Giáo án Ngữ văn khối 8 - Học kì I

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: HS hiểu được ý nghĩa, tác dụng của SGK trong việc học tập bộ môn.

- Mục đích sử dụng SGK, biết cách sử dụng SGK, các tài liệu tham khảo phù hợp với nội dung bài học.

- Nắm được phương pháp học tập bộ môn ngữ văn trong trường THCS.

2. Kỹ năng: Rèn cho HS thói quen đọc sách để học bài cũ, chuẩn bị bài mới.

- Rèn kỹ năng đọc, tìm hiểu các tài liệu tham khảo có liên quan đến bộ môn, đến bài học.

3. Thái độ: Nhận thức đúng đắn về việc thường xuyên sử dụng SGK và các tài liệu liên quan đến bộ môn.

- Có phương pháp học tập đúng đắn.

II. Chuẩn bị

1. GV: SGK, SGV

2. HS: Vở ghi chép.

 

doc 164 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 1357Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 8 - Học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
* Luyện tập 
4.Củng cố : (3’)
- CH: Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Giôn-xi?
5.Hướng dẫn học ở nhà: (1’)
- Đọc lại văn bản và tóm tắt truyện.
- Soạn phần còn lại. 
Giảng: 8A1: . .2014 Tiết 31
 8A2: . .2014 
 CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG
 (Tiếp )
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: HS nắm được nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm truyện hiện đại Mĩ.
- Cảm nhận được lòng cảm thông, sự sẻ chia giữa những nghệ sĩ nghèo.
- Hiểu được ý nghĩa của tác phẩm nghệ thuật vì cuộc sống con người.
2. Kỹ năng: Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để đọc – hiểu tác phẩm.
- Phát hiện, phân tích đặc điểm nổi bật về nghệ thuật kể truyện của nhà văn.
- Cảm nhận được ý nghĩa nhân văn sâu sắc của truyện.
3. Thái độ: Giáo dục HS tình yêu thương con người, biết tôn trọng cái đẹp chân chính.
II.Chuẩn bị
1. GV: SGV, SGK.
 2. HS: Soạn bài.
III. Tiến trình dạy và học
1.Ổn định tổ chức : (1’) 8A1........................................
 8A2........................................
2. Kiểm tra.(5’)
- CH: Nêu diễn biến tâm trạng của Giôn-xi?
Đáp án: 
- Vào mùa đông cô bị bệnh hiểm nghèo.
- Tâm trạng: chán nản, thẫn thờ.
- Cô gắn cuộc đời mình với những chiếc lá rụng trên dây thường xuân đối diện cửa sổ phòng cô.
- >Là người con gái yếu đuối, thiếu tự tin, nghị lực, lạnh lùng, thờ ơ cuộc đời mình. 
* Khi chiếc lá vẫn còn.
- Ăn cháo, uống chút rượu.
- Muốn vẽ tranh.
-> Qua khỏi cơn nguy hiểm, cô đã vui và muốn sống.
3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
* Hoạt động 1 : HDHS tìm hiểu văn bản.
+ CH: Tai sao Xiu và cụ Bơ-men sợ sệt ngó ra cửa sổ nhìn cây thường xuân rồi nhìn nhau chẳng nói năng gì?
-> Nhớ đến ý định sẽ chết cùng chiếc lá cuối cùng của bạn. Họ không dám làm Giôn-xi nản lòng thêm.
+ CH: Sáng hôm sau Xiu có biết chiếc lá cuối cùng là lá giả không? Vì sao? 
-> Cô không biết, cô còn an ủi bạn cô lo lắng không biết làm thế nào để cứu sống bạn. sự bí mật của cụ Bơ Men gây sự bí mật bất ngờ, hấp dẫn, và làm cho Xiu tự nhiên hơn và làm cho Giôn-xi tin hơn vào chiếc lá giả là lá thật. 
+ CH: Qua những chi tiết trên ta thấy Xiu là người như thế nào?
