Giáo án Ngữ văn 8 - Văn bản: Khi con tu hú

A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

 1. Kiến thức :

 - Những hiểu biết bước đầu về tác giả Tố Hữu.

 - Nghệ thuật khắc họa hình ảnh (thiên nhiên, cái đẹp của cuộc đời tự do).

 - Niềm khát khao cuộc sống tự do, lý tưởng cách mạng của tác giả.

 2. Kỹ năng :

 - Đọc diễn cảm một tác phẩm thơ thể hiện tâm tư người chiến sĩ cách mạng bị giam giữ trong ngục tù.

 - Nhận ra và phân tích được sự nhất quán về cảm xúc giữa hai phần của bài thơ ; thấy được sự vận dụng tài tình thể thơ truyền thống của tác giả ở bài thơ này.

 3. Thái độ : Biết yêu quý cuộc sống tự do.

B/ CHUẨN BỊ :

- GV : Sgk + giáo án + chân dung tác giả.

- HS : Đọc và tìm hiểu bài trước + Sgk.

 

doc 7 trang Người đăng trung218 Lượt xem 33439Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Văn bản: Khi con tu hú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS TT PHÚ HÒA
Giáo án Ngữ văn 8
Tuần 20
Tiết 79
Trần Thị Kim Loan
Ngày dạy ... lớp 8A
Ngày dạy ... lớp 8A
Ngày dạy ... lớp 8A
Văn bản
KHI CON TU HÚ
	 Tố Hữu
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 
	1. Kiến thức : 
	- Những hiểu biết bước đầu về tác giả Tố Hữu.
	- Nghệ thuật khắc họa hình ảnh (thiên nhiên, cái đẹp của cuộc đời tự do).
	- Niềm khát khao cuộc sống tự do, lý tưởng cách mạng của tác giả.
	2. Kỹ năng : 
	- Đọc diễn cảm một tác phẩm thơ thể hiện tâm tư người chiến sĩ cách mạng bị giam giữ trong ngục tù.
	- Nhận ra và phân tích được sự nhất quán về cảm xúc giữa hai phần của bài thơ ; thấy được sự vận dụng tài tình thể thơ truyền thống của tác giả ở bài thơ này.
	3. Thái độ : Biết yêu quý cuộc sống tự do.	 
B/ CHUẨN BỊ :
- GV : Sgk + giáo án + chân dung tác giả.
- HS : Đọc và tìm hiểu bài trước + Sgk.
C/ PHƯƠNG PHÁP : Động não + liên tưởng, tưởng tượng.
D/ TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
	1. Kiểm tra bài cũ : 
	- Hãy đọc diễn cảm đoạn thơ tả cảnh thuyền ra khơi đánh cá (phần 2 : từ câu 3 đến câu 8).
	- Trong sáu câu thơ vừa đọc, tác giả đã sử dụng phép tu từ gì ? Em hãy phân tích giá trị biểu đạt của các phép tu từ đó.
	HS : 
	+ So sánh : Vẻ đẹp dũng mãnh của con thuyền khi lướt sóng ra khơi (Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã).
	+ So sánh, ẩn dụ : Gợi liên tưởng con thuyền như mang theo linh hồn, sự sống của làng chài. (Cánh buồm vôi mảnh hồn làng).
	- Trong phần ba, từ câu 9 đến câu 16, chi tiết thơ nào miêu tả cụ thể những nét đặc trưng của dân chài lưới ?
	HS : Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
 Cả thân hình nồng thở vị xa xăm ;
	- Nêu nét chính về nội dung và nghệ thuật của bài thơ Quê hương.
	2. Bài mới : 
Ù Hoạt động 1 : Giới thiệu bài mới.
