Giáo án Ngữ văn 8 - Văn bản: Lão hạc

A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

 1. Kiến thức :

 - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm truyện viết theo khuynh hướng hiện thực.

 - Sự thể hiện tinh thần nhân đạo của nhà văn.

 - Tài năng nghệ thuật xuất sắc của nhà văn Nam Cao trong việc xây dựng tình huống truyện, miêu tả, kể chuyện, khắc họa hình tượng nhân vật.

 2. Kỹ năng :

 - Đọc diễn cảm, hiểu, tóm tắt được tác phẩm truyện viết theo khuynh hướng hiện thực.

 - Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm tự sự viết theo khuynh hướng hiện thực.

 3. Thái độ : Biết xác định lối sống có nhân cách, thương yêu người thân, tự trọng.

 

doc 10 trang Người đăng trung218 Lượt xem 6395Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Văn bản: Lão hạc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3
Tiết 10, 11
Ngày dạy : 
	- 8A1: //
	- 8A2: //
 	- 8A3: //
Văn bản
LÃO HẠC
(Trích Lão Hạc)
 Nam Cao
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 
	1. Kiến thức : 
	- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm truyện viết theo khuynh hướng hiện thực.
	- Sự thể hiện tinh thần nhân đạo của nhà văn.
	- Tài năng nghệ thuật xuất sắc của nhà văn Nam Cao trong việc xây dựng tình huống truyện, miêu tả, kể chuyện, khắc họa hình tượng nhân vật.
	2. Kỹ năng : 
	- Đọc diễn cảm, hiểu, tóm tắt được tác phẩm truyện viết theo khuynh hướng hiện thực.
	- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm tự sự viết theo khuynh hướng hiện thực.
	3. Thái độ : Biết xác định lối sống có nhân cách, thương yêu người thân, tự trọng. 	 
B/ CHUẨN BỊ :
	- GV : Sgk + giáo án + ảnh Nam Cao.
	- HS : Đọc và tìm hiểu bài trước + Sgk.
C/ PHƯƠNG PHÁP : Vấn đáp + bình giảng + thảo luận nhóm.
D/ TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
	1. Kiểm tra bài cũ : 
	- Qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ, em hiểu thêm được gì về đời sống của người nông dân trong xã hội cũ ?
	HS : Người nông dân trong xã hội cũ cực kỳ nghèo khổ, họ bị bóc lột, đàn áp rất dã man, cuộc sống không có lối thoát, giàu tình cảm, sức chịu đựng dẻo dai.
	- Quy luật Tức nước vỡ bờ được thể hiện như thế nào trong đoạn trích ?
	HS : Quy luật Tức nước vỡ bờ được thể hiện qua diễn biến tâm trạng của chị Dậu (từ chỗ cam chịu, van xin tên cai lệ cho đến khi vùng dậy quật ngã cai lệ và người nhà lý trưởng).
	- Trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ, chị Dậu hiện lên là con người như 
thế nào ?
	A. Giàu tình yêu thương đối với chồng con.
	B. Căm thù bọn tay sai của thực dân phong kiến.
	C. Có thái độ phản kháng mạnh mẽ đối với bọn tay sai.
	D. Cả A, B và C.
	2. Bài mới : 
Ù Hoạt động 1 : Giới thiệu bài mới.
	Nam Cao được coi là một trong những nhà văn xuất sắc trong dòng văn học hiện thực. Đề tài trong các sáng tác của ông chủ yếu viết về người nông dân và trí thức tiểu tư sản. Truyện Lão Hạc là một bức tranh thu nhỏ về đời sống người nông dân trước cách mạng tháng Tám. Trong truyện, tác giả không trực tiếp phản ánh sự bóc lột, đàn áp của cường hào, lí trưởng mà tập trung miêu tả quá trình người nông bị bần cùng hóa đến chỗ bị phá sản, lưu vong. Quá trình ấy diễn ra như thế nào ? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học.