+ CH: Tại sao tác giả lại để cho Xiu kể lại chuyện về cái chết và nguyên nhân dẫn đến cái chết của cụ Bơ Men? Qua đó ta có thể thấy rõ hơn phẩm chất gì của cô hoạ sỹ trẻ này?
-> Làm cho câu chuyện diễn ra một cách tự nhiên và góp phần bộc lộ rõ hơn phẩm chất của Xiu kính phục, nhớ tiếc cụ Bơ-men.
+ CH: Hoạ sĩ Bơ-men được tác giả giới thiệu là người như thế nào?
+ CH: Khi cùng Xiu nhìn ra ngoài cửa sổ ngoài tâm trạng lo lắng, sợ sệt, thì ông có suy nghĩ gì khác? 
+ CH: Tại sao tác giả không trực tiếp tả cảnh cụ Bơ-men vẽ tranh trong đêm ? Không tả cảnh cụ bị bệnh phải vào viện và qua đời ở đó ? 
+ CH: Dáng hình nhỏ bé, dữ dội, hay chế nhạo sự yếu mềm của bất kỳ ai, có trái ngược với phẩm chất tính cách của cụ không?
-> Trái ngược hoàn toàn với tính cách của cụ.
+ CH: Có thể gọi bức tranh chiếc lá cuối cùng của cụ Bơ-men là một kiệt tác được hay không? Vì sao?
-> Cuống lá màu xanh thẫm, rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa .
-> Là kiệt tác, khi nó có giá trị nhân sinh và nghệ thuật rất cao, => Phục vụ cuộc sống con người.
+ CH: Tác giả đã sử dụng nghệ thuật nào trong truyện? 
+ CH: Hãy chỉ ra những chi tiết tác giả sử dụng nghệ thuật đảo ngược tình huống?
-> Giôn-xi ngày càng tiến dần đến cái chết nhưng bỗng đảo ngược vào lúc truyện gần kết thúc cô trở lại với lòng yêu đời, bệnh tình thoát cơn nguy hiểm.
-> Cụ Bơ-men khoẻ mạnh như vậy chẳng ai ngờ cái chết của cụ được thông báo cũng vào lúc truyện gần kết thúc.
+ CH: Biện pháp nghệ thuật đảo ngược tình huống như vậy có tác dụng gì?
-> Gây hứng thú cho người đọc.
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
* Hoạt động 2. HDHS luyện tập.
+ CH: Qua câu chuyện, em hiểu như thế nào là một tác phẩm nghệ thuật được coi là kiệt tác?
-> Để được coi là kiệt tác tác phẩm đó phải có ích cho cuộc sống.
(32’)
(3’)
I. Đọc, tìm hiểu chú thích, bố cục
II. Tìm hiểu văn bản
1. Diễn biến tâm trạng của Giôn-xi 
2. Nhân vật Xiu
- Lo cho bệnh tật và tính mạng của Giôn-xi. 
- Xiu không biết chiếc lá cuối cùng đó là lá giả vì vậy cô ngạc nhiên khi nhìn thấy nó.
-> Xiu là người luôn lo lắng, chăm sóc và hết lòng vì bạn.
3. Kiệt tác của Bơ-men
- ông là nhà hoạ sỹ nghèo đã ngoài 60 tuổi. Mơ ước vẽ một kiệt tác nhưng chưa thực hiện được. 
- Nghĩ cách vẽ chiếc lá cuối cùng để cứu sống Giôn-xi.
- Vì cụ là người tốt bụng, mạnh mẽ, giàu tình yêu thương con người.
- Chiếc lá cụ vẽ giống như thật, khiến Giôn-xi tưởng đấy là chiếc lá thật. 
- Chiếc lá cụ Bơ-men vẽ là một kiệt tác vì nó đem lại sự sống cho Giôn-xi. Chiếc lá không chỉ được vẽ bằng bút lông, bột màu, mà bằng cả tình thương và lòng hi sinh cao thượng. 
* Nghệ thuật.
- Nghệ thuật đảo ngược tình huống.
* Ghi nhớ: SGK (T. 90)
III. Luyện tập
4. Củng cố: (3’)
- CH: Tác phẩm kiệt tác của cụ Bơ-men gợi cho em suy nghĩ gì?
