Giáo án Ngữ văn khối 8 - Học kì II

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Học sinh biết sơ giản về phong trào thơ mới.

- Hiểu được chiều sâu tư tưởng yêu nước thầm kín của lớp thế hệ tri thức Tây học chán ghét thực tại, vươn tới cuộc sống tự do.

- Hình tượng nghệ thuật độc đáo, có nhiều ý nghĩa của bài thơ Nhớ rừng.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn.

- Đọc diễn cảm tác phẩm thơ hiện đại viết theo bút pháp lãng mạn.

- Phân tích được các chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.

3. Thái độ : Giáo dục học sinh lòng yêu quê hương, đất nước.

II. Chuẩn bị

- GV: SGV, SGK.

 - HS: Soạn bài.

III.Tiến trình dạy học

 

doc 152 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 1396Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 8 - Học kì II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hống yêu nước của nhân dân Việt Nam trong lịch sử dựng nước và giữ nước.
- Không, vì nếu chỉ có luận điểm này thì chưa đủ chứng minh một cách toàn diện truyền thống yêu nước của nhân dân ta.
b. Luận điểm trên chưa đủ để làm sáng tỏ vấn đề cần phải dời đô đến Đại La. Vì người nghe( đọc) chưa hiểu tại sao phải dời đô một cách cụ thể và thuyết phục.
III. Mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận
- Chọn hệ thống 1 
* Ghi nhớ: SGK (T. 75)
IV. Luyện tập
1. Bài tập 2
a. Chọn luận điểm: 1, 2, 3, 4, 6, 7.
b. Sắp xếp các luận điểm: 
- GD với sự nghiệp giải phóng con người khỏi ách áp bức bóc lột và đạt tới sự phát triển chính trị và xã hội tiến bộ.
- GD góp phần điều chỉnh gia tăng dân số, bảo vệ môi trường, góp phần tăng trưởng kinh tế.
- GD góp phần đào tạo các thế hệ con người cho tương lai. TE hôm nay là thế giới ngày mai.
- Bởi vậy, GD là chìa khóa của tương lai, mở ra thế giới tương lai cho con người.
4. Củng cố (3’) 
- CH : Luận điểm là gì? mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận?
5. Hướng dẫn về nhà (1’) 
- Làm bài tập 1.
- Soạn bài :Viết đoạn văn trình bày luận điểm.
Giảng 8A1: . .2015 Tiết 100
 8A2: . .2015 
 VIẾT ĐOẠN VĂN TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Học sinh nhận biết, phân tích được cấu trúc của đoạn văn nghị luận.
- Biết cách viết đoạn văn trình bày luận điểm theo hai phương pháp diễn dịch và quy nạp. 
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết đoạn văn diễn dịch, quy nạp. 
- Lựa chọn ngôn ngữ diễn đạt trong đoạn văn nghị luận.
- Viết đoạn văn nghị luận trình bày luận điểm về một vấn đề chính trị hoặc xã hội.
3. Thái độ :Yêu thích văn nghị luận.
II. Chuẩn bị
- GV: SGK, SGV
- HS: Soạn bài.
III. Tiến trình dạy học 
1. Ổn định tổ chức ( 1’) : 8A1.....
 8A2.....
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
 - CH: Luận điểm là gì? mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận? 
Đáp án: Ghi nhớ SGK. 
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
* Hoạt động 1(25 phút) HDHS trình bày luận điểm thành một đoạn văn nghị luận. 
+ CH: Đâu là câu chủ đề trong mỗi đoạn văn? Được đặt ở vị trí nào?
+ CH: Trong 2 đoạn văn trên đoạn nào được viết theo cách diễn dịch và đoạn nào viết theo cách quy nạp? 
+ CH: Xác định luận điểm của đoạn văn, câu chủ đề được đặt ở vị trí nào? Xác định kiểu đoạn văn trên?
