gv: Nguyễn Trãi chứng minh chân lí độc lập bằng các yếu tố nào? HSTLN – 4 phút 
GV nhận xét, sửa nhóm
Gv: Núi sông đã chia, phong tục cũng khác, các lí lẽ này nhằm khẳng định biểu hiện nào của văn hiến Đại Việt ? 
Hs: Đại Việt là nước độc lập vì có lãnh thổ riêng, văn hoá riêng 
Gv: Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì khi viết “Từ triệu, Đinh, Lí, TrầnCùng Hán, Đường, Tống, Nguyên.”? 
Hs: So sánh ta với Trung Quốc, dùng các câu văn biền ngẫu khẳng định tư cách độc lập của nước ta.
* Hs đọc đoạn còn lại 
Gv: Nền văn hiến Đại Việt còn được làm rõ hơn qua các chứng cớ lịch sử chống giặc ngoại xâm. Các chứng cớ này được ghi lại trong những lời văn nào ? 
 “Lưu cung tham công nên thất bại
 Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã”
Gv: Các câu văn này được viết theo cấu trúc gì, sử dụng nghệ thuật ntn? 
Hs: Liệt kê, câu văn biền ngẫu làm nổi bật các chiến công của ta và thất bại của địch. Tạo sự cân đối nhịp nhàng cho câu văn, dễ nghe, dễ nhơ. 
Gv: Ở đây, tư tưởng và tình cảm nào của người viết tiếp tục được bộc lộ ? 
Hs: Khẳng định độc lập của nước ta. Tự hào về truyền thống đấu tranh vẻ vang của dân tộc ta.
* Tổng kết (3P)
Gv: Học qua đoạn trích này, em hiểu được những điều sâu sắc nào về nước Đại Việt ta ? (Ghi nhớ sgk)
Gv: Nội dung nhân nghĩa và dân tộc được trình bày trong hình thức văn chính luận cổ có gì nổi bật ? 
Hs: Giàu chứng cớ lịch sử, giàu cảm xúc tự hào, giọng văn hùng hồn, lời văn biền ngẫu nhịp nhàng, ngân vang 
Gv: Từ vb này, em hiểu gì về Nguyễn Trãi? 
Hs: Đại diện tư tưởng nhân nghĩa tiến bộ. Giàu tình cảm và ý thức dân tộc.. Giàu lòng yêu nước thương dân
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
Gv hướng dẫn một số nội dung tự học
I. GIỚI THIỆU CHUNG 
1. Tác giả: 
- Nguyễn Trãi (1380-1442), hiệu Ức Trai, quê ở Hà Tây. Văn chính luận có vị trí quan trọng trong thơ văn Nguyễn Trãi
- Là nhà yêu nước, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới.
2. Tác phẩm 
 - Xuất xứ: Trích phần đầu bài Bình Ngô đại cáo, ra đời sau cuộc kháng chiến chống quân Minh (1428)
- Thể cáo: Là thể văn nghị luận cổ do vua dùng để báo cáo kết quả của một sự nghiệp.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1. Đọc- Tìm hiểu từ khó:
2.Tìm hiểu văn bản:
a. Bố cục: 3 phần
+ 2 câu đầu: tư tưởng nhân nghĩa của cuộc kháng chiến. 
+ 8 câu tiếp theo: vị trí và nội dung chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt 
+ Phần còn lại dẫn chứng thực tiễn để làm rõ nguyên lí nhân nghĩa 
b. Phương thức biểu đạt: Nghị luận
c. Phân tích: 
c1. Nguyên lí nhân nghĩa: 
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân 
 Quân điếu phạt trước lo lo trừ bạo” 
- Yên dân là làm cho dân được hưởng thái bình, hạnh phúc, ấm no
- Muốn yên dân thì phải trừ diệt mọi thế lực bạo tàn 
=> Quan niệm nhân văn tiến bộ của Nguyễn Trãi là yên dân, trừ bạo. 
c2. Chân lí độc lập chủ quyền của nước Đại Việt:
- Văn hiến, Lãnh thổ, phong tục riêng 
- Chủ quyền, lịch sử riêng (Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần, 
-> Lập luận chặt chẽ, các câu văn biền ngẫu: So sánh nước ta sánh vai ngang hàng với Trung Quốc. 