	Tố Hữu là nhà thơ lớn, tiêu biểu của nền văn học cách mạng đương đại. Con đường thơ của Tố Hữu như bắt đầu cùng lúc với con đường cách mạng ngay từ những tác phẩm đầu tay, thơ ông đã được soi sáng bởi lý tưởng cộng sản và hướng đến những vấn đề xã hội rộng lớn. Trong thơ Tố Hữu thời kỳ đầu, người đọc bắt gặp một tâm hồn nồng nhiệt của tuổi trẻ gặp gỡ lý tưởng cách mạng. Khi bị tù đày, thơ Tố Hữu là lời tâm niệm của người qua song sắt nhà tù, bằng nhiều hình thức để cổ vũ cuộc đời ngoài. Tiêu biểu là bài Khi con tu hú.
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
BÀI HS GHI 
Ù Hoạt động 2 : Tìm hiểu chung về văn bản.
- Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Tố Hữu.
- GV nhận xét, chốt.
- GV giới thiệu chân dung tác giả.
- Cho biết hoàn cảnh ra đời, xuất xứ của bài thơ.
- Bài thơ Khi con tu hú được viết theo thể thơ 
nào ?
- Bài thơ được chia làm mấy phần ? Nêu ý chính của mỗi phần.
Ù Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết văn bản.
- GV hướng dẫn đọc :
	+ 6 câu đầu : giọng vui, náo nức, phấn chấn.
	+ 4 câu cuối : giọng bực bội, nhấn mạnh các từ ngữ cảm thán (hè ơi, làm sao, chết uất thôi), các động từ (muốn, đạp).
- GV đọc bài thơ một lần.
- GV nhận xét cách đọc của HS.
- Em hiểu gì về nhan đề bài thơ ?
- GV bổ sung.
- Có người cho rằng 6 câu thơ đầu là một cuộn phim màu tuyệt đẹp. Em hãy chứng minh (Cảnh thiên nhiên, âm thanh, màu sắc).
- GV nhận xét, bổ sung.
- GV bình : 
	| Người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày vẫn nghe được mọi âm thanh vọng đến.
	+ Tiếng kêu của chim tu hú trên đồng quê nghe bồi hồi tha thiết ® Báo hiệu mùa hè sang. Tiếng chim gọi bầy xa gần.
	+ Tiếng ve ngân từ những vườn cây trái.
	+ Tiếng sáo diều trên đồng quê gợi nhớ, gợi thương một thời cắp sách đến trường với bao kỷ niệm đẹp ® Đó là những âm thanh náo động, rạo rực.
	| Mùa hè còn được gợi tả qua các dấu hiệu điển hình của không gian. Không gian ấy nhuốm những sắc màu như :
	+ Màu vàng của đồng lúa chiêm đang chín.
	+ Màu đỏ của trái chín với vị ngọt làm say lòng người.
	+ Màu vàng của bắp
	+ Màu đào của nắng hạ.
	+ Màu xanh của bầu trời cao rộng.
Þ Cảnh sắc mùa hè đầy tươi thắm, lộng lẫy, có đầy đủ màu sắc, hương vị, không gian khoáng đạt và tràn đầy nhựa sống.
- Nhận xét về bút pháp nghệ thuật mà nhà thơ sử dụng ở bài thơ.
- GV nhận xét.
- Xuất phát từ đâu mà nhà thơ lắng nghe và cảm nhận được cảnh sắc mùa hè ? 
- GV nhận xét.
- Khi miêu tả cảnh mùa hè ở quê hương tác giả, tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì ?
- Cảnh mùa hè ở quê hương nhà thơ như thế đó còn cảnh mùa hè ở quê hương em thì như thế 
nào ? Em thử hình dung và tả lại. (Liên tưởng, tưởng tượng + Lồng ghép GDBVMT)