+ CH: Nhà văn có lập luận theo cách tương phản không? Cách lập luận trên có sức thuyết phục không?
+ CH: Nếu thay đổi trật tự sắp xếp khác thì có ảnh hưởng đến đoạn văn như thế nào?
+ CH: Những cụm từ chuyện chó con, chó má được xếp cạnh nhau có tác dụng gì?
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
* Hoạt động 2 : HDHS Luyện tập
+ CH: Diễn đạt ý mỗi câu thành một luận điểm ngắn gọn, rõ?
* Hoạt động nhóm.
- GV giao nhiện vụ: Đoạn văn trình bày luận điểm gì và sử dụng luận cứ nào? Hãy nhận xét về cách sắp xếp luận cứ và cách diễn đạt của đoạn văn.
- Nhiệm vụ: Các nhóm tập trung giải quyết vấn đề.
- Đại diện nhóm trả lời.
- HS nhận xét-> GV nhận xét.
(25’)
(15’)
7’
I. Trình bày luận điểm thành một đoạn văn nghị luận
1. Ví dụ 1
* Nhận xét:
a. Thật là. muôn đời.-> Đặt ở cuối đoạn văn- viết theo cách quy nạp.
b. Đồng bào.... ngày trước.-> Đặt ở đầu đoạn văn - viết theo cách diễn dịch.
2. Ví dụ 2
* Nhận xét.
- Câu chủ đề: Cho thằng nhà giàu giai cấp nó ra.-> được đặt ở cuối đoạn văn- viết theo cách quy nạp.
- Cách lập luận tương phản.
- Cách lập luận trong đoạn văn trên làm cho luận điểm sáng tỏ, chính xác.
- Nếu sắp xếp ngược lại sẽ làm cho luận điểm mờ nhạt đi, lỏng lẻo hơn.
- Những cụm từ chuyện chó con, chó máđặt cạnh nhau làm cho bản chất thú vật của bọn địa chủ hiện ra rõ ràng, lí thú. 
* Ghi nhớ: SGK( T. 81)
 II. Luyện tập
1. Bài tập 1
a. Cần tránh lối viết dài dòng khiến người đọc khó hiểu.
b. Nguyên Hồng thích truyền nghề cho bọn trẻ.
2. Bài tập 2
- Câu chủ đề: Tôi thấy Tế Hanh là một người tinh lắm.- đặt ở đầu đoạn.
- Luận điểm: Tế Hanh là một nhà thơ tinh tế.-> Diễn đạt theo cách diễn dịch.
- Luận cứ: Thơ ông đã . quê hương.
+ Thơ ông .. của một con đường.
- Các luận cứ sắp xếp theo trình tự tăng tiến, nhờ vậy mà người đọc càng thấy hứng thú tăng dần
4. Củng cố (3’)
- CH: Khi trình bày luận điểm trong đoạn văn ngghị luận cần chú ý những gì?
5. Hướng dẫn về nhà (1’) 
- Làm bài tập 3, 4.
Giảng : 8A1: . .2015 Tiết 101
 8A2: . .2015 
 BÀN LUẬN VỀ PHÉP HỌC
 ( Luận học pháp )
 (Nguyễn Thiếp)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Học sinh có những hiểu biết bước đầu về tấu.
- Nắm được quan điểm tư tưởng tiến bộ của tác giả về mục đích, phương pháp học và mối quan hệ của việc học với sự phát triển của đất nước.
- Đặc điểm hình thức lập luận của văn bản. 
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc – hiểu một văn bản theo thể tấu.
- Nhận biết, phân tích cách trình bày luận điểm trong đoạn văn diễn dịch và quy nạp, cách sắp xếp và trình bày luận điểm trong văn bản. 
3. Thái độ : Có thái độ rõ ràng trong việc học để làm gì? Học như thế nào?
II. Chuẩn bị
- GV: SGK, SGV
- HS: Soạn bài.
