PHẦN I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Nhằm kiểm tra, đánh giá kĩ năng đọc hiểu, kĩ năng làm bài văn tự sự, mức độ đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng được qui định trong chương trình Ngữ văn lớp 10.
- Biết vận dụng những tri thức và kĩ năng đã học vào văn nghị luận.
2. Kỹ năng:
- Kĩ năng đọc hiểu VB
- Biết vận dụng tổng hợp các thao tác lập luận và các phương thức biểu đạt để viết một bài văn nghị luận.
Qua đó, HS có thể hình thành các năng lực:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến VB.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa các VB.
- Năng lực tạo lập VB có sức thuyết phục.
PHẦN II. KHUNG NĂNG LỰC
BÀI VIẾT SỐ 2 CHỦ ĐỀ KIỂM TRA: TRUYỆN DÂN GIAN VIỆT NAM THỜI GIAN: 90 phút PHẦN I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: 1. Kiến thức: - Nhằm kiểm tra, đánh giá kĩ năng đọc hiểu, kĩ năng làm bài văn tự sự, mức độ đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng được qui định trong chương trình Ngữ văn lớp 10. - Biết vận dụng những tri thức và kĩ năng đã học vào văn nghị luận. 2. Kỹ năng: - Kĩ năng đọc hiểu VB - Biết vận dụng tổng hợp các thao tác lập luận và các phương thức biểu đạt để viết một bài văn nghị luận. Qua đó, HS có thể hình thành các năng lực: - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến VB. - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa các VB. - Năng lực tạo lập VB có sức thuyết phục. PHẦN II. KHUNG NĂNG LỰC Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cấp độ thấp Cấp độ cao Nêu được các thông tin về văn bản. Hiểu được đặc điểm thể loại truyện. Đọc (kể) diễn cảm truyện dân gian Đọc (kể) sáng tạo truyện dân gian Liệt kê các nhân vật trong truyện. Chia nhân vật theo từng tuyến và lý giải thái độ của nhân dân với các tuyến nhân vật đó. Khái quát giá trị, nội dung, ý nghĩa của truyện dân gian. Trình bày những quan điểm riêng, phát hiện sáng tạo về văn bản. Liệt kê những chi tiết nghệ thuật quan trọng liên quan đến từng nhân vật. Lí giải thái độ, quan điểm, ước mơ, khát vọng của nhân dân trong truyện dân gian. Thấy được môi liên hệ giữa thế giới thực và thế giói nghệ thuật được khắc hoạ trong truyện kể. Tự đọc và khám phá giá trị của một văn bản mới cùng thể loại Phân biệt được các loại truyện dân gian: truyền thuyết – cổ tích – truyện ngụ ngôn. Phân tích bối cảnh (không gian, thời gian) sinh thành, biến đổi, diễn xướng của truyện dân gian. - Phân biệt tự sự dân gian và tự sự trong văn học viết. - Khái quát ảnh hưởng của văn học dân gian đến văn học viết - Kết nối văn hoá dân gian với thực tiễn hiện nay để rút ra bài học cho bản thân và những người xung quanh PHẦN III. MA TRẬN ĐỀ: Mức độ Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng số Cấp độ thấp Cấp độ cao Nội dung 1: Đọc – hiểu văn bản Nhân tố giao tiếp và biện pháp nghệ thuật tiêu biểu Hiểu được nội dung chính của văn bản đã đọc Viết đoạn văn ngắn bày tỏ suy nghĩ, tình cảm đối với nội dung của văn bản. Số câu Số điểm Tỉ lệ 2 2.0 10% 1 2.0 20% Nội dung 2: Làm văn Vận dụng kiến thức đọc hiểu và kỹ năng tạo lập văn bản để viết bài văn tự sự Số câu Số điểm Tỉ lệ 1 6.0 60% Tổng câu Tổng điểm Tỉ lệ % 2 2.0 20% 1 2.0 20% 1 6.0 60% 4 10.0 100% PHẦN IV. NỘI DUNG ĐỀ PHẦN 1: ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN (4 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời những câu hỏi bên dưới: CHUYỆN VỀ CHIẾC BÚT CHÌ Một người thợ làm bút chì căn dặn cây bút chì vừa làm xong “Trước khi Ngươi được mang ra thế giới