=> Khẳng định tư cách độc lập của nước ta, đề cao ý thức dân tộc Đại Việt. 
c3. Sức mạnh của nguyên lí nhân nghĩa.
 “Lưu cung tham công nên thất bại 
 Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã”
-> Cấu trúc biền ngẫu, liệt kê: Làm nổi bật các chiến công của ta và thất bại của địch.
=> Tự hào về truyền thống đấu tranh vẻ vang của dân tộc ta.
3.Tổng kết : * Ghi nhớ sgk 
a. Nghệ thuật: Đoạn văn tiêu biểu cho nghệ thuật hùng biện của văn học trung đại:
+ Viết theo thể văn biền ngẫu
+ Lập luận chặt chẽ, chứng cứ hùng hồn, lời văn trang trọng, tự hào
b. Nội dung:
* Ý nghĩa văn bản:
Nước Đại Việt ta thể hiện quan niệm, tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Trãi về Tổ quốc, đất nước và có ý nghĩa như một bản tuyên ngôn độc lập
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
*Bài cũ: Đọc thuộc lòng văn bản nắm chắc cách lập luận, học thuộc ghi nhớ .
*Bài mới: Soạn bài mới “Bàn luận phép học”, đọc văn bản, trả lời câu hỏi Sgk.
Nguyên lí nhân nghĩa
Yên dân: để dân hòa bình, ấm no
Trừ bạo: Đánh giặc minh
Chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc đại việt
Văn hiến lâu đời
Lãnh thổ riêng
Phong tục riêng
Lịch sử riêng
Chế độ, chủ quyền riêng
Sức mạnh của nhân nghĩa
Sức mạnh của độc lập dân tộc
Trình tự lập luận:
E. RÚT KINH NGHIỆM
Tuần: 25 Ngày soạn: 19/02/2018
Tiết PPCT: 98 Ngày dạy: 21/02/2018
 Tiếng Việt: HÀNH ĐỘNG NÓI
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm khái niệm hành động nói.
- Một số kiểu hành động nói.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức: Khái niệm hành động nói. Các kiểu hành động nói thường gặp
2. Kĩ năng: Xác định được hành động nói trong các văn bản đã học và trong giao tiếp. Tạo lập được hành động nói phù hợp mục đích giao tiếp.
3. Thái độ: Hiểu hơn truyền thống yêu nước của dân tộc ta.
C. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, nêu vấn đề, phân tích, đàm thoại
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS 
- Lớp 8A1: SS: , Vắng.(....) 
- Lớp 8A2: SS: , Vắng.(....)
2. Kiểm tra bài cũ: Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu phủ định? Làm bài tập 3
3. Bài mới: 
* Vào bài: Như thế nào là hành động nói, có những kiểu hành động nói nào? Chúng ta sẽ đi tìm câu trả lời trong bài học hôm nay
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
TÌM HIỂU CHUNG
 Hs: đọc vd sgk. Lí Thông nói với Thạch Sanh nhắm mục đích chính là gì? Câu nào thể hiện rõ mục đích ấy? 
Gv: Lí Thông có đạt được mục đích của mình không? Chi tiết nào nói lên điều đó? 
Hs: Có. Chàng vội vã từ giã mẹ con Lí Thông, trở về túp lều cũ dưới gốc đa, kiếm củi nuôi thân 
Gv: Lí Thông đã thực hiện mục đích của mình bằng phương tiện nào? (Bằng lời nói )
Gv: Nếu hiểu hành động là “việc làm cụ thể của con người nhằm một mục đích nhất định” thì việc làm của Lí Thông có phải là một hành động không? Vì sao?
Gv: Qua phân tích, em hiểu hành động nói là gì?