III. Tiến trình dạy học 
1. Ổn định tổ chức ( 1’) : 8A1.....
 8A2.....
2. Kiểm tra bài cũ 
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
	TG
Nội dung
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài: 
* Hoạt Động 2: HDHS đọc, tìm hiểu chú thích, Bố cục
- GV hướng dẫn đọc-> đọc mẫu-> gọi HS đọc -> HS nhận xét-> GV nhận xét.
- Gọi HS đọc phần chú thích.
+ CH: Em hãy nêu những nét chính về tác giả?
+ CH: Em hãy nêu những nét chính về tác phẩm?
+ CH: Em hiểu tấu là gì?
-> Tấu là loại văn thư của bề tôi, thần dân gửi lên vua chúa để trình bày sự việc, ý kiến, đề nghị.
+ CH: Em hiểu tam cương là gì? ngũ thường là gì?
+ CH: Văn bản được chia làm mấy phần? Nội dung chính của từng phần?
-> Phần 1: Từ đầu đến học điều ấy: Bàn về mục đích của việc học.
-> Phần 2: Tiếp đến bỏ qua: Phê phán việc học đương thời và đề xuất chủ trương mở rộng việc học, nội dung và phương pháp dạy học.
 -> Phần 3 : Tiếp đến thịnh trị: Kết quả dự kiến đạt được.
-> Phần 4: Còn lại : Kết luận.
* Hoạt động 3: HDHS tìm hiểu văn bản.
+ CH : Tác giả đã đưa ra hình ảnh nào để nêu mục đích của việc học?
-> Dùng câu châm ngôn để nói lên việc học vừa dễ hiểu, vừa tăng sức thuyết phục.
+ CH : Hình ảnh đó có tác dụng gì? biện pháp nghệ thuật nào được tác giả sử dụng?
-> Nghệ thuật: so sánh, cách nói phủ định.
+ CH: Theo tác giả đạo có nghĩa là gì?
-> Là lẽ sống đúng và đẹp, là mối quan hệ xã hội giữa con người với con người. 
+ CH: Vậy mục đích chân chính của việc học là để làm gì?
+ CH: Tác giả phê phán cách học nào? 
+ CH: Theo tác giả thế nào là cách học chuộng hình thức, cầu danh lợi? 
-> Không biết ba mối quan hệ gốc trong xã hội phong kiến là quân thần (vua tôi), phụ tử (cha con), phu phụ (chồng vợ).
-> Không biết năm đức tính của con người là nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.
+ CH: Tác hại của lối học lệch lạc sai trái ấy là gì? 
+ CH: Liên hệ thực tế đến việc học của em để thấy đúng sai, lợi hại của việc học? 
+ CH: Quan điểm của tác giả về chủ trương phát triển sự học như thế nào? 
+ CH: Hãy lấy ví dụ về việc nhà nước ta tạo điều kiện thuận lợi cho việc học của nhân dân?
+ CH: Theo tác giả thì việc học phải được bắt đầu từ đâu?
+ CH: Phương pháp đúng đắn trong việc học tập là gì? 
+ CH: Phương pháp học mà tác giả trình bày có thực tế, có khoa học không?
+ CH: Việc học chân chính có ý nghĩa và tác dụng gì? 
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
* Hoạt động 4: HDHS Luyện tập
+ CH: Em hãy chỉ ra lập luận của đoạn văn bằng sơ đồ?
(1’)
(9’)
(30’)
(5’)
I. Đọc, tìm hiểu chú thích, bố cục
1. Đọc 
2. Chú thích 
* Tác giả
- Nguyễn Thiếp (1723 -1804) tự Khải xuyên, hiệu Lạp Phong Cư Sĩ - La Sơn Phu Tử .
 - Ông từng đỗ dạt làm quan dưới triều Lê nhưng sau đó từ quan về dạy học.
- Khi Quang Trung lên ngôi ông ra giúp triều Tây Sơn.