5. Hướng dẫn học ở nhà (1’)
- Học nội dung bài và viết đoạn văn ngắn về tác phẩm kiệt tác của cụ Bơ-men.
- Soạn bài: Chương trình địa phương.
Giảng: 8A1: . .2014 Tiết 32
 8A2: . .2014 
 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN TIẾNG VIỆT
 RÈN LUYỆN ĐỂ SỬA MỘT SỐ LỖI CHÍNH TẢ
 THƯỜNG MẮC ( CÁC VẦN KHÓ – CÁC TIẾNG CÙNG ÂM)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Hiểu được cách đọc, cách viết các vần khó – dễ lẫn: ăng/eng; ang/an/ăc/at/ăt; oay/oai.
- Hiểu được cách viết, cách sử dụng các tiếng cùng âm, khác chữ viết.
- Tiếp tục rèn luyện các lỗi chính tả đã được rèn luyện ở lớp 6, 7.
2. Kỹ năng: Đọc và viết đúng các vần khó, các tiếng cùng âm.
- Biết cách sử dụng các tiếng có vần khó và các tiếng cùng âm trong bài vào những đoạn văn văn ngắn.
3. Thái độ : Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
II. Chuẩn bị
1. GV: Sách ngữ văn địa phương tỉnh Tuyên Quang, phiếu học tập.
 2. HS: Soạn bài.
III. Tiến trình dạy và học
1.Ổn định tổ chức : (1’) 8A1........................................
 8A2........................................
2. Kiểm tra.(5’)
- CH: Hãy nêu nội dung của văn bản Chiếc là cuối cùng? Tác phẩm kiệt tác của cụ Bơ-men gợi cho em suy nghĩ gì?
Đáp án: Ghi nhớ SGK.
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
* Hoạt động 1. HDHS làm bài tập 1.
- GV gọi HS đọc từ ngữ có chứa vần khó dễ lẫn.
- GV đọc -> HS viết từ ngữ có chứa vần khó dễ lẫn.
- HS tự kiểm tra bài viết của mình.
- HS soát lại, thống kê lỗi, sửa lỗi.
-> GV nhận xét, đánh giá bài làm của HS.
* Hoạt động 2. HDHS làm bài tập 2.
+ CH: Chọn đúng từ điền vào chỗ trống cho phù hợp?
+ CH: Hãy đặt câu với những từ đã xác định được đúng?
-> GV nhận xét, đánh giá kết quả bài làm của HS.
* Hoạt động 3. HDHS làm bài tập 3.
+ CH : Viết đoạn văn ( khoảng 10 câu) trong đó sử dụng đúng, hợp lí, phù hợp nghĩa, lô gic các từ có chứa vần khó và các tiếng cùng âm khác cách viết vào đoạn văn ?
- GV sửa lỗi diễn đạt, dùng từ, câu cho HS trong đoạn văn.
* Hoạt động 4. HDHS làm bài tập 4.
 * Hoạt động nhóm.
- GV giao nhiện vụ: Tìm 5 từ láy hoặc từ ghép có chứa các vần khó đã học : ăng ; eng ; ang ; an ; ăc ; at ; ăt ; oay ; oai.
- Nhiệm vụ: Các nhóm tập trung giải quyết vấn đề.
- Đại diện nhóm trả lời.
- HS nhận xét-> GV nhận xét.
(9’)
(9’)
(9’)
(8’)
8’
1. Bài tập 1
a. Chú gà trống choai, con quay, xoay chiều, loay hoay, la oai oái, quai búa, phiền toái, uể oải.
b. Lan can, mang vác, man trá, lan man, tràn trề, lang thang, bang giao, bàn giao, thán phục, tháng năm, trang bị, chan hòa.
c. Bế tắc, vớt vát, tát ao, sắc thuốc, xát muối, chặt vát, xắt chuối, xắt chuối, vạt khoai, vặt rau, vặc lại.
d. Lăng xăng, leng keng, cái xẻng, bình xăng, phèng la, măng giang.