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
BÀI HS GHI
Ù Hoạt động 2 : Tìm hiểu chung về văn bản.
- GV yêu cầu HS đọc chú thích (¶) Sgk/45, nêu vài nét về tác giả.
- Nam Cao (1917 – 1951), tên khai sinh là Trần Hữu Tri, là nhà văn đã đóng góp cho nền văn học dân tộc các tác phẩm hiện thực xuất sắc viết về đề tài người nông dân nghèo bị áp bức và người trí thức nghèo sóng mòn mỏi trong xã hội cũ.
I. Tìm hiểu chung :
	1. Tác giả : Nam Cao (1917 – 1951), tên khai sinh là Trần Hữu Tri.
- GV giới thiệu ảnh tác giả Nam Cao.
- Cho biết xuất xứ của tác phẩm Lão Hạc.
- HS trả lời.
	2. Tác phẩm : 
	- Xuất xứ : Lão Hạc là một tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Nam Cao được đăng báo lần đầu năm 1943.
- Văn bản Lão Hạc thuộc thể loại gì ? Cho biết đề tài của văn bản này.
	- Thể loại : Truyện ngắn.
	- Đề tài : Lão Hạc viết về người nông dân.
Ù Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết
văn bản. 
- GV tóm tắt các sự việc chính trong phần chữ in nhỏ Sgk/3841 (từ đầu đến “Tôi bây giờ có làm gì được đâu !”).
	+ Vợ lão Hạc chết, nhà nghèo, không có tiền cưới vợ, anh con trai phẫn chí đi phu đồn điền cao su.
	+ Lão Hạc sống thui thủi trong túp lều chỉ có cậu Vàng bầu bạn, lão quý nó như người đàn bà hiếm hoi quý đứa con cầu tự.
	+ Gần 4 năm chờ đợi anh con trai vẫn chưa về. Một trận ốm kéo dài 2 tháng 18 ngày, lão yếu đi ghê gớm, không có việc làm, hoa màu trong vườn bị bão 
phá sạch.
	+ Sự túng quẫn ngày càng đe dọa, lão phải bán cậu Vàng.
II. Đọc – hiểu văn bản : 
	1. Lão Hạc : 
- GV yêu cầu HS tóm tắt và đọc đoạn trích.
- Tóm tắt : 
	+ Sau khi buộc phải bán cậu Vàng, lão Hạc sang nhà ông giáo nhờ giữ giúp 3 sào vườn cho con trai sau này cùng với 30 đồng bạc dành dụm để khi chết có tiền ma chay.
	+ Sau đó, khi không còn gì để ăn, lão Hạc 
đã xin bã chó để tự 
đầu độc. Cái chết của lão vật vã thê thảm thật dữ dội. Tác giả chứng kiến và 
kể lại những sự việc này với niềm thương cảm 
chân thành.
- GV hướng dẫn đọc phần văn bản chữ in to được học Sgk/4145 (“Hôm sau không chịu bán đi một sào”). Cần chú ý phân biệt các giọng đọc :
	+ Ông giáo, người kể chuyện : chậm, buồn, thông cảm, có lúc xót xa đau đớn, suy tư và ngẫm nghĩ. 
	+ Lão Hạc : có biến đổi khi đau đớn, ân hận dằn dặt, năn nỉ giải bày, chua chát.
	+ Vợ ông giáo : lạnh lùng, coi thường.
	+ Binh Tư : nghi ngờ, mỉa mai.
- GV đọc từ “Hôm sau tôi nỡ tâm lừa nó !”.
- 4HS đọc đến hết.
	+ “Tôi an ủi lão Nó thế này, ông giáo ạ !”.
	+ “Và lão kể Thế nào rồi cũng xong.”.
	+ “Luôn mấy hôm một thêm đáng buồn”.
	+ Phần còn lại.
- GV nhận xét cách đọc 
của HS.
- Đoạn trích có thể chia 
làm mấy phần ? Nội dung từng phần ?
- Bố cục : 2 phần.
	+ “Hôm sau đáng buồn” : Những việc làm của lão Hạc trước khi chết.
	+ Phần còn lại : Cái chết của lão Hạc.
- Theo em, ai là nhân vật chính ? Ai là nhân vật trung tâm ? Vì sao ?
- Nhân vật chính là lão Hạc và ông giáo. Còn nhân vật trung tâm là 