- Khi nhà thơ viết : “Ta nghe hè dậy trong lòng”, nhà thơ đón nhận cảnh đẹp mùa hè bằng thính giác hay bằng sức mạnh tâm hồn ?
- GV nhận xét bổ sung : Nhà thơ cảm nhận vẻ đẹp mùa hè bằng chính sức mạnh tâm hồn. Bằng tình yêu quê hương tha thiết, yêu cuộc sống tự do đến cháy bỏng. “Giam người khoá cả chân cả tay lại nhưng chẳng thể ngăn ta nghĩ đến tự do”.
- Khi ở trong tù, trạng thái tâm hồn của nhà thơ như thế nào ? Từ ngữ nào thể hiện rõ nhất điều đó ? (Động não)
- So sánh tiếng chim tu hú ở đầu và cuối bài thơ ? Ở chi tiết này, tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì ?
- HS trình bày.
- GV nhận xét, GV bình.
- HS trình bày.
- HS trình bày.
- Thể thơ : Lục bát, giàu nhạc điệu, mượt mà, uyển chuyển.
- HS trình bày : Bố cục 
2 phần.
	+ Phần 1 (6 câu thơ đầu) : Cảnh thiên nhiên mùa hè.
	+ Phần 2 (4 câu thơ cuối) : Tâm trạng của người tù.
- 1HS đọc bài thơ.
- HS trình bày.
- HS quan sát 6 câu đầu.
- HS trình bày.
- HS khác bổ sung.
- HS trình bày : Nghệ thuật đối lập (Hai cảnh tượng đối lập nhau. Đó là không gian chật hẹp tù túng rối rắm với cảnh sắc tươi vui của mùa hè tràn đầy nhựa sống).
- HS trình bày : Xuất phát từ tình yêu quê hương tha thiết. Nhà thơ khao khát một tình quê vơi đầy. Nỗi nhớ không nguôi tất cả như in đậm, như khắc sâu trong tâm trí nhà thơ. Cái độc đáo cái hay của đoạn thơ ở chỗ là tác giả đã chọn lọc những chi tiết đặc sắc của mùa hè cùng với những động từ như : lượn, nhào, dậy... Với những tính từ chỉ màu sắc để diễn tả một mùa hè quyến rũ và căng đầy nhựa sống.
- Sử dụng biện pháp tu từ liệt kê.
- 1-2 HS trình bày một cách tự do.
- HS quan sát 4 câu 
thơ cuối.
- HS trình bày.
- 1-2 HS trình bày, phát hiện chi tiết.
- 1HS nêu :
	+ Tiếng tu hú ở câu thơ đầu là tiếng gọi vào hè náo nức, rộn ràng. Nó là tiếng chim gọi mở ra một mùa hè đầy ắp sức sống, đầy ắp tự do ® Tiếng chim hoà hợp với tâm trạng người tù cùng với niềm say mê cuộc sống.
	+ Tiếng tu hú ở câu thơ kết bài là tiếng kêu có phần như thiêu đốt giục giã, tiếng gọi của khát vọng tự do da diết và cháy bỏng thôi thúc lòng người : “Tranh đấu, tranh đấu mãi không thôi, lấy sương máu để chọi cùng sắt lửa”.
	+ Sử dụng phép điệp ngữ.
I. Tìm hiểu chung :
	1. Tác giả : Tố Hữu (1920 – 2002) quê ở Thừa Thiên – Huế. Được giác ngộ trong phong trào học sinh, sinh viên. Với nguồn cảm hứng lớn từ lý tưởng cách mạng, thơ Tố Hữu trở thành là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam.
	2. Tác phẩm : 
	- Hoàn cảnh sáng tác : Khi con tu hú ra đời khi tác giả đang bị giam cầm trong nhà lao Thừa Phủ.
	- Xuất xứ : Được in trong tập Từ ấy – tập thơ đầu tiên của Tố Hữu.
II. Đọc – hiểu văn bản :