* Tác phẩm
- Bàn luận về phép học được trích từ bài tấu của Nguyễn Thiếp gửi vua Quang Trung 8 - 1791.
3. Bố cục
II. Tìm hiểu văn bản
1. Nêu mục đích chân chính của việc học
- Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo.
-> Đề cao mục đích tốt đẹp của việc học. Học để thành người biết rõ đạo.
- Mục đích của việc học là học để làm người.
2. Phê phán những biểu hiện lệch lạc, sai trái của việc học
- Lối học chuộng hình thức: Học thuộc những câu chữ mà không hiểu nội dung, chỉ có cái danh mà không có thực chất.
- Lối học cầu danh lợi: Học để có danh tiếng, được trọng vọng, nhàn nhã, có nhiều lợi lộc. 
- Tác hại: Chúa tầm thường, thần nịnh hót -> Nước mất nhà tan.
3. Tác giả khẳng định quan điểm và phương pháp đúng đắn trong học tập
- Mở thêm trường.
- Mở rộng thành phần người học
- Tạo điều kiện thuận lợi cho người học.
- Việc học phải bắt đầu từ những kiến thức cơ bản, có tính chất nền tảng.
- Phương pháp học: 
+ Tuần tự tiến lên, từ thấp đến cao.
+ Học rộng, nghĩ sâu, biết tóm lược những điều cơ bản, cốt yếu nhất.
+ Học kết hợp với hành.
-> Đó là phương pháp học đúng, tiến bộ.
4. ý nghĩa của việc học chân chính 
- Đất nước có nhiều nhân tài.
- Chế độ vững mạnh.
- Quốc gia hưng thịnh.
* Ghi nhớ: SGK( T. 79)
III. Luyện tập
Tác dụng của việc học chân chính
Khẳng định phương pháp học tập đúng đắn
Phê phán những quan điểm lệch lạc, sai trái
Mục đích của việc học
4. Củng cố (3’) 
- CH: Hãy nêu trình tự lập luận của văn bản bằng bản đồ tư duy với từ khóa “ trình tự lập luận của luật học pháp? 
5. Hướng dẫn về nhà(1’) 
- Học nội dung bài.
- Soạn bài: Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm.
Giảng: 8A1: . .2015 Tiết 102
 8A2: . .2015 
 LUYỆN TẬP
 XÂY DỰNG VÀ TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Cách xây dựng và trình bày luận điểm theo phương pháp diễn dịch, quy nạp. Vận dụng trình bày luận điểm trong một bài văn nghị luận.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận biết sâu hơn về luận điểm. 
3. Thái độ : Yêu thích văn nghị luận.
II. Chuẩn bị
- GV: SGK, SGV
- HS: Soạn bài.
III. Tiến trình dạy học 
1. Ổn định tổ chức ( 1’) : 8A1.....
 8A2.....
2. Kiểm tra bài cũ 
3. Bài mới	
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
* Hoạt động 1: GV kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của HS.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.
*Hoạt động 2: HDHS luyện tập trên lớp.
+ CH: Hệ thống luận điểm có chỗ nào chưa chính xác?
+ CH: Việc sắp xếp các luận điểm như vậy đã hợp lí chưa? Hãy chỉ ra những chỗ chưa hợp lí đó?
+ CH: Nên điều chỉnh và sắp xếp lại như thế nào cho hợp lí?
+ CH: Trong các câu ở mục a câu nào có thể dùng giới thiệu luận điểm e mà em thích nhất? Vì sao?
-> Câu 2: xác định sai mối quan hệ giữa luận điểm cần trình bày với luận điểm đứng trên. Hai luận điểm ấy không có quan hệ nhân - quả để có thể nối bằng do đó.
-> Có thể viết câu giới thiệu luận điểm khác: Nhưng rất đáng tiếc, đáng buồn là, một số bạn trong lớp ta chưa thấy rằng
+ CH: Nên sắp xếp những luận cứ theo trình tự nào để sự trình bày luận điểm trên được rành mạch, chặt chẽ?