2. Bài tập 2
a. chọn/trọn: .. nước; . lựa;.... vẹn.
b. cung/trung/chung: cánh;  thủy; . thực;. kết; gian.
c. gia/da/ra: .đình; ....vị; ....diết; ....vào; ....nhập; .... thịt.
d. cú/trú/chú: ....mèo; cay...; .... bác; cư.....; ....giải.
e. sung/xung: quả....; bổ.; .quanh; bung....; .....phong; nộ khí.....thiên. 
3. Bài tập 3
4. Bài tập 4
4. Củng cố ( 3’)
- CH: Tại sao khi viết chúng ta hay mắc lỗi chính tả ở các vần khó hoặc các tiếng cùng âm? Muốn sửa được điều đó chúng ta cần phải làm gì?
5. Hướng dẫn học ở nhà( 1’) 
- Soạn bài: Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
Giảng : 8A1: . .2014 Tiết 33 
 8A2: . .2014 
 LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN TỰ SỰ 
 KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: HS biết được cách lập dàn ý cho văn bản tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm.
2. Kỹ năng: Xâu dựng bố cục, sắp xếp các ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. 
- Viết một bài văn tự sự có sở dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm.
3. Thái độ : Yêu thích văn tự sự kết hợp biểu cảm, miêu tả. 
II.Chuẩn bị
1. GV: SGV, SGK.
 2. HS: Soạn bài
III. Tiến trình dạy và học
1.Ổn định tổ chức : (1’) 8A1........................................
 8A2........................................
2. Kiểm tra. Không
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
* Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu dàn ý của bài văn tự sự.
- Gọi HS đọc bài văn Món quà sinh nhật.
+ CH: Hãy chỉ ra phần mở bài, thân bài, kết bài và nêu nội dung khái quát của mỗi phần?
* Hoạt động nhóm
- GV giao nhiện vụ: Trả lời các câu hỏi phần b.
- Nhiệm vụ: Các nhóm tập trung giải quyết vấn đề.
- Đại diện nhóm trả lời.
- HS nhận xét-> GV nhận xét.
-> Diễn biến của một buổi sinh nhật. Kể ở ngôi thứ nhất. 
-> Buổi sáng, nhà Trang, ngày sinh nhật của Trang.
-> Chuyện xảy ra với Trang. Có Trang, Chinh, Thanh. Trang là nhân vật chính .
+ Trang: Hồn nhiên, vui mừng, sốt ruột 
+ Trinh: kín đáo, đằm thắm, chân thành.
+ Thanh: Hồn nhiên, nhanh nhẹn, tinh ý. 
-> Mở đầu buổi sinh nhật sắp đến hồi kết nhưng người bạn thân chưa đến. Trinh đến, đỉnh điểm là món quà độc đáo.
->Yếu tố miêu tả: Suốt cả buổi sáng người tôi tấp nập kẻ ra người vào... các bạn ngồi chật cả nhà... nhìn thấy Trinh đang tươi cười... Trinh dẫn tôi ra vườn... Trinh lom khom ... Trinh vẫn lặng lẽ cười, chỉ gật đầu không nói...-> Miêu tả tỉ mỉ các diễn biến của buổi sinh nhật giúp người đọc hình dung ra không khí của nó và cảm nhận được tình bạn thắm thiết giữa Trang và Trinh. 
-> Yếu tố biểu cảm: Tôi vẫn cứ bồn chồn không yên... bắt đầu lo...tủi thân và giận Trinh...giận mình quátôi run run... cảm ơn Trinh quá... quý giá làm sao...-> Bộc lộ tình cảm bạn bè chân thành sâu sắc giúp cho người đọc hiểu rằng tặng cái gì không quan trọng bằng tặng như thế nào. 
+ CH: Những nội dung trên được tác giả kể theo thứ tự nào?
-> Kể theo trình tự thời gian nhưng trong khi kể, tác giả có dùng hồi ức, ngược thời gian nhớ về sự việc đã diễn ra.
+ CH: Dàn ý của bài văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm thường gồm mấy phần? 