Hs: ghi nhớ sgk
Gv: Em hãy lấy một vài vd minh họa?
Gv: Cho biết mục đích của mỗi câu trong lời nói của Lí Thông ở đoạn trích của mục I, sgk?
Hs: Mỗi câu trong lời của Lí Thông có một mục đích riêng: câu 1 là trình bày, câu 2 là đe doạ, câu 4 là hứa hẹn 
Các kiểu hành động nói.
Gv treo bảng phụ 
Gv: Chỉ ra hành động nói trong đoạn trích sau và cho biết mục đích của mỗi hành động ?
Hs: Trả lời.
Gv: Hãy liệt kê các hành động nói đã phân tích ở hai đoạn trích mục I, II? 
Hs: Trình bày, đe doạ, hứa hẹn, hỏi, báo tin, bộc lộ cảm xúc 
* Hoạt động 2: LUYỆN TẬP
Bài 1: Trần Quốc Tuấn viết bài Hịch tướng sĩ nhằm mục đích gì? Hãy xác định mục đích của hành động nói thể hiện ở một câu trong bài hịch và vai trò của câu ấy đối với việc thực hiện mục đích chung?
 HS làm việc cá nhân để trả lời các yêu cầu của câu hỏi. HS khác nhận xét.
Bài 2: Yêu cầu HS làm việc theo nhóm – 4 phút
Nhóm 1-2: Câu a.
Nhóm 3-4: Câu b.
Nhóm 5-6: Câu c
Gv: Gọi hs đọc bài tập 3
Hs: đọc đề, tự làm
* Hoạt động 3: HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
Hành động nói diễn ra bằng lời nói tương ứng còn từ chỉ hành động: đi, lắc đầu, bực bội, tức giận
I. TÌM HIỂU CHUNG
1.Hành động nói là gì ? 
* Phân tích ví dụ:
+ “Thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng em hãy trốn đi ngay”
-> Lí Thông nói với Thạch Sanh nhằm đẩy Thạch Sanh đi để mình hưởng lợi.
- Lí thông đã đạt được mục đích 
=> Hành động nói 
* Ghi nhớ : sgk/62
2. Một số kiểu hành động nói thường gặp: 
* Phân tích ví dụ: sgk
a, Mục đích nói của Lí Thông: 
- Câu 1 là trình bày 
- Câu 2 là đe doạ 
- Câu 4 là hứa hẹn
b, + Lời cái Tí: 
- Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu ? (hỏi)
- U nhất định bán on đấy ư? ( hỏi)
- U không cho con ở nhà nữa ư ?
- Khốn nạn thân con thế này ! (cảm thán, bộc lộ cảm xúc 
- Trời ơi! ( cảm thán, bộc lộ cảm xúc )
+ Lời nói của Chị Dậu 	
=> Các kiểu hành động nói 
* Ghi nhớ: sgk/ 63
II. LUYỆN TẬP
Bài 1: Trần Quốc Tuấn viết Hịch tướng sĩ nhằm mục đích khích lệ tướng sĩ học tập Binh thư yếu lược do ông soạn và khích lệ lòng yêu nước của các tướng sĩ. 