+ CH: Bạn em muốn kết thúc đoạn văn bằng một câu hỏi giống câu kết trong văn bản Hịch tướng sĩ theo em có nên không?
+ CH: Nên viết câu kết như thế nào cho phù hợp với yêu cầu của bạn?
+ CH: Em có thể kết thúc đoạn văn ấy theo cách nào khác nữa?
- Gọi HS đọc luận điểm vừa viết-> HS nhận xét-> GV nhận xét.
(5’)
(35’)
I. Chuẩn bị ở nhà
* Đề bài: Hãy viết một bài báo tường để khuyên một số bạn trong lớp cần phải học tập chăm chỉ hơn.
II. Luyện tập trên lớp
1. Xây dựng hệ thống luận điểm
- Luận điểm a: Lạc ý lao động tốt cần loại bỏ.
- Thiếu một số luận điểm cần thiết, khiến mạch văn bị đứt đoạn và vấn đề không được hoàn toàn sáng rõ
+ Đất nước rất cần những người tài giỏi
+ Phải chăm học mới học giỏi, mới thành tài.
- Sắp xếp các luận điểm chưa hợp lí: Vị trí của luận điểm b làm cho bài thiếu mạch lạc, luận điểm d không nên đứng trước luận điểm e
a. Đất nước ta đang cần những người tài giỏi để đưa tổ quốc tiến lên đài vinh quang sánh kịp với bạn bè năm châu.
b. Quanh ta có nhiều tấm gương các bạn học sinh phấn đấu học giỏi, để đáp ứng được yêu cầu của đất nước. 
c. Muốn học giỏi, muốn thành tài thì trước hết phải chăm học.
d. Một số bạn ở lớp ta còn ham chơi, chưa chăm học, làm cho thầy, cô giáo và các bậc cha mẹ rất lo buồn.
e. Nếu bây giờ càng chơi bời, không chịu học thì sau này càng khó gặp niềm vui trong cuộc sống.
g. Vậy các bạn nên bớt vui chơi, chịu khó học hành chăm chỉ, để trở thành người có ích trong cuộc sống và nhờ đó, tìm được niềm vui chân chính, lâu bền. 
2. Trình bày luận điểm
a. Giới thiệu luận điểm.
-> Câu 1: vì đơn giản, dễ làm theo.
-> Câu 3: vì có giọng điệu gần gũi, thân thiết.
b. Trình tự luận cứ ở mục b đạt yêu cầu vì trình tự ấy phản ánh được các bước hợp lí của quá trình làm rõ dần luận điểm.
c. Không thể đòi hỏi mọi đoạn văn đều phải có hoặc đều không được có kết đoạn, vì sự đòi hỏi đó chỉ khiến bài văn vừa khó làm vừa dễ trở nên đơn điệu.
3. Phát biểu luận điểm vừa chuẩn bị trước lớp
4. Củng cố (3’) 
+ CH: Thế nào là luận điểm ? Thế nào là luận cứ?
5. Hướng dẫn về nhà (1’) 
- Viết đoạn văn trình bày luận điểm: Đọc sách là công việc vô cùng bổ ích, vì nó giúp ta hiểu biết thêm về đời sống.
Giảng: 8A1: . .2015 Tiết 103 + 104
 8A2: . .2015 
 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN VIẾT SỐ 6
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức: Học sinh biết vận dụng kĩ năng trình bày luận điểm vào việc viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội hoặc văn học gần gũi với các em.
- Tự đánh giá chính xác hơn trình độ tập làm văn của bản thân, từ đó rút ra những kinh nghiệm cần thiết để các bài làm văn sau đạt kết quả tốt hơn.
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng viết bài văn nghị luận.
3. Thái độ : Trung thực, tự giác viết bài .
II. Chuẩn bị 
- GV: Đề bài, đáp án, biểu điểm.
- HS: Ôn tập lí thuyết, chuẩn bị vở viết văn.
III. Tiến trình dạy học 
1. Ổn định tổ chức ( 1’) : 8A1.....
 8A2.....
2. Kiểm tra bài cũ 
3. Bài mới: ( 87 phút)
A. Đề bài
 Ca dao có câu:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
 Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
 Hãy giải thích câu ca dao trên và nêu suy nghĩ của em về công ơn cha mẹ.
B. Yêu cầu cần đạt
* Mở bài:
- Ca dao Việt Nam có rất nhiều bài hay nói về tình cảm gia đình.
- Bài ca dao trên ca ngợi công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái và nêu lên nghĩa vụ của con cái là phải hiếu nghĩa với cha mẹ.
* Thân bài:
- Giải thích ý nghĩa của câu ca dao:
+ Núi Thái Sơn là ngọn núi cao nổi tiếng ở Trung Quốc.
+ Nước trong nguồn là nguồn nước không bao giờ cạn.
+ Câu ca dao khẳng định công lao to lớn của cha mẹ khó có gì so sánh nổi.
+ Cha mẹ sinh thành, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo ban dạy dỗ con cái nên ngời. công lao của cha mẹ vô cùng to lớn.
- Cảm nghĩ của bản thân:
+ Cha mẹ phải chịu bao vất vả, gian truân để nuôi nấng con cái, công ơn ấy sánh tựa núi cao, biển rộng. Để đền ơn cha mẹ, em phải phấn đấu học tập tốt, mai này lớn lên sẽ trở thành người hữu ích cho gia đình và xã hội.
* Kết bài:
- Làm con phải kính yêu cha mẹ. Đó là tình cảm tự nhiên và cũng là đạo đức của mỗi người.
C. Biểu điểm: 
+ Điểm 9-10. 
- Bài viết đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
- Giải thích được ý nghĩa của câu ca dao.Nêu được cảm nghĩ của bản thân về công lao của cha mẹ đối với bản thân.
- Đạt các yêu cầu trên, có sự sáng tạo trong bài viết.
 + Điểm 7- 8. 
- Bài viết đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
- Diễn đạt khá lưu loát, còn mắc ít lỗi chính tả.
 + Điểm 5 – 6. 
- Bài viết đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
- Diễn dạt còn mắc lỗi, còn sai lỗi chính tả.
- Đạt yêu cầu ở mức độ bình thường.
+ Điểm 3- 4.
 - Bài viết đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
 - Nội dung còn sơ sài, diễn đạt còn lủng củng, còn sai lỗi chính tả.
+ Điểm 1-2.
- Bài viết không đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
- Mắc quá nhiều lỗi chính tả, và lỗi trong diễn đạt.
 + Điểm 0.
- Bỏ giấy trắng.
4. Thu bài (2’)
- Giáo viên thu bài, nhận xét giờ làm bài của học sinh.
5. Hướng dẫn về nhà (1’)
- Xem bài phần lí thuyết văn nghị luận.
- Soạn bài: Thuế máu.
Giảng 8A1: . .2015 Tiết 105
 8A2: . .2015 
 THUẾ MÁU
 (Trích Bản án chế độ thực dân pháp )
 (Nguyễn Ái Quốc).
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Học sinh hiểu được bộ mặt giả nhân, giả nghĩa của thực dân Pháp và số phận của những người dân thuộc địa bị bóc lột, bị dùng làm bia đỡ đạn trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa phản ánh trong văn bản.
- Nghệ thuật lập luận và nghệ thuật trà phúng sắc sảo trong văn chính luận của Nguyễn Ái Quốc.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc- hiểu văn chính luận hiện đại, nhận ra và phân tích được nghệ thuật trào phúng sắc bén trong mộ văn bản chính luận.
- Học cách đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận.