+ CH: Nhiệm vụ chính thức của mỗi phần là gì? 
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
* Hoạt động 2: HDHS luyện tập. 
+ CH: Hãy lập dàn ý cho văn bản cô bé bán diêm theo gợi ý trong SGK? 
- GV: Lập dàn ý theo gợi ý sau.
* Mở bài: Giới thiệu bạn mình là ai? Kỷ niệm khiến em xúc động nhất là kỷ niệm gì? ( Nêu khái quát)
* Thân bài : Tập trung kể về kỷ niệm xúc động đó.
- Kỷ niệm đó xảy ra ở đâu? Lúc nào? ( Thời gian, hoàn cảnh) Với ai? (Nhân vật) 
- Truyện xảy ra như thế nào? ( Mở đầu, diễn biến, kết quả.) 
- Điều gì khiến em xúc động? Xúc động như thế nào? ( Miêu tả các biểu hiện của sự xúc động )
* Kết bài: Em có suy nghĩ gì về kỷ niệm đó? 
(25’)
7’
(15’)
I. Dàn ý của bài văn tự sự
1. Tìm hiểu dàn ý của bài văn tự sự
* Văn bản: Món quà sinh nhật.
- Mở bài: Từ đầu -> la liệt trên bàn -> Kể và tả lại quang cảnh chung của buổi sinh nhật .
- Thân bài: Tiếp-> không nói->Kể về món quà sinh nhật độc đáo của người bạn.
- Kết bài: Còn lại-> Nêu cảm nghĩ của người bạn về món quà sinh nhật.
2. Dàn ý của một bài văn tự sự
- Mở bài: Thường giới thiệu sự việc nhân vật, tình huống sảy ra câu chuyện.
- Thân bài: Kể lại diễn biến câu chuyện theo một trình tự nhất định. 
- Kết bài: Thường nêu kết cục và suy nghĩ của nghĩ trong cuộc. 
* Ghi nhớ: SGK (T.95)
II. Luyện tập
`1. Bài tập 1
Lập dàn ý cho văn bản Cô bé bán diêm.
2. Bài tập 2
Lập dàn ý cho đề bài: Hãy kể về một kỷ niệm với người bạn tuổi thơ khiến em xúc động và nhớ mãi.
4. Củng cố ( 3’)
- CH: Dàn ý của bài văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm thường gồm mấy phần? Nhiệm vụ chính thức của mỗi phần là gì? 
5. Hướng dẫn học ở nhà ( 1’)
- Làm tiếp bài tập 2.
- Soạn bài: Hai cây phong.
Giảng : 8A1: . .2014 Tiết 34
 8A2: . .2014 
 HAI CÂY PHONG
 ( Trích: Người thầy đầu tiên )
	 (Ai-ma-tốp)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: HS hiểu được vẻ đẹp và ý nghĩa hình ảnh hai cây phong trong đoạn trích.
- Sự gắn bó của người họa sĩ với quê hương, với thiên nhiên và lòng biết ơn người thầy Đuy-sen.
- Cách xây dựng mạch kể, cách miêu tả giàu hình ảnh và lời văn giàu cảm xúc.
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng đọc – hiểu một văn bản có giá trị văn chương, phát hiện, phân tích những đặc sắc về nghệ thuật miêu tả, biểu cảm trong một đoạn trích tự sự.
- Cảm thụ vẻ đẹp sinh động, giàu sức biểu cảm của các hình ảnh trong đoạn trích.
3. Thái độ : Yêu thích văn bản tự sự . 
II.Chuẩn bị
1. GV: SGV, SGK, phiếu học tập, phòng học chung.
 2. HS: Soạn bài
III. Tiến trình dạy và học
1.Ổn định tổ chức : (1’) 8A1........................................
 8A2........................................
2. Kiểm tra. ( không)
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
 Đối với mỗi con người Việt Nam, kí ức tuổi thơ thường gắn liền với những cây đa, bến nước, sân đình ở những làng quê. Còn đối với nhân vật hoạ sĩ trong truyện Người thầy đầu tiên của nhà văn Ai- ma –tốp là nhớ tới làng quê. Mỗi lần thăm quê, ông không thể không đến thăm Hai cây phong trên đỉnh đồi đầu làng. Vì sao? Đất nước Cư-rơ-gư-xtan - đất nước của núi đồi, thảo nguyên trập trùng, bát ngát và những áng mây trôi lơ lửng. ở đó có Ai-ma-tốp một nhà văn nổi tiếng của Cư–rơ-gư-xtan. 
* Hoạt động 2. HDHS đọc, tìm hiểu chú thích, bố cục.
- GV hướng dẫn đọc-> đọc mẫu-> gọi HS đọc -> HS nhận xét-> GV nhận xét.
- Gọi HS đọc phần chú thích.
+ CH: Em hãy nêu những nét cơ bản nhất về tác giả, tác phẩm?
- GV trình chiếu PoowerPoint hình ảnh tác giả , tỏc phẩm.
+ CH: Văn bản được chia làm mấy phần, nội dung chính của từng phần?
- GV trình chiếu PoowerPoint phần bố cục.
* Hoạt động 3. HDHS tìm hiểu văn bản.
+ CH: Đại từ nhân xưng Chúng tôi và tôi ở các đoạn 1, 2, 4 chỉ ai, ở thời điểm nào?
+ CH: Đại từ nhân xưng Chúng tôi ở đoạn 3 chỉ ai, ở thời điểm nào?
+ CH: Thay đổi ngôi kể như vậy theo em có tác dụng gì?
+ CH: Đoạn văn có mấy mạch kể? Những mạch kể ấy đứng riêng hay được kể lồng ghép vào nhau?
+ CH: Em có nhận xét gì về sự kết hợp các thể văn trong đoạn trích?
-> Tự sự- miêu tả- biểu cảm đã được kết hợp khéo léo trong đoạn trích.
- GV trình chiếu PoowerPoint sơ đồ mạch kể chuyện.
+ CH: Làng Ku-ku rêu được tác giả giới thiệu như thế nào?
-> Làng ở ven chân núi, trên thảo nguyên rộng, phía dưới làng là thung lũng đất vàng, thảo nguyên Ca-dắc-xtan mênh mông. 
+ CH: Hai cây phong cùng lũ trẻ hồn nhiên nghịch ngợm được tác giả phác hoạ như thế nào? 
-> Hai cây phong như những người bạn lớn vô cùng thân thiết, bao dung, độ lượng và gắn bó với lũ trẻ trong làng.
+ CH: Từ trên cao lũ trẻ thấy những gì?
-> Tuổi thơ ham hiểu biết và khám phá, lần đầu tiên được nhìn ngắm toàn cảnh quê hương trong tư thế từ trên cao đầy thú vị mà hai cây phomg là ghế ngồi, là bệ phóng cho những ước mơ và khát vọng trong tâm hồn những đứa trẻ làng Ku-ku-rêu.
* Hoạt động nhóm: nhóm nhỏ
- GV giao nhiện vụ: Nếu nhân vật Tôi mang hình dáng của chính tác giả thì em hiểu gì về nhà văn này qua phần đầu văn bản ?
- Nhiệm vụ: Các nhóm tập trung giải quyết vấn đề.
- Đại diện nhóm trả lời.
- HS nhận xét-> GV nhận xét.
(1’)
(19’)
(20’)
5’
I. Đọc, tìm hiểu chú thích, bố cục
1. Đọc
2. Tìm hiểu chú thích
* Tác giả: Ai –ma tốp( 1928) là nhà văn Cư-rơ-gư- xtan .
*Tác phẩm: Văn bản Hai cây phong được trích ở phần đầu của truyện Người thầy đầu tiên .
3. Bố cục.
Bốn phần
Phần 1: Từ đầu.phía tây -> Giới thiệu chung về vị trí làng quê của nhân vật tôi.
Phần 2: Tiếp thần xanh -> Nhớ hình ảnh hai cây phong và tâm trạng của tôi khi về thăm làng, thăm cây. 