+ Câu thể hiện mục đích: “Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này, theo lời dạy bảo của ta, thì mới phải đạo thần chủ; nhược bằng khinh sách này, trái lời dạy bảo của ta, tức là kẻ nghịch thù”
Bài 2: + Đoạn a 
- Bác trai đã khá rồi chứ ? ( hỏi) 
- Cảm ơn cụ, nhà cháu ...như thường (cảm ơn )
- Nhưng xem ....mỏi mệt lắm ( trình bày )
- Này, bảo .. thì trốn (cầu khiến)
- Chứ cứ nằm đấyhọ lại đánh trói thì khổ (cảm thán, bộc lộ cảm xúc)
- Người ốm rề rề ..hoàn hồn (cảm thán, bộc lộ cảm xúc )
- Vâng cháu cũng đã nghị như cụ ( tiếp nhận )
- Nhưng để ...vài húp cái đã (trình bày ) 
- Nhịn suông từ sángtới giờ còn gì.(cảm thán, bộc lộ cảm xúc)
- Thế thì phải ...vào rồi đấy ! (cầu khiến )
+ Đoạn b
- Đây là trời làm việc lớn (nhận định, khẳng định )
- Chúng tôi nguyện báo đền tổ quốc (hứa, thề)
+ Đoạn c 
- Cậu vàng đi đời rồi, ông giáo ạ ! (báo tin)
- Cụ bán rồi ? (hỏi)
- Bán rồi ! ( xác nhận, thức thận )
- Họ vừa bắt xong (báo tin)
- Thế nó cho bắt à? (hỏi) 
- Khốn nạn (cảm thán)
- Ông giáo ơi ! (cảm thán)
- Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về,... mừng (tả)
- Tôi cho nó ăn cơm (kể) 
- Nó đang ăn  dốc ngược nó lên (kể) 
Bài 3:
- Anh hãy hứa với em không bao giờ để chúng ngồi cách xa nhau (điều khiển, ra lệnh)
- Anh hứa đi ( ra lệnh)
- Anh xin hứa (hứa )
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
*Bài cũ: Nắm nội dung. Phân biệt hành động nói và từ chỉ hành động
* Bài mới: Soạn “Hành động nói” (tt)
E. RÚT KINH NGHIỆM
****************************************
Tuần: 25 Ngày soạn: 19/02/2018
Tiết PPCT: 99 Ngày dạy: ..../02/2018
 Tập làm văn: ÔN TẬP LUẬN ĐIỂM
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Củng cố kiến thức về luận điểm và hệ thống luận điểm trong bài văn nghị luận.
- Nâng cao 1 bước kĩ năng đọc – hiểu văn bản nghị luận và tạo lập văn bản nghị luận.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức: 
- Khái niệm luận điểm.
- Quan hệ giữa luận điểm với vấn đề nghị luận, quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận.
2. Kỹ năng: 
- Tìm hiểu, nhận biết, phân tích luận điểm.
- Sắp xếp các luận điểm trong bài văn nghị luận.
3. Thái độ: Thể hiện dược sự yêu thích văn học qua việc trình bày vấn đề văn học bằng một văn bản nghị luận.
C. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, nêu vấn đề, thuyết trình
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS 
- Lớp 8A1: SS: , Vắng.(....) 
- Lớp 8A2: SS: , Vắng.(....)
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới: 
* Vào bài: Các em đã được tìm hiểu thế nào là luận điểm ở lớp 7. Tiết học hôm nay sẽ giúp chúng ta ôn lại và nâng cao hơn kiến thức về luận điểm để phục vụ tốt hơn nữa trong việc học văn nghị luận.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
* Hoạt động 1: TÌM HIỂU CHUNG
Ôn khái niệm luận điểm
Gv: Luận điểm là gì ? 
Hs: Trả lời
Gv: Trên cơ sở đó, em hãy lựa chọn câu trả lời đúng trong các câu sau và lí giải vì sao ?
Hs: câu trả lời thứ 3 là chính xác vì đã phân biệt được luận điểm và vấn đề
GV giải thích: Nghị luận là loại hoạt động được tiến hành nhằm mục đích giải quyết các vấn đề. Những ý kiến quan điểm, chủ trương chủ yếu được đưa ra để giải đáp cho câu hỏi. Như vậy, luận điểm không phải là vấn đề, cũng không phải là một bộ phận của vấn đề. Vấn đề là câu hỏi, nhưng luận điểm là sự trả lời. 
Hs đọc yêu cầu bài 2 
Gv: Hãy nhắc lại luận điểm của bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ?
Hs: Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến và chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta (luận điểm xuất phát làm cơ sở ) 
Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều đợc đưa ra trưng bày (Luận điểm chính dùng để kết luận )
Gv: Chiếu dời đô có những luận điểm nào? Có thể xác định luận điểm của bài ấy theo cách được nêu trong mục I .1 Sgk không, vì sao? 