3. Thái độ : Yêu thích, tìm hiểu văn học chính luận.
II. Chuẩn bị
- GV: SGK, SGV
- HS: Soạn bài.
III. Tiến trình dạy học 
1. Ổn định tổ chức ( 1’) : 8A1.....
 8A2.....
2. Kiểm tra bài cũ 
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài
 Lên án chủ nghĩa thực dân Pháp là một trong những chủ đề quan trọng hàng đầu đối với lãnh tụ Nguyễn ái Quốc trong giai đoạn hoạt động cách mạng những năm 20 thế kỉ XX ở Pháp và một số nước châu Âu khác. Người viết bản án chế độ thực dân Pháp bằng tiếng Pháp và coi đó là một nhiệm vụ cách mạng to lớn, cần kíp. 
* Hoạt Động 2 : HDHS đọc, tìm hiểu chú thích, Bố cục
- GV hướng dẫn đọc-> đọc mẫu-> gọi HS đọc -> HS nhận xét-> GV nhận xét.
- Gọi HS đọc phần chú thích.
+ CH: Em hãy nêu những nét chính về tác giả?
+ CH: Em hãy nêu những nét chính về tác phẩm?
+ CH: Văn bản được chia làm mấy phần? Nội dung chính của từng phần?
-> Phần 1:Chiến tranh và người bản xứ.
-> Phần 2: Chế độ lính tình nguyện.
-> Phần 3: Kết quả của sự hi sinh.
* Hoạt Động 3: HDHS tìm hiểu văn bản. 
+ CH: Văn bản thuộc thể loại nào? 
-> Thuộc thể văn chính luận.
+ CH: Cái tên Thuế máu gợi lên điều gì?
-> Thuế máu: Thuế đóng (nộp, thu) bằng xương máu, tính mạng con người.Nhan đề bằng hình ảnh, gợi đau thương, căm thù, tố cáo tính vô nhân đạo của chủ nghĩa thực dân Pháp. Chúng đã lợi dụng xương máu của hàng triệu nhân dân lao động nghèo khổ ở các nước thuộc địa á-Phi trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất ( 1914 - 1918).
+ CH: So sánh thái độ của các quan cai trị thực dân đối với người dân thuộc địa ở thời điểm trước chiến tranh và khi cuộc chiến tranh xảy ra? 
+ CH: Trước chiến tranh bọn thực dân gọi dân thuộc địa như thế nào? 
-> Đó là cách nhìn của bọn thực dân, chúng luôn tự cho mình có quyền vô lí, vô nhân như vậy.
+ CH: Cách đối xử ấy chứng tỏ bản chất gì của bọn thực dân?
-> Bản chất bóc lột tàn bạo của bọn thực dân.
+ CH: Khi cuộc chiến tranh bùng nổ người bản xứ được nhà cầm quyền coi trọng như thế nào? 
+ CH: Sự thay đổi ấy bộc lộ bản chất gì của bọn thực dân?
-> Bản chất tàn bạo, độc ác càng lộ rõ hơn.
+ CH : Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong đoạn văn?
+ CH : Số phận của người dân thuộc địa trong cuộc chiến tranh phi nghĩa được tác giả miêu tả như thế nào? 
-> Tác giả đã kể ra biết bao cái chết thảm thương của người lính thuộc địa trên các chiến trường ác liệt xa xôi.
+ CH : Thực chất những người dân thuộc địa phải đi chiến đấu vì lẽ gì?
+ CH : Giọng điệu của đoạn văn này như thế nào?
-> ấy thế màlập tức, đi phơi thây, bảo vệ tổ quốc của loài thủy quái, lấy máu mình tướilấy xương mình chạm...
+ CH: Tác giả đã miêu tả những người dân ở hậu phương như thế nào?
+ CH : Việc nêu hai con số ở cuối đoạn văn có tác dụng gì?