Phần 3: Tiếp ...biêng biếc kia -> Nhớ về cảm xúc, tâm trạng của tôi khi còn là trẻ thơ.
Phần 4: Còn lại-> Tôi nhớ đến người trồng hai cây phong gắn liền với trường Đuy-sen.
II. Tìm hiểu văn bản
1. Hai mạch kể lồng ghép
- Đại từ Tôi và chúng tôi ở phần 1, 2, 4 đều chỉ người kể chuyện- một hoạ sĩ - ở thời điểm hiện tại nhớ về quá khứ.
- Đại từ chúng tôi ở phần 3 chỉ người kể chuyện và các bạn bè thời quá khứ.
- Cách thay đổi ngôi kể làm câu chuyện trở nên sống động, thân mật, gần gũi, ấm áp, tin cậy.
- Hai mạch kể ít nhiều phân biệt và lồng ghép vào nhau.
2. Hai cây phong và những ký ức tuổi thơ
* Kí ức về lũ trẻ. 
- Hai cây phong khổng lồ với các mắt mấu, cành cao ngất, bóng râm mát rượi, tiếng lá xào xạc, hàng đàn chim chao đi chao lại... -> Nét phác thảo của một hoạ sĩ.
- Bọn con trai ào lên phá tổ chim.
- Reo hò, huýt còi ầm ĩ...
-> Ký ức khó quên của thời thơ ấu.
- Nơi xa thẳm biêng biếc của thảo nguyên
- Dòng sông lấp lánh như sợi chỉ bạc.
- Làn sương mờ đục.
- Chân trời xa thẳm biêng biếc.
- Chuồng ngựa của nông trang trông bé tí teo.
-> Bức tranh thiên nhiên được tô màu làm tăng thêm sức quyến rũ của những miền đất lạ.
* Luyện tập.
- Tâm hồn nhạy cảm, tinh tế với cỏi đẹp đẽ cao quý 
- Trí tưởng tượng mãnh liệt 
- Tài miêu tả, biểu cảm khi kể chuyện
- Tình yêu tha thiết, sâu nặng đối với hai cây phong cũng là đối với vẻ đẹp làng quê mình 
4. Củng cố ( 3’)
- CH: Cách thay đổi ngôi kể , mạch kể trong đoạn trích có tác dụng gì?
5. Hướng dẫn học ở nhà ( 1’)
- Soạn phần còn lại
Giảng: 8A2: . .2014 Tiết 35
 8A2: . .2014 
 HAI CÂY PHONG
 ( Trích Người thầy đầu tiên )
 ( Tiếp)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: HS hiểu được vẻ đẹp và ý nghĩa hình ảnh hai cây phong trong đoạn trích.
- Sự gắn bó của người họa sĩ với quê hương, với thiên nhiên và lòng biết ơn người thầy Đuy-sen.
- Cách xây dựng mạch kể, cách miêu tả giàu hình ảnh và lời văn giàu cảm xúc.
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng đọc – hiểu một văn bản có giá trị văn chương, phát hiện, phân tích những đặc sắc về nghệ thuật miêu tả, biểu cảm trong một đoạn trích tự sự.
- Cảm thụ vẻ đẹp sinh động, giàu sức biểu cảm của các hình ảnh trong đoạn trích.
3. Thái độ : Yêu thích văn bản tự sự . 
II.Chuẩn bị
1. GV: SGV, SGK.
 2. HS: Soạn bài
III. Tiến trình dạy và học
1.Ổn định tổ chức : (1’) 8A1........................................
 8A2........................................
2. Kiểm tra.(5’)
- CH: Tóm tắt văn bản Hai cây phong?
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
* Hoạt động 1. HDHS tìm hiểu văn bản.
+ CH: Hai cây phong được tác giả giới thiệu ở vị trí như thế nào 
+ CH: Hai cây phong có những đặc điểm gì ?
+ CH: Hai cây phong có ý nghĩa như thế nào đối với tác giả?
+ CH: Điều cuối cùng mà tôi chưa hề nghĩ đến thuở thiếu thời là gì?