 Hs: Xác định như câu hỏi trắc nghiệm nêu trong sgk là không đúng, vì đó không phải là một ý kiến, quan điểm, mà chỉ là một vấn đề. 
 Mối quan hệ giữa luận điểm và vấn đề
Gv: Vấn đề được đặt ra trong bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” là gì ? 
Hs: Truyền thống yêu nước của nhân dân Việt Nam trong lịch sử dựng nước và giữ nước. 
Gv: Có thể làm sáng tỏ được vấn đề này không nếu trong bài văn, tác giả chỉ đưa ra luận điểm “Đồng bào ta ngày nay yêu nước nồng nàn” ?
Hs: Không vì nếu chỉ có luận điểm này thì chưa đủ chứng minh một cách toàn diện truyền thống yêu nước. 
Gv: Từ đó chúng ta rút ra được kết luận gì ? 
Hs: Luận điểm có liên quan chặt chẽ đến vấn đề. Luận điểm thể hiện, giải quyết từng khía cạnh của vấn đề một cách đầy đủ, toàn diện 
Gv: Nếu Lí Công Uẩn chỉ đưa ra luận điểm: Các triều đại trước đây đã nhiều lần thay đổi kinh đô thì mục đích của của nhà vua có thể đạt được không? 
Hs: Không đủ làm sáng tỏ vấn đề cần phải dời đô.
Gv: Từ đó có thể rút ra kết luận gì về yêu cầu của luận điểm trong mối quan hệ với vấn đề của bài văn nghị luận ? 
Hs: Luận điểm cần phải phù hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề. Luận điểm cần phải đủ để giải quyết vấn đề.
Mối quan hệ giữa các luận điểm
Hs đọc yêu cầu bài 1 trong phần III
Gv: Em sẽ chọn hệ thống luận điểm nào trong hai hệ thống này, lí giải vì sao ?
Hs: Hệ thống thứ nhất đạt được các điều kiện ghi trong mục III.1. Hệ thống thứ 2 không đạt được các điều kiện đó là bởi: Trong hệ thống đó, có những luận điểm chưa chính xác. 
Gv: Từ sự tìm hiểu trên, chúng ta rút ra kết luận gì về mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận? 
Hs: Trả lời ghi nhớ sgk.
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Khái niệm luận điểm 
Là những tư tưởng, quan điểm, chủ trương mà người viết (nói) nêu ra ở trong bài. 
2. Mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận 
- Luận điểm có liên quan chặt chẽ đến vấn đề 
- Luận điểm thể hiện, giải quyết từng khía cạnh của vấn đề một cách đầy đủ, toàn điện. 
- Luận điểm cần phải phù hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề .
- Luận điểm cần phải đủ để giải quyết vấn đề 
3. Mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận 
- Các luận điểm trong bài văn vừa cần liên kết chặt chẽ lại vừa cần có sự phân biệt với nhau. 
- Các luận điểm phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí: Luận điểm nêu trước chuẩn bị cơ sở cho luận điểm nêu sau, còn luận điểm nêu sau dẫn đến luận điểm kết luận.
* Ghi nhớ Sgk/75.
* Hoạt động 1: LUYỆN TẬP
Bài tập 1: Gv hướng dẫn, Hs làm.
 Bài tập 2: Hs thảo luận nhóm. 
* Hoạt động 3: HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
HS có thể sưu tầm từ sách giáo khoa lớp 7 học kì 2 hoặc lớp 9 học kì 2
II. LUYỆN TẬP
Bài 1: Luận điểm của phần văn bản là: “Nguyễn Trãi là tinh hoa của đất nước, dân tộc và thời đại lúc bấy giờ”
Bài 2: Có thể sắp xếp các luận điểm và sửa chữa theo trình tự dưới đây:
 * Giáo dục được coi là chìa khoá của tương lai vì những lẽ sau 
- Giáo dục là yếu tố quyết định đến việc điều chỉnh tốc độ gia tăng dân số; thông qua đó, quyết định môi trường sống, mức sống 
- Giáo dục trang bị kiến thức và nhân cách, trí tuệ và tâm hồn cho trẻ em hôm nay, những người sẽ làm nên thế giới ngày mai. 