lão Hạc.
- Theo dõi phần 1.
- Tại sao con chó này 
lại được lão Hạc gọi là 
cậu Vàng ?
- Lão Hạc nghèo, sống cô độc, chỉ có con chó lão nuôi làm bạn, được lão gọi thân mật là cậu Vàng.
- Lý do gì khiến lão Hạc phải bán cậu Vàng ?
- Lý do bán cậu Vàng :
	+ Sau khi ốm nặng, cuộc sống của lão Hạc 
khó khăn.
	+ Vì không muốn tiêu vào tiền của con.
	- Vì nghèo, lão Hạc phải bán cậu Vàng.
	® Vì nghèo, lão Hạc phải bán cậu Vàng – kỷ vật của con trai, người bạn thân thiết của bản thân mình.
- Sau khi bán cậu Vàng, diễn biến tâm trạng lão Hạc như thế nào ?
- Day dứt, ăn năn, hối hận, dằn dặt.
- Hãy tìm những từ ngữ, hình ảnh miêu tả thái độ, tâm trạng của lão Hạc khi kể chuyện bán cậu Vàng với ông giáo.
- “Cố làm ra vui vẻ, cười như mếu, đôi mắt ầng ậng nước, mặt đột nhiên co rúm lại, những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra, cái đầu ngoẹo về một bên, cái miệng móm mém mếu như con nít, hu hu khóc”.
- GV giải thích từ “ầng ậng” : nước mắt dâng lên, sắp tràn ra khỏi mi mắt.
- Từ “ầng ậng” là từ láy gợi tả điều gì ?
- Lột tả được sự đau đớn, hối hận, xót xa, thương tiếc tất cả trào dâng và vỡ òa ra khi có người hỏi đến (đối với người khác đó có thể là sự bình thường, nhưng đối với lão Hạc là một người giàu tình cảm thì nó là vết thương lòng do chính lão gây ra).
- Động từ “ép” trong câu văn : “Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra.” có sức gợi tả như thế nào ?
- Phát biểu ý kiến.
- GV bình giảng : Động từ “ép”có sức gợi tả cao. 
Gợi lên một gương mặt già nua, khô héo, một tâm hồn đau khổ đến cạn kiệt cả nước mắt, một hình hài thật đáng thương.
v TIẾT 2 : 
- Bằng những từ ngữ tượng hình, tượng thanh “ầng ậng, móm mém, hu hu”, tác giả đã tạo hình ảnh cụ thể, sinh động về nhân vật lão Hạc. Căn cứ vào các từ ngữ miêu tả ngoại hình, em hãy cho biết nỗi lòng (nội tâm) của nhân vật lão Hạc như thế nào.
- Nêu nhận xét.
	- Ăn năn, hối hận vì đã đánh lừa một con chó. 
	® Là người sống tình nghĩa, thủy chung, rất trung thực.
- Theo dõi đoạn truyện kể việc lão Hạc nhờ cậy ông giáo (đoạn “Và lão kể thế nào rồi cũng xong.” Sgk/43, 44.
- Mảnh vườn và số tiền gởi ông giáo có ý nghĩa như thế nào đối với lão Hạc ?
- Mảnh vườn là tài sản duy nhất lão Hạc có thể dành cho con.
	- Gởi mảnh vườn lại cho con ® Bổn phận của người cha Þ Lão Hạc rất thương con.
	- Gởi 30 đồng làm ma chay ® Danh dự của kẻ làm người Þ Lão Hạc rất trọng danh dự, tự trọng.
- Em nghĩ gì về việc lão Hạc từ chối mọi sự giúp đỡ trong cảnh ngộ gần như không kiếm được gì để ăn ngoài rau má, sung luộc ?
- Lão Hạc là người tự trọng, không để người 
đời thương hại hoặc 
xem thường.
- Từ đó, phẩm chất nào của lão Hạc được bộc lộ ?
- Yêu thương con và tự trọng.
- Theo dõi đoạn văn cuối.
- Nguyên nhân dẫn đến cái chết của lão Hạc ?
- Tình cảnh đói khổ, túng quẫn đã đẩy lão Hạc đến cái chết như một hành động tự giải thoát.
- Điều đó giúp em hiểu được gì về tình cảnh 
đáng thương của nhân 
dân ta trước cách mạng tháng Tám ?
- Số phận cơ cực đáng thương của nhân dân nghèo ở những năm đen tối trước cách mạng 
tháng Tám.
- Phân tích cái chết của lão Hạc (Theo em, lão Hạc còn có cơ hội sống không ? Vì sao lão lại không chọn mà lại chọn đến cái chết, điều đó có ý nghĩa gì ?).
- Lão Hạc vẫn còn có cơ hội để sống thêm một ít thời gian nữa nếu như lão sử dụng vốn liếng mà lão còn (30 đồng và mảnh vườn có thể bán dần). Nhưng lão không muốn ăn vào vốn liếng mà lão dành cho con trai Þ Cái chết xuất phát từ lòng thương con âm thầm mà lớn lao, từ lòng tự trọng đáng kính.
- Việc lão Hạc nhờ vả ông giáo, em có nhận xét gì về nguyên nhân, mục đích của việc này ?
- Lão âm thầm chuẩn bị cho cái chết của mình ® Cẩn thận, chu đáo Þ Tất cả đều xuất phát từ lòng yêu thương con của một người cha nghèo, giàu lòng tự lòng.
- Cái chết của lão Hạc diễn ra như thế nào ?
- Cái chết thật bất ngờ, 
dữ dội, đau đớn, kinh hoàng, buồn thảm, đáng thương Þ Đau đớn về thể xác nhưng thanh thản về tinh thần.
	- Cái chết thật bất ngờ, 
dữ dội, đau đớn. 
	- Không có lối thoát, phải chọn cái chết để bảo toàn tài sản cho con và không phiền hà bà con làng xóm.
- Hãy tìm những chi tiết miêu tả cái chết của lão Hạc.
- Vật vã, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt sòng sọc, tru tréo, bọt méo sùi ra, khắp người chốc chốc lại giật mạnh một cái, nảy lên.
- Để đặc tả cái chết của lão Hạc, tác giả đã sử dụng liên tiếp các từ tượng hình, tượng thanh như “vật vã, rũ rượi, xộc xệch, sòng sọc, tru tréo”. Điều này có tác dụng gì ?
- Tác dụng của việc sử dụng các từ tượng hình, từ tượng thanh : 
	+ Tạo hình ảnh cụ thể, sinh động về cái chết dữ dội, đau đớn của lão Hạc.
	+ Làm cho người đọc có cảm giác như cùng chứng kiến cái chết ấy.
- Cái chết của lão Hạc có ý nghĩa gì đối với lão Hạc và xã hội ?
	® Cái chết của lão Hạc bộc lộ rõ số phận và phẩm chất cao quý tiềm tàng của lão Hạc Þ Cho thấy số phận của người nông dân nghèo Việt Nam trước cách mạng tháng Tám : nghèo khổ, giàu tình thương, tự trọng và bế tắc.
- GV giảng : Qua đó, tố cáo hiện thực xã hội thực dân phong kiến, cái xã hội nô lệ, tối tăm đã đưa người dân đến bần cùng hóa, bước đường cùng họ chỉ có 2 con đường để lựa chọn : hoặc là sa đọa tha hóa, hoặc là chọn cái chết để chứng minh sự trong sạch, lương thiện của mình.
- Thái độ của nhân vật 
ông giáo (tôi) khi nghe 
lão Hạc kể chuyện như 
thế nào ?
- Xót thương, đồng cảm (muốn ôm chầm lấy lão mà òa khóc).
	2. Ông giáo :
- Tình cảm nào của ông giáo dành cho lão Hạc biểu hiện trong lời mời ăn khoai, uống nước chè ?
- An ủi, chia sẻ.
- Nhân vật ông giáo hiện lên trong truyện ngắn này như thế nào ?
- Là một trí thức nghèo, tốt bụng, giàu tình thương người, hiểu đời, hiểu người, biết cảm thông với tấm lòng người cha rất mực thương con, muốn vun đắp, dành dụm tất cả những gì có thể có để con có cuộc sống hạnh phúc. , có lòng vị tha cao cả (Chao ôi ! không bao giờ ta thương) Sgk/44.
	- Là một trí thức nghèo, tốt bụng, hiểu đời, hiểu người, giàu tình thương người, biết cảm thông. 
- GV giảng : Đoạn văn mang tính triết lý, thấm đượm cảm xúc (ông giáo buồn trước cuộc đời, con người, tự giận mình, nhắc nhở mọi người nên tìm hiểu những người ở quanh ta để hiểu rõ hơn – vì lòng tự ái mà lão Hạc đã xa dần ông giáo) Þ Truyện mang đậm tính chất trữ tình.