(1’)
(14’)
(25’)
I. Đọc tìm hiểu chú thích, bố cục
1. Đọc 
2. Tìm hiểu chú thích 
* Tác giả :
- Nguyễn ái Quốc là một trong những tên gọi của Chủ Tịch Hồ Chí Minh trong hoạt động cách mạng trước năm 1945. 
*Tác phẩm.
- Bản án chế độ thực dân Pháp , được viết bằng tiếng Pháp xuất bản lần đầu tiên tại Pa-ri Năm 1925, xuất bản ở Việt Nam 1946. Tác phẩm gồm 12 chương. 
II. Tìm hiểu văn bản
1. Chiến tranh và người bản xứ
- Thuế máu: Trả bằng bằng xương máu, tính mạng con người-> Gợi sự đau thương và căm thù.
a. Trước chiến tranh và khi chiến tranh nổ ra
* Trước chiến tranh.
- Những tên ra đen bẩn thỉu.
- An- nam- mít.
- Chỉ biết kéo xe tay và ăn đòn.
-> Họ bị xem là giống người hạ đẳng, ngu si, bẩn thỉu, bị đối xử đánh đập như súc vật.
* Khi chiến tranh bùng nổ
- Những đứa con yêu.
- Những bạn hiền.
- Phong danh hiệu chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do.
-> Sự thay đổi chỉ là thủ đoạn lừa bịp bỉ ổi của chính quyền thực dân để bắt đầu biến họ thành vật hi sinh.
- Nghệ thuật: Từ ngữ gợi tả hình ảnh, giọng điệu trào phúng, mỉa mai.
b. Số phận của người dân thuộc địa trong cuộc chiến tranh phi nghĩa 
- xa lìa vợ con, quê hương.
- Phơi thây trên chiến trường.
- Vượt đại dương, xuống đáy biển bảo vệ tổ quốc của các loài quỷ quái
- Bỏ xác miền hoang vu.
- Đưa thân cho người ta tàn xác
- Lấy máu mình tưới vòng nguyệt quế.
- Lấy xương mình chạm lê những chiếc gậy.
-> Chiến đấu vì mục đích vô nghĩa, đêm mạng sống để đánh đổi lấy những vinh dự hão huyền. Thực chất họ bị biến thành vật hi sinh cho lợi ích, danh dự của những kẻ cầm quyền. 
- Giọng điệu vừa giễu cợt vừa thật xót xa.
* Hậu phương: 
- Kiệt sức trong xưởng thuốc súng.
- Khạc ra từng miếng phổi.
->Tuy không ra mặt trận nhưng họ cũng chịu bệnh tật, cái chết đau đớn khi chế tạo vũ khí phục vụ chiến tranh.
- 70 vạn người  đất Pháp.
- 80 vạn người đất nước mình.
-> Con số đã góp phần tố cáo mạnh mẽ tội ác của bọn thực dân, gây lòng căm thù, phẫn nộ trong các dân tộc thuộc địa.
4. Củng cố (3’) 
- CH : Số phận của người dân thuộc địa trong cuộc chiến tranh phi nghĩa được tác giả miêu tả như thế nào? 
5. Hướng dẫn về nhà (1’) 
- Soạn phần còn lại.
Giảng: 8A1: . .2015 Tiết 106
 8A2: . .2015 
 THUẾ MÁU
 (Trích: Bản án chế độ thực dân pháp )
 (Nguyễn Ái Quốc)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Học sinh hiểu được bộ mặt giả nhân, giả nghĩa của thực dân Pháp và số phận của những người dân thuộc địa bị bóc lột, bị dùng làm bia đỡ đạn trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa phản ánh trong văn bản.
- Nghệ thuật lập luận và nghệ thuật trà phúng sắc sảo trong văn chính luận của Nguyễn Ái Quốc.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc- hiểu văn chính luận hiện đại, nhận ra và phân tích đư

Tài liệu đính kèm:

  • docNGU_VAN_8_KI_II_20142015_CKTKN.doc