- Do đó, giáo dục là chìa khoá cho sự tăng trưởng kinh tế
- Cũng do đó, giáo dục là chìa khoá cho sự phát triển kinh tế chính trị và cho tiến bộ xã hội sau này. 
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
* Bài cũ: Học bài và làm bài tập 2 sgk tr 75.
- Sưu tầm một số bài văn nghị luận xã hội, nghị luận văn học để nhận biết, phân tích luận điểm.
* Bài mới: Tiết sau: Soạn bài “Viết đoạn văn trình bày luận điểm” chuẩn bị trả lời trước các câu hỏi trong phần yêu cầu.
E. RÚT KINH NGHIỆM
 **************************
Tuần: 25 Ngày soạn: 20/02/2018
Tiết PPCT: 100 Ngày dạy: /02/2018
Tập làm văn: VIẾT ĐOẠN VĂN TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM 
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm được cách viết đoạn văn trình bày luận điểm theo các phương pháp diễn dịch và quy nạp.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức: 
- Nhận biết, phân tích được cấu trúc của bài văn nghị luận
- Biết cách viết đoạn văn trình bày luận điểm theo các phương pháp diễn dịch và quy nạp.
2. Kỹ năng: 
- Viết đoạn văn diễn dịch và quy nạp.
- Lựa chọn ngôn ngữ diễn đạt trong đoạn văn nghị luận.
- Viết 1 đoạn văn nghị luận trình bày luận điểm có độ dài 90 chữ về 1 vấn đề chính trị và xã hội
3. Thái độ: Thấy được những nhiệm vụ chủ yếu của luận điểm.
C. PHƯƠNG PHÁP: Thảo luận, vấn đáp, nêu vấn đề
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS 
- Lớp 8A1: SS: , Vắng.(....) 
- Lớp 8A2: SS: , Vắng.(....)
2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Luận điểm là gì? Luận điểm cần phải đảm bảo những yêu cầu nào? 
 - Mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận như thế nào?
3. Bài mới: Vào bài: Làm văn nghị luận không dừng ở chỗ tìm ra luận điểm. Người làm bài còn phải tiếp tục thực hiện một bước đi rất khó khăn và quan trọng khác: trình bày những luận điểm mà mình đã tìm ra. Không biết trình bày luận điểm thì mục đích nghị luận sẽ không thể nào đạt được, cho dù người làm bài đa tập hợp đủ các quan điểm, ý kiến cần thiết cho việc giải quyết vấn đề. Vậy để làm được điều đó, chúng ta sẽ tìm hiểu qua tiết học này. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
* Hoạt động 1: TÌM HIỂU CHUNG 
Cách trình bày luận điểm 
Hs đọc 2 đoạn văn a, b 
Gv:Hãy tìm những câu nê chủ đề (luận điểm ) trong mỗi đọan văn trên? Vị trí của câu chủ đề? Đoạn nào trình bày diễn dịch, đoạn nào trình quy nạp?
Hs: Thảo luận theo cặp để trả lời.
 a, có luận điểm: “Thành Đại La thật là chốn tụ hội  vương muôn đời” đứng cuối đoạn->quy nạp.
b, có luận điểm :“Đồng bào ta ngày nay  ta ngày trước” đứng ở đầu đoạn-> diễn dịch.
Gv: Xác định luận điểm của đoạn văn, câu chủ đề đặt ở vị trí nào? Xác định kiểu đoạn văn trên?
Hs: Câu chủ đề đặt ở cuối đoạn. Nội dung luận điểm diễn đạt gọn lại là: bản chất giai cấp chó đểu của vợ chồng Nghị Quế thể hiện rõ qua việc chúng mua chó. 