-> Hai cây phong là nhân chứng của câu chuyện hết sức xúc động về thầy Đuy-sen, người thầy đầu tiên và cô bé An-tư-nai gần bốn mươi năm về trước.
+ CH: Khi trồng hai cây phong thầy Đuy-sen muốn gửi gắm điều gì?
+ CH: Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì?
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
* Hoạt động 2. HDHS luyện tập.
+ CH: Em thích đoạn văn nào nhất trong văn bản? vì sao?
(30’)
(5’)
I. Đọc, tìm hiểu chú thích, bố cục
II.Tìm hiểu văn bản
1. Hai mạch kể lồng ghép
2. Hai cây phong và những ký ức tuổi thơ
* Hai cây phong trong ký ức nhân vật tôi.
- Vị trí : + Cao.
 + Phía trên làng.
 + Giữa ngọn đồi.
 + Như ngọn hải đăng.
 + Như cột tiêu.
- Đặc điểm: Có tiếng nói riêng, có tâm hồn riêng với nhiều cung bậc khác nhau :
+ Như làn sóng thủy triều vỗ vào bãi cát.
+ Như tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm.
+ Như tiếng thở dài thương tiếc người nào.
+ Như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực.
-> Hai cây phong có đời sống tâm hồn phong phú, sức sống dẻo dai mãnh liệt.
-> Biểu tượng cho tinh thần vượt khó, lạc quan, tình nghĩa thủy chung của dân làng Ku-ku-rêu.
-> Nhắc nhở bổn phận tìm về quê hương, hai cây phong trở thành một phần tâm hồn không thể thiếu.
-> Thể hiện tình yêu và nỗi nhớ làng quê của một người con sống ở xa quê.
3. Hai cây phong và thầy Đuy-xen
- Hai cây phong lôi cuốn sự chú ý và khơi nguồn cảm hứng cho người kể chuyện.
- Hai cây phong gắn với tình yêu quê hương da diết. Gắn với những kỷ niệm ở tuổi học trò.
- Hai cây phong tên gắn với thầy Đuy-sen người có công xây dựng ngôi trường đầu tiên.
- Thầy là người mang hai cây phong về trồng.
-> Thầy gửi gắm cả ước mơ, hi vọng những đứa trẻ như An-tư-nai sau này sẽ có kiến thức và thành người có ích
- Nghệ thuật: So sánh, nhân hoá. Kết hợp miêu tả, biểu cảm, tự sự.
* Ghi nhớ: SGK (T. 101)
III. Luyện tập
4. Củng cố ( 3’)
- CH: Hai cây phong trong ký ức nhân vật tôi được miêu tả như thế nào?
5. Hướng dẫn học ở nhà ( 1’)
- Soạn bài: Nói quá?
Giảng: 8A: . .2014 Tiết 36
 8A2: . .2014 
 NÓI QUÁ
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: HS hiểu được thế nào là nói quá. 
- Phạm vi sử dụng của biện pháp tu từ nói quá ( chú ý cách sử dụng trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao)
- Tác dụng của biện pháp tu từ nói quá.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng vận dụng hiểu biết về biện pháp nói quá trong đọc – hiểu văn bản.
3. Thái độ : Yêu thích và tìm hiểu sự phong phú của Tiếng Việt.
- Phê phán những lời nói khoác, nói sai sự thật.
II.Chuẩn bị
1. GV: SGV, SGK, phiếu học tập, phòng học chung.
 2. HS: Soạn bài
III. Tiến trình dạy và học
1.Ổn định tổ chức : (1’) 8A1........................................
 8A2........................................
2. Kiểm tra.(15’)
- CH: Hai cây phong trong ký ức nhân vật tôi hiện ra như thế nào?
Đáp án.	
- Vị trí :Cao, phía trên làng, giữa ngọn đồi, như ngọn hải đăng, như cột tiêu.
- Đặc điểm: Có tiếng nói riêng, có tâm hồn riêng với nhiều cung bậc khác nhau :
+ Như làn sóng thủy triều vỗ 

Tài liệu đính kèm:

  • docNGU_VAN_8_KI_I_20142015_CKTKN.doc