	1. Cảnh thiên nhiên 
mùa hè :
	- Tiếng kêu của chim tu hú trên đồng quê gọi bầy xa gần nghe bồi hồi tha thiết 
 ® Báo hiệu mùa hè sang. 
	- Tiếng ve ngân từ những vườn cây trái.
	- Tiếng sáo diều trên đồng quê. gợi nhớ, gợi thương với bao kỷ niệm đẹp.
	Þ Đó là những âm thanh náo động, rạo rực.
	- Màu sắc lộng lẫy của 
cây trái :
	+ Màu vàng của đồng lúa chiêm đang chín.
	+ Màu đỏ của trái chín 
với vị ngọt làm say 
lòng người.
	+ Màu vàng của bắp.
	+ Màu đào của nắng hạ.
	+ Màu xanh của bầu trời cao rộng.
	Þ Cảnh sắc mùa hè tươi thắm, lộng lẫy, khoáng đạt và tràn đầy nhựa sống.
	2. Tâm trạng của người tù :
	- “Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi !
Ngột làm sao chết uất thôi”
	® Ngắt nhịp 6/2, 3/3 ; từ ngữ mạnh, đầy ấn tượng (đạp tan, chết uất) ; từ cảm thán (ôi).
 	Þ Tâm trạng ngột ngạt, bực bội, u uất và khát khao sống, khát khao 
tự do.
- GV chuyển ý : Là một chiến sĩ cách mạng trẻ đang say sưa hoạt động. Vậy mà lại bị bắt giam giữa bốn bức tường tối tăm, lạnh lẽo. Khi nghe tiếng tu hú báo hiệu mùa hè thì cảnh mùa hè hiện lên trong tâm tưởng của nhà tù cách mạng thật rộn ràng, tràn đầy nhựa sống. Cảnh ấy hoàn toàn đối lập với cảnh của người tù khi nghe tiếng tu hú thể hiện ở đoạn thơ đầu và đoạn thơ cuối rất khác nhau.
- Em hãy nêu sự khác nhau đó.
- Nêu nhận xét về việc lựa chọn, sử dụng thể thơ, lời thơ, các biện pháp tu từ của tác giả.
	- Viết theo thể thơ lục bát, giàu nhạc điệu, mượt mà, uyển chuyển.
	- Lựa chọn lời thơ đầy ấn tượng để biểu lộ cảm xúc khi thiết tha, khi lại sôi nổi, mạnh mẻ.
	- BPTT: điệp ngữ, liệt kê, vừa tạo nên tính thống nhất về chủ đề văn bản, vừa t.hiện cảm nhận về sự đối lập giữa niềm khao khát sự sống đích thực, đầy ý nghĩa với hiện tại buồn chán của tác giả vì bị giam hãm trong nhà tù thực dân.
- Bài thơ có ý nghĩa gì ?
- 1-2 HS nêu ý nghĩa.
	3. Ý nghĩa văn bản :
	Bài thơ thể hiện lòng yêu đời, yêu lý tưởng của người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi trong hoàn cảnh ngục tù.
Ù Hoạt động 4 : Hệ thống kiến thức đã tìm hiểu qua bài học. 
- Nêu những nét chính về nghệ thuật và nội dung của bài thơ.
- GV chốt kiến thức cơ bản.
- HS trình bày.
- HS đọc ghi nhớ Sgk/20.
III. Tổng kết : Ghi nhớ Sgk/20.
Ù Hoạt động 5 : Hướng dẫn tự học.
	- Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà :
	+ Học thuộc lòng ghi nhớ Sgk/20.
	+ Học thuộc lòng bài thơ.
	+ Liên hệ một số bài thơ viết trong tù của các chiến sĩ cách mạng đã học trong chương trình.
	- Chuẩn bị bài mới : “Câu nghi vấn (tiếp theo)” Sgk/20.
	+ Đọc và thực hiện các nhiệm vụ III Sgk/20, 21.
	+ Thực hiện yêu cầu các BT 1a, 2c và 3/IV Sgk/2224.

Tài liệu đính kèm:

  • docCon tu hu' 79.doc