Gv: Nhà văn có lập luận theo cách tương phản không? Vì sao?
Hs: Cách lập luận tương phản: đặt chó bên người, đặt cảnh xem chó. Cách lập luận này có tác dụng rất lớn đến việc chứng minh và làm rõ luận điểm: bản chất chó má của giai cấp địa chủ.
 Gv: Nếu thay đổi trật tự sắp xếp khác thì liệu có ảnh hưởng đến đoạn văn ra sao? 
Hs: Làm cho luận điểm mờ nhạt đi, lỏng lẻo hơn. Gv: Những cụm từ: chuyện chó, giọng chó, rước chó, chất chó đểu được sắp xếp cạnh nhau nhằm mục đích gì ? 
Hs: Làm cho đoạn văn của mình vừa xoáy vào một ý chung, vừa khiến bản chất thú vật của bọn địa chủ hiện ra rõ ràng, lí thú.
Hs: Đọc ghi nhớ.
* Hoạt động 2: LUYỆN TẬP 
- Hs đọc yêu cầu bài tập 1 
- Hs: làm việc cá nhân.
- Gv: Bài tập 2 yêu cầu chúng ta điều gì ?
- Hs: Thảo luận theo cặp, trình bày.
- Gv:Hãy nêu yêu cầu bài tập 3 ? 
- HS: Làm việc nhóm – 4 phút
* Hoạt động 3: HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
Tìm 1 số đoạn văn trình bày luận điểm theo các phương pháp diễn dịch và quy nạp để làm mẫu phân tích.
- Tìm cách chuyển đổi đoạn văn diễn dịch thành quy nạp và ngược lại.
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Trình bày luận điểm thành một đoạn văn nghị luận 
a. Đoạn văn trong “ Chiếu dời đô”: 
a, câu chủ đề: “ (Thành Đại La) thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”
->Vị trí: nằm ở cuối đoạn văn – qui nạp. 
b, Câu nêu luận điểm: “Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước “
->Vị trí: nằm ở đầu đoạn văn – diễn dịch 
 Ghi nhớ: 1,2 sgk 
b. Đoạn văn trong “Tắt đèn” 
- Câu chủ đề đặt ở cuối đoạn, đó là câu: Cho thằng nhà giàu rước chó vào nhà, nó mới càng hiện chất chó đểu của giai cấp nó ra.
- Cách lập luận tương phản: đặt chó bên người, đặt cảnh xem chó, quí chó vồ vập mua chó, sung sướng, bù khú về chó bên cạnh giọng chó mávới người bán chó.
-> Làm rõ luận điểm: bản chất chó má của giai cấp địa chủ
- Những cụm từ: chuyện chó, giọng chó má, rước chó vào nhà, chó đểu làm cho việc trình bày luận điểm chặt chẽ, hấp dẫn.
II. LUYỆN TẬP
Bài 1: Diễn đạt ý mỗi câu thành một luận điểm ngắn gọn hơn:
a, Cần tránh lối viết dài dòng khiến người đọc khó hiểu 
b, Nguyên Hồng thích truyền nghề cho bạn trẻ. 
Bài 2:
- Luận điểm: “Tế Hanh là một người tinh lắm”. Luận điểm ấy được chứng thực qua 2 luận cứ:
+ Tế Hanh đã ghi được đôi nét thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương.
+ Thơ Tế Hanh đưa ta vào một thế giới rất gần gũita đã âm thầm trao cho cảnh vật. 
- Tác giả xếp đặt luận cứ theo trình tự tăng tiến, luận cứ sau biểu hiện một mức độ tinh tế cao hơn so với luận cứ trước. Nhờ sự sắp xếp ấy mà độc giả càng đọc càng thấy hứng thú. 
Bài 3:
a,Luận điểm: Học phải kết hợp với làm bài tập thì mới hiểu bài 
- Luận cứ 1: Làm bài tập chính là thực hành bài học lí thuyết. Nó làm cho kiến

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 25 VAN 8_12295164.doc