- Khi nghe Binh Tư nói về lão Hạc, ông giáo cảm thấy cuộc đời “thật đáng buồn”. Nhưng khi chứng kiến cái chết của lão Hạc, ông giáo lại nghĩ “Không ! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác”. Em hiểu những ý nghĩ đó của nhân vật ông giáo như thế nào ? (Vì sao ông giáo thấy cuộc đời “thật đáng buồn” ? Chưa hẳn đã đáng buồn là thế nào ? Đáng buồn theo một nghĩa khác là như thế nào ?). (Thảo luận nhóm 4HS 2’)
- Đại diện nhóm trả lời :
	+ “Thật đáng buồn” : Ông giáo đã thất vọng trước sự thay đổi cách sống của một người trong sạch, đầy lòng tự trọng như lão Hạc.
	+ Chưa hẳn đã đáng buồn : Vì danh dự và nhân cách của lão Hạc vẫn trước sau như một.
	+ Đáng buồn theo một nghĩa khác” : Những người tốt như lão Hạc, tự trọng như thế, đáng thương, đáng thông cảm như thế, cuối cùng vẫn hoàn toàn bế tắc, hoàn toàn vô vọng, phải tìm đến cái chết.	
	- Là người trọng nhân cách và không mất lòng tin vào những điều tốt đẹp của con người.
	- Trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp tiềm ẩn của người nông dân trong cảnh khốn cùng vẫn giàu lòng tự trọng, khí khái.
	Vì rất ít người hiểu được cái chết của lão Hạc (không phải ai cũng hiểu được nguyên nhân cái chết rõ ràng như ông giáo và Binh Tư).
	3. Nghệ thuật : 
- Văn bản đã sử dụng ngôi kể nào ? Ngôi kể này có tác dụng gì ?
- HS khá giỏi trình bày nghệ thuật của văn bản.
	- Sử dụng ngôi kể thứ nhất, người kể là nhân vật hiểu, chứng kiến toàn bộ câu chuyện và cảm thông với lão Hạc.
- Các phương thức biểu đạt nào được sử dụng trong 
văn bản ?
	- Kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự, trữ tình, lập luận, thể hiện được chiều sâu tâm lý nhân vật với diễn biến tâm trạng phức tạp, sinh động.
- Nêu nhận xét của em về cách xây dựng hình tượng nhân vật lão Hạc của nhà văn Nam Cao.
	- Sử dụng ngôn ngữ hiệu quả, tạo được lối kể khách quan, xây dựng được hình tượng nhân vật có tính cá thể hóa cao.
- Nêu ý nghĩa văn bản.
- HS nêu.
	4. Ý nghĩa văn bản :
	Văn bản thể hiện phẩm giá của người nông dân không bị hoen ố cho dù phải sống trong cảnh khốn cùng.
Ù Hoạt động 4 : Hệ thống kiến thức đã tìm hiểu qua bài học. 
III. Tổng kết : Ghi nhớ Sgk/48.
- Qua việc tìm hiểu văn bản Lão Hạc, hãy cho biết nội dung chính của văn bản.
- HS phát biểu.
- HS đọc ghi nhớ Sgk/48.
Ù Hoạt động 5 : Hướng dẫn tự học.
	- Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà : Đọc diễn cảm đoạn trích (chú ý giọng điệu, ngữ điệu của các nhân vật, nhất là sự thay đổi trong ngôn ngữ kể của nhân vật ông giáo về lão Hạc).
	- Chuẩn bị bài mới : “Từ tượng hình, từ tượng thanh” Sgk/49, 50.
	+ Đọc và trả lời nhiệm vụ I Sgk/49.
	+ Chuẩn bị trước các nội dung bài tập 1, 2, 3 và 4 II Sgk/49, 50.
BT1 thêm yêu cầu : Tìm từ tượng hình cho biết tác dụng.
BT3 thêm yêu cầu : Phân biệt ý nghĩa của các từ tượng hình gợi tả dáng 
 đi của người “thoăn thoắt, lẫm đẫm” (đi lẹ làng, mới biết đi).	 
œµ
* Rút KN : ...................
...................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 10,11 Lao Hac.doc