bên ngoài, ta có vài điều căn dặn : - Đau đớn khi bị gọt giũa hết lần này đến lần khác là những gì Ngươi sẽ phải trải qua, tất cả những điều đó là cần thiết để Ngươi trở thành một cây bút chì tốt hơn. - Đừng lo lắng về những lỗi lầm Ngươi mắc phải, tất cả chúng đều có thể sửa chữa được nếu Ngươi vô tình phạm phải và chân thành nhận lỗi. - Trên mỗi bề mặt trang giấy mà Ngươi được dùng đến Ngươi phải để lại dấu ấn riêng của mình. Trong bất kỳ điều kiện làm việc gì, Ngươi cũng phải tiếp tục viết.” Chiếc bút vâng lời, cảm ơn người thợ, khắc cốt ghi tâm từng lời dạy và ngoan ngoãn nằm vào hộp. (Truyện ngụ ngôn) 1. Xác định nhân vật giao tiếp và hoàn cảnh giao tiếp ?(0.5đ) 2. Hãy chỉ ra các biện pháp nghệ thuật tiêu biểu được sử dụng trong văn bản trên.(1.5đ) 3. Qua nội dung câu chuyện trên em rút ra được bài học gì cho bản thân?(2.0đ) PHẦN 2: LÀM VĂN (6 điểm) Anh (chị) hãy tưởng tượng mình là nhân vật Tấm để kể lại truyện Tấm Cám. PHẦN V. HƯỚNG DẪN CHẤM 1. Yêu cầu chung: - Phần đọc hiểu, GV chấm theo đáp án. - Phần nghị luận thì GV cần linh hoạt chú trọng những bài viết sáng tạo, giàu cảm xúc của HS. - Trong quá trình chấm bài, GV khuyến khích những bài viết trình bày được quan điểm cá nhân nhưng hợp lý của HS, khuyến khích những bài viết trình bày sạch đẹp. 2. Hướng dẫn cụ thể: CÂU NỘI DUNG ĐIỂM Phần 1 ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 4.0 1 Xác định nhân vật giao tiếp và hoàn cảnh giao tiếp ? - Nhân vật giao tiếp: người thợ và chiếc bút chì. - Người thợ vừa làm xong đã căn dặn chiếc bút trước khi nó đến tay người sử dụng. 0.5 2 Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật tiêu biểu được sử dụng trong văn bản trên? - Nhân hóa: ‘‘ Người thợ làm bút chì căn dặn cây bút chì ’’. - Ẩn dụ : ‘‘ Đau đớn khi bị gọt giũa hết lần này đến lần khác”. - Phép điệp: ‘‘ Ngươi được mang ra’’, ‘‘ Ngươi phải trải qua’, ‘‘ Ngươi được dùng đến ’’, ‘‘Ngươi mắc phải’’ " 1.5 3 Qua nội dung câu chuyện trên em rút ra được bài học gì cho bản thân? Qua lời dặn của người thợ với chiếc bút chì người đọc sẽ rút ra cho mình được rất nhiều bài học, lời khuyên hữu ích trong cuộc sống đó là : Muốn thành công chúng ta phải trải qua nhiều gian nan, thử thách; phải biết chân thành nhận lỗi và sửa lỗi khi mắc sai lầm đồng thời phải có ý chí và nghị lực, biết kiên trì nhẫn nại trong bất cứ công việc gì 2.0 Phần 2 LÀM VĂN Anh (chị) hãy tưởng tượng mình là nhân vật Tấm để kể lại truyện Tấm Cám. 6.0 * Yêu cầu chung HS biết kết hợp giữa kiến thức và kĩ năng về dạng bài văn tự sự để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. * Yêu cầu cụ thể a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; Phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; Phần Kết luận khái quát được vấn đề, thể hiện được nhận thức của cá nhân. b. Đảm bảo cốt truyện Xác định đúng câu chuyện sẽ kể; đảm bảo trình bày đủ các chi tiết tiêu biểu của câu chuyện. c. Chia cốt truyện thành những phần phù hợp - Quá trình mâu thuẫn dẫn đến xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám: + Hoàn cảnh sống của Tấm, Cám và dì ghẻ. + Các sự kiện dẫn đến xung đột: yếm đỏ, cá bống, đi xem hội. - Cuộc đấu tranh giữa Tấm và mẹ con Cám: + Trước khi Tấm trở thành hoàng hậu. + Khi Tấm đã trở trành hoàng hậu (quá trình biến hoá). + Việc trả thù của Tấm - Bộc lộ tình cảm cảm xúc của nhân vật. - Rút ra bài học. d. Sáng tạo Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 0.5 0.5 1.5 1.5 0.5 0.5 0.5 0.5 Phê duyệt của tổ trưởng
Tài liệu đính kèm: